You are on page 1of 43

MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG BÀI GIẢNG

Thứ tự Ký hiệu Tên gọi


1 Tập hợp các số tự nhiên
2 
Tập hợp các số tự nhiên khác 0
3 Tập hợp các số nguyên tố
4 Vành các số nguyên
5 Trường các số hữu tỉ
6 Trường các số thực
7 Trường các số phức
8  x Vành đa thức hệ số phức của biến x
9 ( x) Trường các phân thức hệ số phức
10 a b Số nguyên a chia hết cho số nguyên b
11 b a Số nguyên b là ước của số nguyên a
12 a  b ( mod m ) a đồng dư với b theo môđun m
13 gcd ( a, b ) Ước chung lớn nhất của các số nguyên a, b
14 gcd ( f , g ) Ước chung lớn nhất của các đa thức f , g
15 lcm ( a, b ) Bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên a, b
16 p , p  P,  
Lũy thừa nguyên tố
17 x Giá trị tuyệt đối của số thực x
18 rad ( a ) Căn của số nguyên a
19 deg ( f ) Bậc của đa thức f
20 n0 ( f ) Số nghiệm phân biệt của đa thức f
21 rad ( f ) Căn của đa thức f
CHƯƠNG 1
ĐỊNH LÝ MASON VÀ GIẢ THUYẾT ABC

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG 1


1. Vai trò của sự tương tự giữa số nguyên và đa thức trong giảng dạy và
nghiên cứu toán học
2. Định lý Mason và ứng dụng
3. Định lý Fermat lớn trên đa thức
4. Giả thuyết ABC và ứng dụng
5. Định lý Davenport
6. Giả thuyết Hall
7. Một số giả thuyết số học có thể suy từ Giả thuyết ABC
8. Một số kết quả về đa thức có thể suy từ Định lý Mason
9. Sơ đồ liên hệ giữa Định lý Fermat, Định lý Mason, Định lý Davenport,
Giả thuyết ABC.
1.1. CĂN CỦA SỐ NGUYÊN. CĂN CỦA ĐA THỨC

1.1.1. Mở đầu. Sự phát triển của số học, đặc biệt trong thời gian gần đây, chịu sự
ảnh hưởng rất lớn của sự tương tự giữa số nguyên và đa thức. Nói cách khác, khi
có giả thuyết nào đó chưa chứng minh được với các số nguyên, người ta thường
cố gắng chứng minh sự kiện tương tự cho đa thức. Điều đó thường dễ làm hơn, có
lẽ nguyên nhân chủ yếu là vì đối với đa thức, ta có phép tính đạo hàm, trong khi
đó đạo hàm trên mọi số nguyên đều triệt tiêu. Trên tập hợp số nguyên và tập hợp
các đa thức có nhiều tính chất rất giống nhau sau đây (xem [3]):
1) Qui tắc cộng trừ, nhân, chia hoàn toàn như nhau cho cả hai tập hợp.
2) Nếu đối với các số nguyên, ta có số nguyên tố, thì với các đa thức, ta có
đa thức bất khả qui. Hơn nữa, nếu mỗi số nguyên lớn hơn 1 có thể phân tích thành
tích các thừa số nguyên tố, thì mỗi đa thức có bậc lớn hơn 0 có thể phân tích thành
tích các đa thức bất khả quy.
3) Đối với hai số nguyên, cũng như đối với hai đa thức, ta có thể định
nghĩa ước chung lớn nhất. Hơn nữa, trong cả hai trường hợp, ước chung lớn nhất
này tìm được bằng thuật toán Euclid.

1
4) Khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên là tương tự đối với khái niệm
bậc của đa thức.
5) Các số hữu tỉ tương tự với các phân thức (hàm số hữu tỉ).
Để thấy rõ hơn sự tương tự giữa số nguyên và đa thức, ta xét hai ví dụ.
Ví dụ. Chứng minh rằng, uớc chung lớn nhất của các đa thức xm − 1 và xn − 1 là
xd − 1, trong đó d là uớc chung lớn nhất của các số nguyên dương m, n .
Trước hết, chúng ta tìm uớc chung lớn nhất của các số nguyên m, n
( m  n ) bằng thuật toán Euclid:
m = nq0 + r0 , 0  r0  n − 1
n = r0 q1 + r1 , 0  r1  r0 − 1
r0 = r1q2 + r2 , 0  r2  r1 − 1

rk − 2 = rk −1qk + rk , 0  rk  rk −1 − 1
rk −1 = rk qk +1 , rk +1 = 0.
Theo thuật toán Euclid trên số nguyên, ước chung lớn nhất của m, n là d = rk .
Chuyển qua đa thức, ta có
x m − 1 = ( x n − 1)q0 ( x) + ( x r − 1), 0  r0  n − 1
0

x n − 1 = ( x r − 1)q1 ( x) + ( x r − 1), 0  r1  r0 − 1
0 1

x r − 1 = ( x r − 1)q2 ( x) + ( x r − 1), 0  r2  r1 − 1
0 1 2

x r − 1 = ( x r − 1)qk ( x) + ( x r − 1), 0  rk  rk −1 − 1
k −2 k −1 k

x r − 1 = ( x r − 1)qk +1 ( x).
k −1 k

Do đó, theo thuật toán Euclid trên đa thức, ta có ước chung lớn nhất của

(x m
− 1) và ( xn − 1) là ( x d − 1) với d = gcd ( m, n ) .

Ta để ý đến sự tương tự giữa phân tích ra thừa số nguyên tố và phân tích


bất khả quy. Mỗi đa thức f ( x) có bậc nguyên dương trên trường số phức đều
có thể phân tích dưới dạng tích các nhân tử tuyến tính như sau
f ( x) = ( x − 1 ) k1 ( x −  2 ) k2 ...( x −  m ) km ,
trong đó mỗi i  là nghiệm với bội ki  1 của f ( x) . Như vậy ta có thể thấy
rằng, trong sự tương tự giữa phân tích thành nhân tử và phân tích ra thừa số
nguyên tố: Các nghiệm phức của đa thức tương ứng với các ước nguyên tố của số
2
nguyên. Do đó, số các nghiệm phức phân biệt của một đa thức có vai trò như số
các ước nguyên tố của một số nguyên. Từ nhận xét đó, người ta đi đến hai khái
niệm tương tự sau đây:
1.1.2. Căn của một số nguyên. Cho a là một số nguyên, ta định nghĩa căn của a ,
ký hiệu bởi rad(a) , là tích các ước nguyên tố phân biệt của a :

rad(a) =  p .
p|a

Ví dụ. rad ( 4) = 2; rad ( 6 ) = 2  3 = 6; rad (720) = rad (24  32  5) = 2  3  5 = 30.

Nhận xét. Giả sử a, b  là các số nguyên. Khi đó:


(1) rad ( a )  a ;

(2) rad ( ab )  rad ( a ) rad ( b ) ;

(3) rad ( ab ) = rad ( a ) rad ( b )  gcd ( a, b ) = 1 .

(4) rad ( a k ) = rad ( a ) , k  , k  1.

1.1.3. Căn của một đa thức. Giả sử là trường các số phức. Giả sử f ( x)   x
là đa thức trên trường với bậc n  1 và f ( x ) có sự phân tích thành tích của các

nhân tử tuyến tính trên như sau

f ( x) = a ( x − 1 ) 1 ( x −  2 ) 2 ( x − m ) , ki  
, i  , a 
k k km *
.

Khi đó, ta định nghĩa căn của đa thức f ( x ) , kí hiệu bởi rad( f ), là

rad( f ) = ( x − 1 )( x −  2 ) ( x − m ).
Nhận xét. Giả sử f ,g   x  là các đa thức có bậc n  1. Khi đó:
(1) deg ( rad ( f ) )  deg ( f ) ;

(2) deg ( rad ( fg ) )  deg ( rad ( f ) ) + deg ( rad ( g ) ) ;

(3) rad ( fg ) = rad ( f ) rad ( g )  gcd ( f , g ) = 1 .

(4) rad ( f k ) = rad ( f ) , k  , k  1.

1.1.4. Số nghiệm phân biệt của một đa thức. Giả sử f ( x ) là một đa thức bậc n

trên trường các số phức và f ( x ) có sự phân tích:

f ( x ) = a ( x − 1 ) 1 ( x − m ) , ki  
, i  , a  
k km
.
3
Khi đó, số các nghiệm phân biệt của f được kí hiệu bởi n0 ( f ) . Như vậy,

deg ( f ) = k1 + k2 + + km và n0 ( f ) = deg ( rad ( f ) ) .

Rõ ràng, n0 ( f )  deg ( f ) . Chú ý rằng, nếu f , g là các đa thức nguyên tố cùng

nhau trên trường thì n0 ( fg ) = n0 ( f ) + n0 ( g ). Tổng quát hơn, nếu f1 ,..., f n là


các đa thức nguyên tố cùng nhau từng đôi một trên trường thì
n0 ( f1 f n ) = n0 ( f1 ) + + n0 ( f n ) .

