You are on page 1of 67

Bài giảng

Cơ sở Lý thuyết môđun
(Bản thảo)

Lê Công Trình

30.8.2016
Mục lục

Mục lục i

1 Một số khái niệm cơ bản 1


1.1 Môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Đồng cấu và đẳng cấu môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.3 Môđun con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.4 Môđun thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.5 Tổng và tích trực tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.6 Bài tập Chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

2 Một số dạng môđun trên vành 15


2.1 Môđun đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.2 Môđun tự do . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3 Môđun hữu hạn sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.4 Vành và môđun các thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.5 Vành và Môđun Noether . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.5.1 Tiểu sử Emmy Noether . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.5.2 Vành Noether . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.5.3 Iđêan nguyên sơ - Sự phân tích nguyên sơ . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.5.4 Môđun Noether . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.6 Vành và Môđun Artin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.6.1 Tiểu sử của Emil Artin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.6.2 Vành Artin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.6.3 Môđun Artin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.7 Dãy khớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.8 Độ dài môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.9 Tích tensơ của các môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
2.10 Môđun phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
2.11 Môđun nội xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.12 Môđun xạ ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.13 Bài tập chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

i
Chương 1

Một số khái niệm cơ bản

1.1 Môđun
Định nghĩa 1.1.1. Cho R là một vành có đơn vị (không nhất thiết giao hoán). Một môđun trái
trên R, hay một R-môđun trái M là một nhóm abel, thường được viết theo lối cộng, cùng với
một tác động R × M → M, (r, x) 7→ rx, của R lên M, sao cho các điều kiện sau thỏa mãn:
(i) (r1 + r2 )x = r1 x + r2 x, ∀r1 , r2 ∈ R, ∀x ∈ M;

(ii) r(x1 + x2 ) = rx1 + rx2 , ∀r ∈ R, x1 , x2 ∈ M;

(iii) (r1 r2 )x = r1 (r2 x), ∀r1 , r2 ∈ R, ∀x ∈ M;

(iv) 1x = x, ∀x ∈ M.
Tương tự ta có định nghĩa của một R-môđun phải.
Chú ý 1.1.1. (i) Trong giáo trình này ta sẽ xét các R-môđun trái, và gọi chúng là các R-môđun,
hay đơn giản chỉ là môđun nếu không có sự nhầm lẫn nào về vành đang xét.

(ii) Giả sử M là một R-môđun. Để phân biệt phần tử không của M và R, ta ký hiệu chúng lần
lượt bởi 0M và 0R .
Hệ quả 1.1.1. Cho M là một R-môđun. Khi đó, với mọi r ∈ R và x ∈ M ta có
(i) 0R x = 0M ;

(ii) r0M = 0M ;

(iii) (−r)x = −(rx) = r(−x);

(iv) (−r)(−x) = rx.


Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa.
Ví dụ 1.1.1. (i) Mỗi K-không gian vectơ là một K-môđun.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


2 1. Một số khái niệm cơ bản

(ii) Mỗi vành R là một R-môđun.

(iii) Mỗi nhóm giao hoán là một Z-môđun.

(iv) Mỗi nhóm cộng chỉ gồm phần tử 0 là một môđun trên bất kỳ vành nào.

(v) Mỗi iđêan trái trên một vành là một môđun trên vành đó.

(vi) Cho V là một K-không gian vectơ. Gọi R là tập tất cả các phép biến đổi tuyến tính trên V .
Khi đó R là một vành và V là một R-môđun (Bài tập 1.1).

(vii) Cho K là một trường. Ký hiệu V := K n , n ∈ N∗ . Ký hiệu R := Matn (K), tập tất cả các ma
trận vuông cấp n với hệ tử trên K. Khi đó R là một vành, hơn nữa V là một R-môđun (Bài
tập 1.1).

(viii) Cho I là một iđêan trái của vành R. Khi đó vành thương R/I là một R-môđun với phép nhân
ngoài định nghĩa bởi rx := rx, ∀x ∈ R/I.

(ix) Cho f : A → B là một đồng cấu vành thỏa f (1A ) = 1B . Khi đó B là một A-môđun với phép
nhân ngoài định nghĩa bởi

ab := f (a)b, ∀a ∈ A, b ∈ B.

1.2 Đồng cấu và đẳng cấu môđun


Định nghĩa 1.2.1. Cho M và N là các R-môđun. Một ánh xạ f : M → N được gọi là một R-đồng
cấu, hay một đồng cấu của các R-môđun, hay một ánh xạ R-tuyến tính nếu hai điều kiện sau
thỏa mãn:

(i) f (x1 + x2 ) = f (x1 ) + f (x2 ), ∀x1 , x2 ∈ M;

(ii) f (rx) = r f (x), ∀r ∈ R, x ∈ M.

Một cách tương đương, f là một R-đồng cấu nếu với mọi r1 , r2 ∈ R, với mọi x1 , x2 ∈ M ta có

f (r1 x1 + r2 x2 ) = r1 f (x1 ) + r2 f (x2 ).


Hệ quả 1.2.1.

(i) Cho đồng cấu môđun f : M → N. Khi đó,

(a) f (0M ) = 0N ;
(b) f (−x) = − f (x) với mọi x ∈ M;
(c) f (y − x) = f (y) − f (x) với mọi x, y ∈ M.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.2. Đồng cấu và đẳng cấu môđun 3

(ii) Cho các đồng cấu R-môđun f : M → N và g : N → P. Khi đó ánh xạ hợp thành

h := g f := g ◦ f : M → P, h(x) := g( f (x)), ∀x ∈ M,

cũng là một đồng cấu R-môđun.

Định nghĩa 1.2.2. (i) Một đồng cấu f : M → N của các R-môđun được gọi là một đơn cấu,
hay một phép nhúng, nếu f là một đơn ánh.

(ii) Một đồng cấu f : M → N của các R-môđun được gọi là một toàn cấu nếu f là một toàn
ánh.

(iii) Một đồng cấu f : M → N được gọi là một đẳng cấu nếu f vừa là đơn cấu vừa là toàn cấu.
Khi đó ta nói M và N đẳng cấu với nhau, ký hiệu M ∼
= N.
Mệnh đề 1.2.1. Cho đồng cấu f : M → N. Tập hợp

Ker( f ) := {x ∈ M| f (x) = 0N } =: f −1 (0N )

được gọi là hạt nhân của đồng cấu f . Khi đó, f là đơn cấu nếu và chỉ nếu Ker( f ) = 0M .

Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa.

Định nghĩa 1.2.3. Cho một đồng cấu môđun f : M → N. Ta gọi f (M) là ảnh của f , ký hiệu bởi
Im f .
Như thế f là một toàn cấu nếu và chỉ nếu Im f = N.

Mệnh đề 1.2.2. Cho f : X → Y là một R-đồng cấu. Khi đó, f là đơn cấu nếu và chỉ nếu f được
giản ước bên trái, tức là, với mọi R-đồng cấu ϕ1 , ϕ2 : M → X sao cho f ◦ ϕ1 = f ◦ ϕ2 , ta có
ϕ1 = ϕ2 .

Chứng minh. Bài tập 1.4.

Mệnh đề 1.2.3. Cho f : X → Y là một R-đồng cấu. Khi đó, f là toàn cấu nếu và chỉ nếu f được
giản ước bên phải, tức là, với mọi R-đồng cấu ϕ1 , ϕ2 : Y → M sao cho ϕ1 ◦ f = ϕ2 ◦ f , ta có
ϕ1 = ϕ2 .

Chứng minh. Bài tập 1.5.

Định nghĩa 1.2.4. Với hai R-môđun M và N, ký hiệu Hom(M, N) := HomR (M, N) là tập tất cả
các đồng cấu môđun từ M đến N. Với f , g ∈ Hom(M, N), với mọi r ∈ R, ta định nghĩa các phép
toán trên Hom(M, N) như sau:

( f + g)(x) := f (x) + g(x), ∀x ∈ M;

(r f )(x) := r f (x), ∀x ∈ M.

Mệnh đề 1.2.4. Hom(M, N) là một R-môđun.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


4 1. Một số khái niệm cơ bản

Chứng minh. Kiểm tra định nghĩa.


Mệnh đề 1.2.5. HomR (R, M) ∼
= M.
Chứng minh. Ta xây dựng tương ứng ϕ : Hom(R, M) → M bằng cách đặt tương ứng mỗi đồng
cấu f : R → M thuộc Hom(R, M) với phần tử f (1) ∈ M. Rõ ràng ϕ là một ánh xạ. Dễ kiểm tra ϕ
là một đồng cấu. Hơn nữa, giả sử f (1) = g(1) với f , g ∈ Hom(R, M). Khi đó với mọi r ∈ R,
f (r) = f (r1) = r f (1) = rg(1) = g(r1) = g(r).
Do đó ϕ là một đơn ánh.
Bây giờ, với mỗi x ∈ M ta xét tương ứng f : R → M cho bởi f (r) = rx, ∀r ∈ R. Dễ kiểm tra rằng
f là một R-đồng cấu, và ϕ( f ) = f (1) = x. Do đó ϕ là một toàn cấu. Ta có điều phải chứng minh.

1.3 Môđun con


Định nghĩa 1.3.1. Cho M là một R-môđun. Một tập con khác rỗng N của M được gọi là một
R-môđun con của M nếu hai điều kiện sau thỏa mãn:
(i) với mọi x1 , x2 ∈ N, x1 + x2 ∈ N;
(ii) với mọi x ∈ N, r ∈ R, rx ∈ N.
Chú ý 1.3.1. (i) Mỗi môđun con của một R-môđun M là một nhóm con N của M sao cho phép
nhân ngoài là đóng trong N.
(ii) Mỗi môđun là một môđun con của chính nó. Tập hợp {0M } là một môđun con của R-môđun
M, được gọi là môđun không.
Mệnh đề 1.3.1. Cho {Li }i∈I là một họ các môđun con của một R-môđun M. Khi đó
T
i∈I Li cũng
là một R-môđun con của M.
Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa của môđun con và giao của các tập hợp.
Định nghĩa 1.3.2. Cho một họ {Li }i∈I các môđun con của một R-môđun M. Ký hiệu
L := {x = ∑ xi |xi ∈ Li , xi 6= 0 chỉ với một số hữu hạn các chỉ số i ∈ I}.
i∈I

Mệnh đề 1.3.2. L là một R-môđun con nhỏ nhất của M chứa mọi Li . Môđun L được gọi là tổng
của các môđun con Li , ký hiệu bởi L := ∑i∈I Li .
Chứng minh. • Li ⊆ L, ∀i ∈ I. Thật vậy, với mỗi i ∈ I và với mọi x ∈ Li , ta viết x = ∑ j∈I x j , trong
đó x j = 0 với mọi j 6= i và xi = x. Suy ra x ∈ L, và do đó Li ⊆ L.
• L là một R-môđun con của M. Thật vậy, ta có 0 = ∑ j∈I 0Li = 0M ∈ L. Do đó L 6= 0. / Mặt khác,
với x = ∑i∈I xi , y = ∑i∈I yi ∈ L (chỉ có một số hữu hạn xi và yi khác không), ta có
x + y = ∑(xi + yi ),
i∈I

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.3. Môđun con 5

trong đó xi + yi ∈ Li (do Li là một môđun con của M), và chỉ có một số hữu hạn các xi + yi khác
không. Suy ra x + y ∈ L. Hơn nữa, với x = ∑i∈I xi ∈ L, với r ∈ R, ta có rx = ∑i∈I (rxi ) ∈ L do
rxi ∈ Li và chỉ có một số hữu hạn rxi 6= 0.
• L là môđun con nhỏ nhất của M chứa mọi Li . Thật vậy, giả sử N là một môđun con của M chứa
tất cả Li . Khi đó, với mọi x = ∑i∈I xi ∈ L, do mỗi xi ∈ Li ⊆ N nên xi ∈ N với mọi i ∈ I. Do N là
một môđun con nên tổng hữu hạn x = ∑i∈I xi cũng thuộc N. Suy ra L ⊆ N.

Định nghĩa 1.3.3. Cho U là một tập con của R-môđun M. Khi đó giao của tất cả các môđun con
của M chứa U là một R-môđun con của M chứa U, gọi là môđun con của M sinh bởi U, ký hiệu
bởi L(U).
Chú ý rằng, L(0) / = {0}.
Nếu L(U) = M thì U được gọi là một tập sinh hay hệ sinh của M. Nếu M = L({x1 , · · · , xn })
ta nói rằng M là một R-môđun hữu hạn sinh với các phần tử sinh x1 , · · · , xn và ký hiệu bởi
M = hx1 , · · · , xn iR hay M = hx1 , · · · , xn i. Đặc biệt, nếu M = hxiR thì M được gọi là một R-môđun
cyclic.

Mệnh đề 1.3.3. Cho U là một tập con của R-môđun M và cho x ∈ M. Khi đó, x ∈ L(U) nếu và
chỉ nếu tồn tại r1 , · · · , rn ∈ R, tồn tại u1 , · · · , un ∈ U, với n ∈ N nào đó, sao cho

x = r1 u1 + · · · + rn un .

Như thế, M = hx1 , · · · , xn iR nếu và chỉ nếu mỗi x ∈ M biểu diễn được dưới dạng tổng hữu hạn
r1 x1 + · · · + rn xn , trong đó ri ∈ R, ∀i = 1, · · · , n.

Chú ý 1.3.2. Trong trường hợp U = 0/ ta quy ước rằng một tổng rỗng có giá trị 0.

Chứng minh. Ký hiệu

L0 := {r1 u1 + · · · + rn un |n ∈ N, ri ∈ R, ui ∈ U}.

Do U ⊆ L(U) và do L(U) là một môđun con của M nên rõ ràng L0 ⊆ L(U).


Ngược lại, rõ ràng mỗi u ∈ U được viết dưới dạng u = 1u ∈ L0 , do đó U ⊆ L0 . Dễ chứng minh
rằng L0 là một môđun của M, khi đó do tính nhỏ nhất của L(U) ta có L(U) ⊆ L0 .
S
Hệ quả 1.3.1. L = ∑i∈I Li = L( i∈I Li ).

Chứng minh. Rõ ràng Li ⊆ L với mọi i ∈ I, do đó i∈I Li ⊆ L. Do tính nhỏ nhất của L( i∈I Li )
S S

ta suy ra L( i∈I Li ) ⊆ L.
S

Ngược lại, với mỗi x ∈ L, theo định nghĩa, x = ∑i∈I xi , xi ∈ Li ⊆ i∈I Li bằng không hầu hết trừ
S

một số hữu hạn chỉ số i ∈ I. Theo Mệnh đề 1.3.3, x ∈ L( i∈I Li ).


S

Mệnh đề 1.3.4. Cho một đồng cấu môđun f : M → N. Cho A là một môđun con của M, B là một
môđun con của N. Khi đó f (A) là một môđun con của N, f −1 (B) là một môđun con của M. Đặc
biệt, Ker( f ) = f −1 (0N ) là một môđun con của M, Im f là một môđun con của N. Cuối cùng,

f −1 ( f (A)) = A + Ker( f ), f ( f −1 (B)) = B ∩ Im f .

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


6 1. Một số khái niệm cơ bản

Chứng minh. Thực tế rằng f (A) và f −1 (B) lần lượt là môđun con của N và M suy ra từ định
nghĩa của đồng cấu môđun và thực tế rằng A và B tương ứng là các môđun con của M và N.
Bây giờ ta chứng minh rằng f −1 ( f (A)) = A + Ker( f ). Rõ ràng A ⊆ f −1 ( f (A)) và Ker( f ) ⊆
f −1 ( f (A)). Do tính nhỏ nhất của A + Ker( f ) nên A + Ker( f ) ⊆ f −1 ( f (A)). Ngược lại, với x ∈
f −1 ( f (A)), f (x) ∈ f (A). Suy ra, f (x) = f (x0 ) với x0 ∈ A. Tương đương f (x − x0 ) = 0, tức là
x − x0 ∈ Ker( f ). Do đó, x = x0 + (x − x0 ) ∈ A + Ker( f ). Vì vậy, f −1 ( f (A)) ⊆ A + Ker( f ).
Rõ ràng f ( f −1 (B)) ⊆ B ∩ Im f . Ngược lại, với y ∈ B ∩ Im f , y = f (x) ∈ B với x ∈ M. Suy ra
x ∈ f −1 (B), do đó, y = f (x) ∈ f ( f −1 (B)). Vì vậy, f ( f −1 (B)) = B ∩ Im f .

Hệ quả 1.3.2. f −1 ( f (A)) = A nếu và chỉ nếu Ker( f ) ⊆ A; f ( f −1 (B)) = B nếu và chỉ nếu B ⊆
Im f .

Mệnh đề 1.3.5. Cho một toàn cấu môđun f : M → N. Khi đó, tồn tại một song ánh giữa tập các
môđun con của M chứa Ker( f ) với tập các môđun con của N. Đồng thời, song ánh này bảo toàn
các quan hệ bao hàm.

Chứng minh. Ta xây dựng tương ứng


 1−1 
A, môđun con của M, A ⊇ Ker( f ) −→ B, môđun con của N .

Với mỗi môđun con A của M chứa Ker( f ) ta đặt tương ứng với môđun con B := f (A) của N. Do
A ⊇ Ker( f ), theo Hệ quả 1.3.2 f −1 ( f (A)) = A. Suy ra, với A1 , A2 là các môđun con của M chứa
Ker( f ) sao cho f (A1 ) = f (A2 ) thì A1 = f −1 ( f (A1 )) = f −1 ( f (A2 )) = A2 . Do đó tương ứng trên
là một đơn ánh.
Hơn nữa, mỗi môđun con B của N được đặt tương ứng với môđun con A := f −1 (B) ⊃ Ker( f ) của
M. Do đó, tương ứng trên là một toàn ánh.
Cuối cùng, nếu A1 ⊆ A2 ⊆ M thì f (A1 ) ⊆ f (A2 ). Tương tự, nếu B1 ⊆ B2 ⊆ N thì f −1 (B1 ) ⊆
f −1 (B2 ).

1.4 Môđun thương


Định nghĩa 1.4.1. Cho N là một môđun con của một R-môđun M. Với hai phần tử x, y ∈ M, ta
định nghĩa x tương đương với y, ký hiệu x ∼ y, nếu x − y ∈ N. Với mỗi x ∈ M, ta ký hiệu

x := {y ∈ M | x ∼ y}

và gọi là lớp tương đương của x ∈ M. Phần tử x được gọi là một phần tử đại diện của lớp tương
đương này.
Ký hiệu
M/N := {x | x ∈ M}.
Trên M/N ta định nghĩa phép toán cộng như sau:

x + y := x + y, với mọi x, y ∈ M.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.4. Môđun thương 7

Cách định nghĩa trên không phụ thuộc vào cách chọn phần tử đại diện. Bởi vì, nếu x = x0 và y = y0
thì
(x + y) − (x0 + y0 ) = (x − x0 ) + (y − y0 ) ∈ N,
tức là x + y = x0 + y0 . Dễ kiểm tra rằng M/N là một nhóm abel với phép cộng định nghĩa như
trên.
Mệnh đề 1.4.1. M/N là một R-môđun với phép nhân ngoài định nghĩa bởi

rx := rx, ∀r ∈ R, ∀x ∈ M,

gọi là môđun thương của M tương ứng với môđun con N. Hơn nữa, tương ứng p : M → M/N là
một toàn cấu môđun, với hạt nhân là N.
Chứng minh. Trước hết ta kiểm tra rằng phép nhân ngoài định nghĩa như trên không phụ thuộc
vào phần tử đại diện. Việc kiểm tra tương tự như trên. Dễ kiểm tra rằng các phép toán trên M/N
thỏa các điều kiện trong định nghĩa của một R-môđun.
Với phép cộng và phép nhân ngoài trên M/N định nghĩa như trên, dễ kiểm tra rằng tương ứng
M → M/N là một đồng cấu, hơn nữa còn là một toàn ánh.
Cuối cùng, giả sử x ∈ Ker(p). Khi đó x = p(x) = 0. Điều này xảy ra khi và chỉ khi x = x − 0 ∈ N.
Do đó, Ker(p) = N.
Ví dụ 1.4.1. Xét R = Z, M = Z, N = mZ. Khi đó

M/N = {1, · · · , m − 1}

là một Z-môđun.
Định lý 1.4.1 (Định lý nhân tử hóa). Nếu f : M → N là một R-đồng cấu, tồn tại một đẳng cấu
duy nhất f : M/Ker( f ) ∼
= Im f sao cho f = i ◦ f ◦ p, trong đó p : M → M/Ker( f ) và i : Im f → N
là phép nhúng.
Chứng minh. Ta xây dựng tương ứng f : M/Ker( f ) → Im f như sau: mỗi phần tử thuộc M/Ker( f )
có dạng p(x) = x với x ∈ M. Khi đó ta định nghĩa

f (x) := f (x).

Nếu x, y ∈ M sao cho x = y ta có x − y ∈ Ker( f ), do đó f (x) = f (y). Vì vậy tương ứng trên là
một ánh xạ. Dễ chứng minh rằng f là một đồng cấu. Hiển nhiên f là một toàn ánh. Hơn nữa, nếu
f (x) = f (y) thì x − y ∈ Ker( f ), tức là x = y. Suy ra f là một đơn ánh. Do đó f là một đẳng cấu.
Dễ kiểm tra sự phân tích của f .
Bây giờ ta chứng minh tính duy nhất của f . Thật vậy, giả sử tồn tại một đẳng cấu φ : M/Ker( f ) →
Im( f ) sao cho f = i ◦ φ ◦ p. Khi đó, với mọi x ∈ M/Ker( f ) ta có

f (x) = f (x) = (i ◦ φ ◦ p)(x) = (i ◦ φ)(x) = i(φ(x)) = φ(x).

Ta có điều phải chứng minh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


8 1. Một số khái niệm cơ bản

Mệnh đề 1.4.2. Cho N là một môđun con của M. Khi đó tồn tại một song ánh giữa các môđun
con của M chứa N với các môđun con của M/N.

Chứng minh. Suy ra từ Mệnh đề 1.3.5 bằng cách xét toàn cấu chính tắc p : M → M/N.

Định nghĩa 1.4.2. (i) Với mỗi đồng cấu môđun f : M → N ta gọi môđun thương N/Im f là đối
hạt nhân của f , ký hiệu bởi Coker( f ).
(ii) Cho N là một môđun con của một R-môđun M và P ⊆ M là một tập con. Ta gọi tập hợp

N : P := {r ∈ R|rP ⊂ N|}

là tập dẫn (conductor) của P trong N. Đặc biệt, tập hợp

0 : M = AnnR (M) = {r ∈ R|rx = 0, ∀x ∈ M}

được gọi là linh hóa tử (annihilator) của M. Ta ký hiệu AnnR (x) := AnnR ({x}).
(iii) Một R-môđun M được gọi là trung thành (faithful) nếu Ann(M) = 0.

Mệnh đề 1.4.3. Cho M là một R-môđun. Khi đó, với mỗi x ∈ M ta có hxi ∼
= R/AnnR (x).

Chứng minh. Bài tập 1.8.

Mệnh đề 1.4.4. (i) Q/Z là một Z-môđun.


(ii) Với mọi x ∈ Q/Z, Ann(x) 6= 0. Tuy nhiên, Q/Z là một Z-môđun trung thành.

Chứng minh. Bài tập 1.9.


Định lý 1.4.2 (Định lý đẳng cấu ).

(i) Giả sử N ⊆ P ⊆ M là các môđun con của M. Khi đó tồn tại một đẳng cấu tự nhiên

M/P ∼
= (M/N)/(P/N).

(ii) Giả sử P, N là các môđun con của M. Khi đó tồn tại một đẳng cấu tự nhiên

P/(P ∩ N) ∼
= (P + N)/N.

Chứng minh. (i) Xét tương ứng f : M/N → M/P, m + N 7→ m + P. Do N ⊆ P nên f là một ánh
xạ, hơn nữa là một toàn cấu. Mặt khác, m + N ∈ Ker( f ) nếu và chỉ nếu m + P = 0 + P ⇐⇒ m ∈ P.
Tức là Ker( f ) = P/N. Suy ra từ Định lý nhân tử hóa rằng M/P ∼ = (M/N)/(P/N).
(ii) Xét tương tứng g : P → (P + N)/N, p 7→ p + N. Rõ ràng g là một toàn cấu. Mặt khác,

Ker(g) = {p ∈ P|p ∈ N} = P ∩ N.