Ví dụ. n0 ( x ) = 1; n0 (( x −1) ( x + 2) ( x − 3)) = 3; n ( x + 1) = 2.


3 2
0
2

1.2. ĐỊNH LÝ MASON


Định lý cuối cùng của Fermat (1601 – 1665), hay còn gọi là Định lý
Fermat lớn, là một trong những định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học, được phát
biểu như sau:
Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không ( a, b, c ) thỏa mãn phương

trình x n + y n = z n , trong đó n là một số nguyên lớn hơn hoặc bằng 3.


Sự tương tự giữa số nguyên và đa thức cùng với các tính chất của đa thức
gợi ý cho Định lý Mason sau đây. Định lý này đã được phát biểu và chứng minh
độc lập bởi hai nhà toán học là Mason (1983) và Stothers (1981), nhưng Stothers
lại công bố sau nên nó vẫn còn được gọi là Định lý Mason – Stothers. Hiện có
nhiều cách chứng minh Định lý Mason. Ngoài cách chứng minh như đã trình bày
ở dưới đây bằng công cụ đạo hàm, còn có các cách chứng minh khác của Adrew
Granivin và Thomas J. Tucker (1999) bằng kỹ thuật Wronskian hoặc cách chứng
minh nữa của Noir Schneider (2000). Định lý Mason là công cụ rất hiệu quả cho
phép ta giải quyết những bài toán liên quan đến các phương trình đa thức.
1.2.1. Định lý. Giả sử là trường các số phức và  x là vành các đa thức với

hệ số trong . Định nghĩa hàm số D :  x  →  x  xác định bởi

 n  n
D   ai xi  =  iai xi −1 .
 i =0  i =1
Khi đó, D là một phép đạo hàm trên  x .

4
m n
Chứng minh. Giả sử f = f ( x ) =  ai x và g = g ( x ) =  b j x j là các đa thức với
i

i =0 j =0

hệ số phức. Kiểm tra được rằng, D ( f + g ) = D ( f ) + D ( g ) và do đó D là một

đồng cấu của nhóm cộng các đa thức với hệ số phức. Vì rằng

 m  n  m n m+ n
fg =   ai xi    b j x j  =  ai xi b j x j =   ai b j x k ,
 i =0   j =0  i =0 j =0 k =0 i + j = k

nên ta có
n+m
D ( fg ) =  k  aib j x k −1
k =1 i + j = k
n+m
=   ( i + j ) aib j xi + j −1
k =1 i + j = k
n+m n+m
i −1 j −1
=   iai x b j x + 
j
 jai x b j x
i
k =1 i + j = k k =1 i + j = k
m n m n
=   iai xi −1b j x j +   ai xi jb j x j −1
i =1 j = 0 i = 0 j =1
= D ( f ) g + gD ( g ) .

Vì vậy, ta suy ra D là một phép đạo hàm trên vành  x . █

1.2.2. Định lý. Tồn tại duy nhất một phép đạo hàm D trên trường các hàm phân
thức ( x) sao cho D ( f ) = D ( f ) với mọi đa thức f   x  .

Chứng minh. Giả sử D là phép đạo hàm trên trường các hàm phân thức ( x) sao

cho D ( f ) = D ( f ) , với f   x  . Giả sử

f
0u= , f , g   x  , g  0.
g
Ta có
D ( f ) = D ( f ) = D ( gu ) = D ( g ) u + gD ( u ) = D ( g ) u + gD ( u ) .

Do đó

 f  D ( f ) − D ( g ) u D ( f ) g − fD ( g )
D (u ) = D   = = .
g g g2

5
Như vậy, phép đạo hàm D trên trường ( x) được hoàn toàn xác định bởi phép

đạo hàm D trên vành  x . █

1.2.3. Hệ quả. Giả sử D là phép đạo hàm đã xác định trên trường các hàm phân
D (u )
thức ( x) và với mỗi phân thức 0  u  ( x ) ta ký hiệu L ( u ) = u
. Khi đó,

nếu 0  u, v  ( x ) thì
L ( uv ) = L ( u ) + L ( v ) .
u
L   = L (u ) − L (v ).
v
Chứng minh. Ta có
D ( uv ) D ( u ) v + uD ( v ) D (u ) D (v)
L ( uv ) = = = + = L (u ) + L ( v ) .
uv uv u v

( )
Mặt khác, vì rằng 0 = D (1) = D vv −1 = v −1 D ( v ) + vD v −1 nên ( )
v −1 D ( v ) D (v)
D v ( )=− −1
v
=−
v2
.

Vì vậy, ta nhận được

( ) D v −1 D (u ) D ( v ) ( )
u
( ) ( )
D u
L   = L uv −1 = L ( u ) + L v −1 = + = − = L (u ) − L ( v ) .
v u v −1 u v

Nhận xét. Với các đa thức khác hằng trong vành đa thức  x
n0 ( f ) n0 ( g )
f ( x ) = an  ( x −  j ) , g ( x ) = bm  ( x −  j ) ,
ni mj

i =1 j =1

ta luôn luôn có
n0 ( f ) n0 ( f )
D ( f ) = an  n (x − )  (x − )
ni −1 nj
i i j .
i =1 j =1
j i

D( f ) n0 ( f )
ni
L( f ) =
f
=  x − .
i =1 i
n0 ( f ) n0 ( g )
f  ni mj
L  = L( f ) − L(g ) =  −
x −  i j =1 x −  j
g i =1

6
1.2.4. Định lý Mason. Giả sử a, b, c   x  là các đa thức khác không, nguyên tố
cùng nhau, không đồng thời là hằng số. Khi đó, nếu a + b = c thì
max deg ( a ) ,deg ( b ) ,deg ( c )  n0 ( abc ) − 1,

trong đó n0 ( abc ) là số nghiệm phân biệt của đa thức tích abc.

Chứng minh. Ký hiệu D là phép lấy đạo hàm trên trường các hàm phân thức
( x) sao cho D ( f ) = D ( f ) , f   x . Giả sử trong vành  x ta có các sự

phân tích đa thức thành tích các nhân tử tuyến tính:


n0 ( a )
a = a ( x ) = an  ( x −  i ) i ,
n

i =1
n0 ( b )
b = b ( x ) = bm  ( x −  i ) i ,
m

i =1
n0 ( c )
c = c ( x ) = cr  ( x −  i ) i .
r

i =1

a b
Áp dụng nhận xét trên, với các hàm phân thức khác không u = ,v=  ( x)
c c
ta thu được
n0 ( a ) n0 ( c )
a ni r
L (u ) = L   = L ( a ) − L (c ) =
c
 i =1
− k ,
x −  i k =1 x −  k
n0 ( b ) n0 ( c )
b mj rk
L ( v ) = L   = L (b ) − L (c ) =
c
 x−j =1
−
k =1 x −k
.
j

Vì các đa thức a, b, c nguyên tố cùng nhau và thoả mãn hệ thức a + b = c nên ta


suy ra chúng nguyên tố cùng nhau từng đôi một, do đó căn của tích abc là
n0 ( a ) n0 ( b ) n0 ( c )
q = rad ( abc ) =  ( x −  i ) ( x −  j ) ( x −  k ) ,
i =1 j =1 k =1

và deg ( q ) = deg ( rad ( abc ) ) = n0 ( a ) + n0 ( b ) + n0 ( c ) = n0 ( abc ) . Do đó, qL ( u ) và

qL ( v ) là các đa thức có bậc không vượt quá n0 ( abc ) − 1 . Mặt khác, chúng ta có

đẳng thức u + v = 1, từ đó
 D (u )   D (v ) 
uL ( u ) + vL ( v ) = u   + v  = D ( u ) + D ( v ) = D ( u + v ) = D (1) = 0.
 u   v 

7
Vì L ( v )  0, nên ta có

b v L (u ) qL ( u )
= =− =− ,
a u L (v) qL ( v )

do đó
a ( qL ( u ) ) = −b ( qL ( v ) ) .

Vì các đa thức a, b nguyên tố cùng nhau nên qL ( v ) chia hết cho a . Vì vậy

deg ( a )  deg ( qL ( v ) )  n0 ( abc ) − 1.

Tương tự
deg ( b )  deg ( qL ( u ) )  n0 ( abc ) − 1 .

Cuối cùng
deg ( c ) = deg ( a + b )  max deg ( a ) ,deg ( b )  n0 ( abc ) − 1.

Định lí Mason được chứng minh. █


Chú ý. Định lý Mason không còn đúng với trường hữu hạn. Chẳng hạn, trên
trường 7
với ba đa thức khác 0, không đồng thời là hằng số, nguyên tố cùng

nhau a = (1 − x ) , b = x 7 , c = 1 ta có
7

(1 − x ) + x7 = ( (1 − x) + x ) = 1 ,
7 7

trong khi đó
max deg ( a ) ,deg ( b ) ,deg ( c ) = 7  1 = 2 − 1 = n0 ( abc ) − 1.

Như vậy, Định lý Mason không đúng với các đa thức trên trường 7
.

1.3. GIẢ THUYẾT HALL VÀ ĐỊNH LÝ DAVENPORT


Giả thuyết số học sau đây, do M. Hall đưa ra vào năm 1971, khi ông
nghiên cứu về phương trình Diophant x3 − y 2 = k , với k là số nguyên cho trước.
Hiện tại Giả thuyết Hall vẫn chưa được chứng minh.
1.3.1. Giả thuyết Hall (xem [3]). Giả sử x, y là các số nguyên dương sao cho

x3  y 2 . Khi đó, với mỗi số   0 tuỳ ý, tồn tại một hằng số C( ) chỉ phụ thuộc
 sao cho
1
−
x − y  C ( ) x
3 2 2
.

8
Nói cách khác, nếu x, y là các số nguyên dương thỏa mãn x3 − y 2 = k  0
1
− O (1)
thì k  x 2
, trong đó O(1) là một đại lượng bị chặn.

Chú ý rằng, ta có:


58538865167812233 − 4478849284284020423079182 = 1641843 .
Bằng máy tính, người ta đã chỉ ra một danh sách 24 cặp số nguyên dương ( x, y)
1
thỏa mãn x − y  x với x  1018 .
3 2 2

Tương tự của Giả thuyết Hall trên đa thức là Định lý Davenport (1965) và
một điều thú vị đã xảy ra nó lại là một hệ quả trực tiếp của Định lý Mason.
1.3.2. Định lý Davenport. Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức khác hằng số và

nguyên tố cùng nhau trên trường các số phức. Khi đó, ta có


1
deg( f 3 − g 2 )  deg f + 1.
2
Chứng minh. Đặt a = g 2 , b = f 3 − g 2 , c = f 3 . Ta có a + b = c. Chú ý rằng, do các

đa thức f , g nguyên tố cùng nhau nên f 3 − g 2  0. Áp dụng Định lý Mason, ta


có bất đẳng thức
deg g 2  n0 ( g 2 ( f 3 − g 2 ) f 3 ) − 1 = n0 ( g ( f 3 − g 2 ) f ) − 1
= n0 ( g ) + n0 ( f 3 − g 2 ) + n0 ( f ) − 1.
Do đó
2deg g  deg g + deg( f 3 − g 2 ) + deg f − 1. ( )
Tương tự ta có bất đẳng thức
3deg f  deg g + deg( f 3 − g 2 ) + deg f − 1. ()
Cộng hai bất đẳng thức (  ) và ( ) ở trên lại, ta có

1
deg( f 3 − g 2 )  deg f + 1.
2
Định lý Davenport được chứng minh. █
Từ Định lý Mason, chúng ta có thể tìm được nhiều phiên bản khác của
Định lý Davenport. Chẳng hạn

9
1) Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức, khác hằng số và nguyên tố cùng nhau trên

trường các số phức. Khi đó, ta có


5
deg( f 3 − g 4 )  deg g + 1.
3
2) Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức một biến, khác hằng số và nguyên tố cùng

nhau trên trường các số phức. Khi đó, ta có


deg( f 18 − g 3 )  11deg f + 1.
Thật vậy, giả sử các đa thức f , g thỏa mãn các yêu cầu của bài toán. Ta

đặt a = g 4 , b = f 3 − g 4 , c = f 3 , có a + b = c . Do các đa thức f , g nguyên tố cùng

nhau nên f 3 − g 4  0. Áp dụng Định lý Mason, ta có:

deg g 4  n0 ( g 4 ( f 3 − g 4 ) f 3 ) − 1 = n0 ( g ( f 3 − g 4 ) f ) − 1
= deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1.
Từ đó suy ra
4deg g  deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1. (1.1)
Tương tự
3deg f  deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1. (1.2)
Cộng từng vế hai bất đẳng thức (1.1) và (1.2), ta có:
2deg g + deg f  2deg( f 3 − g 4 ) − 2. (1.3)
Cộng từng vế hai bất đẳng thức (1.1) với (1.3), ta có :
5
deg( f 3 − g 4 )  deg g + 1.
3
Vậy, có bất đẳng thức cần chứng minh. █
Chứng minh phiên bản 2) của Định lý Davenport được thực hiện tương tự.
1.3.3. Định lý Davenport tổng quát. Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức khác hằng

số và nguyên tố cùng nhau trên trường trường số phức. Khi đó, với mọi số nguyên
dương m, n ta có:
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg f + 1;
m
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg g + 1.
n

10
Chứng minh. Đặt a = f n , b = g m − f n , c = g m . Ta có a, b, c là các đa thức khác
hằng số, nguyên tố cùng nhau và thoả mãn hệ thức a + b = c . Áp dụng Định lý
Mason, thu được
deg ( f n )  n0 ( f n ( f n − g m ) g m ) − 1 = n0 ( f ( f n − g m ) g ) − 1
= n0 ( f ) + n0 ( f n − g m ) + n0 ( g ) − 1
 deg f + deg( f n − g m ) + deg g − 1.
Do đó
n deg ( f )  deg ( f ) + deg( f n − g m ) + deg ( g ) − 1. (1)

Nhân hai vế của (1) cho (m – 1) ta thu được


( m − 1) n deg ( f )  ( m − 1) deg ( f ) + ( m − 1) deg( f n − g m ) + ( m − 1) deg ( g ) + (1 − m ). (2)
Tương tự (1) ta cũng có:
m deg ( g )  deg ( f ) + deg( f n − g m ) + deg ( g ) − 1. (3)

Cộng hai bất đẳng thức (2) và (3) lại ta có


( mn − n − m) deg ( f ) + m  m deg( f n − g m ). (4)

Từ bất đẳng thức (4) ta có


nm − n − m
deg( f n − g m )  deg ( f ) + 1.
m
Bình đẳng ta có bất đẳng thức thứ hai
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg g + 1.
n
Một số tương tự của Định lý Davenport minh hoạ:
3 2 − 3 − 2 1
deg( f 3 − g 2 )  deg ( f ) + 1 = deg ( f ) + 1.
2 2
3 2 − 3 − 2 1
deg( f 3 − g 2 )  deg g + 1 = deg g + 1.
3 3
3 4 − 3 − 4 5
deg( f 3 − g 4 )  deg g + 1 = deg g + 1.
3 3
18  3 − 18 − 3
deg( f 18 − g 3 )  deg ( f ) + 1 = 11deg ( f ) + 1.
3
18  3 − 18 − 3 33
deg( f 18 − g 3 )  deg ( g ) + 1 = deg ( g ) + 1.
18 18

11
1.4. ĐỊNH LÝ LỚN FERMAT CHO CÁC ĐA THỨC

Từ Định lý Mason ta có thể suy ra nhiều kết quả về các đa thức. Một hệ
quả quan trọng nhất của Định lý Mason là Định lý lớn Fermat trên đa thức. Định
lý lớn Fermat cho đa thức được biết đến từ thế kỷ XIX và đã được chứng minh
dựa vào phương pháp của Hình học đại số. Tuy nhiên, sử dụng Định lý Mason, ta
có một cách chứng minh đơn giản hơn nhiều sẽ được trình bày dưới đây.
1.4.1. Định lý lớn Fermat cho đa thức hệ số phức. Trong vành  x không tồn
tại các đa thức a, b, c khác không, nguyên tố cùng nhau, không đồng thời là hằng

số thỏa mãn phương trình xn + y n = z n với n  3.


Chứng minh (Phản chứng). Giả sử ngược lại tồn tại các đa thức a, b, c thỏa mãn

các điều kiện nêu trong định lý trên. Khi đó, ta có an + bn = cn với n  3. Rõ ràng
n0 (a nb nc n ) = n0 (abc) = n0 (a) + n0 (b) + n0 (c)  deg a + deg b + deg c .

Áp dụng Định lý Mason đối với hệ thức a n + bn = c n , ta có ba bất đẳng thức sau:

n deg a = deg a n  n0 (a nb nc n ) − 1  deg a + deg b + deg c − 1;

n deg b = deg b n  n0 (a nb nc n ) − 1  deg a + deg b + deg c − 1;

n deg c = deg c n  n0 (a nb nc n ) − 1  deg a + deg b + deg c − 1.

Cộng từng vế ba bất đẳng thức trên lại với nhau, ta có


( n − 3)( deg a + deg b + deg c )  −3.
Điều này mâu thuẫn với giả thiết n  3 . Định lý Fermat lớn cho đa thức đã được
chứng minh. █
Như vậy, từ Định lý lớn Fermat trên đa thức ta suy ra rằng: Nếu phương
trình xn + y n = z n với n  1 có nghiệm trong tập hợp các đa thức hệ số phức khác
hằng số thì n = 2 . Chẳng hạn:

(1 − x ) + ( 2 x ) = (1 + x 2 ) .
2 2 2

Từ Định lý Mason, còn cho ta một cách chứng minh Định lý Fermat mở
rộng cho các đa thức với hệ số phức.