Đẳng cấu cần chứng minh suy ra từ Định lý nhân tử hóa.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.5. Tổng và tích trực tiếp 9

1.5 Tổng và tích trực tiếp


Định nghĩa 1.5.1. Cho một họ {Mi }i∈I các môđun con của một R-môđun M. Nếu mỗi phần tử
x ∈ M biểu diễn duy nhất được dưới dạng tổng x = ∑i∈I xi , trong đó xi ∈ Mi và xi = 0 với hầu hết
i ∈ I, thì M được gọi là tổng trực tiếp của các môđun Mi , ký hiệu M := i∈I Mi . Khi đó mỗi Mi
L

được gọi là một hạng tử trực tiếp (direct summand) của M.

Ví dụ 1.5.1. • mZ + nZ = gcd(m, n)Z.

• mZ + nZ = Z nếu và chỉ nếu gcd(m, n) = 1. Tuy nhiên tổng này không là tổng trực tiếp.
L
Mệnh đề 1.5.1. Giả sử M = ∑i∈I Mi . Khi đó, M = i∈I Mi khi và chỉ khi phần tử 0M biểu diễn
duy nhất dưới dạng tổng của các zi ∈ Mi (bằng không hầu hết trừ một số hữu hạn chỉ số).
L
Chứng minh. Rõ ràng nếu M = i∈I Mi thì phần tử 0M có biểu diễn duy nhất. Ngược lại, giả sử
biểu diễn của 0M là duy nhất. Khi đó, với x ∈ M, giả sử x = ∑i∈I xi = ∑i∈I xi0 . Suy ra ∑i∈I (xi −xi0 ) =
0M = ∑i∈I 0M . Do tính duy nhất của biểu diễn của phần tử không, xi − xi0 = 0M , ∀i ∈ I ⇐⇒ xi =
xi = xi0 , ∀i ∈ I.

Mệnh đề 1.5.2. Với mỗi i ∈ I, ánh xạ pi : → Mi , x = ∑i∈I xi 7→ xi , là một toàn cấu, được
L
i∈I Mi
gọi là phép chiếu lên thành phần thứ i.
L
Chứng minh. Do tính duy nhất của biểu diễn trong i∈I Mi , pi là một ánh xạ. Dễ thấy pi là một
toàn cấu.

Định nghĩa 1.5.2. Cho một họ các R-môđun {Mi }i∈I . Ký hiệu ∏i∈I Mi là tập hợp gồm bộ các
phần tử {xi }i∈I , xi ∈ Mi , xi bằng không hầu hết trừ một số hữu hạn chỉ số. Trên ∏i∈I Mi ta định
nghĩa các phép toán:
{xi }i∈I + {yi }i∈I := {xi + yi }i∈I ;
r{xi }i∈I := {rxi }i∈I , r ∈ R.

Mệnh đề 1.5.3. ∏i∈I Mi là một R-môđun, gọi là tích trực tiếp của họ các môđun {Mi }i∈I .

Chứng minh. Kiểm tra định nghĩa.

Ví dụ 1.5.2. Nếu gcd(m, n) = 1 thì Z/mZ × Z/nZ ∼


= Z/mnZ (Bài tập 1.10).

Chú ý 1.5.1. Nếu I = {1, · · · , n} thì


Ln ∼
= ∏m
i=1 Mi i=1 Mi .

Mệnh đề 1.5.4. Tích trực tiếp M của họ các môđun con {Mi }i∈I là tổng trực tiếp của họ các
môđun con {Mi0 }i∈I , trong đó Mi ∼
= Mi0 với mỗi i ∈ I.

Chứng minh. Với mỗi j ∈ I, ký hiệu

M 0j := {xi }i∈I |xi ∈ Mi , xi = 0 với i 6= j .




Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


10 1. Một số khái niệm cơ bản

Rõ ràng với mỗi j ∈ I, M j là một môđun con của M. Với mỗi j ∈ I, xét tương ứng

λ j : M j → M 0j , ξ 7→ {xi }i∈I , xi = 0 với i 6= j, x j = ξ.

Dễ kiểm tra λ j là một đẳng cấu với mỗi j ∈ I. Do đó M chứa một họ các môđun con Mi0 , mỗi
môđun Mi0 đẳng cấu với môđun Mi .
Với mỗi j ∈ I, xét tương ứng π j : M → M 0j xác định bằng cách thay các xi , i 6= j, trong x =
{xi }i∈I ∈ M bằng phần tử không. Rõ ràng π j là một toàn cấu với mỗi j ∈ I. Hơn nữa, với mỗi
y ∈ M 0j , π j (y) = y. Với mỗi z ∈ Mi0 , i 6= j, π j (z) = 0. Do x j = 0 với hầu hết j, π j (x) = 0 với hầu
hết j. Hơn nữa, x = ∑ j∈I π j (x). Theo định nghĩa, M = ∑ j∈I M 0j .
Bây giờ ta chứng minh rằng M là tổng trực tiếp của các M 0j . Giả sử phần tử 0M có biểu diễn
0M = ∑i∈I xi0 , xi0 ∈ Mi0 . Suy ra, với mỗi j ∈ I, 0M = π j (0M ) = ∑i∈I π j (xi0 ) = x0j . Do đó phần tử không
trong M biểu diễn duy nhất thành tổng của các phần tử trong các Mi0 . Suy ra M = i∈I Mi0 .
L

Mệnh đề 1.5.5. Giả sử {Mi }i∈I là một họ các môđun con của một R-môđun M và M là tổng trực
F
tiếp của các Mi . Giả sử I là hợp rời rạc của hai tập con I1 và I2 (I = I1 I2 ). Khi đó

M= ∑ Mi + ∑ Mi;
i∈I1 i∈I2

và \
∑ Mi ∑ Mi = {0M }.
i∈I1 i∈I2
Hơn nữa,
∼ ∼
 
M/ ∑ Mi = ∑ Mi; M/ ∑ Mi = ∑ Mi.
i∈I1 i∈I2 i∈I2 i∈I1

Chứng minh. Rõ ràng M = ∑i∈I Mi . Do đó ∑i∈I1 Mi + ∑i∈I2 Mi = M.


Bây giờ giả sử x ∈ ∑i∈I1 Mi ∑i∈I2 Mi . Khi đó
T

x= ∑ yi = ∑ zi.
i∈I1 i∈I2

Suy ra
∑ 0M + ∑ 0M = 0M = ∑ yi − ∑ zi.
i∈I1 i∈I2 i∈I1 i∈I2

Do tính duy nhất của biểu diễn của phần tử không trong M ta nhận được yi = 0M với mọi i ∈ I1
và zi = 0M với mọi i ∈ I2 . Do đó x = 0M . Vì vậy ∑i∈I1 Mi ∑i∈I2 Mi = {0M }.
T

Các đẳng cấu còn lại suy ra từ định lý đẳng cấu thứ hai.
Hệ quả 1.5.1. Với giả thiết như ở Mệnh đề 1.5.5, ∑i∈I1 Mi là tổng trực tiếp của các môđun con
Mi , i ∈ I1 , và ∑i∈I2 Mi là tổng trực tiếp của các môđun con Mi , i ∈ I2 .
Chứng minh. Giả sử 0M = ∑i∈I1 xi , xi ∈ Mi với mọi i ∈ I1 . Ta có thể viết tổng trên dưới dạng
0M = ∑i∈I xi , xi = 0M với mọi i ∈ I2 . Do M là tổng trực tiếp của các Mi , i ∈ I, nên xi = 0M , ∀i ∈ I.
Suy ra xi = 0M với mọi i ∈ I1 .

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.5. Tổng và tích trực tiếp 11

Mệnh đề 1.5.6. Giả sử {Mi }i∈I là một họ các môđun con của một R-môđun M và giả sử M =
∑i∈I Mi . Khi đó tổng trên là trực tiếp nếu và chỉ nếu
Mi ∩ ∑ M j = {0M }.
j6=i

Chứng minh. Điều kiện cần suy ra từ Mệnh đề 1.5.5. Bây giờ giả sử với mỗi i ∈ I, Mi ∩ ∑ j6=i M j =
{0M }. Giả sử 0M = ∑i∈I1 xi , xi ∈ Mi với mọi i ∈ I. Với mỗi i ∈ I, ta có −xi = ∑ j6=i x j ∈ Mi ∩
∑ j6=i M j = {0M }. Do đó xi = 0M với mỗi i ∈ I. Do đó biểu diễn của 0M là duy nhất và M là tổng
trực tiếp của các Mi .
Mệnh đề 1.5.7. Giả sử {Mi }i∈I là một họ các môđun con khác không của một R-môđun M và
L
M = i∈I Mi . Nếu M hữu hạn sinh thì I là một tập hữu hạn.
Chứng minh. Giả sử M = hu1 , · · · , un i , uµ ∈ M. Ta nhận xét rằng với mỗi µ = 1, · · · , n, uµ biểu
diễn dưới dạng một tổng hữu hạn của các phần tử trong Mi . Do đó tồn tại tập hữu hạn Iµ ⊆ I sao
cho uµ ∈ ∑i∈Iµ Mi . Giả sử I ∗ là tập nhỏ nhất chứa các Iµ . Rõ ràng I ∗ là một tập hữu hạn. Rõ ràng,
uµ ∈ ∑i∈I ∗ Mi với mọi µ = 1, · · · , n. Suy ra M = ∑i∈I ∗ Mi .
Ký hiệu J ∗ là phần bù của I ∗ trong I. Theo Mệnh đề 1.5.5,

∑ Mi ∩ ∑∗ Mi = {0M }.
i∈I ∗ i∈J

Do ∑i∈I ∗ Mi = M nên ∑i∈J ∗ Mi = {0M }. Do các môđun Mi , i ∈ J ∗ , khác không nên suy ra j∗ = 0.
/

Do đó I = I là một tập hữu hạn.
Mệnh đề 1.5.8. Giả sử N1 , · · · , N p là các môđun con của một R-môđun M và giả sử rằng với mỗi
i = 1, · · · , p, \
Ni + N j = M.
j=1,··· ,p; j6=i
Khi đó
M/ N1 ∩ N2 · · · ∩ N p ∼

= M/N1 × M/N2 · · · × M/N p .
Chứng minh. Với mỗi i = 1, · · · , p ta có toàn cấu πi : M → M/Ni . Xét ánh xạ
φ : M → M/N1 × M/N2 · · · × M/N p , x 7→ (π1 (x), · · · , π p (x)).
Dễ thấy φ là một đồng cấu. Hơn nữa, nếu x ∈ Ker(φ) thì (π1 (x), · · · , π p (x)) bằng không trong
M/N1 × M/N2 · · · × M/N p . Suy ra x ∈ Ni với mọi i = 1, · · · , p. Do đó Ker(φ) = N1 ∩ N2 · · · ∩ N p .
p
Ta còn phải chứng minh rằng φ là một toàn cấu. Lấy ξ = (ξ1 , ξ2 , · · · , ξ p ) = ∑i=1 (0, · · · , ξi , · · · , 0) ∈
M/N1 × M/N2 · · · × M/N p . Chọn x ∈ M sao cho π1 (x) = ξ1 . Do N1 + N2 ∩ · · · ∩ N p = M nên
x = u + v, u ∈ N1 , v ∈ N2 ∩ · · · ∩ N p . Ta thấy rằng π1 (u) = 0 và πi (v) = 0 với i = 2, · · · , p. Do đó,
φ(v) = (π1 (v), 0, · · · , 0) = (π1 (x − u), 0, · · · , 0) = (π1 (x), 0, · · · , 0) = (ξ1 , 0, · · · , 0).
Suy ra (ξ1 , 0, · · · , 0) ∈ Im(φ). Tương tự, (0, · · · , ξi , · · · , 0) ∈ Im(φ) với mọi i = 2, · · · , p. Do Im(φ)
là một môđun con của M/N1 × M/N2 · · · × M/N p nên ξ ∈ Im(φ). Vì vậy Im(φ) = M/N1 ×
M/N2 · · · × M/N p , tức là φ là một toàn cấu. Điều phải chứng minh suy ra từ Định lý nhân tử
hóa.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


12 1. Một số khái niệm cơ bản

Định nghĩa 1.5.3. Một môđun con N của một R-môđun M được gọi là một co rút (retract) của
M bởi một R-đồng cấu τ : M → N nếu τ(x) = x với mọi x ∈ N.
Định lý 1.5.1. Giả sử N là một môđun con của M. Khi đó N là một hạng tử trực tiếp của M khi
và chỉ khi N là một co rút của M.
Chứng minh. Giả sử M = N ⊕ P. Xét τ : N ⊕ P → N, (x1 , x2 ) 7→ x1 . Khi đó với mọi x ∈ N, τ(x) =
τ(x, 0) = x. Do đó N là một co rút của M bởi phép chiếu τ.
Ngược lại, giả sử N là một co rút của M bởi đồng cấu τ : M → N. Ta chứng minh rằng
M = N ⊕ Ker(τ). Thật vậy, với mọi x ∈ M, τ(x) ∈ N, do đó τ(τ(x)) = τ(x) ⇐⇒ τ(x − τ(x)) = 0,
hay x − τ(x) ∈ Ker(τ). Do đó ta có biểu diễn

x = τ(x) + (x − τ(x)),

trong đó τ(x) ∈ N, x − τ(x) ∈ Ker(τ). Vì vậy M = N + Ker(τ).


Mặt khác, giả sử x ∈ N ∩ Ker(τ). Khi đó x ∈ N, do đó x = τ(x) = 0. Do đó N ∩ Ker(τ) = {0}.
Vì vậy M = N ⊕ Ker(τ), tức là N là một hạng tử trực tiếp của M.

1.6 Bài tập Chương 1


Bài tập 1.1. Chứng minh rằng các tập hợp ở Ví dụ 1.1.1 (vi), (vii) là các môđun trên các vành
tương ứng.
Bài tập 1.2. Chứng minh tồn tại các R-môđun M, N khác không sao cho HomR (M, N) = 0.
Bài tập 1.3. Cho f : M → N là một đồng cấu R-môđun. Giả sử U ⊂ M và L = L (U). Chứng
minh rằng f (L) = L ( f (U)).
Bài tập 1.4. Chứng minh Mệnh đề 1.2.2.
Bài tập 1.5. Chứng minh Mệnh đề 1.2.3.
Bài tập 1.6. Cho M là một R-môđun; I là một iđêan của R. Ký hiệu
n
IM := { ∑ ri xi |n ∈ N, ri ∈ I, xi ∈ M}.
i=1

Chứng minh rằng IM là một môđun con của M.


Bài tập 1.7. Cho N1 ⊆ N2 ⊆ · · · là một dãy tăng các môđun con của M. Chứng minh rằng
S
i Ni
là một môđun con của M.
Bài tập 1.8. Chứng minh Mệnh đề 1.4.3.
Bài tập 1.9. Chứng minh Mệnh đề 1.4.4.
Bài tập 1.10. Chứng minh rằng nếu gcd(m, n) = 1 thì Z/mZ × Z/nZ ∼
= Z/mnZ.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


1.6. Bài tập Chương 1 13

Bài tập 1.11. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Với mỗi R-môđun M, ký hiệu

Tor(M) = {m ∈ M|∃r ∈ R không là ước của không sao cho rm = 0}.

(1) Chứng minh rằng Tor(M) là một môđun con của M.

(2) Môđun M được gọi là một xoắn (torsion) nếu Tor(M) = M, không xoắn (torsion-free)
nếu Tor(M) = 0. Chứng minh rằng M/Tor(M) là một môđun không xoắn.

(3) Cho f : M → N là một R- đồng cấu. Chứng tỏ rằng f (Tor(M)) ⊆ Tor(N).

Bài tập 1.12. Cho M là một R-môđun; σ ∈ Hom(M, M). Tự đồng cấu σ được gọi là lũy đẳng nếu
σ2 = σ. Chứng tỏ rằng, nếu σ là lũy đẳng thì M = Ker(σ) ⊕ Im(σ).

Bài tập 1.13. Cho một họ các môđun con {Mi }i∈I của một R-môđun M. Với mỗi i ∈ I, giả sử Ni
là một môđun con của Mi . Chứng minh rằng
L L
(i) i∈I Nilà một môđun con của i∈I Mi .

∼ L Mi /Ni .
L  L
(ii) i∈I Mi i∈I Ni = i∈I

Bài tập 1.14. Cho hai môđun con N1 và N2 của một R-môđun M. Chứng minh rằng đơn cấu
M/(N1 ∩ N2 ) → M/N1 ⊕ M/N2 là một đẳng cấu nếu và chỉ nếu M = N1 + N2 .

Bài tập 1.15. Cho hai R-môđun con M và N. Chứng minh rằng

(i) Ann(M + N) = Ann(M) ∩ Ann(N).

(ii) M : N = Ann((M + N)/M).

Bài tập 1.16. Cho I và J là hai iđêan của một vành giao hoán R. Khi đó

HomR (R/I, R/J) ∼


= (J : I)/J.

Bài tập 1.17. Chứng minh rằng HomZ (Zn , Zm ) ∼


= Zd , trong đó d = gcd(m, n).

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


Chương 2

Một số dạng môđun trên vành

2.1 Môđun đơn


Định nghĩa 2.1.1. Một R-môđun M được gọi là đơn (simple) nếu M chỉ có hai môđun con là
{0M } và M.
Ví dụ 2.1.1. Xét R = Z, M = Z p = Z/pZ, trong đó p là một số nguyên tố. Khi đó Z p là một
Z-môđun đơn.
Mệnh đề 2.1.1. Cho f : M → N là một R-đồng cấu. Khi đó
(1) Nếu M đơn thì f = 0 hoặc f là một đơn ánh.
(2) Nếu N đơn thì f = 0 hoặc f là một toàn ánh.
(3) Giả sử M = N. Nếu M đơn thì f = 0 hoặc f là một đẳng cấu.
Chứng minh. Giả sử M đơn. Ta có Ker( f ) ≤ M, do đó Ker( f ) = M hoặc Ker( f ) = 0. Nếu
Ker( f ) = M thì Im( f ) ∼
= M/Ker( f ) = 0, tức là f = 0. Nếu Ker( f ) = 0 thì f là một đơn cấu.
Do đó ta có (1).
Bây giờ ta giả sử N đơn. Do Im( f ) ≤ N nên Im( f ) = 0 hoặc Im( f ) = N. Suy ra f = 0 hoặc f là
một toàn cấu, tức là ta có (2).
(3) là hệ quả của (1) và (2).
Chú ý 2.1.1. Mệnh đề 2.1.1 suy ra rằng vành EndR (M) = { f : M → M, f là một R − đồng cấu}
là một thể (skew field) nếu M là một R-môđun đơn (Bổ đề Schur). Tuy nhiên điều ngược lại
không đúng. Thật vậy, xét R = Z, M = Q. Rõ ràng M không đơn, tuy nhiên EndZ (Q) ∼
= Q, là một
trường.
Thật vậy, xét
ϕ : EndZ (Q) → Q, ϕ( f ) = f (1), ∀ f ∈ EndZ (Q).
Dễ kiểm tra được rằng ϕ là một đồng cấu vành. Hơn nữa, giả sử f , g ∈ EndZ (Q) sao cho f (1) =
g(1). Khi đó, với mọi n ∈ Z \ {0},
1 1
f (1) = f (n · ) = n f ( ).
n n

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


16 2. Một số dạng môđun trên vành

1 1 1 1
Do đó f ( ) = f (1), với mọi n ∈ Z \ {0}. Tương tự g( ) = g(1), với mọi n ∈ Z \ {0}. Do đó
n n n n
1 1 p
f ( ) = g( ) với mọi n ∈ Z \ {0}. Khi đó, với mọi ∈ Q,
n n q
p 1 1 p
f ( ) = p f ( ) = pg( ) = g( ).
q q q q

Vì vậy f = g, hay ϕ là một đơn cấu.


p
Hơn nữa, với mỗi α = ∈ Q, xét f : Q → Q, x 7→ αx, ∀x ∈ Q. Rõ ràng f là một Z-đồng cấu, tức
q
là f ∈ EndZ (Q), hơn nữa ϕ( f ) = f (1) = α. Do đó ϕ là một toàn cấu. Từ đó EndZ (Q) ∼
= Q. Vì
vậy EndZ (Q) là một trường.

2.2 Môđun tự do
Định nghĩa 2.2.1. Cho các phần tử xi , i ∈ I, của một R-môđun M.
(i) Hệ phần tử {xi }i∈I được gọi là độc lập tuyến tính nếu ánh xạ
M
R → M, ∑ ai 7→ ∑ aixi,
i∈I i∈I i∈I

là đơn ánh. Tức là, nếu ta có liên hệ ∑i∈I ai xi = 0M với ai ∈ R bằng không hầu hết, thì
ai = 0R .

(ii) Hệ phần tử {xi }i∈I được gọi là một cơ sở của M nếu chúng độc lập tuyến tính và là một hệ
sinh của M.

(iii) Một R-môđun được gọi là tự do nếu nó có một cơ sở.


Mệnh đề 2.2.1. Hệ các phần tử {xi }i∈I là một cơ sở của M nếu và chỉ nếu mỗi x ∈ M biểu diễn
duy nhất dưới dạng một tổ hợp tuyến tính của hữu hạn phần tử trong {xi }i∈I . Do đó, nếu {xi }i∈I
là một cơ sở của M thì M = i∈I hxi iR .
L

Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa của cơ sở.


Ví dụ 2.2.1. Tổng trực tiếp của n copy của vành R được ký hiệu bởi Rn hay nR và là một R-môđun
tự do với cơ sở {ei }ni=1 , trong đó ei = (0, · · · , 1, · · · , 0), phần tử 1 nằm ở vị trí thứ i.

Mệnh đề 2.2.2. Giả sử e1 , · · · , en là một cơ sở của một R-môđun tự do L. Với một iđêan I của R,
ký hiệu
n
I L := { ∑ ri ei |ri ∈ I }.
i=1

Rõ ràng I L là một môđun con của L. Khi đó hệ phần tử e1 , · · · , en ∈ L/I L là một cơ sở của
R/I-môđun L/I L.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.2. Môđun tự do 17

Chứng minh. Rõ ràng hệ phần tử e1 , · · · , en ∈ L/I L là một hệ sinh của R/I-môđun L/I L. Bây giờ
ta giả sử ∑ni=1 ai ei = 0, ai ∈ R. Khi đó ∑ni=1 ai ei ∈ I L, tức là tồn tại các phần tử bi ∈ I , i = 1, · · · , n,
sao cho ∑ni=1 ai ei = ∑ni=1 bi ei . Do tính duy nhất của biểu diễn của một phần tử trong L qua cơ sở
e1 , · · · , en nên ai = bi ∈ I , ∀i = 1, · · · , n. Do đó ai = 0R với mọi i = 1, · · · , n. Vì vậy hệ các phần
tử e1 , · · · , en ∈ L/I L độc lập tuyến tính. Suy ra điều phải chứng minh.

Mệnh đề 2.2.3. Nếu một R-môđun tự do M có một cơ sở gồm hữu hạn phần tử thì mọi cơ sở
khác của M có cùng số phần tử. Số phần tử của một cơ sở của M được gọi là hạng của M, ký
hiệu bởi rank(M).

Chứng minh. Nếu R là một trường thì M là một R−không gian vectơ, do đó mệnh đề hiển nhiên
đúng (rank(M) = dimR M).
Nếu R không phải một trường, do R luôn có một iđêan tối đại m (?) nên áp dụng Mệnh đề 2.2.2
cho iđêan I := m, nếu {e1 , · · · , en } là một cở sở của M thì {e1 , · · · , en } là một cơ sở của R/m-
không gian vectơ M/mM. Do số vectơ trong các cơ sở của R/m-không gian vectơ M/mM đều
bằng nhau nên số vectơ trong các cơ sở của M cũng bằng nhau. Ta có điều phải chứng minh.

Chú ý 2.2.1. Không phải mọi kết quả của đại số tuyến tính trên không gian vectơ đều có thể
áp dụng được cho các môđun. Chẳng hạn, một hệ gồm n phần tử độc lập tuyến tính trong một
R-môđun tự do với hạng n không nhất thiết phải là một cơ sở (Bài tập 2.1).

Mệnh đề 2.2.4. Giả sử M là một R-môđun tự do với hạng bằng r. Khi đó, nếu x1 , · · · , xr là một
hệ sinh của M thì hệ các phần tử này là một cơ sở của M.