12
1.4.2. Định lý lớn Fermat mở rộng cho đa thức. Trong vành  x không tồn tại
các đa thức a, b, c khác không, nguyên tố cùng nhau, không đồng thời là hằng số,
và thỏa mãn phương trình:
xm + y n = z k ,

1 1 1 
với + +  1; m, n, k  .
m n k
Chứng minh (Phản chứng). Giả sử ngược lại, trong vành  x tồn tại các đa thức
a, b, c thỏa mãn các điều kiện nêu trong định lý. Khi đó, ta có

1 1 1 
a m + b n = c k , với + +  1; m, n, k  .
m n k
Áp dụng Định lý Mason đối với hệ thức a m + b n = c k , ta có

max deg a m ,deg b n ,deg c k   n0 (a mb nc k ) − 1


= n0 (abc) − 1
 deg a + deg b + deg c − 1.
Từ đó suy ra được
m deg a  deg a + deg b + deg c − 1,
n deg b  deg a + deg b + deg c − 1,
k deg c  deg a + deg b + deg c − 1.
Đảo ngược các bất đẳng thức trên ta có
1 deg a
 ,
m deg a + deg b + deg c − 1
1 deg b
 ,
n deg a + deg b + deg c − 1
1 deg c
 .
k deg a + deg b + deg c − 1
Cộng ba bất đẳng thức này ta thu được
1 1 1 deg a + deg b + deg c
+ +   1.
m n k deg a + deg b + deg c − 1
Bất đẳng thức này mâu thuẫn với giả thiết
1 1 1
+ +  1.
m n k
Do đó Định lý Fermat mở rộng trên các đa thức một biến được chứng minh. ▄
13
Ví dụ. Không tồn tại các đa thức a, b, c một biến khác không, hệ số phức, không
đồn thời là hằng số và nguyên tố cùng nhau và thỏa mãn đẳng thức
a 2012 + b 2013 = c 2014 .

1 1 1 3
Thật vậy, từ bất đẳng thức + +   1 , sử dụng Định lý
2012 2013 2014 2010
1.4.2 ta suy ra được điều cần giải thích.
Nếu trong vành các số nguyên chúng ta có định lí nói rằng, phương trình
x4 + y 4 = z 2 không có nghiệm nguyên dương thì trong vành đa thức  x ta có

kết quả tương tự sau.


1.4.3. Định lý. Trong vành đa thức  x không tồn tại các đa thức khác không,

nguyên tố cùng nhau, không đồng thời là hằng số và thỏa mãn phương trình
x4 + y 4 = z 2 .
Chứng minh. Giả sử ngược lại, trong vành đa thức  x phương trình

x4 + y 4 = z 2 có nghiệm ( f,g,h ) thỏa mãn các điều kiên nêu trên. Khi đó, ta có

f 4 + g 4 = h2 . Áp dụng Định lý Mason với a = f 4 , b = g 4 , c = h 2 ta có:

 
max deg ( f 4 ) , deg ( g 4 ) , deg ( h 2 )  n0 ( f 4 g 4 h 2 ) − 1
= n0 ( fgh ) − 1  deg ( f ) + deg ( g ) + deg ( h ) − 1.

Từ đó ta suy ra được
4deg ( f )  deg ( f ) + deg ( g ) + deg ( h ) − 1. (1.4)

4deg ( g )  deg ( f ) + deg ( g ) + deg ( h ) − 1. (1.5)

2deg ( h )  deg ( f ) + deg ( g ) + deg ( h ) − 1. (1.6)

Từ (1.6) ta suy ra
deg ( h )  deg ( f ) + deg ( g ) − 1. (1.7)

Cộng vế theo vế (1.4) với (1.5) và chia hai vế cho 2 ta được


deg ( f ) + deg ( g )  deg ( h ) − 1 (1.8)

Thay (1.7) vào (1.8), ta có 0  −2 .


Ta gặp phải mâu thuẫn, vậy Định lý được chứng minh. █
Ta xét phương trình Catalan xm − y n = 1 cho các đa thức hệ số phức.

14
1.4.4. Định lý. Cho m, n là các số nguyên lớn hơn 1. Khi đó, phương trình

Catala n xm − y n = 1 không có nghiệm trong các đa thức f , g   x  khác hằng

số.
Chứng minh. Giả sử ngược lại tồn tại cặp đa thức một biến khác hằng số ( f ,g)
với hệ số phức, thỏa mãn phương trình x m − y n = 1. Ta có f m − g n = 1 . Kiểm tra
các giả thiết của Định lý Mason được thỏa mãn với
a = f m , b = − g n , c = 1.
Do đó, áp dụng Định lý Mason, ta có:
max deg f m ,deg g n   n0 ( f m g n ) − 1
= n0 ( fg ) − 1
 deg f + deg g − 1.
Từ đó ta thu được
m deg f  deg f + deg g − 1, (1.9)
n deg g  deg f + deg g − 1. (1.10)
Cộng vế theo vế các bất đẳng thức (1.9) và (1.10) ta được:
(m − 2)deg f + (n − 2)deg g  −2. (1.11)
Vì m, n  2 nên (m − 2)deg f + (n − 2)deg g  0 . Do đó (1.11) không xảy ra. Ta
gặp mâu thuẫn và có điều phải chứng minh. █
Bây giờ ta quan tâm đến nghiệm của phương trình dạng Fermat suy rộng
xm + y n = z p với m, n, p là các số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng 2.
1.4.5. Định lý. Giả sử m, n, p là các số nguyên dương thỏa mãn điều kiện

2  m  n  p và ( f , g, h) là bộ ba các đa thức khác không thuộc vành  x ,


nguyên tố cùng nhau, không đồng thời là hằng số, thỏa mãn phương trình
xm + y n = z p . Khi đó:
- hoặc ( m, n, p ) = ( 2, 2, p ) với p  2,

- hoặc ( m, n, p ) = ( 2,3, p ) với 3  p  5.


Chứng minh. Giả sử ( f , g, h) là bộ ba các đa thức thuộc  x có bậc lần lượt là
k1 , k2 , k3 thoả mãn các điều kiện nêu trên. Khi đó, theo Định lý Mason, ta có:

15
max deg( f m ), deg( g n ), deg(h p )  n0 ( f m g n h p ) − 1
= n0 ( fgh) − 1
 deg f + deg g + deg h − 1.
Từ đó suy ra
mk1  k1 + k2 + k3 − 1, (1.12)
nk2  k1 + k2 + k3 − 1, (1.13)
pk3  k1 + k2 + k3 − 1. (1.14)
Cộng vế theo vế các bất đẳng thức (1.12), (1.13), (1.14) ta được:
mk1 + nk2 + pk3  3(k1 + k2 + k3 − 1). (1.15)
Vì m  n  p nên:
m(k1 + k2 + k3 )  mk1 + nk2 + pk3 . (1.16)
Từ (1.15) và (1.16) ta được:
m(k1 + k2 + k3 )  3(k1 + k2 + k3 ) − 3.
Từ đây ta suy ra được m  3 mà m  2 nên m = 2 . Do đó
2k1  k1 + k2 + k3 − 1,

tức là: k1  k2 + k3 − 1 (1.17)


Kết hợp với nk2  k1 + k2 + k3 − 1,
ta được nk2  2k2 + 2k3 − 2. (1.18)

i) Nếu n = 2 thì ( m, n, p ) = ( 2, 2, p ) ; p  2.

ii) Nếu n  3 thì từ n  p và kết hợp với (1.17) ta suy ra:


n(k2 + k3 )  nk2 + pk3  2(k1 + k2 + k3 − 1)  4(k2 + k3 − 1) = 4(k2 + k3 ) − 4.
Như vậy
(n − 4)(k2 + k3 )  −4.
Suy ra n  3. Khi n = 3 từ (1.18) ta có:
k2  2k3 − 2. (1.19)
Do đó, kết hợp (1.17) và (1.19) ta được:
pk3  k1 + k2 + k3 − 1  2(k2 + k3 − 1)  6(k3 − 1).

Suy ra p  6. Nhưng 3 = n  p nên ta có ( m, n, p ) = ( 2,3, p ) , với 3  p  5 .

Vậy ta có điều phải chứng minh. █


16
1.5. GIẢ THUYẾT ABC VÀ ỨNG DỤNG
Lấy ý tưởng từ Định lý Mason, Giả thuyết ABC được xây dựng đầu tiên
một cách độc lập bởi David Masser và Joseph Oesterle vào năm 1985.
1.5.1. Giả thuyết ABC (xem [3,13]). Giả sử a, b, c là các số nguyên khác 0,
nguyên tố cùng nhau và thoả mãn hệ thức a + b = c. Khi đó, với mỗi   0 tùy ý,
luôn tồn tại một số K (  )  0 sao cho

max( a , b , c )  K ( )rad ( abc )


1+
,

trong đó rad ( abc ) là căn của tích abc.

1.5.2. Vai trò của Giả thuyết ABC trong Số học


Giả thuyết ABC cũng đã được mô tả như là một lý thuyết thống nhất của
hệ thống số, trong đó nhiều định lý và giả thuyết số học quan trọng khác ngay lập
tức trở thành hệ quả. Chẳng hạn, Định lý Fermat tiệm cận là một hệ quả trực tiếp
của Giả thuyết ABC và cũng từ Giả thuyết ABC người ta cũng có thể chứng minh
được phương trình Brocard chỉ có hữu hạn nghiệm nguyên dương.
Trong một bài báo trên The Sciences năm 1996, Dorian Goldfeld – giáo sư
của Đại học Columbia cho biết Giả thuyết ABC "đối với các nhà toán học nó thực
sự đẹp, hơn nữa tiện dụng. Nhờ Giả thuyết ABC mà rất nhiều vấn đề Diophant bất
ngờ được liên kết lại trong một phương trình duy nhất từ đó cho cảm giác rằng tất
cả các nhánh toán học đều thuộc một thể thống nhất. Không có gì đáng ngạc nhiên
khi các nhà toán học đang hết sức nỗ lực để chứng minh điều đó". Goldfeld so
sánh "giống như những nhà thám hiểm trước một vách đá thẳng đứng cố gắng
kiếm tìm những mạch nhỏ trên mặt đá với hy vọng rằng một trong số đó sẽ cho họ
con đường dẫn đến đỉnh núi".
Giáo sư Andrew Granville thuộc đại học Montreal nhận xét "Giả thuyết
ABC thoạt nhìn thì đơn giản so với những câu hỏi sâu sắc trong Lý thuyết số. Tuy
nhiên, phỏng đoán kỳ lạ này tương đương với tất cả những vấn đề chính. Đó là ở
trung tâm của những bài toán đang được nghiên cứu".
Cũng theo Goldfeld, "Nếu chứng minh Giả thuyết ABC được khẳng định
thì các nhà toán học sẽ thấy được công cụ rất mạnh để giải quyết các vấn đề trong
lý thuyết số".

17
Giáo sư Andrew Granville thuộc Đại học Montreal nhận xét "Giả thuyết
ABC thoạt nhìn thì đơn giản so với những câu hỏi sâu sắc trong Lý thuyết số. Tuy
nhiên, phỏng đoán kỳ lạ này tương đương với tất cả những vấn đề chính. Đó là
trung tâm của những bài toán đang được nghiên cứu’’(xem [6]).
Vì vậy, kể từ khi Giả thuyết ABC ra đời, nhiều nhà toán học đã cố gắng
chứng minh giả thuyết này. Năm 2007, nhà toán học Pháp Lucien Szpiro, mà
công việc của ông vào năm 1978 đã dẫn đến những phỏng đoán về Giả thuyết
ABC, là người đầu tiên tuyên bố chứng minh được nó, nhưng sau đó đã sớm tìm
thấy có những thiếu sót. Và gần đây nhất, một trong những nhà thám hiểm có thể
đã chạm đến đỉnh núi. Theo Nature News, Mochizuki - nhà toán học tại Đại học
Kyoto – người đã chứng minh nhiều định lý sâu sắc trong quá khứ, tuyên bố giải
được bài toán ABC. “Giả thuyết ABC có thể đã được giải" và tên nhà toán học
Shinichi Mochizuki xuất hiện liên tục trên nhiều tờ báo trong mấy tuần đầu tháng
9 năm 2014, thậm chí trên cả một số tạp chí không phải của toán như Nature, New
York Times, Telegraph.... Tin đặc biệt này xuất phát từ việc giáo sư Mochizuki
của Viện Nghiên cứu các khoa học về Toán (RIMS), Đại học Kyoto, Nhật Bản,
đưa lên trang cá nhân của ông bốn bài báo dài tổng cộng khoảng 500 trang mà
phần cuối cùng dẫn đến chứng minh của Giả thuyết ABC và một số giả thuyết
quan trọng khác. Lời giải của Mochizuki nếu đúng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng
trong một số lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, sẽ cần một khoảng thời gian dài để các
nhà toán học kiểm chứng tính đúng đắn trong chứng minh của Mochizuki.
Giả thuyết ABC cho một loạt các hệ quả. Chúng bao gồm cả các kết quả đã
được biết đến (một số trong đó đã được chứng minh một cách riêng biệt). Do vậy,
việc chứng minh được hoặc bác bỏ Giả thuyết ABC là hết sức quan trọng trong
việc giải quyết các bài toán về lý thuyết số. Cho đến nay, Giả thuyết ABC vẫn
chưa được chứng minh và việc lấy phản ví dụ bác bỏ là điều dường như không
thể, bởi vì giả thiết về số mũ 1 +  là điều kiện rất mạnh.
Sau đây là danh sách một số định lý hoặc giả thuyết số học có thể suy ra từ
Giả thuyết ABC.
● Định lý Thue-Siegel-Roth về xấp xỉ Diophantine của số đại số (đã được
chứng minh bởi Bombieri vào năm 1994).

18
● Giả thuyết Mordell (đã được chứng minh một cách tổng quát bởi Gerd
Faltings vào năm 1983).
● Giả thuyết Vojta với chiều 1 (đã được chứng minh bởi Van
Frankenhuijsen vào năm 2002).
● Giả thuyết về sự tồn tại hữu hạn số nguyên tố Wieferich (đã được chứng
minh bởi Silverman vào năm 1988).
● Giả thuyết Marshall Hall về sự tách biệt giữa tính chính phương và tính
lập phương của các số nguyên (đã được chứng minh bởi Nitaj, 1996).
● Giả thuyết Fermat-Catalan về sự tổng quát của Định lý cuối cùng của
Fermat liên quan đến vấn đề biểu diễn luỹ thừa thành tổng của các luỹ thừa các số
nguyên (đã được chứng minh bởi Pomerance, 2008).
● Định lý Tijdeman về số nghiệm của phương trình y m = x n + k (Định lý
Tijdeman trả lời trường hợp k = 1 ).
● Giả thuyết Pillai (1931) liên quan đến số các nghiệm của phương trình
Ay m = Bx n + k .
Giả thuyết ABC chứng tỏ rằng nếu trong khai triển các số a, b, c có các
thừa số nguyên tố với số mũ lớn thì các thừa số này được bù lại bằng một số
lượng các số nguyên tố nhỏ có mặt trong khai triển với số mũ 1. Đó là ý tưởng sẽ
trình bày trong chứng minh từ Giả thuyết ABC có thể suy ra Định lí Fermat tiệm
cận sau đây.
1.5.3. Định lý Fermat tiệm cận. Phương trình x n + y n = z n không có nghiệm

nguyên dương với mọi số mũ n đủ lớn. Nói khác đi, tồn tại một số nguyên n0 sao

cho phương trình x n + y n = z n không có nghiệm nguyên dương với mọi số mũ

n  n0 .

Chứng minh. Giả sử phương trình xn + y n = z n có một nghiệm nguyên dương

( a, b, c ) . Khi đó ta có đẳng thức a n + bn = c n .

Trước hết ta xét trường hợp gcd ( a, b, c ) = d = 1 . Ta có

rad ( anbncn ) = rad ( abc )  abc  c3.

19
Nếu n  2 ta có c  3 . Áp dụng Giả thuyết ABC với  = 1 và K1 = max 1, K (1)  
ta nhận được

c n = max a n , b n , c n   K1rad ( a nb nc n )  K1c 6 .


2

Lôgarit hoá hai vế ta thu được bất đẳng thức:


n log c  6log c + log K1.
Do đó
log K1 log K1
n  6+  6+ .
log c log 3

 log K1 
Đặt n0 = 6 +   + 1 ta có n  n0 .
 log 3 
Trường hợp, gcd ( a, b, c ) = d  1 thì ta viết a = da1 , b = db1 , c = dc1 với

gcd ( a1 , b1 , c1 ) = 1 . Bằng cách loại bỏ ước số chung d n ở cả hai vế của đẳng thức

a n + bn = c n ta thu được đẳng thức a1n + b1n = c1n , với gcd ( a1 , b1 , c1 ) = 1 . Theo lập

luận trên ta lại có n  n0 .

Như vậy, với mọi số mũ n  n0 phương trình x n + y n = z n không có

nghiệm nguyên dương. █


1.5.3. Định lý. Từ Giả thuyết ABC suy ra được Giả thuyết Tijdeman-Zagier.
Chứng minh. Thật vậy, giả sử tồn tại các số nguyên x, y, z khác 0 , nguyên tố

cùng nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r . Theo Giả thuyết ABC ta có

max  x p , y q , z r   K (  ) rad ( x p y q z r )
1+
.