Chứng minh. Giả sử e1 , · · · , er là một cơ sở của M. Do mỗi hệ e1 , · · · , er và x1 , · · · , xr đều là hệ


sinh của M nên mỗi phần tử xi biểu diễn tuyến tính qua hệ e1 , · · · , er và ngược lại, mỗi phần tử
ei biểu diễn tuyến   hệx1 , 
tính qua · · · , xr . 
Do đótồn
tại các
 ma trận vuông S và T cấp r với hệ tử
x1 e1 e1 x1
 x2   e2   e2   x2 
trong R sao cho T · · · = · · · và S · · · = · · ·. Suy ra T S = Ir×r .(?) Do đó S là một
      

xr er er xr
ma trận khả nghịch.
Bây giờ giả sử ta có liên hệ a1 x1 + · · · + ar xr = 0M . Suy ra liên hệ
 
e1
 e2 
(a1 a2 · · · ar )S 
· · · = 0M .

er

Do e1 , e2 , · · · , er là một cơ sở của M nên (a1 a2 · · · ar )S = 0. Do S khả nghịch nên (a1 a2 · · · ar ) = 0.


Suy ra ai = 0M với mọi i = 1, · · · , r. Vì vậy hệ x1 , x2 , · · · , xr độc lập tuyến tính. Suy ra điều phải
chứng minh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


18 2. Một số dạng môđun trên vành

2.3 Môđun hữu hạn sinh


Định nghĩa 2.3.1. Một R-môđun M được gọi là hữu hạn sinh nếu nó sinh bởi hữu hạn phần tử,
tức là tồn tại x1 , · · · , xn ∈ M sao cho M = hx1 , · · · , xn iR .

Mệnh đề 2.3.1. Cho M là một R-môđun và N là một môđun con của M.

(i) Nếu M hữu hạn sinh thì M/N hữu hạn sinh.

(ii) Nếu N và M/N hữu hạn sinh thì M hữu hạn sinh.

Chứng minh. (i) Nếu M = hx1 , · · · , xn i thì M/N = hx1 , · · · , xn i.


(ii) Giả sử N = hx1 , · · · , xn i , M/N = hy1 , · · · , ym i. Ta kiểm tra rằng

M = hx1 , · · · , xn , y1 , · · · , ym i .

Thật vậy, với mọi z ∈ M, z ∈ M/N. Do đó z = ∑mj=1 r j y j . Suy ra

m
z − ∑ r j y j ∈ N.
j=1

Do đó tồn tại ri0 , i = 1, · · · , n, sao cho


m n
z − ∑ r j y j = ∑ ri0 xi .
j=1 i=1

Vì vậy
m n
z= ∑ r j y j + ∑ ri0xi ∈ hx1, · · · , xn, y1, · · · , ymi .
j=1 i=1

Chú ý 2.3.1. Môđun con của một R-môđun hữu hạn sinh nói chung không hữu hạn sinh (Bài
tập).

Bổ đề 2.3.1. Nếu phần tử a ∈ R không khả nghịch thì a được chứa trong một iđêan tối đại của R.

Chứng minh. Xét vành R/ hai 6= 0. Khi đó tồn tại một iđêan tối đại m0 của R/ hai(?). Do tập các
iđêan tối đại của R/ hai tương ứng 1-1 với tập các iđêan tối đại của R chứa hai nên tồn tại một
iđêan tối đại m của R chứa a.
T
Bổ đề 2.3.2. Cho vành R với căn Jacobson J := J(R) = m∈Max(R) m, trong đó Max(R) là tập
các iđêan tối đại của R. Khi đó

a ∈ J nếu và chỉ nếu 1 − ax khả nghịch ∀x ∈ R.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.3. Môđun hữu hạn sinh 19

Chứng minh. Giả sử a ∈ J. Nếu tồn tại x ∈ R sao cho 1 − ax không khả nghịch thì theo Bổ đề
2.3.2, tồn tại iđêan tối đại m của R chứa 1 − ax. Khi đó, do 1 = (1 − ax) + ax 6∈ m nên ax 6∈ m.
Suy ra a 6∈ m, mâu thuẫn với giả thiết a ∈ J.
Ngược lại, nếu a 6∈ J thì a 6∈ m, trong đó m là một iđêan tối đại nào đó của R. Ta có ha, mi ) m,
suy ra (ha, mi) = R, tức là, 1 = ax + b với x ∈ R, b ∈ m. Do đó 1 − ax = b ∈ m, không khả
nghịch.

Định lý 2.3.1 (Bổ đề Nakayama). Giả sử iđêan I được chứa trong căn Jacobson J của R. Nếu M
là một R-môđun hữu hạn sinh sao cho M = IM thì M = 0.

Chứng minh. Giả sử M = hx1 , · · · , xn i. Do M = IM nên với mọi i = 1, · · · , n tồn tại ai j ∈ I sao
cho xi = ∑nj=1 ai j x j . Xét ma trận

T := In×n − (ai j ) =: In×n − A ∈ Mn (R).

" x1 # " x1 #
Ta có .. =A .. . Do đó
. .
xn xn

T · x = In×n x − Ax = 0. (2.3.1)

Gọi T ∗ là ma trận phụ hợp của T . Khi đó T T ∗ = det(T ). Do đó, từ (2.3.1) ta suy ra det(T )x = 0.
Suy ra det(T )xi = 0, ∀i = 1, · · · , n. Vì vậy det(T )M = 0. Mặt khác, det(T ) = 1 + a, a ∈ I. Theo
Bổ đề 2.3.2, 1 + a khả nghịch trong R. Suy ra M = 0.

Hệ quả 2.3.1. Giả sử M là một R-môđun hữu hạn sinh, N ≤ M, I ⊆ J = J(R). Nếu M = N + IM
thì M = N.

Chứng minh. Ta có (IM + N)/N = I(M/N)(?). Do đó nếu M = N + IM thì M/N = I(M/N). Suy
ra từ Bổ đề Nakayama rằng M/N = 0, tức là M = N.

Hệ quả 2.3.2. Giả sử M là một R-môđun hữu hạn sinh và I ⊆ J = J(R). Khi đó M sinh bởi các
phần tử x1 , · · · , xn nếu và chỉ nếu M/IM sinh bởi các lớp tương đương x1 , · · · , xn .

Chứng minh. Nếu M = hx1 , · · · , xn i thì rõ ràng M/IM = hx1 , · · · , xn i .


Ngược lại, giả sử M/IM = hx1 , · · · , xn i. Với x ∈ M, tồn tại r1 , · · · , rn ∈ R sao cho
n n
x = ∑ ri xi = ∑ ri xi .
i=1 i=1

Suy ra x − ∑ni=1 ri xi ∈ IM.


Giả sử N = hx1 , · · · , xn i là một môđun con của M. Khi đó, với x ∈ M, x ∈ N + IM. Vì vậy M =
N + IM. Suy ra từ Hệ quả 2.3.1 rằng M = N, tức là M = hx1 , · · · , xn i.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


20 2. Một số dạng môđun trên vành

Định lý 2.3.2 (Cayley-Hamilton). Giả sử M = hx1 , · · · , xn iR ; u ∈ End(M), A = (ai j )n×n ∈ Mn (R).


Đồng cấu u xác định nghĩa như sau:
n
u(xi ) := ∑ ai j x j , i = 1, · · · , n.
j=1

Ta định nghĩa tác động của R[x] lên M như sau:

x · xi := u(xi ), ∀i = 1, · · · , n.

Nếu p(x) = det(xIn×n − A) = ∑mj=1 a j x j ∈ R[x] là đa thức đặc trưng của A thì tự đồng cấu

p(u) : M −→ M
m m
xi 7−→ p(u)(xi ) := p(x) · xi = ∑ a j u(xi) j = ( ∑ a j u j )(xi),
j=1 j=1

là tự đồng cấu tầm thường.

Chứng minh. Ta có
" x1 # " x · x1 # " u(x1 ) #
(xIn×n − A) ... = ..
. − ..
. = 0.
xn x · xn u(xn )

Nhân cả hai vế của đẳng thức trên về phía bên trái cho ma trận phụ hợp của xIn×n − A ta được
" x1 #
det(xIn×n − A) ... = 0.
xn

Với ký hiệu như trên, p(x) · xi = 0, ∀i = 1, · · · , n. Suy ra p(u)(xi ) = 0, ∀i = 1, · · · , n. Từ đó p(u) =


0.

2.4 Vành và môđun các thương


Định nghĩa 2.4.1. Cho R là một vành giao hoán (có đơn vị). Một tập con S ⊆ R được gọi là đóng
nhân (multiplicatively closed) nếu 1 ∈ S và S đóng với phép nhân, tức là, tích của hai phần tử
thuộc S là một phần tử trong S.

Định nghĩa 2.4.2. Cho vành giao hoán (có đơn vị) R với một tập con đóng nhân S. Hai phần tử
(a, s), (b,t) ∈ R × S được gọi là tương đương, ký hiệu (a, s) ∼ (b,t), nếu tồn tại u ∈ S sao cho
(at − bs)u = 0.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.4. Vành và môđun các thương 21

Quan hệ trên là một quan hệ tương tương(?). Ký hiệu bởi a/s lớp tương đương của phần tử
(a, s) ∈ R × S, đồng thời ký hiệu

S−1 R := {a/s|(a, s) ∈ R × S}.

Trên S−1 R ta định nghĩa hai phép toán như sau:

a/s + b/t := (at + bs)/st;

(a/s)(b/t) := ab/st.
Định nghĩa trên không phụ thuộc vào các phần tử đại diện (a, s) và (b,t).

Mệnh đề 2.4.1. Với các phép toán trên, S−1 R là một vành giao hoán có đơn vị 1/1, được gọi là
vành các thương của R tương ứng với tập con đóng nhân S.

Chứng minh. Kiểm tra định nghĩa.

Chú ý 2.4.1. (1) Ta có đồng cấu vành i : R → S−1 R, x 7→ x/1, gọi là đồng cấu chính tắc.

(2) Nếu S là tập hợp tất cả các phần tử không là ước của không trong R thì S−1 R được gọi là
vành các thương toàn phần (the total ring of fractions). Trong trường hợp này đồng cấu
chính tắc i là một đơn ánh.

(3) Nếu R là một miền nguyên, S = R \ {0}, S−1 R là một trường, gọi là trường các thương của
vành R.

Vành các thương S−1 R và đồng cấu chính tắc i có một số tính chất sau đây.

Mệnh đề 2.4.2. (1) Với s ∈ S, i(s) khả nghịch trong S−1 R.

(2) Nếu với a ∈ R, i(a) = 0, thì as = 0 với s nào đó trong S.

(3) Mọi phần tử của S−1 R có dạng i(a)i(s)−1 với a ∈ R và với s ∈ S.

Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa của S−1 R và của đồng cấu i.

Ví dụ 2.4.1. Cho p là một iđêan nguyên tố của vành giao hoán R. Xét S = R \ p. Dễ thấy rằng
R \ p là một tập đóng nhân nếu và chỉ nếu p nguyên tố (?). Do đó S là một tập đóng nhân. Vì vậy,
S−1 R là vành các thương của R, ký hiệu bởi Rp cho vành các thương này.
Ký hiệu m = {a/s|a ∈ p, s ∈ R \ p}. Khi đó m là một iđêan của Rp . Hơn nữa, m là iđêan tối đại
duy nhất của Rp (?). Điều đó chứng tỏ rằng Rp là một vành địa phương.
Quá trình chuyển từ vành giao hoán R sang vành địa phương Rp như trên được gọi là quá trình
địa phương hóa vành R tại iđêan nguyên tố p.
Một cách đặc biệt, xét R = Z, p = hpi, trong đó p là một số nguyên tố. Khi đó Zp là tập hợp tất
cả các phân thức m/n, trong đó m ∈ Z, (n, p) = 1.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


22 2. Một số dạng môđun trên vành

Ví dụ 2.4.2. Cho vành giao hoán R. Với f ∈ R, xét S = { f n }n≥0 . Ta ký hiệu R f thay cho S−1 R
trong trường hợp này.
Đặc biệt, xét R = Z, f ∈ Z \ {0}, Z f là tập hợp các phân thức mà mẫu thức là một lũy thừa của f .

Định nghĩa 2.4.3. Cho vành giao hoán (có đơn vị) R với một tập con đóng nhân S; M là một
R-môđun. Hai phần tử (m, s), (m0 , s0 ) ∈ M × S được gọi là tương đương, ký hiệu (m, s) ∼ (m0 , s0 ),
nếu tồn tại t ∈ S sao cho t(sm0 − s0 m) = 0.
Quan hệ trên là một quan hệ tương tương. Ký hiệu bởi m/s lớp tương đương của phần tử (m, s) ∈
M × S, đồng thời ký hiệu
S−1 M := {m/s|(m, s) ∈ M × S}.
Trên S−1 M ta định nghĩa hai phép toán như sau:

m/s + m0 /s0 := (s0 m + sm0 )/ss0 ;

(a/t)(m/s) := am/ts,
trong đó m/s, m0 /s0 ∈ S−1 M, a/t ∈ S−1 R. Định nghĩa trên không phụ thuộc vào các phần tử đại
diện (m, s), (m0 , s0 ), (a,t).

Mệnh đề 2.4.3. Với các phép toán trên, S−1 M là một S−1 R-môđun, được gọi là môđun các
thương của môđun M tương ứng với tập con đóng nhân S.

Chứng minh. Kiểm tra định nghĩa.

Chú ý 2.4.2. (1) Tương tự như trên ta có các môđun Mp với iđêan nguyên tố p và M f , trong
đó f ∈ R.

(2) Nếu M 0 là một môđun con của một R-môđun M thì ánh xạ S−1 M 0 → S−1 M, m/s 7→ m/s,
là một đơn ánh, do đó có thể xem S−1 M 0 là một môđun con của S−1 M.

Mệnh đề 2.4.4. Cho N và P là hai môđun con của một R-môđun M. Khi đó

(1) S−1 (N + P) = S−1 N + S−1 P.

(2) S−1 (N ∩ P) = S−1 N ∩ S−1 P.

(3) S−1 (M/N) ∼


=S−1 R S−1 M/S−1 N.
Chứng minh. (1) suy ra từ định nghĩa của tổng hai môđun con và định nghĩa của môđun các
thương.
(2) Dễ thấy S−1 (N ∩ P) ⊆ S−1 N ∩ S−1 P. Ngược lại, giả sử α = n/s = p/t ∈ S−1 N ∩ S−1 P. Theo
định nghĩa tồn tại u ∈ S sao cho u(tn − sp) = 0 ⇐⇒ (ut)n = (us)p ∈ N ∩ P. Khi đó,

α = n/s = (ut)n/uts ∈ S−1 (N ∩ P).

Do đó ta được bao hàm thức ngược lại.


(3) Xét tương ứng S−1 p : S−1 M → S−1 (M/N), m/s 7→ m/s. Do p : M → M/N là một toàn cấu

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.4. Vành và môđun các thương 23

nên S−1 p cũng là một toàn cấu.


Ta có m/s ∈ Ker(S−1 p) nếu và chỉ nếu tồn tại t ∈ S sao cho tm = 0 ∈ M/N. Điều này tương
đương với việc tồn tại t ∈ S sao cho tm ∈ N, tức là m/s = (tm)/ts ∈ S−1 N. Do đó

Ker(S−1 p) = S−1 N.

Điều cần chứng minh suy ra từ Định lý nhân tử hóa.


Từ mệnh đề trên ta có khẳng định sau đây.

Mệnh đề 2.4.5. Giả sử M là một R-môđun hữu hạn sinh; S là một tập con đóng nhân của R. Khi
đó
S−1 (Ann(M)) = Ann(S−1 M).

Chứng minh. Nếu khẳng định đúng với hai môđun M và N thì khẳng định đúng với tổng M + N.
Thật vậy, ta có

S−1 (Ann(M + N)) = S−1 (Ann(M) ∩ Ann(N)) = S−1 (Ann(M)) ∩ S−1 (Ann(N)) =
= Ann(S−1 M) ∩ Ann(S−1 N) = Ann(S−1 M + S−1 N) = Ann(S−1 (M + N)).

Do đó, ta chỉ cần chứng minh khẳng định cho trường hợp M là một môđun cyclic, giả sử M = hxi.
Theo Mệnh đề 1.4.3 ta có M ∼= R/a, a = Ann(M). Suy ra S−1 M ∼= S−1 R/S−1 a. Do đó

Ann(S−1 M) = S−1 a = S−1 (Ann(M)).

Ta có điều phải chứng minh.

Hệ quả 2.4.1. Cho N, P là các môđun con của một R-môđun M. Nếu P hữu hạn sinh thì

S−1 (N : P) = (S−1 N : S−1 P).

Chứng minh. Ta có N : P ∼
= Ann((N + P)/N). Do đó, theo Mệnh đề 2.4.5 ta có
   
S−1 (N : P) ∼
= Ann S−1 (N + P)/N ∼ = Ann S−1 N + S−1 P /S−1 N ∼ = S−1 N : S−1 P.


Sau đây là một số tính chất địa phương môđun các thương.

Định nghĩa 2.4.4. Một tính chất P của một vành R (hoặc của một R-môđun M) được gọi là một
tính chất địa phương (local property) nếu điều sau đây thỏa:

R (hoặc M) có tính chất P ⇐⇒ với mỗi iđêan nguyên tố p, Rp (hoặc Mp ) có tính chất P.

Mệnh đề 2.4.6. Cho M là một R-môđun. Các điều sau đây tương đương:

(1) M = 0.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


24 2. Một số dạng môđun trên vành

(2) Mp = 0 với mỗi iđêan nguyên tố p của R.


(3) Mm = 0 với mỗi iđêan tối đại m của R.
Điều này chứng tỏ rằng tính chất "tầm thường" của mỗi môđun là một tính chất địa phương.
Chứng minh. Hiển nhiên ta có (1) =⇒ (2) =⇒ (3). Bây giờ giả sử (3) thỏa mãn, nhưng M 6= 0.
Suy ra tồn tại x ∈ M \ {0}. Xét iđêan a = Ann(x) của R. Dễ thấy a 6= R, do đó a được chứa trong
một iđêan tối đại m của R (?). Ta có x/1 ∈ Mm . Theo giả thiết ta có x/1 = 0/1, do đó tồn tại
s ∈ R \ m sao cho sx = 0 trong M. Suy ra tồn tại s 6∈ m sao cho s ∈ Ann(x). Điều này vô lý vì
Ann(x) ⊆ m.
Mệnh đề 2.4.7. Cho φ : M → N là một R-đồng cấu. Khi đó các điều sau tương đương:
(1) φ là một đơn cấu.
(2) φp : Mp → Np là một đơn cấu với mỗi iđêan nguyên tố p của R.
(3) φm : Mm → Nm là một đơn cấu với mỗi iđêan tối đại m của R.
Điều này chứng tỏ rằng tính chất đơn ánh của các đồng cấu giữa các R-môđun là một tính chất
địa phương. Tương tự, tính chất toàn ánh của các đồng cấu giữa các R-môđun cũng là một tính
chất địa phương.
Chứng minh. (1) =⇒ (2): giả sử m1 /s1 , m2 /s2 ∈ Mp sao cho φ(m1 )/s1 = φ(m2 )/s2 ∈ Np . Suy ra
tồn tại s ∈ R \ p sao cho s(s2 φ(m1 ) − s1 φ(m2 )) = 0 ⇐⇒ φ(ss2 m1 − ss1 m2 ) = 0. Do φ là một đơn
cấu nên s(s2 m1 − s1 m2 ) = 0. Tương đương m1 /s1 = m2 /s2 trong Mp .
Hiển nhiên (2) =⇒ (3).
(3) =⇒ (1): Bài tập 2.13.
Sau đây chúng tôi trình bày khái niệm "giá (support)" của một môđun.
Định nghĩa 2.4.5. Cho M là một R-môđun, R là một vành giao hoán có đơn vị. Giá (support)
của M, ký hiệu bởi Supp(M), được định nghĩa bởi
Supp(M) := {p ⊆ R|p nguyên tố, Mp 6= 0}.
Ta có một số tính chất sau của Supp(M).
Mệnh đề 2.4.8. (1) M 6= 0 ⇐⇒ Supp(M) 6= 0.
/
(2) Với mỗi iđêan I của R, ký hiệu
V (I) = {p nguyên tố |p ⊇ I}.
Chứng tỏ rằng V (I) = Supp(R/I).
S
(3) Nếu M = ∑i Mi thì Supp(M) = i Supp(Mi ).

(4) Nếu M là một R-môđun hữu hạn sinh thì Supp(M) = V (Ann(M)).
(5) Nếu M là một R-môđun hữu hạn sinh và I là một iđêan của R thì
Supp(M/IM) = V (I + Ann(M)).
Chứng minh. Bài tập 2.19.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 25

2.5 Vành và Môđun Noether


2.5.1 Tiểu sử Emmy Noether

Hình 2.1: Emmy Noether (1882-1935)

Amalie Emmy Noether (23.03.1882 - 14.04.1935) là một nhà toán học nữ người Đức, có
nhiều đóng góp lớn lao cho ngành Đại số trừu tượng và Vật lý lý thuyết. David Hilbert và Albert
Einstein cho rằng E. Noether là nhà toán học nữ có vai trò quan trọng nhất trong lịch sử Toán
học. E. Noether được sinh ra trong một gia đình Do thái, cha của bà là nhà toán học rất nổi tiếng,
Max Noether. Tên tuổi của Max Noether gắn với các định lý nổi tiếng trong Hình học Đại số, như
Định lý Brill-Noether, Định lý AF+BG, ...
Các công trình toán học của E. Noether có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1908-1919): trong giai đoạn này Bà đã có nhiều công trình quan trọng về Lý thuyết
bất biến đại số, Lý thuyết các trường số. Ngoài ra, Bà cũng có nhiều công trình quan trọng cho
Vật lý lý thuyết.
Giai đoạn 2 (1920-1926): giai đoạn này Bà đã có nhiều công trình quan trọng "làm thay đổi bộ
mặt của Đại số (trừu tượng)". Bà đã phát triển lý thuyết iđêan trong các vành giao hoán thành
một công cụ đắc lực, được sử dụng rộng rãi. Với điều kiện dây chuyền tăng, các vành và môđun
Noether gắn liền với tên tuổi của Bà.
Giai đoạn 3 (1927-1935): Bà công bố các công trình chuyên ngành về các đại số không giao hoán
và các số siêu phức, thống nhất Lý thuyết biểu diễn của nhóm với lý thuyết của môđun và iđêan.

2.5.2 Vành Noether


Trong phần này ta luôn giả sử R là một vành giao hoán, có đơn vị.

Định nghĩa 2.5.1. Cho R là một vành. R được gọi là một vành Noether nếu mỗi dãy tăng các

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


26 2. Một số dạng môđun trên vành

iđêan trong R
I1 ⊆ I2 ⊆ · · · ⊆ In ⊆ · · ·
dừng, tức là, tồn tại n0 : In = In0 , ∀n ≥ n0 .

Mệnh đề 2.5.1. Một vành R là Noether nếu và chỉ nếu mỗi tập con khác rỗng Ω gồm các iđêan
của R đều chứa một phần tử tối đại, tức là, tồn tại K ∈ Ω thỏa điều kiện, nếu K 0 ∈ Ω sao cho
K 0 ⊇ K thì K 0 = K.

Chứng minh. Giả sử R là một vành Noether và Ω là một tập con khác rỗng gồm các iđêan của
R. Giả sử rằng Ω không có phần tử tối đại. Với I1 ∈ Ω, do I1 không tối đại nên tồn tại I2 ∈ Ω
sao cho I1 ( I2 . Do I2 không tối đại nên tồn tại I3 ∈ Ω sao cho I2 ( I3 . Tiếp tục quá trình này ta
nhận được một dãy tăng ngặt không dừng các iđêan của R: I1 ( I2 ( I3 ( · · · , mâu thuẫn với tính
Noether của R.
Ngược lại, giả sử rằng mỗi tập con khác rỗng gồm các iđêan của R đều có phần tử tối đại và
I1 ⊆ I2 ⊆ · · · là một dãy các iđêan trong R. Xét Ω là tập hợp gồm các iđêan I1 , I2 , · · · . Theo giả
thiết, tồn tại iđêan tối đại In0 ∈ Ω. Khi đó với mọi n ≥ n0 , do In0 ⊆ In và In0 tối đại nên In0 = In .
Vì vậy R là Noether.

Mệnh đề 2.5.2. Một vành R là Noether nếu và chỉ nếu mọi iđêan của nó là hữu hạn sinh.