Ta chứng minh định lý này trong trường hợp các số mũ đủ lớn, tức là
min ( p, q, r )  k ,

log K (  )
trong đó k = + ( 3 + 3 ) . Thật vậy, không mất tính tổng quát, ta có thể
log 2
giả sử rằng max  x, y, z = x . Khi đó, ta có

20
x p  K (  ) rad ( x p y q z r )
1+

 x p  K (  )( xyz )
1+

 x p  K (  ) x3+3
 x p −3−3  K (  )
log K (  )
 p + ( 3 + 3 ) = k .
log 2

Điều này mâu thuẫn với min ( p, q, r )  k . Vậy phương trình x p + y q = z r không

có nghiệm nguyên khác không ( x, y, z ) , nguyên tố cùng nhau khi p, q, r là các số

nguyên đủ lớn. ▄
1 1 1
Một vấn đề tiếp tục được đặt ra là khi + +  1 và p, q, r là các số tự
p q r

nhiên bất kỳ, thì phương trình x p + y q = z r , với gcd ( x, y, z ) = 1 , có hữu hạn

nghiệm ( x, y, z ) không tầm thường trong hay không? Đây chính là Giả thuyết

Fermat - Catalan. Chú ý rằng, đối với phương trình này ta có thể chỉ ra một số
nghiệm cụ thể sau:
12 + 23 = 32 ; 25 + 7 2 = 34 ;7 3 + 132 = 29 ; 27 + 133 = 712 ; 35 + 114 = 1222.
1.5.5. Định lý. Từ giả thuyết ABC suy ra được Giả thuyết Fermat-Catalan.
Chứng minh. Thật vậy, giả sử tồn tại các số nguyên x, y, z khác 0 nguyên tố cùng

nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r . Ta có thể giả sử p  q  r , nếu ngược


lại thì ta đổi vị trí của các số hoặc chuyển vế cho phương trình.
Khi đó, ( p, q, r ) có một trong các cặp số sau ( 2,3, r ) với r  7 , hoặc ( 2, 4, r )

với r  5 , hoặc ( 2, q, r ) với r  q  5 , hoặc ( 3,3, r ) với r  4 , hoặc ( 3, q, r ) với

r  q  4 , hoặc ( p, q, r ) với r  q  p  4 . Trong các trường hợp trên, ta luôn có

1 1 1 41
+ +  .
p q r 42
Theo giả thuyết ABC ta được

max  x p , y q , z r   K (  ) rad ( x p y q z r )
1+
.

Chọn  =
1
42
 
và đặt max x p , y q , z r = M , ta có

21
1

M  K rad ( x ) rad ( y ) rad ( z )


1+ 43
p q r 42
 K ( x y z ) 42 ,

 1 
với K = K   . Do đó
 42 
 1 1 1  43
 + + 
M  KM  p q r  42

41 43

 M  KM 42 42

1
 M 1764  K .
Điều này chứng tỏ M bị chặn, tức là x, y, z bị chặn. Vì vậy, chỉ có hữu hạn các

số nguyên x, y, z nguyên tố cùng nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r khi


1 1 1
p, q, r là các số nguyên dương thỏa mãn hệ thức + +  1. ▄
p q r
Giả thuyết Catalan khẳng định rằng chỉ có 8 và 9 là cặp số liên tiếp duy
nhất mà cả hai số đều là lũy thừa của số tự nhiên. Nói cách khác, nó là nghiệm
duy nhất của phương trình Catalan xm − y n = 1 , trong đó x, y, m, n là các số

nguyên lớn hơn 1 : 32 − 23 = 1. Ta đã biết rằng phương trình xm − y 2 = 1 không có


nghiệm nguyên dương và nghiệm nguyên dương duy nhất của phương trình
x2 − y n = 1 là x = n = 3 và y = 2 . Do đó, chỉ cần xét phương trình Catalan với
min ( m, n )  3 .

1.5.6. Định lý. Từ Giả thuyết ABC suy ra được phương trình Catalan với
min ( m, n )  3 chỉ có hữu hạn các nghiệm nguyên dương.

Chứng minh. Giả sử ( x, y ) là một nghiệm nguyên dương của phương trình

Catalan khi đó xm − y n = 1 với min ( m, n )  3 . Ta có, x và y là nguyên tố cùng

1
nhau. Áp dụng Giả thuyết ABC với a = x m , b = − y n , c = 1 và  = , tồn tại một
4
1
hằng số K 2 = K   sao cho
4
5
y  x  K2 rad ( x y )
5 5
n m m n 4
= K 2 rad ( xy )  K 2 ( xy ) .
4 4

Vì vậy

22
5
m log x  log K 2 + ( log x + log y ) ,
4
5
n log y  log K 2 + ( log x + log y ) .
4
Từ đó
5
m log x + n log y  2log K 2 + ( log x + log y ) ,
2
và do đó
 5  5
 m −  log x +  n −  log y  2log K 2 . (1.20 )
 2  2
Từ x  2 và y  2 ta có:

 5  5  2log K 2
m− +n −   .
 2  2 log 2
Vì vậy
2log K 2
m+n +5.
log 2
Như vậy, chỉ có hữu hạn các cặp số mũ ( m, n ) mà phương trình Catalan

giải được. Trong trường hợp cố định m  3 và n  3 thì từ bất phương trình
(1.20 ) ta suy ra phương trình Catalan chỉ có hữu hạn nghiệm nguyên dương

( x, y ) . █

Vào năm 1876, H. Brocard đã đặt câu hỏi là phương trình x! + 1 = y2 có


các nghiệm nguyên nào khác ngoài các nghiệm là (4;5), (5;11), (7;71) hay không?
Cho đến nay người ta chưa biết thêm nghiệm nào khác (đã kiểm tra đến x < 500).
Nếu Giả thuyết ABC đúng thì ta có thể mở rộng phương trình Brocard đến

( )
phương trình x n !+ 1 = y m .

1.5.7. Định lý. Nếu giả thuyết ABC là đúng thì phương trình Brocard mở rộng
( x!)n + 1 = y m chỉ có hữu hạn nghiệm nguyên dương với x, y, n, m  2.

Chứng minh. Giả sử phương trình ( x )!+ 1 = y


n m
có nghiệm nguyên dương

( x; y; z ) . Từ ( xn )!+ 1 = y m theo Giả thuyết ABC, với mỗi   0, C  0 sao cho

23
( ( ))
1+
max ( x!)n ,1, y m   C rad ( x !) y m
n
.

Do đó

( ( ))
1+
(
= C rad ( ( x!) y ) )
1+
( x!)  C rad ( x!) y  C y1+ ( rad( x!) )
n n m 1+
. (1.21)

y m = ( x !) + 1  ( x!) + ( x!) = 2 ( x!) ,


n n n n
Ta có

từ đó
1 n
y  2 m ( x !) m .

Bởi vì
rad ( x!) =  p
p x

nên từ (1.21) ta thu được:


1+
1+ n (1+ )  
( x !)  2 C ( x !)  p
n m m

 p x 
1+
m −1− 1+
 
 ( x !) 2 C   p 
n( ) m
m . (1.22)
 p x 
x
 x
Áp dụng các bất đẳng thức x !    và
e
 p  4 , kết hợp với (1.22) ta có
p x
x

 m −1−  x
1+
 1+ 
nx 
 x  m  x (1+ )
  2 m
C 4   2 m C 4(1+ )  . (1.23)
e  
1
Trong (1.23), chọn  = , ta thu được:
2
 2 m −3  x
 23m 
nx 
 x  2m 
    2 C1/2 8  . (1.24)
e  
Khi x  3 từ (1.24), ta có:
 2 m −3 
n 
 x
3
 2m 
   2 C1/2 8
2m

e
2m
x  3  n (2 m−3)
   2 2 m C1/ 2 8 
e  

24
2m
 6 m+3  n (2 m−3)
 x  e  2 2 m C1/2  . (1.25)
 
Từ (1.25), suy ra chỉ có hữu hạn số nguyên x thỏa mãn phương trình

( x )!+ 1 = y
n m
, m, n  2 . Chứng minh tương tự chỉ có hữu hạn số nguyên y  2

( )
thỏa mãn phương trình xn !+ 1 = y m , m, n  2. Do đó, với m, n  ; m, n  2 ,

phương trình ( x )!+ 1 = y


n m
chỉ có hữu hạn nghiệm nguyên dương ( x; y ) với

x, y  2 . ▄

1.5.8. Giả thuyết Wieferich. Với mỗi số nguyên tố lẻ, ta có 2 p−1  1( mod p ) ,

nghĩa là p là ước của 2 p−1 − 1 . Câu hỏi đặt ra về tính chia hết của 2 p−1 − 1 cho p2
nảy sinh trong nghiên cứu Định lí sau cùng của Fermat. Mỗi số nguyên tố lẻ p
sao cho

(
2 p−1  1 mod p2 )
được gọi là một số nguyên tố Wieferich. Ví dụ 3 , 5 và 7 là các số nguyên tố
Wieferich vì 22  1( mod9 ) , 24  1( mod 25) và 26  1( mod 49 ) . Vậy liệu rằng có

tồn tại vô hạn các số nguyên tố Wieferich hay không? Giả sử W là tập hợp các
số nguyên tố Wieferich. Chúng ta sẽ chứng tỏ rằng từ Giả thuyết ABC hoàn toàn
suy ra được W là tập vô hạn. Chúng ta sẽ bắt đầu với một bổ đề đơn giản sau.
1.5.9. Bổ đề . Cho p là một số nguyên tố lẻ. Nếu tồn tại số nguyên dương n sao

( )
cho 2n  1( mod p ) nhưng 2n  1 mod p2 thì p là số nguyên tố Wieferich.