Chứng minh. Giả sử R là Noether và I ⊆ R là một iđêan. Ký hiệu Ω là tập hợp các iđêan hữu hạn
sinh chứa trong I. Do R là Noether nên tồn tại phần tử tối đại J trong Ω. Với mỗi a ∈ I, iđêan
hai + J ∈ Ω và hai + J ⊇ J. Do tính tối đại của J nên hai + J = J. Suy ra hai ⊆ J. Do đó a ∈ J,
tức là I ⊆ J. Vì vậy I = J là hữu hạn sinh.
Ngược lại, giả sử rằng mọi iđêan của R là hữu hạn sinh và I1 ⊆ I2 · · · là một dãy các iđêan trong
R. Rõ ràng I = ∪i≥1 Ii là một iđêan của R. Giả sử I = hx1 , · · · , xn i , ai ∈ I. Khi đó tồn tại một chỉ
số r sao cho xi ∈ Ir với mọi i = 1, · · · , n. Suy ra I = Ir . Khi đó với mọi n ≥ r, In ⊆ I = Ir . Vì vậy,
In = Ir với mọi n ≥ r, tức là R là Noether.

Chú ý 2.5.1. Từ các Mệnh đề 2.5.1 và 2.5.2 ta dẫn đến định nghĩa sau của vành Noether: Một
vành R là Noether nếu một trong 3 điều kiện tương đương sau đây thỏa mãn:

(1) Mọi dãy tăng I1 ⊆ I2 ⊆ · · · các iđêan của R đều dừng.

(2) Mọi tập con khác rỗng gồm các iđêan của R đều có phần tử tối đại.

(3) Mọi iđêan của R đều hữu hạn sinh.

Mệnh đề 2.5.3. Nếu R là Noether và I là một iđêan của R thì R/I là một vành Noether.

Chứng minh. Do mỗi iđêan của R/I tương ứng 1-1 với một iđêan của R chứa I nên ta có điều
phải chứng minh.

Ví dụ 2.5.1. (1) Mỗi trường là một vành Noether.

(2) Một vành chính là một vành Noether (suy ra từ Mệnh đề 2.5.2).

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 27

Định lý 2.5.1 (Định lý cơ sở của Hilbert). Nếu R là một vành Noether thì vành đa thức R[x]
cũng Noether.

Hệ quả 2.5.1. Nếu R là một vành Noether thì vành đa thức n biến R[x1 , · · · , xn ] cũng Noether.

* Ý nghĩa: Xét R = R, hoặc R = C, và xét vành đa thức R[x1 , · · · , xn ]. Nếu I ⊆ R[x1 , · · · , xn ] là


một iđêan của R[x1 , · · · , xn ] thì luôn tồn tại hữu hạn đa thức p1 , · · · , pm ∈ R[x1 , · · · , xn ] sao cho
I = hp1 , · · · , nm i. Điều này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu Đại số bằng máy tính (chuyên ngành
Đại số máy tính), các thuật toán liên quan đến các iđêan trong vành đa thức n biến đều dừng
(termination).

Chứng minh định lý cơ sở của Hilbert. Giả sử J ⊆ R[x] là một iđêan khác không của R[x]. Với
mỗi n ∈ N, ký hiệu In là tập hợp các hệ số bậc cao nhất của các đa thức bậc n trong J. Dễ thấy In
là một iđêan của R. Với mọi n ∈ N và với mọi an ∈ In , an là hệ số bậc cao nhất của đa thức p(x) =
an xn + · · · + a0 ∈ J. Khi đó xp(x) = an xn+1 + · · · + a0 x ∈ J. Do đó an ∈ In+1 . Suy ra In ⊆ In+1 , tức
là dãy các In là một dãy tăng các iđêan trong R. Do R Noether nên tồn tại m ∈ N sao cho In = Im
với mọi n ≥ m. Do R Noether nên với mỗi i ≤ m, Ii hữu hạn sinh. Giả sử Ii = hai1 , · · · , aini i , i ≤ m.
Giả sử mỗi ai j là hệ số bậc cao nhất của đa thức Pi j ∈ J, deg(Pi j ) = i, j = 1, · · · , ni . Ta chứng minh
rằng

J = Pi j i≤m, j=1,··· ,n .
i

Giả sử P ∈ J. Ta chứng minh bằng quy nạp theo deg(P) rằng P biểu diễn thành một tổ hợp tuyến
tính của các Pi j với các hệ số trên R[x].
Nếu deg(P) = 0 thì P ∈ I0 , do đó P là một tổ hợp tuyến tính của các a0 j , j = 1, · · · , n0 .
Giả sử deg(P) = t > 0 và a là hệ số bậc cao nhất của P. Nếu t ≤ m, a ∈ It = hat1 , · · · , atnt i. Khi
đó a = ∑nj=1
t
b j at j . Ta có

deg P − (b1 Pt1 + · · · + bnt Ptnt ) < t.

Rõ ràng đa thức này thuộc J, P − (b1 Pt1 + · · · + bnt Ptnt ) < deg(P), theo giả thiết quy nạp, đa
thức này biểu diễn tuyến tính qua các Pi j . Do đó P cũng thế.
Nếu t ≥ m thì It = Im . Do a ∈ It nên a = b1 am1 + · · · + bnm amnm . Đa thức

P − (b1 xt−m Pm1 + · · · + bnm xt−m Pmnm )

có bậc nhỏ hơn P, thuộc J, do đó theo giả thiết quy nạp, đa thức này biểu diễn tuyến tính qua Pi j .
Suy ra P cũng thế. Ta có điều phải chứng minh.

2.5.3 Iđêan nguyên sơ - Sự phân tích nguyên sơ


Định nghĩa 2.5.2. Một iđêan thực sự I ( R được gọi là bất khả quy nếu I không phân tích được
thành giao của hai iđêan thực sự chứa nó, có nghĩa rằng, nếu I = I1 ∩ I2 và I 6= I1 thì I = I2 .

Chú ý 2.5.2. Nếu I nguyên tố thì I bất khả quy.


Thật vậy, giả sử I = I1 ∩ I2 , I 6= I1 . Khi đó tồn tại y ∈ I1 , y 6∈ I. Với mọi x ∈ I2 , nếu x 6∈ I thì do I
nguyên tố nên xy 6∈ I. Tuy nhiên, xy ∈ I1 ∩ I1 = I, mâu thuẫn. Do đó x ∈ I, vì vậy I2 = I.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


28 2. Một số dạng môđun trên vành

Mệnh đề 2.5.4. Iđêan I của R là bất khả quy nếu và chỉ nếu iđêan 0 là bất khả quy trong R/I.

Chứng minh. Chú ý rằng nếu I10 , I20 là các iđêan của R/I thì I10 = I1 /I, I20 = I2 /I, trong đó I1 , I2 là
các iđêan của R chứa I. Cũng chú ý rằng I10 6= 0 ⇐⇒ I1 6= I; I10 ∩ I20 = 0 ⇐⇒ I1 ∩ I2 = I; I20 = 0 ⇐⇒
I2 = I. Do đó phát biểu suy ra từ định nghĩa của iđêan bất khả quy.

Ví dụ 2.5.2. Cho p ∈ Z là một số nguyên tố và n ∈ Z>0 . Khi đó pn Z là một iđêan bất khả quy
trong Z (Bài tập 2.20).

Định nghĩa 2.5.3. Một iđêan thực sự I của R được gọi là nguyên sơ nếu với ab ∈ I và a 6∈ I thì
tồn tại n ∈ Z>0 sao cho bn ∈ I.

Chú ý 2.5.3. Nếu I nguyên tố thì I nguyên sơ (n = 1 trong trường hợp này).

Tương tự như các iđêan bất khả quy, các iđêan nguyên sơ cũng có tính chất sau đây:

Mệnh đề 2.5.5. Iđêan I nguyên sơ trong R nếu và chỉ nếu iđêan 0 nguyên sơ trong R/I.
n
Chứng minh. ab ∈ I, a 6∈ I ⇐⇒ ab = 0, a 6= 0; ∃n : bn ∈ I ⇐⇒ ∃n : b = 0. Do đó ta có điều phải
chứng minh.

Mệnh đề 2.5.6. Một iđêan thực sự I của R là nguyên sơ nếu và chỉ nếu bất kỳ ước của không nào
trong R/I là lũy linh.

Chứng minh. Giả sử I ( R nguyên sơ và a ∈ R/I là một ước của không. Khi đó tồn tại 0 6= b ∈ R/I
sao cho ab = 0 trong R/I. Điều này tương đương với ab ∈ I, b 6∈ I. Do I nguyên sơ nên tồn tại
n ∈ N∗ sao cho an ∈ I. Suy ra an = 0 trong R/I, tức là a là lũy linh trong R/I.
Ngược lại, giả sử ab ∈ I, a 6∈ I. Khi đó ab = 0, a 6= 0. Tức là b là một ước của không của R/I.
n
Theo giả thiết tồn tại n ∈ N∗ sao cho b = 0. Suy ra bn ∈ I. Do đó I nguyên sơ.

Mệnh đề 2.5.7. Trong một vành Noether, mọi iđêan bất khả quy là nguyên sơ.

Chứng minh. Theo Mệnh đề 2.5.4 và Mệnh đề 2.5.5 ta chỉ cần chứng minh rằng nếu iđêan 0 bất
khả quy trong R thì nó nguyên sơ. Giả sử ab = 0, a 6= 0. Xét dãy tăng các iđêan của R

Ann(b) ⊆ Ann(b2 ) ⊆ · · · .

Do R Noether nên tồn tại n ∈ N∗ sao cho Ann(bn ) = Ann(bn+1 ). Khi đó 0 = hbn i ∩ hai. Thật vậy,
với x ∈ hbn i ∩ hai , giả sử x = bn c = ad, ta có bn+1 c = abd = 0. Suy ra c ∈ Ann(bn+1 ) = Ann(bn ).
Do đó x = cbn = 0.
Do iđêan 0 bất khả quy và hai 6= 0 nên hbn i = 0, do đó bn = 0. Vì vậy iđêan 0 là nguyên sơ.

Hệ quả 2.5.2. Trong một vành Noether mọi iđêan của R được phân tích thành giao của hữu hạn
iđêan nguyên sơ.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 29

Chứng minh. Nếu tồn tại một iđêan của R không phân tích được thành giao của hữu hạn iđêan
nguyên sơ, tập hợp Ω của tất cả các iđêan của R không phân tích được thành giao của hữu hạn
iđêan nguyên sơ là khác rỗng. Do R Noether nên tồn tại iđêan tối đại I ∈ Ω. Rõ ràng I không bất
khả quy, vì nếu không I nguyên sơ theo Mệnh đề 2.5.7. Do đó I = I1 ∩ I2 , với I 6= I1 và I 6= I2 .
Do tính tối đại của I nên I1 , I2 6∈ Ω. Suy ra I1 và I2 phân tích được thành giao của hữu hạn iđêan
nguyên sơ, do đó I cũng thế, mâu thuẫn với thực tế I ∈ Ω.

Hệ quả 2.5.2 cho ta định nghĩa sau:

Định nghĩa 2.5.4. Cho I là một iđêan trong vành Noether R. Theo Hệ quả 2.5.2, I phân tích được
dưới dạng
n
\
I= Qi , Qi nguyên sơ trong R.
i=1

Mỗi phân tích của I như trên được gọi là một sự phân tích nguyên sơ của I trong vành Noether
R.

Ví dụ 2.5.3. Giả sử n = pr11 · · · prmm là sự phân tích thành các thừa số nguyên tố của n ∈ Z. Khi đó
ri
nZ = m
T
i=1 pi Z là một sự phân tích nguyên sơ của iđêan nZ trong vành Noether Z (?).

Định nghĩa 2.5.5. Cho I là một iđêan trong vành R. Căn (radical) của I được định nghĩa bởi

I := Rad(I) := {r ∈ R|∃n ∈ N∗ : rn ∈ I}.

Khi đó I là một iđêan của R, chứa I(?).

Mệnh đề 2.5.8. Nếu I là một iđêan của vành Noether R thì tồn tại n ∈ N∗ sao cho ( I)n ⊆ I.
√ √ √
Chứng minh. Do I hữu hạn sinh nên tồn tại ai ∈ I, i = 1, · · · , r, sao cho I = ha1 , · · · , ar i.
Với mỗi i = 1, · · · , r, tồn tại ni ∈ N∗ sao cho ani i ∈ I. Giả sử l1 , · · · , lr là các số nguyên dương nhỏ
nhất sao cho
r
l1 + · · · + lr ≥ ∑ ni − (r − 1).
i=1

, r} sao cho li ≥ ni . Suy ra al11 · · · alrr ∈ I. Chọn n ≥ ∑ri=1 ni − (r − 1). Khi


Khi đó tồn tại i ∈ {1, · · · √
đó, do mỗi phần tử x ∈ ( I)n có dạng

x= ∑r ck1 ···kr ak11 · · · akr r


k1 +···+kr =n≥∑i=1 ni −(r−1)

nên x ∈ I. Vì vậy ( I)n ⊆ I. Ta có điều phải chứng minh.

Hệ quả 2.5.3. Trong một vành Noether√R, tập các phần tử lũy linh 0 của R tạo thành một iđêan
lũy linh, tức là tồn tại n ∈ N∗ sao cho ( 0)n = 0.

Chứng minh. Áp dụng Mệnh đề 2.5.8 cho iđêan I = 0.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


30 2. Một số dạng môđun trên vành


Mệnh đề 2.5.9. Nếu một iđêan I trong vành Noether R nguyên sơ thì I nguyên tố.
√ √ √
Chứng minh. Giả sử ab ∈ I. Khi đó tồn tại n ∈ N∗ sao cho (ab)n ∈ I. Nếu a 6∈ I thì √ an 6∈ I,
n ∗ n m nm
√ đó a 6∈ I. Do I nguyên sơ nên tồn tại m ∈ N sao cho (b ) = b ∈ I. Suy ra b ∈ I. Vì vậy
do
I nguyên tố.

Chú ý 2.5.4. Một

2 2 iđêan I sao cho I nguyên tố không
√ nhất thiết phải nguyên sơ. Thật vậy, xét
I = hxi ∩ x , y ⊆ k[x, y], k là một trường. Khi đó I = hxi nguyên tố, tuy nhiên I không nguyên
sơ (tích xy2 ∈ I, x 6∈ I, tuy nhiên (y2 )k 6∈ I với mọi k).

Mệnh đề 2.5.10. Nếu I là một iđêan với căn P = I thì I nguyên sơ nếu và chỉ nếu mọi ước của
không modulo I đều thuộc P.
Chứng minh. Suy ra từ định nghĩa của iđêan nguyên sơ và định nghĩa ước của không.
Định nghĩa 2.5.6. Giả sử P là một iđêan nguyên tố. Một iđêan nguyên sơ sao cho căn của nó
bằng P được gọi là iđêan P-nguyên sơ.
Mệnh đề 2.5.11. Nếu I và J là các iđêan P-nguyên sơ thì I ∩ J là một iđêan P-nguyên sơ.
√ √ √
Chứng minh. Ta có I ∩ J = I ∩ J = P. Do đó ta chỉ cần chứng minh rằng I ∩ J là nguyên
sơ. Giả sử ab ∈ I ∩ J, a 6∈ I ∩ J. Không
√ mất tính√ tổng quát ta có thể giả sử a 6∈ I. Khi đó tồn tại
n ∈ N∗ sao cho bn ∈ I. Khi đó bn ∈ I = P = J. Do đó tồn tại m ∈ N∗ sao cho (bn )m ∈ J. Khi
đó bnm ∈ I ∩ J. Vì vậy I ∩ J nguyên sơ. Ta có điều phải chứng minh.

Định nghĩa 2.5.7. Giả sử I = ni=1 Qi là một sự phân tích nguyên sơ của I. Nếu I 6= i6= j Qi với
T T
√ p
mọi j, và Qi 6= Q j với i 6= j thì sự phân tích này được gọi là tối tiểu
√ (tức là trong sự phân
tích nguyên sơ của I không thể bỏ đi bất kỳ iđêan nguyên sơ nào và các Qi đôi một phân biệt).
Định lý 2.5.2. Giả sử I = ni=1 Qi là một sự phân tích nguyên sơ tối tiểu của iđêan I trong vành
T

Noether R và P là một iđêan nguyên tố của R. Các điều sau đây là tương đương:
(i) Tồn tại i ∈ {1, · · · , n} sao cho Qi là P-nguyên sơ.
(ii) Tồn tại x ∈ R sao cho P = I : hxi.

Chứng minh. Giả sử Q1 là P-nguyên sơ, tức là Q1 = P. Do sự phân tích của I là tối tiểu nên
Tn Tn Tn
i=2 Qi 6= Q1 . Khi đó tồn tại y ∈ i=2 Qi , y 6∈ Q1 . Rõ ràng yQ1 ⊆ i=1 Qi = I. Do R Noether nên
theo Mệnh đề 2.5.8 tồn tại n sao cho Pn ⊆ Q1 . Khi đó yPn ⊆ yQ1 ⊆ I. Giả sử m là số nguyên
dương nhỏ nhất sao cho yPm ⊆ I. Khi đó yPm−1 * I. Do đó tồn tại x ∈ yPm−1 sao cho x 6∈ I. Ta
chứng minh rằng P = I : hxi. Thật vậy, với mọi z ∈ P, do x ∈ yPm−1 nên x = yt,t ∈ Pm−1 . Khi đó
xz = ytz ∈ yPm ⊆ I. Suy ra P ⊆ I : hxi. Ngược lại, với z ∈ I : hxi thì xz ∈ I. Do đó xz ∈ Q1 . Do
y ∈ ni=2 Qi nên hyi ∩ Q1 ⊆ I. Do√ x 6∈ I và x ∈ hyi nên x 6∈ Q1 . Do Q1 nguyên sơ nên tồn tại n ∈ N∗
T

sao cho zn ∈ Q1 . Suy ra z ∈ P = Q1 . Vì vậy I : hxi ⊆ P. Từ đó P = I : hxi.


Bây giờ giả sử tồn tại x ∈ R sao cho P = I : hxi. Khi đó P = ni=1 (Qi : hxi). Do P nguyên tố nên
T

P bất khả quy. Suy ra tồn tại i ∈ {1, · · · , n} sao cho P = Qi : hxi. Suy ra Qi ⊆ Qi : hxi = P. Suy ra

Qi ⊆ P. Hơn nữa, với mọi z ∈ P, xz ∈ Qi . Tuy nhiên √x 6∈ Qi , vì nếu không,
√ P = Qi : hxi = R, vô
lý. Vì vậy tồn tại n ∈ N∗ sao cho zn ∈ Qi , tức là z ∈ Qi . Từ đó P = Qi , tức là Qi là P-nguyên
sơ.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 31

Hệ quả 2.5.4. Nếu I = ni=1 Qi và I = m


T T 0
i=1 Qi là các phân tích nguyên
q sơ tối tiểu của I trong vành

Noether R thì n = m và tồn tại một hoán vị σ ∈ Sn sao cho Qi = Q0σ(i) với mọi i = 1, · · · , n.
Có nghĩa là, dù rằng có nhiều phân tích nguyên sơ tối tiểu của một iđêan trong vành Noether, tuy
nhiên số các iđêan nguyên sơ trong mỗi phân tích tối tiểu là như nhau, đồng thời, tập tất cả các
căn của các iđêan nguyên sơ là duy nhất.

Chứng minh. Với mỗi i = 1, · · · , n, Qi là Qi -nguyên sơ. Do đó theo Định lý 2.5.2, tồn tại x ∈ R
sao cho
m
Qi = I : hxi = (Q0i : hxi).
p \

i=1
√ √ q
Do Qi bất khả quy nên Qi = Q0σ(i) : hxi = Q0σ(i) (theo chứng minh của Định lý 2.5.2). Do
đó n ≤ m. Đổi vai trò của Qi cho Q0i ta nhận được m ≤ n. Suy
q ra m = n. Trong chứng minh này ta

cũng chứng minh được rằng với mỗi i = 1, · · · , n, Qi = Q0σ(i) , với σ ∈ Sn .

Hệ quả này cho ta định nghĩa sau:

I = ni=1 là một sự phân tích nguyên sơ tối tiểu của iđêan I trong vành
T
Định nghĩa 2.5.8. Nếu √
Noether R, ta gọi Pi := Qi là các iđêan nguyên tố liên kết (associated prime) với I hay iđêan
nguyên tố liên kết của R/I. Tập hữu hạn các iđêan nguyên tố liên kết với I được ký hiệu bởi
AssR (R/I). Đặc biệt, Ass(R) ký hiệu cho tập tất cả các iđêan nguyên tố liên kết của R (hay, liên
kết với iđêan 0).
Theo Định lý 2.5.2, mỗi iđêan nguyên tố liên kết với I có dạng I : hxi, trong đó x ∈ R.

Kết quả sau cho ta một cách nhìn khác về các ước của không trong một vành (thương) Noether,
liên hệ với các iđêan nguyên tố liên kết của nó.

Mệnh đề 2.5.12. Giả sử I ( R là một iđêan trong vành Noether R. Khi đó phần tử z ∈ R là một
ước của không modulo I nếu và chỉ nếu z chứa trong một iđêan nguyên tố liên kết P nào đó của
R/I.

Chứng minh. Giả sử I = ni=1 Qi là một sự phân tích nguyên sơ tối tiểu của I và z ∈ R là một ước
T

của không modulo I. Khi đó tồn tại x 6∈ I sao cho xz ∈ I. Do √ x 6∈ I nên tồn tại i ∈ {1, · · · , n} sao
cho x 6∈ Qi , trong khi xz ∈ Qi . Do Qi nguyên sơ nên z ∈ P := Qi ∈ Ass(R/I).
Ngược lại, giả sử tồn tại P ∈ Ass(R/I) sao cho z ∈ P. Theo trên ta biết rằng P = I : hxi, x ∈ R. Rõ
ràng x 6∈ I (vì P 6= R), hơn nữa xz ∈ I. Điều đó có nghĩa là z là một ước của không modulo I.

Hệ quả 2.5.5. Ký hiệu bởi Z (R) tập tất cả các ước của không trong R. Khi đó
[
Z (R) = P.
P∈Ass(R)

Chứng minh. Suy ra từ Mệnh đề 2.5.12, với I = 0.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


32 2. Một số dạng môđun trên vành

Định nghĩa 2.5.9. Cho I là một iđêan trong vành Noether R. Một iđêan nguyên tố P ⊇ I được
gọi là tối tiểu của I nếu không tồn tại iđêan nguyên tố nào chứa I mà thực sự chứa trong P (tức
là, nếu P0 nguyên tố, I P0 ⊆ P, thì P0 = P).
Kết quả sau đây khẳng định rằng mỗi iđêan nguyên tố tối tiểu của I là một iđêan nguyên tố
liên kết với I.
Mệnh đề 2.5.13. Một iđêan thực sự I của vành Noether R chỉ có hữu hạn iđêan nguyên tố tối
tiểu, toàn bộ đều liên kết với I. Như thế tập tất cả các iđêan nguyên tố tối tiểu của I là một tập
hữu hạn, được ký hiệu bởi MinAss(R/I), và
MinAss(R/I) ⊆ Ass(R/I).
Tn
Chứng minh. Giả sử I = i=1 Qi là một sự phân tích nguyên sơ tối√tiểu của I và P ∈ MinAss(R/I).
Do P√⊇ I nên tồn tại i ∈ {1, · · · , n} sao cho P ⊇ Qi . Suy ra P ⊇ Qi . Do tính tối tiểu của P nên
P = Qi ∈ Ass(R/I). Vì vậy MinAss(R/I) ⊆ Ass(R/I). Do Ass(R/I) là một tập hữu hạn nên
MinAss(R/I) cũng là một tập hữu hạn.
Chú ý 2.5.5. Bao hàm thức ở trên
là thực
sự, tức là, tồn tại các iđêan nguyên tố liên kết không
tối tiểu. Thật vậy, xét I = hxi ∩ x2 , y2 ⊆ k[x] (k là một trường). Khi đó hx, yi ∈ Ass(k[x]/I)
p
(hx, yi = hx2 , y2 i). Tuy nhiên hx, yi không tối tiểu, vì I ( hxi ( hx, yi.
Iđêan nguyên tố liên kết của R/I mà không tối tiểu được gọi iđêan nguyên tố nhúng của I
(embedded prime ideal).