Chứng minh. Giả sử d là cấp của 2 theo mod p hay d là số nguyên dương nhỏ

nhất thỏa mãn 2d  1( mod p ) . Khi đó, d là ước của n . Bởi vì 2n  1 mod p2 , ( )
( )
nên suy ra 2d  1 mod p 2 . Vì vậy, 2d = 1 + kp , trong đó gcd ( k , p ) = 1 . Ngoài ra,

vì p là một số nguyên tố lẻ nên 2 p−1  1( mod p ) và do đó d là ước của p − 1 hay

p − 1 = de , với e là một số tự nhiên sao cho 1  e  p − 1 . Khi đó,


gcd ( ek , p ) = gcd ( e, p ) = 1 và

2 p −1 = ( 2d ) = (1 + kp ) = 1 + ekp  1( mod p 2 ) ,
e e

25
và p là nguyên tố Wieferich. ▄
Một số số nguyên dương v được gọi một số luỹ thừa nếu số nguyên tố p là

ước của v thì p2 cũng là ước của v. Số 72 là số luỹ thừa. Số 192 không phải là

số lũy thừa (vì 192 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 3 2 ). Nếu v là số lũy
thừa thì rad ( v )   .

Số tự do chính phương (square-free number) là một số nguyên không chia


hết cho bình phương của bất kỳ số nguyên tố nào. Ví dụ, tích của tất cả các ước
nguyên tố (không kể bội) của số nguyên n , kí hiệu bởi sqp ( n ) , là một số tự do

chính phương. Như vậy, theo định nghĩa của số tự do chính phương, thì căn của
một số nguyên là một số tự do chính phương. Ví dụ, 30 là số tự do chính phương.
1.5.10. Định lí. Từ Giả thuyết ABC suy ra tồn tại vô hạn số nguyên tố Wieferich.
Chứng minh. Giả sử W là tập hợp các số nguyên tố Wieferich. Với mỗi số
nguyên dương n , ta viết
2n − 1 = un vn ,

trong đó vn là ước lớn nhất của 2n − 1. Khi đó, u n là một số tự do chính phương

un = pn
p,
 p ( n ) =1

p
v p( n)
vn = .
p| n
 p ( n) 2

Nếu p là ước của u n , khi đó

2n  1( mod p )

nhưng
2n  1( mod p2 ) .

Từ Bổ đề 1.5.9 ta có p  W. Do đó, nếu tập hợp W là hữu hạn, thì tập hợp

un : n = 1, 2,3,... cũng là tập hữu hạn. Từ đó suy ra, tập hợp vn : n = 1,2,3,... là

tập vô hạn và do đó vn không bị chặn.

26
Mặt khác, vì vn là số luỹ thừa nên ta có

rad ( vn )  v1/2
n .

Giả sử 0    1 . Áp dụng Giả thuyết ABC cho đồng nhất thức sau

(2 n
− 1) + 1 = 2n ,

(
2n  K (  ) rad 2n ( 2n − 1) )
1+
ta có .

Do đó
vn  2n

(
 K (  ) rad 2n ( 2n − 1) )
1+

 K (  ) rad ( 2unvn )
1+

 K (  ) ( 2un ) rad ( vn )
1+ 1+

 K (  ) ( 2un )
1+
( )
n
1/2 1+

 Cvn(
1+ ) /2
.

với C  0 là một hằng số. Như vậy, vn bị chặn trên. Ta gặp phải điều vô lý và
phép chứng minh kết thúc. ▄

27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sự phát triển của Số học gần đây chịu sự ảnh hưởng rất lớn của sự tương tự
giữa số nguyên và đa thức. Để nghiên cứu một tính chất nào đó trên vành số
nguyên, trước hết người ta kiểm tra tính chất đó trên vành đa thức. Áp dụng
phương pháp nghiên cứu nói trên, Định lý Mason đã được phát minh như là một
công cụ cho nhiều hy vọng trên con đường chinh phục Định lý lớn Fermat, vào
những năm 80 của thế kỷ XX.
Lấy ý tưởng từ Định lý Mason, Giả thuyết ABC được xây dựng đầu tiên
một cách độc lập bởi David Masser và Joseph Oesterle vào năm 1985. Giả thuyết
ABC thoạt nhìn thì đơn giản so với những câu hỏi sâu sắc trong Lý thuyết số. Tuy
nhiên, phỏng đoán kỳ lạ này tương đương với tất cả những vấn đề chính. Đó là ở
trung tâm của những bài toán đang được nghiên cứu. Nếu chứng minh Giả thuyết
ABC được khẳng định thì các nhà toán học sẽ có được công cụ rất mạnh để giải
quyết các vấn đề trong lý thuyết số và nhờ đó rất nhiều giả thuyết lớn của Số học
được chứng minh.
Nhờ sự tương tự giữa số nguyên và đa thức người ta thu được một phương
pháp nghiên cứu cơ bản trong lý thuyết số và số học.

28
A. CÂU HỎI CHƯƠNG 1
A1.1. Nêu các tương tự giữa số nguyên với đa thức và bình luận ý nghĩa của các
sự tương tự đó trong các nghiên cứu học toán học.
A1.2. Diễn đạt các kết quả tương tự giữa số nguyên tố và đa thức bất khả quy trên
trường số phức.
A1.3. Nêu ý nghĩa và ứng dụng của Định lý Mason trong số học.
A1.4. Nêu tương tự của Định lý Fermat lớn trên đa thức.
A1.5. Phát biểu Giả thuyết ABC và nêu các ứng dụng.
A1.6. Diễn đạt và chứng minh một số tương tự của Định lý Davenport.
A1.7. Diễn đạt các tương tự đa thức của Giả thuyết Hall.
A1.8. Chỉ rõ một số giả thuyết số học có thể suy từ Giả thuyết ABC.
A1.9. Nêu một số kết quả về đa thức có thể suy ra từ Định lý Mason.

B. BÀI TẬP CHƯƠNG 1


B1.1. Từ Định lý Mason hãy suy ra Định lý Fermat lớn đối với đa thức một biến
trên trường số phức.
B1.2. Từ Định lý Mason hãy suy ra Định lý Davenport đối với đa thức một biến
trên trường số phức.
B1.3. Từ Giả thuyết ABC hãy suy ra Định lý Fermat tiệm cận.
B1.4. Hãy diễn đạt và chứng minh một vài tương tự của Định lý Davenport.
B1.5. Diễn đạt và chứng minh Định lý Davenport tổng quát.
B1.6. Phát biểu Giả thuyết Hall trên số nguyên. Hãy nêu một tương tự của Giả
thuyết Hall trên các đa thức hệ số phức.
B1.7. Từ Giả thuyết ABC hãy suy ra Giả thuyết Tijdeman-Zagier trong trường
hợp số mũ đủ lớn: Nếu p, q, r  3 là các số nguyên đủ lớn thì phương trình

x p + y q = z r không có nghiệm nguyên x, y, z khác 0, nguyên tố cùng nhau.


B1.8. Từ Giả thuyết ABC hãy suy ra Giả thuyết Fermat - Catalan: Nếu p, q, r là

1 1 1
các số nguyên dương thoả mãn hệ thức + +  1 thì tồn tại hữu hạn các số
p q r

29
nguyên khác không x, y, z nguyên tố cùng nhau là nghiệm của phương trình

x p + yq = zr .
B1.9. Từ Giả thuyết ABC hãy chứng minh rằng: Không tồn tại số nguyên a sao
B1.10. Chứng minh rằng, không tồn tại các đa thức khác hằng số f ( x) và g ( x) ,
nguyên tố cùng nhau trong vành đa thức [ x] thỏa mãn phương trình

(f + g ) + g 4 = f 5.
3

B1.11. Tìm các đa thức f ( x) và g ( x) trong vành đa thức [ x] thỏa mãn

(f + g ) = g 3 + f 3.
3

B1.12. Tìm nghiệm nguyên của phương trình

(2 − 4) + ( 4x − 2) = ( 4x + 2x − 6) .
x 3 3 3

B1.13. Cho n  3 là một số nguyên. Tìm các đa thức một biến f và g trong

vành đa thức hệ số phức thỏa mãn phương trình ( f + g ) = g n + f n .


n

B1.14. Tồn tại hay không đa thức với hệ số thực P sao cho mọi nghiệm thực của
P và P + 1 đều là nghiệm với bội k  2 ?
B1.15. Tồn tại hay không đa thức với hệ số phức P sao cho mọi nghiệm phức của
P và P + 1 đều là nghiệm bội.
B1.16. Cho hai đa thức một biến với hệ số phức P và Q có chung tập hợp
nghiệm nhưng có thể khác về số bội của nghiệm và hai đa thức P + 1 và Q + 1
cũng có tính chất như vậy. Chứng minh rằng, hai đa thức P và Q trùng nhau.
Hãy diễn đạt một bài toán tương tự của bài toán trên đối với số nguyên.
B1.17. Cho a  , a  0. Chứng minh rằng, nếu tồn tại các đa thức một biến với
hệ số phức f ( x), g ( x) sao cho f 2 ( x) = g 3 ( x) + a thì f ( x) và g ( x) là đa thức
hằng.
B1.18. Chứng minh rằng, không tồn tại các đa thức một biến với hệ số phức f và

g khác hằng số và nguyên tố cùng nhau sao cho ( f + g ) + g 4 = f 5 .