Định lý 2.5.3. Giả sử I = ni=1 Qi là một sự phân tích nguyên sơ tối tiểu của I. Nếu Qi tối tiểu
T
S √
thì Qi = s6∈ Qi (I : s).
p
Chứng minh. Đặt Pj := Q j , j = 1, · · · , n. Giả sử a ∈ Qi . Ta chỉ cần chứng minh rằng j6=i Q j *
T

Pi , bởi vì khi đó tồn tại s ∈ j6=i Q j , s 6∈ Pi . Do đó as ∈ I, s 6∈ Pi , tức là tồn tại s 6∈ Pi sao cho
T

a ∈ I : s. Điều đó có nghĩa là Qi ⊆ s6∈√Qi (I : s).


S

Ta chứng minh j6=i Q j * Pi bằng phản chứng. Nếu tồn tại j 6= i sao cho j6=i Q j ⊆ Pi thì tồn tại
T T

j 6= i sao cho Q j ⊆ Pi . Suy ra Pj ⊆ Pi . Do Pi tối tiểu nên Pj = Pi . Tuy nhiên điều này mâu thuẫn
với sự phân tích tối tiểu của I. Do đó j6=i Q j * Pi , vì vậy, Qi ⊆ s6∈√Qi (I : s).
T S

Bây giờ ta chứng minh bao hàm thức ngược lại. Giả sử z ∈ I : s, s 6∈ Pi . Khi đó zs ∈ I ⊂ Qi
với s 6∈ Pi . Theo Mệnh đề 2.5.10, s không là ước của không modulo Qi . Do đó z ∈ Qi , tức là
S √
s6∈ Qi (I : s) ⊆ Qi . Ta có điều phải chứng minh.

Kết quả sau đây có thể xem như là sự duy nhất của phân tích nguyên sơ tối tiểu của một iđêan.
Hệ quả sử I = ni=1 Qi = ni=1 Q
T 0 là các phân tích nguyên sơ tối tiểu của iđêan I sao
T
√ 2.5.6.
p Giả √ i
cho Qi = Q0i với chỉ số i nào đó. Nếu Qi = Q0i là các iđêan nguyên tố tối tiểu của I thì
p

Qi = Q0i .
Chứng minh. Từ Định lý 2.5.3 ta suy ra
(I : s) = Q0i .
[ [
Qi = (I : s) =
√ √
s6∈ Qi s6∈ Q0i

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 33

Ta định nghĩa khái niệm iđêan nguyên tố liên kết với một môđun.
Định nghĩa 2.5.10. Một iđêan nguyên tố p của R được gọi là liên kết với R-môđun M nếu tồn
tại x ∈ M sao cho p = Ann(x). Đặc biệt, do p 6= R nên x 6= 0.
Hơn nữa ta có
Mệnh đề 2.5.14. Cho M là một R-môđun khác không. Giả sử p là phần tử tối đại trong số các
iđêan mà là linh hóa tử của các phần tử khác không trong M. Khi đó p nguyên tố.
Chứng minh. Giả sử p = Ann(x), x ∈ M \{0}. Khi đó p 6= R. Giả sử a, b ∈ R sao cho ab ∈ p, a 6∈ p.
Khi đó ax 6= 0. Ta có p ⊆ hb, pi ⊆ Ann(ax). Do tính tối đại của p nên p = hb, pi = Ann(ax). Suy
ra b ∈ p. Do đó p nguyên tố.
Hệ quả 2.5.7. Cho M là một môđun khác không trên vành Noether R. Khi đó tồn tại một iđêan
nguyên tố liên kết với M.
Chứng minh. Ký hiệu Ω là tập hợp các iđêan mà là linh hóa tử của một phần tử khác không trong
M. Do M khác không nên Ω 6= 0. / Do R Noether nên Ω có phần tử tối đại p. Theo Mệnh đề 2.5.14
thì p nguyên tố, và p = Ann(x), x ∈ M, x 6= 0. Suy ra p là iđêan nguyên tố liên kết với M.
Mệnh đề 2.5.15. Cho R là một vành Noether, a ∈ R; M là một R-môđun. Khi đó aM : M →
M, x 7→ ax, là một đơn cấu nếu và chỉ nếu a không thuộc vào bất kỳ iđêan nguyên tố liên kết nào
của M.
Chứng minh. Giả sử aM không phải là một đơn cấu. Khi đó tồn tại x ∈ M, x 6= 0, sao cho ax = 0.
Theo Hệ quả 2.5.4 tồn tại p là iđêan nguyên tố liên kết của M, p = Ann(x), a ∈ p.
Ngược lại, giả sử aM là một đơn cấu. Khi đó a không thể triệt tiêu các phần tử khác không của
M, do đó a không thuộc bất kỳ iđêan nguyên tố liên kết nào của M.
Mệnh đề 2.5.16. Cho R là một vành Noether và M là một R-môđun. Giả sử a ∈ R. Khi đó các
điều sau là tương đương:
(1) aM lũy linh địa phương, tức là với mỗi x ∈ M, tồn tại n(x) ∈ N∗ sao cho an(x) x = 0.

(2) a nằm trong mọi iđêan nguyên tố liên kết với M.

(3) a nằm trong mọi iđêan nguyên tố p sao cho Mp 6= 0.


Nếu p là một iđêan nguyên tố sao cho Mp 6= 0 thì p chứa một iđêan nguyên tố liên kết với M.
Chứng minh. Dễ thấy rằng phát biểu cuối cùng là hệ quả của quan hệ (2) =⇒ (3). Say đây ta lần
lượt chứng minh các quan hệ:
(1) =⇒ (2) : Giả sử p = Ann(x), x ∈ M, x 6= 0, là một iđêan nguyên tố bất kỳ liên kết với M. Theo
(1), tồn tại n(x) ∈ N∗ sao cho an(x) x = 0, tức là an(x) ∈ p. Do p nguyên tố nên a ∈ p.
(2) =⇒ (3) : Giả sử p là một iđêan nguyên tố sao cho Mp 6= 0. Khi đó tồn tại x ∈ M sao cho
hxip 6= 0. Theo Hệ quả 2.5.4, tồn tại một iđêan nguyên tố q trong R liên kết với hxip . Do đó tồn
tại phần tử y/s ∈ hxip , y/s 6= 0, trong đó y ∈ hxi , s 6∈ p, sao cho q = Ann(y/s).

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


34 2. Một số dạng môđun trên vành

Ta có q ⊆ p, bởi vì nếu ngược lại, tồn tại b ∈ q, b 6∈ p. Khi đó by/s = 0, b 6∈ p. Theo định nghĩa,
y/s = 0 trong hxip , mâu thuẫn.
Mặt khác, q liên kết với M. Thật vậy, giả sử b1 , · · · , bn là các phần tử sinh của M. Với mỗi
i = 1, · · · , n, bi ∈ q = Ann(y/s), do đó tồn tại si 6∈ p sao cho si bi y = 0. Đặt t = s1 · · · sn . Khi đó
t 6∈ p và q = Ann(ty)(?). Điều đó chứng tỏ rằng q liên kết với M và q ⊆ p. Do (2), a ∈ q. Suy ra
a ∈ p.
(3) =⇒ (1) : giả sử a nằm trong mọi iđêan nguyên tố p sao cho Mp 6= 0 mà aM không lũy
linh địa phương. Khi đó tồn tại x ∈ M sao cho với mọi số tự nhiên n ∈ N∗ , an x 6= 0. Ký hiệu
S = {1, a, a2 , · · · , an , · · · }. Khi đó S là một tập đóng nhân. Hơn nữa, tồn tại một iđêan p là tối đại
trong số các iđêan không giao với S (tức là, p ⊆ R \ S), iđêan này là nguyên tố (Bài tập 2.15). Do
x/1 ∈ hxip , x/1 6= 0/1, nên hxip 6= 0. Suy ra Mp 6= 0 mà a 6∈ p (do a ∈ S), mâu thuẫn. Ta có điều
phải chứng minh.

Hệ quả 2.5.8. Cho R là một vành Noether; M là một R-môđun. Khi đó các điều sau đây tương
đương:

(1) Tồn tại chỉ một iđêan nguyên tố liên kết với M.

(2) M 6= 0, và với mọi a ∈ R, đồng cấu aM hoặc đơn cấu hoặc lũy linh địa phương.

Nếu các điều kiện này xảy ra, tập tất cả các phần tử a ∈ R sao cho aM lũy linh địa phương bằng
với iđêan nguyên tố liên kết với M.

Chứng minh. (1) =⇒ (2) : Giả sử p là iđêan nguyên tố liên kết duy nhất của M. Khi đó rõ ràng
M 6= 0. Với a ∈ R, nếu aM không phải đơn cấu thì theo Mệnh đề 2.5.15, a ∈ p. Mệnh đề 2.5.16
suy ra aM lũy linh địa phương.
(2) =⇒ (1) : Nếu M 6= 0 thì theo Hệ quả 2.5.4, M có một iđêan nguyên tố liên kết p. Ta chứng
minh rằng p là duy nhất. Thật vậy, giả sử tồn tại iđêan nguyên tố liên kết q của M sao cho p 6= q.
Khi đó tồn tại a ∈ p, a 6∈ q. Khi a 6∈ q thì theo Mệnh đề 2.5.16, aM không lũy linh địa phương.
Mặt khác, a ∈ p nên theo Mệnh đề 2.5.15 aM không phải là đơn cấu. Điều này mâu thuẫn với
(2).

Mệnh đề 2.5.17. Cho N là một môđun con của một R-môđun M. Khi đó nếu p liên kết với N thì
p liên kết với M. Ngược lại, nếu p liên kết với M thì p liên kết với N hoặc M/N.

Chứng minh. Phát biểu đầu tiên là hiển nhiên. Ngược lại, giả sử p liên kết với M. Khi đó p nguyên
tố, và tồn tại x ∈ M, x 6= 0 sao cho p = Ann(x).
Nếu hxi ∩ N = 0 thì hxi đẳng cấu với một môđun con của M/N, do đó p liên kết với M/N.
Bây giờ giả sử hxi ∩ N 6= 0. Khi đó tồn tại y = ax ∈ N, y 6= 0, a ∈ R. Ta chứng minh rằng p =
Ann(y). Thật vậy, với z ∈ p thì zx = 0. Do đó zy = zax = 0, tức là z ∈ Ann(y). Ngược lại, giả sử
zy = 0. Suy ra zax = 0, tức là za ∈ p. Tuy nhiên ax = y 6= 0, do đó a 6∈ p. Suy ra z ∈ p. Điều đó
chứng tỏ p liên kết với N. Ta có điều phải chứng minh.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 35

2.5.4 Môđun Noether


Định nghĩa 2.5.11. Cho R là một vành, không nhất thiết phải Noether. Một R-môđun M được
gọi là Noether nếu nó thỏa mãn một trong ba điều kiện tương đương sau:
(i) Bất kỳ tập con khác rỗng gồm các môđun con của M đều chứa một phần tử tối đại.

(ii) Mọi dãy tăng các môđun con của M đều dừng.

(iii) Mọi môđun con của M đều hữu hạn sinh.


Chứng minh của các quan hệ tương đương này giống như ở Mệnh đề 2.5.1 và Mệnh đề 2.5.2.
Mệnh đề 2.5.18. Cho M là một R-môđun và N là một môđun con của M. Các điều sau đây là
tương đương:
(i) M là Noether.

(ii) N và M/N là Noether.


Chứng minh. Quan hệ (i) =⇒ (ii) suy ra từ thực tế rằng tập các môđun con của M/N tương ứng
1-1 với tập các môđun con của M chứa N.
Bây giờ ta chứng minh cho quan hệ (ii) =⇒ (i). Giả sử M1 ⊆ M2 ⊆ · · · là một dãy các môđun con
của M. Khi đó
M1 ∩ N ⊆ M2 ∩ N ⊆ · · ·

(M1 + N)/N ⊆ (M2 + N)/N ⊆ · · ·
là các dãy môđun con của N và M/N. Do tính Noether của N và M/N, các dãy trên đều dừng.
Do đó tồn tại một chỉ số n sao cho

Mn ∩ N = Mn+1 ∩ N và (Mn + N)/N = (Mn+1 + N)/N ⇐⇒ Mn /(Mn ∩ N) = Mn+1 /(Mn+1 ∩ N).

Suy ra Mn = Mn+1 . Do đó M là Noether.


Một kết quả tổng quát hơn có thể xem ở Mệnh đề 2.7.2.
Mệnh đề 2.5.19. Giả sử Mi , i = 1, · · · , n, là các R-môđun con. Khi đó
n
M
Mi Noether ⇐⇒ Mi Noether ∀i = 1, · · · , n.
i=1

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh mệnh đề cho n = 2. Phát biểu cho n ≥ 2 suy ra từ trường
hợp n = 2 bằng phương pháp quy nạp theo n.
Xét phép chiếu p1 : M1 M2 → M1 , x1 + x2 → x1 . Dễ thấy p1 là một toàn cấu. Hơn nữa,
L

Ker(p1 ) = M2 . Theo Định lý nhân tử hóa (Định lý 1.4.1), (M1 M2 )/M2 ∼


L
= M1 . Do đó, theo
Mệnh đề 2.5.18, M1 M2 Noether nếu và chỉ nếu M2 = Ker(p1 ) và M1 ∼
L L
= (M1 M2 )/M2
Noether. Ta suy ra điều phải chứng minh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


36 2. Một số dạng môđun trên vành

Mệnh đề 2.5.20. Nếu một tự đồng cấu trên một môđun Noether M là toàn cấu thì nó là một đẳng
cấu.

Chứng minh. Giả sử u : M → M là một toàn cấu. Khi đó un cũng là một toàn cấu với mọi n > 0.
Ta có dãy tăng các môđun con của M:

Ker(u) ⊆ Ker(u2 ) ⊆ · · ·

Do M Noether nên dãy trên dừng, tức là tồn tại n ∈ N∗ sao cho Ker(un ) = Ker(un+1 ). Khi đó, với
x ∈ Ker(u), tồn tại y ∈ M sao cho x = un (y) (do un là một toàn cấu). Khi đó

0 = u(x) = un+1 (y).

Suy ra y ∈ Ker(un+1 ) = Ker(un ). Do đó x = un (y) = 0. Vì vậy Ker(u) = 0, tức là u là một đơn


cấu. Suy ra u là một đẳng cấu.

Mệnh đề 2.5.21. Cho V là một k-không gian vectơ. Khi đó hai điều sau đây tương đương:

(1) V hữu hạn chiều.

(2) V là một K-môđun Noether.

Chứng minh. (1) =⇒ (2) : Giả sử dimV = n. Để ý rằng nếu L1 ( L2 là các không gian vectơ con
của V thì dim L1 < dim L2 < dimV . Do đó, nếu ta có một dãy tăng ngặt các không gian vectơ con
của V
L0 ( L1 ( L2 ( · · · ( Lm
thì m ≤ n. Điều này chứng tỏ rằng V Noether.
(2) =⇒ (1) : Giả sử V là một K-môđun Noether mà V không hữu hạn chiều. Khi đó tồn tại một
dãy vô hạn các phần tử của V là {vi }i∈N , sao cho với mỗi n ∈ N, dãy {vi }ni=1 độc lập tuyến tính.
Với mỗi n ∈ N, xét Ln = hv1 , · · · , vn ik . Khi đó ta có dãy tăng vô hạn sau của các không gian vectơ
con của V :
L1 ( L2 ( · · · ( Ln ( Ln+1 ( · · · .
Điều này chứng tỏ rằng V không Noether, mâu thuẫn.

Mệnh đề 2.5.22. Cho R là một vành Noether và M là một R-môđun hữu hạn sinh. Khi đó M là
Noether.

Chứng minh. Giả sử M = hx1 , · · · , xn iR . Xét ánh xạ


n
ϕ : Rn → M, (a1 , · · · , an ) 7→ ∑ ai xi .
i=1

Dễ thấy ϕ là một toàn cấu. Suy ra M ∼


= Rn /Ker(ϕ). Do R Noether nên Rn cũng Noether, suy ra
Rn /Ker(ϕ) cũng Noether. Do đó M là Noether.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 37

Các kết quả tổng quát hơn về quan hệ giữa tính Noether của vành và các môđun hữu hạn sinh
trên nó có thể tìm thấy ở Bài tập 2.23 và Bài tập 2.24.
Sau đây chúng tôi trình bày khái niệm môđun con nguyên sơ và sự phân tích nguyên sơ của các
môđun con của một môđun Noether.

Định nghĩa 2.5.12. Cho M là một R-môđun. Một môđun con Q của M được gọi là nguyên sơ
nếu Q 6= M và nếu cho a ∈ R, đồng cấu aM/Q : M/Q → M/Q, x 7→ ax, hoặc là đơn cấu, hoặc là
lũy linh. Điều này có nghĩa rằng, với a ∈ R, x ∈ M sao cho ax ∈ Q, nếu x 6∈ Q thì tồn tại n ∈ N∗
sao cho an ∈ Q.

Mệnh đề 2.5.23. Cho Q là một môđun con nguyên sơ của một R-môđun M. Ký hiệu p là tập
hợp gồm các phần tử a ∈ R sao cho aM/Q lũy linh. Khi đó p là một iđêan nguyên tố, gọi là iđêan
nguyên tố thuộc vào Q, ta còn nói Q là p-nguyên sơ.

Chứng minh. Dễ chứng minh p là một iđêan của R. Ta chứng minh p nguyên tố. Giả sử a, b ∈ R
sao cho ab ∈ p, a 6∈ p. Do (ab)M/Q lũy linh nên tồn tại số nguyên dương m sao cho (ab)m
M/Q = 0.
Suy ra am bm x = 0 với mọi x ∈ M/Q. Mặt khác, do a 6∈ p nên aM/Q là một đơn cấu, do đó am
M/Q
cũng là một đơn cấu. Từ đó suy ra bm x = 0 với mọi x ∈ M/Q. Điều đó có nghĩa rằng bM/Q lũy
linh, tức là b ∈ p. Do đó p nguyên tố.

Mệnh đề 2.5.24. Cho M là một R-môđun; Q1 , · · · , Qr là các môđun con của M, là p-nguyên sơ
với cùng một iđêan nguyên tố p. Khi đó Q1 ∩ Q2 ∩ · · · ∩ Qr cũng là p-nguyên sơ.

Chứng minh. Ký hiệu Q = Q1 ∩ Q2 ∩ · · · ∩ Qr . Với a ∈ p, ta chứng minh aM/Q lũy linh. Với mỗi
i = 1, · · · , r, tồn tại ni ∈ N∗ sao cho anM/Q
i
i
= 0. Ký hiệu n = maxi=1,··· ,r ni . Khi đó, với mọi x ∈ M,
n
do a x ∈ Qi , i = 1, · · · , r, nên a x ∈ Qi với mọi i = 1, · · · , r. Suy ra anM/Q = 0, tức là aM/Q lũy
i n

linh. Vì vậy Q là p-nguyên sơ.


Ngược lại, giả sử a 6∈ p. Giả sử x ∈ M, x 6∈ Q j với j nào đó. Khi đó an x 6∈ Q j với mọi số nguyên
dương n. Suy ra aM/Q là một đơn ánh. Ta có điều phải chứng minh.

Định nghĩa 2.5.13. Cho N là một môđun con của một R-môđun M. Nếu N viết được thành giao
hữu hạn các môđun con nguyên sơ của M,

N = Q1 ∩ Q2 ∩ · · · Qr ,

thì biểu diễn này được gọi là một sự phân tích nguyên sơ của N.
Từ Mệnh đề 2.5.24, bằng việc nhóm các Qi theo các iđêan nguyên tố thuộc vào chúng (bằng việc
xét giao của các môđun con có cùng một iđêan nguyên tố thuộc vào chúng), ta nhận được một sự
phân tích nguyên sơ khác của N từ sự phân tích nguyên sơ này sao cho các iđêan nguyên tố thuộc
vào mỗi môđun con nguyên sơ là phân biệt.
Một sự phân tích nguyên sơ của môđun con N như trên được gọi là thu gọn (reduced), hay tối
tiểu (minimal) nếu các iđêan nguyên tố p1 , · · · , pr thuộc vào các môđun con nguyên sơ Q1 , · · · , Qr
phân biệt nhau và N không thể biểu diễn thành giao của một họ con thực sự của các môđun con

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


38 2. Một số dạng môđun trên vành

nguyên sơ {Q1 , · · · , Qr }.
Bằng việc xóa đi một số môđun con nguyên sơ, ta thấy rằng nếu N có một sự phân tích nguyên
sơ thì N sẽ có một sự phân tích nguyên sơ thu gọn.
Giả sử Q1 ∩ Q2 ∩ · · · Qr = N là một sự phân tích nguyên sơ thu gọn của N, pi thuộc vào Qi ,
i = 1, · · · , r. Nếu pi không chứa bất kỳ p j nào (với j 6= i) thì pi được gọi là cô lập (isolated). Do
đó các iđêan nguyên tố cô lập là tối tiểu trong số các iđêan nguyên tố thuộc vào các môđun con
nguyên sơ.

Trước hết ta chứng minh sự tồn tại của sự phân tích nguyên sơ của một môđun con của một
R-môđun Noether M.

Mệnh đề 2.5.25. Cho M là một R-môđun Noether; N là một môđun con của M. Khi đó tồn tại
một sự phân tích nguyên sơ (do đó thu gọn) của N.

Chứng minh. Ký hiệu Ω là tập hợp các môđun con của M không có bất kỳ một sự phân tích
nguyên sơ nào. Nếu Ω 6= 0, / do M Noether nên Ω có phần tử tối đại, ký hiệu phần tử này là N.
Khi đó N không nguyên sơ, do đó tồn tại a ∈ R sao cho aM/N không là đơn ánh cũng không lũy
linh. Ta có dãy tăng sau các môđun con của M/N:

Ker(aM/N ) ⊆ Ker(a2M/N ) ⊆ Ker(a3M/N ) ⊆ · · · ,

do đó dừng, chẳng hạn tại Ker(arM/N ). Đặt ϕ := arM/N . Khi đó Ker(ϕ) = Ker(ϕ2 ). Suy ra Ker(ϕ)∩
Im(ϕ) = {0}(?) trong M/N, trong đó cả Ker(ϕ) và Im(ϕ) đều khác 0(?). Lấy nghịch ảnh của
Ker(ϕ) và Im(ϕ) qua toàn cấu p : M → M/N ta nhận được N là giao của hai môđun con của M,
cả hai môđun con đều khác N. Do N là tối đại trong Ω nên suy ra cả hai môđun con này của M
đều không thuộc Ω, tức là hai môđun con này có sự phân tích nguyên sơ. Suy ra N cũng có sự
phân tích nguyên sơ, mâu thuẫn. Ta có điều phải chứng minh.

Mệnh đề 2.5.26. Cho M là một môđun hữu hạn sinh trên vành Noether R. Một môđun con Q
của M là nguyên sơ nếu và chỉ nếu M/Q chỉ có duy nhất một iđêan nguyên tố liên kết p, và trong
trường hợp này, Q là p-nguyên sơ.

Chứng minh. Theo định nghĩa, Q nguyên sơ nếu và chỉ nếu Q 6= M, và với mọi a ∈ R, aM/Q hoặc
đơn cấu, hoặc lũy linh. Suy ra, M/Q 6= 0, và với mọi a ∈ R, aM/Q hoặc là đơn cấu, hoặc là lũy
linh địa phương. Theo Mệnh đề 2.5.8, M/Q chỉ có một iđêan nguyên tố liên kết duy nhất p.
Ngược lại, giả sử M/Q chỉ có duy nhất một iđêan nguyên tố liên kết p. Theo Mệnh đề 2.5.8,
Q 6= M, và với mọi a ∈ R, aM/Q hoặc là đơn cấu, hoặc là lũy linh địa phương. Ta biết rằng nếu
N là một môđun hữu hạn sinh thì đồng cấu aN : N → N là lũy linh địa phương nếu và chỉ nếu nó
là lũy linh (?). Khi M hữu hạn sinh, M/Q hữu hạn sinh, do đó aM/Q đơn cấu hoặc lũy linh. Theo
định nghĩa, Q là một R-môđun con nguyên sơ của M.
Bây giờ ta chứng minh rằng trong trường hợp này Q là p-nguyên sơ. Thật vậy, với a ∈ p, theo
Mệnh đề 2.5.16, aM/Q lũy linh địa phương. Tuy nhiên, do M/Q hữu hạn sinh nên aM/Q lũy linh.
Vì vậy Q là p-nguyên sơ.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.5. Vành và Môđun Noether 39

Định lý 2.5.4. Cho M là một môđun Noether trên vành Noether R. Khi đó mỗi iđêan nguyên tố
liên kết với M chính xác là một iđêan nguyên tố thuộc vào một trong số các môđun nguyên sơ
trong một sự phân tích nguyên sơ thu gọn của môđun 0 trong M. Đặc biệt, tập các iđêan nguyên
tố liên kết với M là hữu hạn.
Chứng minh. Giả sử 0 = Q1 ∩ · · · ∩ Qr là một sự phân tích nguyên sơ thu gọn của 0 trong M. Ta
có đơn cấu
r
M
M→ M/Qi .
i=1

Do M Noether nên M hữu hạn sinh, do đó, theo Mệnh đề 2.5.26, mỗi M/Qi chỉ có duy nhất một
iđêan nguyên tố liên kết pi , và pi thuộc vào Qi . Đơn cấu trên suy ra rằng M đẳng cấu với một
môđun con của ri=1 M/Qi . Do đó, nếu p là một iđêan nguyên tố liên kết với M thì p liên kết với
L

một M/Qi nào đó(?). Do đó tồn tại Qi sao cho p là Qi -nguyên sơ.
Ngược lại, giả sử pi là Qi -nguyên sơ, i = 1, · · · , r. Ta chứng minh p1 liên kết với M. Việc chứng
minh các pi liên kết với M được thực hiện tương tự.
Đặt N = Q2 ∩ · · · ∩ Qr . Do sự phân tích nguyên sơ của 0 là thu gọn, ta có N 6= 0, do đó theo Hệ
quả , N có ít nhất một iđêan nguyên tố liên kết. Ta có

N = N/(N ∩ Q1 ) ∼
= (N + Q1 )/Q1 ⊆ M/Q1 .

Do đó theo Mệnh đề 2.5.17, mỗi iđêan nguyên tố liên kết với N là một iđêan nguyên tố liên kết
với M/Q1 , đó chính là p1 theo Mệnh đề 2.5.26. Suy ra p1 cũng liên kết với M. Ta có điều phải
chứng minh.
Áp dụng Định lý 2.5.4 ta có thêm mô tả về tập các ước của không của một vành Noether (xem
Hệ quả 2.5.5).
Hệ quả 2.5.9. Cho R là một vành Noether. Khi đó
[
Z (R) = pi ,
Qi là pi −nguyên sơ

trong đó 0 = Q1 ∩ · · · ∩ Qr là một sự phân tích nguyên sơ thu gọn của môđun 0 trong R-môđun R.
Chứng minh. Ta có a ∈ Z (R) nếu và chỉ nếu aR không phải là đơn ánh. Theo Mệnh đề 2.5.15,
điều này tương đương với việc a thuộc vào một iđêan nguyên tố nào đó liên kết với R. Định lý
2.5.4 suy ra rằng, a thuộc vào một trong số các pi . Ta có điều phải chứng minh.
Chú ý 2.5.6. Giả sử N là một môđun con của một R-môđun M. Ký hiệu p : M → M/N. Với
Q ≤ M/N, ta ký hiệu Q := p−1 (Q). Theo định nghĩa, Q nguyên sơ nếu và chỉ nếu Q nguyên sơ,
hơn nữa, nếu cả hai nguyên sơ thì iđêan nguyên tố thuộc vào chúng trùng nhau. Hơn nữa, nếu
N = Q1 ∩ · · · Qr là một sự phân tích nguyên sơ của N trong M thì (0) = Q1 ∩ Q2 ∩ · · · ∩ Qr là một
sự phân tích nguyên sơ của (0) trong M. Hơn nữa, do các iđêan nguyên tố thuộc vào Q và Q trùng
nhau nên sự phân tích của N trong M là thu gọn nếu và chỉ nếu sự phân tích của (0) trong M thu
gọn.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


40 2. Một số dạng môđun trên vành

Sau đây ta chứng minh rằng sự phân tích nguyên sơ thu gọn của mỗi môđun con của một
môđun Noether là duy nhất.

Định lý 2.5.5. Giả sử N là một môđun con của một R-môđun Noether M và giả sử rằng

N = Q1 ∩ Q2 ∩ · · · ∩ Qr = Q01 ∩ Q02 ∩ · · · ∩ Q0s

là các sự phân tích nguyên sơ thu gọn của N. Khi đó r = s, hơn nữa tập các iđêan nguyên tố thuộc
vào Q1 , · · · , Qr và Q01 , · · · , Q0r là như nhau. Nếu {p1 , · · · , pm } là tập các iđêan nguyên tố cô lập
thuộc vào sự phân tích này thì Qi = Q0i với mọi i = 1, · · · , m. Nói cách khác, các môđun nguyên
sơ tương ứng với các iđêan nguyên tố cô lập được xác định một cách duy nhất.

Chứng minh. Từ chú ý trên và Định lý 2.5.4 ta suy ra r = s và tập các iđêan nguyên tố thuộc vào
các Qi trùng với tập các iđêan nguyên tố thuộc vào các Q0i .
Sau đây ta chứng minh tính duy nhất của các môđun con nguyên sơ tương ứng với các iđêan
nguyên tố cô lập. Ta chỉ cần chứng minh Q1 = Q01 , cả hai là p1 -nguyên sơ, p1 cô lập; tương tự
cho các chỉ số i = 2, · · · , m. Theo định nghĩa của iđêan nguyên tố cô lập, với j = 2, · · · , r, tồn tại
a j ∈ p j , a j 6∈ p1 . Đặt a = a2 · · · ar . Khi đó a ∈ p j với j = 2, · · · , r, tuy nhiên a 6∈ p1 . Do p j liên kết
với M/Q j nên tồn tại n ∈ N∗ sao cho anM/Q j = 0 với j > 1. Do đó với mọi x ∈ M, an x ∈ Q j với
mọi j = 1, · · · , r. Đặt
N1 := {x ∈ M|an x ∈ N}.

Ta chứng minh N1 = Q1 . Khi đó Q1 = Q01 = N1 . Thật vậy, giả sử x ∈ Q1 . Suy ra an x ∈ Q1 ∩ · · · ∩


Qr = N. Do đó x ∈ N1 . Ngược lại, giả sử x ∈ N1 . Suy ra an x ∈ N. Đặc biệt, an x ∈ Q1 . Tuy nhiên
a 6∈ p1 , theo định nghĩa aM/Q1 là đơn cấu. Do đó x ∈ Q1 . Ta có điều phải chứng minh.

2.6 Vành và Môđun Artin


2.6.1 Tiểu sử của Emil Artin
Emil Artin (03.03.1898 - 20.12.1962) là một nhà toán học người Áo, sinh ra ở thủ đô Viên.
Ông là một trong những nhà đại số hàng đầu của thế kỷ 20. Ông có nhiều đóng góp trong lĩnh
vực Lý thuyết số đại số, Lý thuyết trường lớp (Class field theory), các L-hàm, Lý thuyết Nhóm,
Vành, Trường. Ngoài ra ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển Lý thuyết
Galois và Lý thuyết đồng điều nhóm, ...
Emil Artin có nhiều giả thuyết, trong đó có hai giả thuyết cho đến nay vẫn chưa được giải
quyết. Giả thuyết thứ nhất đề cập đến các L-hàm Artin cho một biểu diễn tuyến tính của một
nhóm Galois, và giả thuyết thứ hai nói rằng, một số nguyên không chính phương và khác -1 sẽ là
căn nguyên thủy modulo của vô hạn số nguyên tố p.
Emil Artin có 3 người con, trong đó Michael Artin (sinh năm 1934) là nhà toán học nổi tiếng
trong lĩnh vực Hình học đại số, hiện đang làm việc ở MIT.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.6. Vành và Môđun Artin 41

Hình 2.2: Emil Artin (1898-1962)

2.6.2 Vành Artin


Định nghĩa 2.6.1. Một vành R được gọi là Artin nếu bất kỳ dãy giảm I1 ⊇ I2 ⊇ · · · các iđêan của
M đều dừng, tức là tồn tại n ∈ N∗ sao cho Im = In với mọi m ≥ n.

Mệnh đề 2.6.1. Vành R là Artin nếu và chỉ nếu mọi tập con khác rỗng gồm các iđêan của R đều
có phần tử tối tiểu.

Chứng minh. Tương tự như chứng minh của Mệnh đề 2.5.1. Xem như bài tập.

Ví dụ 2.6.1. (i) Mỗi trường là một vành Artin.

(ii) Mỗi vành chỉ có hữu hạn iđêan đều là vành Artin. Chẳng hạn, Z/nZ, n ≥ 2, là Artin.

(iii) Vành R = C[x, y]/ x2 , y2 , xy là Artin, tuy nhiên R có vô số iđêan.



(iv) Vành số nguyên Z không Artin, vì với a ∈ Z \ {0, ±1}, dãy

hai ) a2 ) · · · ) han i ) · · ·

không dừng.

(v) Vành đa thức k[x] (k là một trường) không phải Artin, vì dãy

hxi ) x2 ) · · · ) hxn i ) · · ·

không dừng.

Mệnh đề 2.6.2. Cho R là một vành. Khi đó

(i) Nếu R là Artin và I là một iđêan của R thì vành thương R/I là Artin.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


42 2. Một số dạng môđun trên vành

(ii) Nếu R là một miền nguyên Artin thì R là một trường.

(iii) Nếu R là Artin, P ⊆ R là một iđêan nguyên tố, thì P là một iđêan tối đại.

(iv) Nếu R là Artin thì R chỉ có hữu hạn iđêan tối đại.

Chứng minh. (i) suy ra từ tương ứng 1-1 giữa tập tất cả các iđêan của vành thương R/I với tập
tất cả các iđêan của R chứa I.
(ii) Giả sử R là một miền nguyên Artin và x ∈ R \ {0}. Ta có dãy giảm sau gồm các iđêan của R:

hxi ⊇ x2 ⊇ · · · ⊇ hxn i ⊇ · · ·

Do R Artin nên tồn tại n ∈ N∗ sao cho hxn i = xn+1 . Vì vậy xn = axn+1 , a ∈ R. Do x 6= 0 và R là

một miền nguyên nên x không là ước của không trong R. Suy ra 1 = ax, tức là x khả nghịch. Vì
vậy R là một trường.
(iii) Giả sử R Artin và P là một iđêan nguyên tố của R. Suy ra R/P là một miền nguyên, Artin.
Theo (ii), R/P là một trường, suy ra P là một iđêan tối đại.
(iv) Giả sử R là một vành Artin. Giả sử R có vô hạn iđêan tối đại mi , i ∈ N∗ . Với mỗi n ∈ N∗ , mi *
mn+1 với mọi i < n + 1. Suy ra ∩ni=1 mi * mn+1 . Do đó, với mỗi n ∈ N∗ , nếu ta đặt In = ∩ni=1 mi
thì In ) In+1 , mâu thuẫn với tính Artin của R. Vì vậy R chỉ có hữu hạn iđêan tối đại.

Hệ quả 2.6.1. Trong một vành Artin, tập tất cả các phần tử lũy linh 0 của R bằng căn Jacobson
J = J(R) của R.

Chứng minh. Ta biết rằng 0 bằng giao của √ tất cả các iđêan nguyên tố của R (?). Do mọi iđêan
√ tố trong vành Artin R đều tối đại nên 0 bằng giao của tất cả các iđêan tối đại của R, tức
nguyên
là 0 bằng với căn Jacobson của R.

Mệnh đề 2.6.3. Giả sử R là một vành Artin với hữu hạn iđêan tối đại m1 , · · · , mr (theo Mệnh đề
2.6.2). Khi đó tồn tại các số nguyên dương n1 , · · · , nr sao cho

0 = mn11 mn22 · · · mnr r = ∩ri=1 mni i .

Chứng minh. Với mỗi i = 1, · · · , r, ta có dãy giảm mi ⊇ m2i ⊇ · · · các iđêan của R. Do R Artin
nên tồn tại ni ∈ N∗ sao cho mi ni = mi ni +1 , với mọi i = 1, · · · , r. Bây giờ ta chứng tỏ rằng

0 = mn11 mn22 · · · mnr r .

Nếu không, gọi Ω là tập hợp tất cả các iđêan I của R sao cho Imn11 mn22 · · · mnr r 6= 0. Do mi ∈ E với
mọi i = 1, · · · , r nên Ω khác rỗng. Do R Artin nên tồn tại phần tử tối tiểu J của Ω. Giả sử x ∈ J
sao cho
xmn11 mn22 · · · mnr r 6= 0.
Khi đó, x ∈ Ω, và hxi ⊆ J. Do tính tối tiểu của J nên J = hxi. Hơn nữa, do

xmn11 mn22 · · · mnr r = xmn11 +1 mn22 +1 · · · mrnr +1

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.6. Vành và Môđun Artin 43

nên xm1 m2 · · · mr thuộc Ω. Do tính tối tiểu của J trong Ω nên


xm1 m2 · · · mr = hxi .
Rõ ràng hxi là hữu hạn sinh. Do đó theo Bổ đề Nakayama, hxi = 0, mâu thuẫn. Ta có điều phải
chứng minh.
Kết quả sau đây cho ta một liên hệ giữa các vành Artin với các vành Noether.
Định lý 2.6.1. Vành R là Artin nếu chỉ nếu R là Noether và mọi iđêan nguyên tố đều tối đại.
Chứng minh của kết quả này được trình bày ở cuối phần 2.8.

2.6.3 Môđun Artin


Định nghĩa 2.6.2. Cho R là một vành, không nhất thiết Artin. Một R-môđun M được gọi là Artin
nếu một trong hai điều kiện tương đương sau được thỏa mãn:
(i) Mọi dãy giảm các môđun con của M đều dừng.
(ii) Mọi tập con khác rỗng gồm các môđun con của M đều có phần tử tối tiểu.
Việc chứng minh sự tương đương của hai điều kiện này được thực hiện giống như ở Mệnh đề
2.6.1.
Tương tự như các môđun Noether, liên hệ giữa tính Artin của một môđun với tính Artin của
một môđun con và môđun thương của nó được thể hiện ở mệnh đề sau đây.
Mệnh đề 2.6.4. Cho M là một R-môđun, N là một môđun con của M. Khi đó M là Artin nếu và
chỉ nếu N và M/N là Artin.
Chứng minh. Tương tự như Mệnh đề 2.5.18.
Một kết quả tổng quát hơn có thể xem ở Mệnh đề 2.7.2.
Liên hệ giữa tính Artin của tổng trực tiếp của các môđun với tính Artin của từng môđun thành
phần được thể hiện ở mệnh đề sau đây.
Ln
Mệnh đề 2.6.5. Cho Mi , i = 1, · · · , n, là các R-môđun. Khi đó i=1 Mi là Artin nếu và chỉ nếu
Mi là Artin với mọi i = 1, · · · , n.
Chứng minh. Tương tự như Mệnh đề 2.5.19.
Mệnh đề 2.6.6. Cho M là một R-môđun Artin. Khi đó mọi đơn cấu u : M → M là đẳng cấu.
Chứng minh. Giả sử u : M → M là một đơn cấu. Ta chứng minh rằng Im(u) = M. Khi đó u là
một toàn cấu, do đó nó là một đẳng cấu.
Ta có dãy giảm sau của các môđun con của M:
Im(u) ⊇ Im(u2 ) ⊇ · · · .
Do M Artin nên tồn tại n ∈ N∗ sao cho Im(un ) = Im(un+1 ). Khi đó với bất kỳ y ∈ M, un (y) ∈
Im(un ) = Im(un+1 ). Do đó un (y) = un+1 (x) = un (u(x)), với x ∈ M. Do un là một đơn cấu nên
y = u(x) ∈ Im(u). Suy ra Im(u) = M. Ta có điều phải chứng minh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


44 2. Một số dạng môđun trên vành

Tương tự như Mệnh đề 2.5.21 ta có kết quả sau cho môđun Artin. Việc chứng minh của mệnh
đề này xem như bài tập (Bài tập 2.28).

Mệnh đề 2.6.7. Cho V -là một k-không gian vectơ. Khi đó hai điều sau tương đương.

(1) dimk V < ∞.

(2) V là một k-môđun Artin.

Ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một số tính chất của các môđun Noether và môđun Artin ở phần
tiếp theo.

2.7 Dãy khớp


Định nghĩa 2.7.1. Cho R là một vành. Một dãy các R-môđun và các R-đồng cấu
fi−1 fi fi+1
· · · → Mi−1 −→ Mi −→ Mi+1 −→ · · ·

được gọi là khớp (exact) nếu nó khớp tại mỗi Mi , tức là, Im( fi−1 ) = Ker( fi ), ∀i ≥ 1.
Một dãy các R-môđun có dạng
f g
0 → L −→ M −→ N → 0

được gọi là một dãy khớp ngắn nếu nó là một dãy khớp, tức là

(1) f là một đơn ánh;

(2) g là một toàn ánh;

(3) Im( f ) = Ker(g) (suy ra g ◦ f = 0).

Chú ý 2.7.1. Mỗi dãy khớp dài


fi−1 fi fi+1
· · · → Mi−1 −→ Mi −→ Mi+1 −→ · · ·

luôn có thể chia thành các dãy khớp ngắn

0 → Ni−1 → Mi → Ni → 0, ∀i,

trong đó Ni = Im( fi ) = Ker( fi+1 ).

Ví dụ 2.7.1. (1) Cho I là một iđêan của vành R. Khi đó dãy


i p
0 → I ,→ R  R/I → 0

là một dãy khớp ngắn.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.7. Dãy khớp 45

(2) Cho f : M → N là một R-đồng cấu. Khi đó ta có dãy khớp sau


i f π
0 → Ker( f ) ,→ M −→ N  N/Im( f ) = Coker( f ) → 0.

(3) Cho M và N là các R-môđun. Khi đó


f g
0 → M → M⊕N → N → 0

là một dãy khớp, trong đó f (x) = (x, 0), g(x, y) = y.


f g
Mệnh đề 2.7.1. Cho 0 → L → M → N → 0 là một dãy khớp. Khi đó

(1) Nếu M hữu hạn sinh thì N cũng hữu hạn sinh.

(2) Nếu L và N hữu hạn sinh thì M cũng hữu hạn sinh.

Chứng minh. (1) Giả sử M = hx1 , · · · , xn i. Khi đó N = hg(x1 ), · · · , g(xn )i.


(2) Giả sử L = hx1 , · · · , xm i , N = hy1 , · · · , yn i. Khi đó, với mọi i = 1, · · · , n, tồn tại zi ∈ N sao
cho yi = g(zi ). Ta chứng minh rằng M = h f (x1 ), · · · , f (xm ), z1 , · · · , zn i. Thật vậy, với mọi x ∈ M,
g(x) ∈ N. Do đó g(x) = ∑ni=1 αi g(zi ). Suy ra
n
x − ∑ αi zi ∈ Ker(g) = Im( f ).
i=1

Do đó
n m
x − ∑ αi zi = ∑ β j f (x j ).
i=1 j=1

Tương đương,
n m
x = ∑ αi zi + ∑ β j f (x j ).
i=1 j=1

Ta có điều phải chứng minh.

Hệ quả 2.7.1. Cho N là một R-môđun con của M. Khi đó, nếu M hữu hạn sinh thì M/N hữu hạn
sinh. Ngược lại, nếu N và M/N hữu hạn sinh thì M hữu hạn sinh.

Chứng minh. Bài tập 2.29.


f g
Mệnh đề 2.7.2. Một dãy các môđun 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 được gọi là khớp nếu f là một
đơn ánh, g là một toàn ánh và Im( f ) = Ker(g). Chứng tỏ rằng nếu dãy các môđun trên là một
dãy khớp thì

(i) M là Noether nếu và chỉ nếu M 0 và M 00 Noether.

(ii) M là Artin nếu và chỉ nếu M 0 và M 00 Artin.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


46 2. Một số dạng môđun trên vành

Chứng minh. Bài tập 2.30.


Mệnh đề 2.7.3. Cho R là một vành giao hoán với một tập con đóng nhân S. Khi đó, nếu dãy
f g S−1 f S−1 g
M 0 −→ M −→ M 00 khớp tại M thì dãy S−1 M 0 −→ S−1 M −→ S−1 M 00 khớp tại S−1 M.
Chứng minh. Bài tập 2.31.
f g
Mệnh đề 2.7.4. Cho R là một vành giao hoán. Khi đó, nếu dãy 0 → M 0 −→ M −→ M 00 khớp thì
Tor( f ) Tor(g)
dãy 0 → Tor(M 0 ) −→ Tor(M) −→ Tor(M 00 ) cũng khớp.
Chứng minh. Bài tập 2.32.
f g
Mệnh đề 2.7.5. Cho R là một vành giao hoán. Khi đó, nếu 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là một
dãy khớp thì Supp(M) = Supp(M 0 ) ∪ Supp(M 00 ).
Chứng minh. Bài tập 2.33.
Định nghĩa 2.7.2. Một hàm λ xác định trên phạm trù các R-môđun, với giá trị trong một nhóm
f g
giao hoán G, được gọi là cộng tính nếu với mọi dãy khớp ngắn 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0, ta

λ(M) = λ(M 0 ) + λ(M 00 ).
Ví dụ 2.7.2. Hàm dim trên phạm trù các k-không gian vectơ hữu hạn chiều (k là một trường), với
giá trị trong Z, là một hàm cộng tính.
Mệnh đề 2.7.6. Giả sử 0 → M0 → M1 → · · · → Mn → 0 là một dãy khớp của các R-môđun. Nếu
λ là một hàm cộng tính trên phạm trù các R-môđun thì
n
∑ (−1)nλ(Mi) = 0.
i=0

Chứng minh. Theo Chú ý 2.7.1 ta có các dãy khớp ngắn sau

0 → Ni−1 → Mi → Ni → 0, ∀i = 0, · · · , n,

với N−1 = N0 = Nn = 0. Do λ là một hàm cộng tính nên λ(Mi ) = λ(Ni−1 ) + λ(Ni ), với mọi
i = 0, · · · , n. Lấy tổng theo i = 0, · · · , n, ta có
n
∑ (−1)iλ(Mi) = (λ(N−1) + λ(N0)) − (λ(N0) + λ(N1)) + (λ(N1) + λ(N2)) − · · ·
i=0
+ (−1)n (λ(Nn−1 ) + λ(Nn )) = 0.

f g
Định nghĩa 2.7.3. Dãy khớp ngắn 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 được gọi là chẻ ta (split) nếu
Im( f ) = Ker(g) là một hạng tử trực tiếp của M.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.7. Dãy khớp 47

f g
Mệnh đề 2.7.7. Dãy khớp ngắn 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là chẻ ra nếu và chỉ nếu tồn tại một
R-đồng cấu g0 : M 00 → M sao cho g ◦ g0 = idM 00 .

Chứng minh. Giả sử M = Im( f ) ⊕ N = Ker(g) ⊕ N, trong đó N là một môđun con của M. Khi đó,
với y ∈ M 00 , do G là một toàn cấu nên tồn tại x ∈ M sao cho y = g(x). Do đó tồn tại x1 ∈ Im( f ) =
Ker(g), x2 ∈ N sao cho x = x1 + x2 . Để ý rằng y = g(x) = g(x2 ). Xét ánh xạ g0 : M 00 → M, y 7→ x2 .
Khi đó g0 là một ánh xạ (?), hơn nữa là một đồng cấu, và g ◦ g0 = idM 00 .
Ngược lại, giả sử tồn tại một đồng cấu g0 : M 00 → M sao cho g ◦ g0 = idM00 . Ta chứng minh rằng
M = Ker(g) ⊕ Im(g0 ). Thật vậy, với mọi x ∈ M, g(x) ∈ M 00 . Suy ra

g(x) = (g ◦ g0 )(g(x)) = g((g0 ◦ g)(x)).

Do đó x − (g0 ◦ g)(x) ∈ Ker(g). Ta có

x = x − (g0 ◦ g)(x) + (g0 ◦ g)(x) ∈ Ker(g) + Im(g0 ).




Suy ra M = Ker(g) + Im(g0 ). Hơn nữa, với x ∈ Ker(g) ∩ Im(g0 ), ta có x = g0 (y), y = g(z) ∈ M 00 ,
trong đó z ∈ M. Ta có x = g0 (g(z)). Do đó

0 = g(x) = g g0 (g(z)) = g(z) = y.




Suy ra x = g0 (y) = 0. Vì vậy M = Ker(g) ⊕ Im(g0 ). Ta có điều phải chứng minh.


f g
Mệnh đề 2.7.8. Dãy khớp ngắn 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là chẻ ra nếu và chỉ nếu tồn tại một
R-đồng cấu f 0 : M → M 0 sao cho f 0 ◦ f = idM 0 .

Chứng minh. Bài tập 2.35.

Định lý sau đây là một trong những kết quả rất quan trọng của Đại số đồng điều và Đại số
giao hoán.

Định lý 2.7.1 (Bổ đề Con rắn (Snake lemma)). Cho biểu đồ giao hoán sau của các R-môđun
và các R-đồng cấu:
0 / M0
t /
M
u/
M 00 / 0
 g0 g  g00
0 / N0
v /
N
w/
N 00 / 0,

trong đó các dòng là các dãy khớp. Khi đó tồn tại một dãy khớp dài

t u d v w
0 → Ker(g0 ) −→ Ker(g) −→ Ker(g00 ) −→ Coker(g0 ) −→ Coker(g) −→ Coker(g00 ) → 0,

trong đó t, u lần lượt là các hạn chế của t và u; v, w là các đồng cấu cảm sinh bởi v và w; đồng
cấu d được gọi là đồng cấu biên (boundary homomorphism), hay đồng cấu nối (connection
homomorphism).

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


48 2. Một số dạng môđun trên vành

t u v w
Chứng minh. • Các dãy 0 → Ker(g0 ) −→ Ker(g) −→ Ker(g00 ) và Coker(g0 ) −→ Coker(g) −→
Coker(g00 ) → 0 là khớp (Bài tập 2.36).
• Bây giờ ta xây dựng đồng cấu biên d : Ker(g00 ) → Coker(g0 ). Với x00 ∈ Ker(g00 ), do u là một
toàn cấu nên tồn tại x ∈ M sao cho x00 = u(x). Đặt y = g(x). Do biểu đồ đã cho giao hoán nên
w(y) = g00 (x00 ) = 0.
Suy ra y ∈ Ker(w) = Im(v). Do đó tồn tại y0 ∈ N 0 sao cho y = v(y0 ). Ta định nghĩa
d(x00 ) := y0 = y0 + Im(g0 ) ∈ Coker(g0 ) = N 0 /Im(g0 ).
Dễ kiểm tra d là một đồng cấu. Ta cần chứng minh các dãy sau là khớp.
u d
• Ker(g) −→ Ker(g00 ) −→ Coker(g0 ).
d v
• Ker(g00 ) −→ Coker(g0 ) −→ Coker(g).
u d
Ta chứng minh rằng dãy Ker(g) −→ Ker(g00 ) −→ Coker(g0 ) là khớp, tức là Im(u) = Ker(d). Việc
chứng minh tính khớp của dãy còn lại được thực hiên tương tự.
Giả sử x00 = u(x), x ∈ Ker(g). Khi đó y = g(x) = 0. Theo cách xây dựng trên, tồn tại y0 ∈ N 0 sao
cho v(y0 ) = y = 0. Suy ra y0 ∈ Ker(v). Do đó y0 = 0. Vì vậy d(x00 ) = y0 = 0, tức là x00 ∈ Ker(d).
Ngược lại, giả sử x00 ∈ Ker(d), ta có d(x00 ) = y0 = 0. Suy ra y0 ∈ Im(g0 ). Do đó y0 = g0 (x0 ), x0 ∈ M 0 .
Ta có
x00 = u(x − t(x0 )), trong đó x − t(x0 ) ∈ Ker(g).
Do đó x00 ∈ Im(u). Ta có điều phải chứng minh.
Sau đây là một số hệ quả từ Bổ đề Con rắn.
Hệ quả 2.7.2. Với các ký hiệu như ở Định lý 2.7.1,
(1) Nếu g0 , g00 là các đơn cấu thì g cũng là một đơn cấu.
(2) Nếu g là đơn cấu, g0 là một toàn cấu thì g00 là một đơn cấu.
(3) Nếu g00 là một đơn cấu, g là một toàn cấu thì g0 là một toàn cấu.
(4) Nếu g0 và g00 là các toàn ánh thì g cũng là một toàn ánh.
Chứng minh. Suy ra trực tiếp từ Bổ đề Con rắn với chú ý rằng f : M → N là một đơn cấu nếu và
chỉ nếu Ker( f ) = 0; f là một toàn cấu nếu và chỉ nếu Coker( f ) = 0.
Hệ quả 2.7.3. Nếu M1 và M2 là các môđun con của một R-môđun M thì ta có dãy khớp sau
0 → M/(M1 ∩ M2 ) → M/M1 ⊕ M/M2 → M/(M1 + M2 ) → 0.
Chứng minh. Xét biểu đồ sau
0 / M1 ∩ M2 / M1 ⊕ M2 / M1 + M2 / 0
i  j k
f g
0 / M / M⊕M / M / 0,

trong đó i, j, k là các phép nhúng tự nhiên; f (x) = (x, x); g(x, y) = x − y. Dễ kiểm tra biểu đồ trên
giao hoán. Áp dụng Bổ đề con rắn ta có điều phải chứng minh.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.7. Dãy khớp 49

Đặc biệt, nếu I và J là các iđêan của vành R, I + J = R (ta nói I và J là nguyên tố cùng nhau)
nếu và chỉ nếu
R/(I ∩ J) ∼
= R/I ⊕ R/J.
Một cách tổng quát, nếu {Ii }ni=1 là các iđêan của vành R thì {Ii }ni=1 nguyên tố cùng nhau (tức là
I1 + · · · + In = R) nếu và chỉ nếu
n n
Ii ) ∼
\ M
R/( = R/Ii .
i=1 i=1
Kết quả tương đương về tính chẻ được của một dãy khớp được trình bày ở mệnh đề sau đây,
là một hệ quả của Bổ đề Con rắn.
f g
Mệnh đề 2.7.9. Dãy khớp 0 −→ L −→ M −→ N −→ 0 chẻ ra nếu và chỉ nếu nó đẳng cấu với
dãy khớp ngắn sau
i π
0 −→ L −→ L ⊕ N −→ N −→ 0,
tức là biểu đồ sau giao hoán

0 / L
i/
L⊕N
π /
N / 0 (2.7.1)
 idL φ  idN
0 / L / M / N / 0,
f g

với φ là một đẳng cấu.


f g
Chứng minh. Giả sử dãy 0 −→ L −→ M −→ N −→ 0 là khớp. Theo Mệnh đề 2.7.7, tồn tại một
R-đồng cấu g0 : N → M sao cho g ◦ g0 = idN . Xét tương ứng

φ : L ⊕ N → M, φ(a, b) := f (a) + g0 (b).

Rõ ràng φ là một đồng cấu. Khi đó, với mọi x ∈ L,

(φ ◦ i)(x) = φ(x, 0) = f (x) + g0 (0) = f (x) = ( f ◦ idL )(x).

Hơn nữa, với mọi (a, b) ∈ L ⊕ N,

(g ◦ φ)(a, b) = g( f (a) + g0 (b)) = g(g0 (b)) = b = (idN ◦ π)(a, b).

Do đó ta có biểu đồ giao hoán. Hệ quả 2.7.2 suy ra rằng φ là một đẳng cấu.
Ngược lại, giả sử ta có biểu đồ giao hoán (2.7.1). Khi đó, xét
id i φ
g0 : N −→
N
N ,→ L ⊕ N −→ M, x 7→ φ(0, x).

Với mọi x ∈ N, ta có

(g ◦ g0 )(x) = g(φ(0, x)) = (g ◦ φ)(0, x) = (idN ◦ π)(0, x) = idN (x) = x.

Do đó theo Mệnh đề 2.7.7, dãy đã cho chẻ ra. Ta có điều phải chứng minh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


50 2. Một số dạng môđun trên vành

u v
Mệnh đề 2.7.10. Dãy N1 −→ N2 −→ N3 −→ 0 khớp nếu và chỉ nếu với mọi R-môđun M, dãy
v u
0 −→ Hom(N3 , M) −→ Hom(N2 , M) −→ Hom(N1 , M)
cũng khớp.
u v
Chứng minh. Giả sử dãy N1 −→ N2 −→ N3 −→ 0 là khớp. Với mỗi f ∈ Hom(N3 , M), ta định
nghĩa đồng cấu v bởi
v( f ) := f ◦ v;
đồng thời, với mỗi g ∈ Hom(N2 , M), ta định nghĩa đồng cấu u bởi
u(g) := g ◦ u.
• Trước hết ta chứng minh v là một đơn cấu. Thật vậy, giả sử f ∈ Hom(N3 , M) sao cho v( f ) = 0,
tức là f ◦ v = 0. Khi đó với mọi y ∈ N3 , tồn tại x ∈ N2 sao cho y = v(x). Suy ra
f (y) = f (v(x)) = ( f ◦ v)(x) = 0.
Do đó f = 0, tức là v là một đơn cấu.
• Bây giờ ta chứng minh Im(v) = Ker(u). Thật vậy, ta có
(u ◦ v)( f ) = u( f ◦ v) = f ◦ v ◦ u = f (v ◦ v) = f (0) = 0.
Do đó Im(v) ⊆ Ker(u).
Ngược lại, lấy g ∈ Ker(u), g ∈ Hom(N2 , M). Khi đó u(g) = g ◦ u = 0. Suy ra g(u(N1 )) = 0. Xét
f : N3 → M, y = v(x) 7→ g(x),
tức là f (y) = g(x), với mọi y = v(x) ∈ N3 . Khi đó
v( f )(x) = ( f ◦ v)(x) = f (v(x)) = g(x), ∀x ∈ N2 .
Suy ra v( f ) = g, tức là g ∈ Im(v). Từ đó Im(v) = Ker(u).
Ngược lại, giả sử với mọi R-môđun M ta có dãy khớp sau:
v u
0 −→ Hom(N3 , M) −→ Hom(N2 , M) −→ Hom(N1 , M).
• Chứng minh v là một toàn cấu.
Xét M = N3 /v(N2 ), f : N3 → M ∈ Hom(N3 , M). Ta có
v( f ) = f ◦ v = 0.
Suy ra f ∈ Ker(v), do đó f = 0. Vì vậy v(N2 ) = N3 , tức là v là một toàn cấu.
• Chứng minh Im(u) = Ker(v).
Xét M = N3 , f = idN3 ∈ Hom(N3 , M). Do u ◦ v = 0 nên 0 = (u ◦ v)( f ) = f ◦ v ◦ u. Suy ra v ◦ u = 0.
Do đó Im(u) ⊆ Ker(v).
Mặt khác, xét M = N2 /Im(u), f : N2 → M ∈ Hom(N2 , M). Dễ thấy f (Im(u)) = 0. Do đó u( f ) = 0.
Suy ra f ∈ Ker(u) ⊆ Im(v). Do đó tồn tại g : N3 → N2 /Im(u) ∈ Hom(N3 , M) sao cho f = v(g) =
g ◦ v : N2 → N2 /Im(u). Khi đó, với mọi x ∈ Ker(v), v(x) = 0. Do đó f (x) = 0. Suy ra x + Im(u) =
0 + Im(u), tức là x ∈ Im(u). Vì vậy, Ker(v) ⊆ Im(u). Ta có điều phải chứng minh.
Một kết quả tương tự được cho ở Bài tập 2.37.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.8. Độ dài môđun 51

2.8 Độ dài môđun


Định nghĩa 2.8.1. Cho M là một R-môđun. Một xích (chain) có độ dài n trong M là một dãy
các môđun con của M sao cho

M = M0 ) M1 ) M1 ) · · · ) Mn = 0.

Một chuỗi hợp thành của M là một xích tối đại, tức là ta không thể chèn thêm vào xích này bất kỳ
một môđun con nào. Một cách tương đương, Mi /Mi+1 là một môđun đơn với mọi i = 0, · · · , n − 1.

Ví dụ 2.8.1. Xét R = Z, p là một số nguyên tố, n ∈ N∗ ; M = Z/pn Z. Khi đó, với Mi = pi Z/pn Z,
i = 0, · · · , n, ta có một chuỗi hợp thành trong M là

M = M0 ) M1 ) · · · ) Mn = 0.

Mệnh đề 2.8.1. M có một chuỗi hợp thành nếu và chỉ nếu M là Noether và Artin.

Chứng minh. Giả sử M có một chuỗi hợp thành. Khi đó các xích đều bị chặn. Do đó M là Noether,
đồng thời cũng là Artin.
Ngược lại, giả sử M vừa là Noether, vừa là Artin. Do M = M0 Noether nên nếu xét Ω là tập tất
cả các môđun con của M thì Ω có phần tử tối đại M1 ≤ M0 = M. Tương tự, tồn tại M2 ≤ M1 , M2
tối đại. Vì vậy ta có một dãy giảm

M = M0 ) M1 ) M2 ) · · ·

Do M Artin nên dãy này dừng, tức là dãy này hữu hạn. Khi đó ta được một chuỗi hợp thành của
M. Ta có điều phải chứng minh.

Định lý 2.8.1. Giả sử M có một chuỗi hợp thành có độ dài n. Khi đó bất kỳ chuỗi hợp thành nào
khác của M cũng có độ dài n và bất kỳ xích nào trong M cũng có thể mở rộng thành một chuỗi
hợp thành.

Chứng minh. Ký hiệu l = l(M) là độ dài nhỏ nhất của một chuỗi hợp thành của M (l = +∞ nếu
M không có bất kỳ chuỗi hợp thành nào). Ta chứng minh các ý sau:
(i) Nếu N ≤ M thì l(N) ≤ l(M).
Thật vậy, giả sử M = M0 ) M1 ) · · · ) Ml = 0 là một chuỗi hợp thành của M. Xét các môđun
con Ni := N ∩ Mi ≤ N, i = 0, · · · , l. Do Ni /Ni+1 ⊆ Mi /Mi+1 , Mi /Mi+1 đơn, nên Ni = Ni+1 hoặc
Ni /Ni+1 = Mi /Mi+1 , với mọi i = 0, · · · , l − 1. Do đó, bằng cách bỏ đi các môđun con trùng nhau
trong dãy
N = N0 ⊇ N1 ⊇ N2 ⊇ · · · ⊇ Nl = 0,
ta được một chuỗi hợp thành của N. Do đó l(N) ≤ l(M) = l.
Nếu l(N) = l(M) thì Ni /Ni+1 = Mi /Mi+1 , với mọi i = 0, · · · , l − 1. Suy ra

Nl−1 = Ml−1 , Nl−2 = Ml−2 , · · · , N0 = M0 , tức là N = M.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


52 2. Một số dạng môđun trên vành

(ii) Một xích bất kỳ trong M có độ dài ≤ l.


Giả sử M = N0 ) N1 ) · · · ) Nk = 0 là một xích trong M. Theo (i) ta có

l(M) > l(N1 ) > · · · > l(Nk ) = 0.

Suy ra l ≥ k.
(iii) Bây giờ giả sử ta có một chuỗi hợp thành của M. Nếu nó có độ dài k thì theo (ii), k ≤ l. Tuy
nhiên k là độ dài của xích lớn nhất, do đó k ≤ l. Từ đó k = l.
Giả sử ta có một xích. Nếu độ dài của nó bằng l thì theo (ii) nó là một chuỗi hợp thành (vì nó đạt
độ dài lớn nhất). Nếu độ dài của nó nhỏ hơn l thì nó không phải là một chuỗi hợp thành, do đó ta
có thể chèn thêm môđun con vào cho đến khi độ dài bằng l. Ta có điều phải chứng minh.
Từ định lý này ta có định nghĩa sau.
Định nghĩa 2.8.2. Độ dài của một R-môđun M, ký hiệu bởi l(M), là độ dài của một chuỗi hợp
thành của M. Nếu M không có một chuỗi hợp thành nào thì l(M) = +∞.
Do đó, l(Z/pn Z) = n, với p là một số nguyên tố, n ∈ N∗ .
Mệnh đề 2.8.2. Giả sử M là một R-môđun; N là một môđun con của M. Khi đó

l(M) = l(N) + l(M/N).

Chứng minh. Giả sử


N = N0 ) N1 ) N2 ) · · · ) Nr = 0
là một xích trong N;
M/N = F0 ) F1 ) F2 ) · · · ) Fs = 0
là một xích trong M/N. Với mỗi i = 1, · · · , r, đặt Ms+i := Ni . Đồng thời, với mỗi i = 0, · · · , s, tồn
tại một môđun con Mi của M chứa N sao cho Mi /N = Fi . Ta có

M = M0 ) M1 ) M2 ) · · · ) Ms = N ) Ms+1 ) Ms+2 ) · · · ) Ms+r = 0.

Ta có
Mi /Mi+1 ∼
= Fi /Fi+1 , ∀i = 0, · · · , s,
đồng thời, Ms+i /Ms+i+1 ∼
= Ni /Ni+1 , ∀i = 1, · · · , n. Do đó xích

M = M0 ) M1 ) M2 ) · · · ) Ms = N ) Ms+1 ) Ms+2 ) · · · ) Ms+r = 0

là một chuỗi hợp thành của M nếu và chỉ nếu

N = N0 ) N1 ) N2 ) · · · ) Nr = 0

là một xích trong N và


M/N = F0 ) F1 ) F2 ) · · · ) Fs = 0
là một xích trong M/N. Do đó, nếu l(N) < +∞ và l(M/N) < +∞ thì l(M) = l(N) + l(M/N).
Nếu l(N) = ∞ hoặc l(M/N) = ∞ thì l(M) = ∞. Ta có điều phải chứng minh.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.9. Tích tensơ của các môđun 53

Một cách tổng quát ta có kết quả sau về tính cộng tính của hàm độ dài.

Mệnh đề 2.8.3. Hàm độ dài là hàm cộng tính trên phạm trù các R-môđun có độ dài hữu hạn, tức
f g
là, nếu ta có dãy khớp ngắn 0 → M −→ N −→ P → 0 của các R-môđun, trong đó l(M), l(N), l(P)
hữu hạn, thì
l(N) = l(M) + l(P).

Chứng minh. Bài tập 2.38.

Kết quả sau là một sự tổng hợp của Mệnh đề 2.5.21, Mệnh đề 2.6.7 và Mệnh đề 2.8.1.

Mệnh đề 2.8.4. Cho V là một k-không gian vectơ. Khi đó các điều sau đây tương đương.

(1) dimk V < ∞.

(2) l(V ) < ∞.

(3) V là một k-môđun Noether.

(4) V là một k-môđun Artin.

Nếu một trong các điều trên thỏa thì l(V ) = dimk V .

Chứng minh. (1) ⇐⇒ (3) là nội dung của Mệnh đề 2.5.21, còn (1) ⇐⇒ (4) là Mệnh đề 2.6.7. Sự
tương đương của (2), (3) và (4) suy ra từ Mệnh đề 2.8.1 và sự tương đương của (3) và (4).

2.9 Tích tensơ của các môđun


L
Định nghĩa 2.9.1. Cho M và N là các R-môđun. Ký hiệu (x,y)∈M×N R(x, y) là một R-môđun tự
do với một cơ sở được đánh số bởi M × N, tức là mỗi phần tử của (x,y)∈M×N R(x, y) có dạng
L

∑ni=1 ri (xi , yi ), ai ∈ R, xi ∈ M, yi ∈ N. Gọi A là một môđun con của (x,y)∈M×N R(x, y) sinh bởi
L

các phần tử

(x1 + x2 , y) − (x1 , y) − (x2 , y), (x, y1 + y2 ) − (x, y1 ) − (x, y2 ), (ax, y) − a(x, y), (x, ay) − a(x, y).

Ta gọi R-môđun (x,y)∈M×N R(x, y)/A là tích tensơ của M và N, ký hiệu bởi M ⊗R N. Lớp tương
L

đương của phần tử (x, y) ∈ M × N được ký hiệu bởi x ⊗R y.


Định lý 2.9.1 (Tính chất phổ dụng của tích tensơ).

(1) Ánh xạ b : M × N −→ M ⊗R N, (x, y) 7→ x ⊗R y, là một ánh xạ R-song tuyến tính.

(2) Với bất kỳ ánh xạ R-song tuyến tính f : M × N → P (P là một R-môđun), tồn tại duy nhất
một đồng cấu u : M ⊗R N → P sao cho f = u ◦ b.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


54 2. Một số dạng môđun trên vành

Nói cách khác ta có biểu đồ giao hoán sau đây

M×N
b / M ⊗R N
f
$ z ∃!u
P

Chứng minh. (1) Ta cần chứng minh

• (x1 + x2 ) ⊗R y = x1 ⊗R y + x2 ⊗R y;

• ax ⊗R y = a(x ⊗R y);

• x ⊗ (y1 + y2 ) = x ⊗R y1 + x ⊗R y2 ;

• x ⊗R (ay) = a(x ⊗R y).

Điều này suy ra từ định nghĩa của A và của tích tensơ.


(2) Bây giờ giả sử f : M × N → P là một ánh xạ song tuyến tính. Xét tương ứng u : M ⊗R N → P
định nghĩa bởi
u(x ⊗R y) := f (x, y), với mọi x ⊗R y ∈ M ⊗R N.
Dễ kiểm tra rằng u là một R-đồng cấu và f = u ◦ b.
Bây giờ ta chứng minh tính duy nhất của u. Giả sử v : M ⊗R N → P là một R-đồng cấu sao cho
f = v ◦ b. Khi đó, với mọi x ⊗R y ∈ M ⊗R N, ta có

v(x ⊗ y) = (v ◦ b)(x, y) = f (x, y) = (u ◦ b)(x, y) = u(x ⊗ y).

Do đó u = v. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.9.1 (Bài tập 2.41). Với hai số nguyên tố cùng nhau m và n, Zm ⊗Z Zn = 0.

Mệnh đề 2.9.1. Cho M và N là các R-môđun; xi ∈ M, yi ∈ N, i = 1, · · · , n, sao cho ∑ xi ⊗ yi = 0


trong M ⊗ N. Khi đó tồn tại các môđun con hữu hạn sinh M0 của M và N0 của N sao cho
∑ xi ⊗ yi = 0 trong M0 ⊗ N0 .
Chứng minh. Với các ký hiệu như ở Định nghĩa 2.9.1, ∑ni=1 (xi , yi ) ∈ A. Do đó ∑ni=1 (xi , yi ) được
biểu diễn thành tổng của hữu hạn phần tử trong A. Ký hiệu M0 là môđun con của M sinh bởi các
xi và tất cả các phần tử của M xuất hiện trong các thành phần đầu tiên của các phần tử này trong
A. Tương tự, ký hiệu N0 là môđun con của N sinh bởi các yi và tất cả các phần tử của N xuất
hiện trong các thành phần thứ hai của các phần tử đó trong A. Khi đó ∑ni=1 (xi , yi ) ∈ M0 × N0 và
∑ni=1 (xi , yi ) ∈ A. Do đó ∑ni=1 xi ⊗ yi = 0 trong M0 ⊗ N0 .
Sau đây là một số tính chất của tích tensơ.

Mệnh đề 2.9.2 (Bài tập 2.42). Cho M, N và P là các R-môđun. Khi đó ta có các đẳng cấu sau:

(1) M ⊗R N ∼
= N ⊗R M.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.9. Tích tensơ của các môđun 55

(2) R ⊗R M ∼
= M.
(3) (M ⊗R N) ⊗R P ∼
= M ⊗R (N ⊗R P).
(4) (M ⊕ N) ⊗R P ∼
= (M ⊗R P) ⊕ (N ⊗R P).
(5) S−1 (M ⊗R N) ∼
= S−1 M ⊗S−1 R S−1 N, trong đó S là một tập con đóng nhân của R.
Mệnh đề 2.9.3. Ta có đẳng cấu sau:
φ
HomR (M ⊗R N, P) ∼
= HomR (M, HomR (N, P)).

Chứng minh. Xét f ∈ HomR (M ⊗R N, P). Khi đó, với mọi x ∈ M, rõ ràng f (x ⊗R ·) : N → P, y 7→
f (x ⊗R y), ∀y ∈ N, là một đồng cấu. Do đó ta có một đồng cấu

g : M −→ HomR (N, P), x 7→ f (x ⊗R ·), ∀x ∈ M.

Vì vậy ta định nghĩa

φ : HomR (M ⊗R N, P) −→ HomR (M, HomR (N, P)), f 7→ g.

Dễ thấy φ là một đồng cấu.


Hơn nữa, với mọi g ∈ HomR (M, HomR (N, P)), tương ứng

p : M × N → P, p(x, y) := g(x)(y),

là một ánh xạ R-song tuyến tính. Do đó theo Mệnh đề 2.9.2, tồn tại duy nhất một R-đồng cấu
f : M ⊗R N → P sao cho p = f ◦ b. Khi đó, với mọi x ∈ M, với mọi y ∈ N, ta có

φ( f )(x)(y) = f (x ⊗R y) = f (b(x, y)) = p(x, y) = g(x)(y).

Từ đó φ( f ) = g. Ta có điều phải chứng minh.


f g
Mệnh đề 2.9.4. Giả sử M 0 −→ M −→ M 00 −→ 0 là một dãy khớp của các R-môđun và các R-đồng
cấu. Khi đó với bất kỳ R-môđun N, ta có dãy khớp sau đây:
f ⊗N g⊗N
M 0 ⊗R N −→ M ⊗R N −→ M 00 ⊗R N −→ 0. (2.9.1)

Chứng minh. Với x ⊗ y ∈ M 0 ⊗ N, ta định nghĩa f ⊗ N như sau:

( f ⊗ N)(x ⊗ y) := f (x) ⊗ y.

Với x ⊗ y ∈ M ⊗ N, ta định nghĩa g ⊗ N như sau:

(g ⊗ N)(x ⊗ y) := g(x) ⊗ y.

Dễ dàng suy ra tính khớp của dãy (2.9.1) từ tính khớp của dãy đã cho.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


56 2. Một số dạng môđun trên vành

Hệ quả 2.9.1. Cho M là một R-môđun; I là một iđêan của vành R. Khi đó M ⊗R R/I ∼
= M/IM.

Chứng minh. Do ta có dãy khớp


i p
0 −→ I ,→ R −→ R/I −→ 0,

kết quả được suy ra từ Mệnh đề 2.9.4, với chú ý rằng M ⊗R R ∼


= M, Im(M ⊗ i) ∼
= IM.

Chú ý 2.9.1. Nếu M 0 −→ M −→ M 00 là một dãy khớp thì nói chung ta không suy ra được dãy
M 0 ⊗ N −→ M ⊗ N −→ M 00 ⊗ N khớp với mọi R-môđun N. Thật vậy, xét R = Z, và dãy khớp
f
0 −→ Z −→ Z, trong đó f (x) = 2x với mọi x ∈ Z. Xét N = Z/2Z, lấy dãy khớp trên tensơ với N,
f ⊗N
dãy 0 −→ Z ⊗Z N −→ Z ⊗ N không khớp, bởi vì với x ⊗ y ∈ Z ⊗Z N, ta có

( f ⊗ N)(x ⊗ y) = f (x) ⊗ y = 2x ⊗ y = x ⊗ (2y) = x ⊗ 0 = 0.

Do đó f ⊗ N là ánh xạ không, nhưng trái lại Z ⊗Z N 6= 0.


Nếu một R-môđun N nào đó có tính chất, từ mọi dãy khớp M 0 −→ M −→ M 00 ta nhận được dãy
khớp M 0 ⊗ N −→ M ⊗ N −→ M 00 ⊗ N, thì N được gọi là phẳng (flat). Ta sẽ giới thiệu các môđun
phẳng ở phần tiếp theo.

2.10 Môđun phẳng


Môđun phẳng (flat module) là một lớp môđun quan trọng trong Đại số hiện đại, được J. -P.
Serre đưa ra năm 1956 trong [5].

Định nghĩa 2.10.1. (1) Một R-môđun N được gọi là phẳng (flat) nếu với mọi dãy khớp của
f g f ⊗N g⊗N
các R-môđun M 0 −→ M −→ M 00 , dãy cảm sinh M 0 ⊗R N −→ M ⊗R N −→ M 00 ⊗R N cũng
là một dãy khớp.

(2) Một R-môđun N được gọi là phẳng trung thành (faithfully flat) nếu với mọi dãy các R-
f g f ⊗N g⊗N
môđun M 0 −→ M −→ M 00 , dãy M 0 ⊗R N −→ M ⊗R N −→ M 00 ⊗R N khớp nếu và chỉ nếu
f g
dãy M 0 −→ M −→ M 00 cũng khớp.

Ví dụ 2.10.1 (Bài tập 2.44). Mỗi R-môđun tự do là một R-môđun phẳng trung thành.

Mệnh đề sau cho ta các cách định nghĩa khác của một môđun phẳng.

Mệnh đề 2.10.1. Cho N là một R-môđun. Khi đó các khẳng định sau tương đương:

(1) N là một R-môđun phẳng.

(2) Nếu 0 −→ M 0 −→ M −→ M 00 −→ 0 là một dãy khớp của các R-môđun thì dãy cảm sinh
0 −→ M 0 ⊗ N −→ M ⊗ N −→ M 00 ⊗ N −→ 0 cũng khớp.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.10. Môđun phẳng 57

(3) Nếu f : M 0 −→ M là một đơn cấu thì đồng cấu cảm sinh f ⊗ 1 : M 0 ⊗ N −→ M ⊗ N cũng là
một đơn cấu.

(4) Nếu f : M 0 −→ M là một đơn cấu, và M, M 0 là các R-môđun hữu hạn sinh thì đồng cấu cảm
sinh f ⊗ 1 : M 0 ⊗ N −→ M ⊗ N cũng là một đơn cấu.
f g
Chứng minh. Hiển nhiên ta có (1) =⇒ (2). Ngược lại, giả sử M 0 −→ M −→ M 00 là một dãy khớp
của các R-môđun. Khi đó ta có dãy khớp ngắn 0 −→ Im( f ) −→ M −→ Im(g) ∼= Coker( f ) −→ 0.
Theo giả thiết, ta có dãy khớp
p
0 −→ Im( f ) ⊗ N −→ M ⊗ N −→ Im(g) ⊗ N = Im(g ⊗ N) −→ 0.

Do đó Im( f ⊗ N) = Im( f ) ⊗ N = Ker(p) = Ker(g ⊗ N). Vì vậy ta có (2) =⇒ (1).


Hiển nhiên ta có (2) =⇒ (3). Điều ngược lại suy ra từ Mệnh đề 2.9.4.
Hiển nhiên ta có (3) =⇒ (4). Ngược lại, giả sử f : M 0 −→ M là một đơn cấu và u = ∑ni=1 xi ⊗ yi ∈
Ker( f ⊗ 1). Suy ra ∑ni=1 f (xi ) ⊗ yi = 0 trong M ⊗ N. Ký hiệu M00 là môđun con của M 0 sinh bởi
các xi , đồng thời ký hiệu u0 = ∑ni=1 xi ⊗ yi ∈ M00 ⊗ N. Khi đó ∑ni=1 f (xi ) ⊗ yi = 0 trong f (M00 ) ⊗ N.
Theo Mệnh đề 2.9.1, tồn tại một môđun con M0 của M, M0 hữu hạn sinh, chứa f (M00 ), sao cho
∑ni=1 f (xi )⊗yi = 0 trong M0 ⊗N. Ký hiệu f0 : M00 → M0 là hạn chế của f . Khi đó ( f0 ⊗N)(u0 ) = 0.
Do M00 và M0 hữu hạn sinh nên theo giả thiết, u0 = 0. Do đó u = 0. Ta có điều phải chứng
minh.
Kết quả sau đây cho ta một tiêu chuẩn cho tính phẳng của một môđun, dựa vào các phương
trình trong nó.
Định lý 2.10.1 ([2, Theorem 7.6, p.49]). Cho R là một vành. Khi đó, R-môđun M là phẳng nếu
và chỉ nếu điều sau đây thỏa mãn:
Giả sử ∑ri=1 ai mi = 0, ai ∈ R, mi ∈ M. Khi đó tồn tại một số nguyên dương s, tồn tại ai j ∈ R, i =
1, · · · , r; j = 1, · · · , s, tồn tại m
fj ∈ M, sao cho
(1) ∑sj=1 ai j m
fj = mi , với mọi i = 1, · · · , r.

(2) ∑ri=1 ai j ai = 0, với mọi j = 1, · · · , s.


Áp dụng tiêu chuẩn này ta có một số hệ quả sau đây.
Hệ quả 2.10.1. Cho R là một vành; a ∈ R; M là một R-môđun. Khi đó đồng cấu hai ⊗R M −→ M
là một đơn cấu nếu và chỉ nếu AnnM (a) = {m ∈ M|am = 0} ⊆ AnnR (a)M.
Chứng minh. Giả sử đồng cấu hai ⊗R M −→ M là một đơn cấu. Khi đó, với mỗi m ∈ AnnM (a),
am = 0. Theo Định lý 2.10.1, tồn tại a j ∈ R, m j ∈ M, j = 1, · · · , s, sao cho aa j = 0 (tức a j ∈
AnnR (a)), và
s
∑ a j m j = m.
j=1

Điều đó chứng tỏ m ∈ AnnR (a)M.


Ngược lại, giả sử AnnM (a) = {m ∈ M|am = 0} ⊆ AnnR (a)M. Giả sử a ⊗ m ∈ hai ⊗ M sao cho

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


58 2. Một số dạng môđun trên vành

am = 0. Khi đó, m ∈ AnnM (a). Theo giả thiết, tồn tại a j ∈ AnnR (a) (tức là a j a = 0), m j ∈ M,
j = 1, · · · , s, sao cho
s
m= ∑ a jm j.
j=1

Khi đó
s s 
a ⊗ m = a ⊗ ∑ a jm j = ∑ (aa j ) ⊗ m j = 0.
j=1 j=1

Hệ quả 2.10.2. Cho R là một miền chính. Khi đó R-môđun M là phẳng khi và chỉ khi với mọi
a ∈ R,
AnnM (a) = AnnR (a)M.
Hơn nữa, nếu giả thiết thêm R là một miền nguyên thì M là phẳng nếu và chỉ nếu M không xoắn.

Chứng minh. Bài tập 2.45.

Chú ý 2.10.1. Mỗi R-môđun phẳng trung thành là một R-môđun phẳng. Ngược lại ta có

Định lý 2.10.2. Cho M là một R-môđun. Khi đó các khẳng định sau là tương đương:

(1) M là phẳng trung thành.

(2) M là R-phẳng và M ⊗R N 6= 0 với mọi R-môđun khác không N.

(3) M là R-phẳng và mM 6= M với mọi iđêan tối đại m của R.

Chứng minh. (1) =⇒ (2): Giả sử M là R-phẳng trung thành. Khi đó hiển nhiên M là R-phẳng.
Hơn nữa, giả sử N là một R-môđun bất kỳ. Xét dãy (C ) : 0 → N → 0. Nếu M ⊗ N = 0 thì dãy
(C ) ⊗ M khớp. Suy ra dãy (C ) khớp. Do đó N = 0.
(2) =⇒ (3): Ta có M/aM ∼ = R/m ⊗R M. Do đó (3) suy ra từ (2) với N := R/m 6= 0.
(3) =⇒ (2): Giả sử N 6= 0. Khi đó tồn tại x ∈ N, x 6= 0. Ta biết rằng hxi ∼
= R/Ann(x). Gọi m là
iđêan tối đại chứa Ann(x). Theo giả thiết, M 6= mM ⊇ Ann(x)M. Do đó

hxi ⊗R M ∼
= R/Ann(x) ⊗R M ∼
= M/Ann(x)M 6= 0.

Theo giả thiết, M là R-phẳng và ta có hxi ,→ N, do đó hxi ⊗R M ,→ N ⊗R M. Suy ra N ⊗ M 6= 0.


(2) =⇒ (1): Xét một dãy các R-môđun
f g
(C ) : N 0 −→ N −→ N 00 .
f ⊗M g⊗M
Nếu (C ) ⊗R M : N 0 ⊗ M −→ N ⊗ M −→ N 00 ⊗ M khớp thì (g ◦ f ) ⊗ M = (g ⊗ M) ◦ ( f ⊗ M) = 0.
Do đó, theo tính phẳng,

Im(g ◦ f ) ⊗ M = Im((g ⊗ M) ◦ ( f ⊗ M)) = 0.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.11. Môđun nội xạ 59

Do đó, theo giả thiết, Im(g ◦ f ) = 0, tức là g ◦ f = 0. Do vậy, Ker(g) ⊇ Im( f ).


Đặt H := Ker(g)/Im( f ). Do tính phẳng,

H ⊗ M = Ker(g ⊗ M)/Im( f ⊗ M) = 0.

Theo giả thiết, H = 0, tức là Im( f ) = Ker(g). Suy ra dãy (C ) khớp. Ta có điều phải chứng
minh.

2.11 Môđun nội xạ

2.12 Môđun xạ ảnh

2.13 Bài tập chương 2


Bài tập 2.1. Chứng minh rằng tồn tại một hệ gồm n phần tử độc lập tuyến tính trong một R-
môđun tự do M hạng n không phải là một cơ sở của M.
Gợi ý: xét R = Z, M = Z2 , {e1 = (1, 2), e2 = (1, 0)}. Hệ này độc lập tuyến tính nhưng không là
hệ sinh.

Bài tập 2.2. Chứng minh rằng một iđêan khác không của vành R là tự do nếu và chỉ nếu nó là
một iđêan chính và sinh bởi một phần tử không là ước của không trong R.

Bài tập 2.3. Cho τ ∈ HomR (M, N) là một đẳng cấu. Chứng minh rằng nếu B là một cơ sở của M
thì τ(B) = {τ(b), b ∈ B} là một cơ sở của N.

Bài tập 2.4. Xét R là vành đa thức k[x, y], k là một trường. Chứng minh rằng M = { f ∈ R| f (0, 0) =
0} là một R-môđun hữu hạn sinh, không tự do.

Bài tập 2.5. Chứng minh rằng vành R là một miền nguyên khi và chỉ khi mọi R-môđun M đều
có tính chất sau: nếu v1 , · · · , vn là một hệ độc lập tuyến tính trong M thì với bất kỳ r ∈ R \ {0},
rv1 , · · · , rvn cũng là một hệ độc lập tuyến tính trong M.
Gợi ý: Để chứng minh chiều ngược lại, giả sử tồn tại r, s ∈ R \ {0} sao cho rs = 0. Xét môđun
M = R. Hệ {1} ⊆ M độc lập tuyến tính nhưng hệ {r.1} không độc lập tuyến tính.

Bài tập 2.6. Giả sử M là một R-môđun tự do có hạng n với cơ sở {e1 , · · · , en }. Xét m ∈ Z>0 , m ≤ n
và các phần tử a1 , · · · , am ∈ R. Nếu N = ha1 e1 , · · · , am em iR , chứng minh rằng
m
M/N ∼
M
= (∏ R/ai R) (n − m)R.
i=1

Bài tập 2.7. Cho P(x) = xn + a1 xn−1 + · · · + an ∈ R[x] là một đa thức monic. Chứng minh rằng
R-đại số S = R[x]/ hP(x)i là một R-môđun tự do có hạng bằng n và x0 = 1, x1 , · · · , xn−1 là một cơ
sở của R-môđun này.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


60 2. Một số dạng môđun trên vành

Bài tập 2.8. Chứng tỏ rằng một R-môđun M là hữu hạn sinh nếu và chỉ nếu tồn tại n ∈ N∗ và tồn
tại một môđun con L của Rn sao cho M ∼
= Rn /L.

Bài tập 2.9. Chứng minh rằng nếu vành giao hoán R (có đơn vị) có tính chất rằng mọi môđun
hữu hạn sinh đều tự do thì R là một trường.

Bài tập 2.10. Cho R là một vành và a ∈ R, a ∈ J = J(R). Giả sử f : M → N là một đồng cấu của
các R-môđun hữu hạn sinh và

f : M/aM → N/aN, f (x + aM) := f (x) + aN.

(i) Chứng minh rằng f là một toàn ánh nếu và chỉ nếu f là một toàn ánh.

(ii) Giả sử a thỏa tính chất là ax = 0 =⇒ x = 0, ∀x ∈ N. Giả sử f là một đơn ánh. Chứng tỏ
rằng với mọi y ∈ Ker( f ) tồn tại y0 ∈ Ker( f ) sao cho y = ay0 . Đồng thời chứng minh rằng,
nếu Ker( f ) là một R-môđun hữu hạn sinh thì f là một đơn ánh.

Bài tập 2.11. Giả sử (R, m) là một vành địa phương1 . Chứng tỏ rằng một đồng cấu f : M → N của
các R-môđun hữu hạn sinh là toàn cấu nếu và chỉ nếu đồng cấu hợp thành cảm sinh M → N/mN
là một toàn cấu.

Bài tập 2.12. Giả sử M là một R-môđun tự do với cơ sở {e1 , · · · , en }. Giả sử ai , bi ∈ R, i = 1, · · · , n,


sao cho ∑ni=1 ai bi = 1. Nếu f : M → R là một đồng cấu được định nghĩa bởi f (ei ) = ai , i = 1, · · · , n,
chứng tỏ rằng tồn tại e ∈ M sao cho M = heiR ⊕ Ker( f ).

Bài tập 2.13. Chứng minh (3) =⇒ (1) ở Mệnh đề 2.4.7.

Bài tập 2.14. Cho S là một tập con đóng nhân của một vành giao hoán R; M là một R-môđun
hữu hạn sinh. Chứng minh rằng S−1 M = 0 nếu và chỉ nếu tồn tại s ∈ S sao cho sM = 0.

Bài tập 2.15. Cho S là một tập con đóng nhân của vành R và giả sử rằng S không chứa phần tử
0 ∈ R. Khi đó tồn tại một iđêan của R là tối đại trong số các iđêan của R không giao với S, hơn
nữa iđêan này là một iđêan nguyên tố.

Bài tập 2.16. Cho a là một iđêan của một vành R, S = 1 + a. Chứng tỏ rằng S−1 a được chứa
trong căn Jacobson của vành S−1 R.

Bài tập 2.17. Cho f : R → R0 là một đồng cấu giữa các vành giao hoán; S là một tập con đóng
nhân của R. Đặt T = f (S). Chứng tỏ rằng S−1 R0 ∼
=S−1 R T −1 R0 .

Bài tập 2.18. Cho S là một tập con đóng nhân của một vành giao hoán R; M là một R-môđun.
Chứng tỏ rằng Tor(S−1 M) = S−1 (Tor(M)). Từ đó chứng tỏ rằng các điều sau đây tương đương:

(1) M là không xoắn.


1 Mộtvành địa phương là một vành giao hoán chỉ có duy nhất một iđêan tối đại. Ký hiệu vành địa phương R với
iđêan tối đại m bởi (R, m).

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


2.13. Bài tập chương 2 61

(2) Mp không xoắn với mọi iđêan nguyên tố p.

(3) Mm không xoắn với mọi iđêan tối đại m.

Điều đó chứng tỏ rằng tính chất "không xoắn (torsion-free)" là một tính chất địa phương.

Bài tập 2.19. Chứng minh Mệnh đề 2.4.8.

Bài tập 2.20. Cho một số nguyên tố p ∈ Z. Chứng minh rằng với mỗi n ∈ Z>0 , iđêan pn Z bất
khả quy.

Bài tập 2.21. Cho R là một vành, I, J là các iđêan của R. Giả sử rằng I ∩ J = {0}. Chứng tỏ rằng
R là Noether nếu và chỉ nếu R/I và R/J là Noether.

Bài tập 2.22. Cho R là một vành, I1 , · · · , In là các iđêan của R. Chứng tỏ rằng R/(I1 ∩ · · · ∩ In )
Noether nếu và chỉ nếu R/I j Noether với mọi j = 1, · · · , n.

Bài tập 2.23. Cho M là một R-môđun hữu hạn sinh và Ann(M) = 0. Chứng tỏ rằng R là một
vành Noether nếu và chỉ nếu M là một môđun Noether.

Bài tập 2.24. Cho M là một R-môđun hữu hạn sinh. Đặt A := Ann(M). Khi đó M là một môđun
Noether nếu và chỉ nếu vành thương R/A là Noether.

Bài tập 2.25. Giả sử R là một vành Noether. Chứng tỏ rằng mỗi ước của không là lũy linh nếu
và chỉ nếu R chỉ có một iđêan nguyên tố liên kết.

Bài tập 2.26. Giả sử R là một vành Noether, a ∈ R. Chứng tỏ rằng nếu a không chứa trong một
iđêan nguyên tố tối tiểu nào đó của R và ab = 0 thì b là lũy linh.

Bài tập 2.27. Cho R là một vành Noether, I là một iđêan của R, P là một iđêan nguyên tố của R,
P ⊇ I. Chứng√tỏ rằng tồn tại một iđêan nguyên tố tối tiểu P∗ ∈ MinAss(R/I) sao cho I ⊆ P∗ ⊆ P.
T
Từ đó suy ra I = P∈MinAss(R/I) P.

Bài tập 2.28. Chứng minh Mệnh đề 2.6.7.

Bài tập 2.29. Chứng minh Hệ quả 2.7.1.

Bài tập 2.30. Chứng minh Mệnh đề 2.7.2.

Bài tập 2.31. Chứng minh Mệnh đề 2.7.3.

Bài tập 2.32. Chứng minh Mệnh đề 2.7.4.

Bài tập 2.33. Chứng minh Mệnh đề 2.7.5.

Bài tập 2.34. Cho R là một miền iđêan chính. Nếu M là một R-môđun hữu hạn sinh,
 chứng minh
rằng M/Tor(M) là một R-môđun tự do. Ký hiệu rankR (M) := rank M/Tor(M) . Khi đó hàm
rankR (∗) là một hàm cộng tính trên phạm trù các R-môđun hữu hạn sinh.

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.


62 2. Một số dạng môđun trên vành

f g
Bài tập 2.35. Chứng minh rằng dãy khớp ngắn 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là chẻ ra nếu và chỉ
nếu tồn tại một R-đồng cấu f 0 : M → M 0 sao cho f 0 ◦ f = idM0 .
t u v
Bài tập 2.36. Chứng minh các dãy 0 → Ker(g0 ) −→ Ker(g) −→ Ker(g00 ) và Coker(g0 ) −→
w
Coker(g) −→ Coker(g00 ) → 0 ở Định lý 2.7.1 là khớp.
u v
Bài tập 2.37. Dãy 0 −→ N1 −→ N2 −→ N3 khớp nếu và chỉ nếu với mọi R-môđun M, dãy
u v
0 −→ Hom(M, N1 ) −→ Hom(M, N2 ) −→ Hom(M, N3 )

cũng khớp, trong đó u và v được định nghĩa như sau: với f ∈ Hom(M, N1 ), u( f ) := u ◦ f ; với
g ∈ Hom(M, N2 ), v(g) := v ◦ g.

Bài tập 2.38. Chứng minh Mệnh đề 2.8.3.

Bài tập 2.39. Cho R là một vành; M là một R-môđun; a ∈ R là một phần tử chính quy trong
M, tức là, nếu ax = 0 với x ∈ M thì x = 0. Chứng tỏ rằng nếu M/aM có độ dài hữu hạn thì
l(M/ar M) = rl(M/aM).

Bài tập 2.40. Cho R là một miền nguyên chính; a, b ∈ R là hai phần tử khác không. Chứng tỏ
rằng dãy các R-môđun và các R-đồng cấu sau
a b a b
· · · −→ R/abR −→ R/abR −→ R/abR −→ R/abR −→ R/abR −→ · · ·

là một dãy khớp.

Bài tập 2.41. Với hai số nguyên tố cùng nhau m và n, chứng minh rằng Zm ⊗Z Zn = 0.

Bài tập 2.42. Chứng minh Mệnh đề 2.9.2.

Bài tập 2.43. Cho R là một vành địa phương; M và N là các R-môđun hữu hạn sinh. Chứng minh
rằng nếu M ⊗ N = 0 thì M = 0 hoặc N = 0.
Gợi ý: Dùng Hệ quả 2.9.1 và Bổ đề Nakayama.

Bài tập 2.44. Chứng minh kết quả ở Ví dụ 2.10.1.

Bài tập 2.45. Chứng minh Hệ quả 2.10.2.

L. C. T. Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun


Tài liệu tham khảo

[1] M. F. Atiyah, I. G. Macdonald, Introduction to Commutative Algebra, Addison-Wesley Pub-


lishing Company (1969).

[2] H. Matsumura, Commutative Ring Theory, Cambridge University Press (1989).

[3] D. G. Northcott, Lessons on Rings, Modules and Multiplicities, Cambridge University Press
(1968).

[4] C. Peskine, An algebraic introduction to complex projective geometry. I. Commutative Alge-


bra, Cambridge University Press (1996).

[5] J. -P. Serre, Géométrie algébrique et géométrie analytique, Université de Grenoble. Annales
de l’Institut Fourier 6, 1–42 (1956).

Bài giảng Cơ sở Lý thuyết môđun L. C. T.

You might also like