3

B1.19 (Đề thi vô địch toán Nga, 1997). Tìm các số nguyên tố p và q sao cho

( p + q) + q 4 = p5 .
3

30
ỚNG DẪN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
CHƯƠNG 1
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
A1.1. Nêu các tương tự giữa số nguyên với đa thức và bình luận ý nghĩa của các
sự tương tự đó trong các nghiên cứu trong toán học.
Trên tập hợp số nguyên và tập hợp đa thức có nhiều tính chất rất giống
nhau:
1) Qui tắc cộng trừ, nhân, chia hoàn toàn như nhau cho cả hai tập hợp.
2) Nếu đối với các số nguyên, ta có số nguyên tố, thì với các đa thức, ta có
đa thức bất khả qui. Hơn nữa, nếu mỗi số nguyên lớn hơn 1 có thể phân tích thành
các thừa số nguyên tố, thì mỗi đa thức có bậc lớn hơn 0 có thể phân tích thành tích
các đa thức bất khả quy.
3) Đối với hai số nguyên, cũng như đối với hai đa thức, ta có thể định
nghĩa ước chung lớn nhất. Hơn nữa, trong cả hai trường hợp, ước chung lớn nhất
này tìm được bằng thuật toán Euclid.
4) Khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên là tương tự đối với khái niệm
bậc của đa thức.
5) Các số hữu tỉ tương tự với các hàm số hữu tỉ (phân thức).
Sự phát triển của số học, đặc biệt trong thời gian gần đây, chịu sự ảnh
hưởng rất lớn của sự tương tự giữa số nguyên và đa thức. Sự tương tự này vừa là
công cụ vừa là động lực và đối tượng nghiên cứu cho sự phát triển của Số học.
Ngoài sự tương tự giữa số nguyên và đa thức, ngày nay người ta còn thấy nhiều
sự tương tự khác trong toán học: Đa thức và hàm nguyên p-adic; phân thức và
hàm phân hình; trường số và trường hàm,…
A1.2. Diễn đạt các kết quả tương tự giữa số nguyên tố và đa thức bất khả quy trên
trường số phức.
- Số nguyên p lớn hơn 1 là số nguyên tố nếu nó không phân tích được
thành tích của hai số nguyên lớn hơn 1. Tương tự, đa thức p với bậc lớn hơn 1 là
đa thức bất khả quy nếu nó không phân tích được thành tích của hai đa thức có
bậc lớn hơn 1.

31
- Số nguyên p lớn hơn 1 là số nguyên tố khi và chỉ khi

a, b  ( p ab  ( p a )  ( p b )) .
Tương tự, đa thức p với bậc lớn hơn 1 là đa thức bất khả quy khi và chỉ khi

( (
f , g   x  p fg  p f  p g . ) ( ))
- Mỗi số nguyên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số
nguyên tố. Tương tự, mỗi đa thức với bậc lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích
các đa thức bất khả quy.
II. Hướng dẫn giải bài tập
B1.4. Hãy diễn đạt và chứng minh một vài tương tự của Định lý Davenport.
Từ Định lý Mason, chúng ta tìm được nhiều tương tự của Định lý
Davenport.
1) Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức một biến, khác hằng số và nguyên tố

cùng nhau trên trường số phức. Khi đó, ta có


5
deg( f 3 − g 4 )  deg g + 1.
3
2) Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức một biến, khác hằng số và nguyên tố

cùng nhau trên trường số phức. Khi đó, ta có


deg( f 18 − g 3 )  11deg f − 1.
Thật vậy, giả sử các đa thức f ( x), g ( x) thỏa mãn các yêu cầu của bài toán.

Ta đặt a = g 4 , b = f 3 − g 4 , c = f 3 , có a + b = c . Do các đa thức f , g nguyên tố

cùng nhau nên f 3 − g 4  0. Áp dụng Định lý Mason, ta có:

deg g 4  n0 ( g 4 ( f 3 − g 4 ) f 3 ) − 1 = n0 ( g ( f 3 − g 4 ) f ) − 1
= n0 ( g ) + n0 ( f 3 − g 4 ) + n0 ( f ) − 1
= deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1.
Từ đó suy ra
4deg g  deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1. (1)
Tương tự
3deg f  deg g + deg( f 3 − g 4 ) + deg f − 1. (2)
Cộng từng vế hai bất đẳng thức (1) và (2), ta có:
32
2deg g + deg f  2deg( f 3 − g 4 ) − 2. (3)
Cộng từng vế hai bất đẳng thức (1) với (3), ta có :
5
deg( f 3 − g 4 )  deg g + 1
3
Vậy, ta có bất đẳng thức cần chứng minh.
Chứng minh phiên bản 2) của Định lý Davenport được thực hiện tương tự.
B1.5. Diễn đạt và chứng minh Định lý Davenport tổng quát.
Giả sử f ( x ) , g ( x ) là các đa thức khác hằng số và nguyên tố cùng nhau

trên trường số phức. Khi đó, với mọi số nguyên dương m, n ta có:
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg f + 1;
m
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg g + 1.
n
Giải. Đặt a = f n , b = g m − f n , c = g m . Ta có a, b, c là các đa thức khác hằng số,
nguyên tố cùng nhau và thoả mãn hệ thức a + b = c . Áp dụng Định lý Mason có
deg ( f n )  n0 ( f n ( f n − g m ) g m ) − 1 = n0 ( f ( f n − g m ) g ) − 1
= n0 ( f ) + n0 ( f n − g m ) + n0 ( g ) − 1
 deg f + deg( f n − g m ) + deg g − 1.
Do đó
n deg f  deg f + deg( f n − g m ) + deg g − 1. (1)
Tương tự
m degg  deg f + deg( f n − g m ) + deg g − 1. (2)
Nhân bất đẳng thức (1) với m - 1 ta có
( m − 1) n deg f  ( m − 1) deg f + ( m − 1) deg( f n − g m ) + ( m − 1) deg g − ( m − 1). (3)
Cộng hai bất đẳng thức (1) và (3) lại ta có
( mn − m − n ) deg f + m  m deg( f n − g m ).

Do đó
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg f + 1.
m
Bình đẳng ta có bất đẳng thức tổng quát thứ hai

33
nm − n − m
deg( f n − g m )  deg g + 1.
n
Bài toán được chứng minh. ▄
Khi n = 18, m = 3 ta có một ví dụ minh họa cho bất đẳng thứ nhất:
deg( f 18 − g 3 )  11deg f − 1.
Khi n = 3, m = 4 ta có ta có một ví dụ minh họa cho bất đẳng thứ hai:

deg ( f 3 − g 4 )  deg g + 1.
5
3
B1.6. Phát biểu Giả thuyết Hall trên số nguyên. Hãy nêu một tương tự của Giả
thuyết Hall trên các đa thức hệ số phức.
Phát biểu Giả thuyết Hall: Giả sử x, y là các số nguyên dương sao cho x3  y 2 .
Khi đó, với mỗi số   0 tuỳ ý, tồn tại một hằng số C ( ) chỉ phụ thuộc  sao
cho
1
−
x3 − y 2  C ( ) x 2 .

Giả thuyết số học trên đây, do M. Hall đưa ra vào năm 1971, khi ông
nghiên cứu về phương trình Diophantine x3 − y 2 = k , với k là số nguyên cho
trước. Tương tự của Giả thuyết Hall trên đa thức chính là Định lý Davenport
(1965) và một điều thú vị đã xảy ra nó lại là một hệ quả trực tiếp của Định lý
Mason.
B1.7. Từ Giả thuyết ABC hãy suy ra Giả thuyết Tijdeman-Zagier trong trường
hợp số mũ đủ lớn: Nếu p, q, r là các số nguyên đủ lớn thì phương trình

x p + y q = z r không có nghiệm nguyên ( x, y, z ) khác 0, nguyên tố cùng nhau.

Chứng minh. Thật vậy, giả sử ( x, y, z ) là bộ ba số nguyên khác 0 , nguyên tố

cùng nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r . Đặt a = x p , b = y q , c = z r ta có

a + b = c. Áp dụng Giả thuyết ABC với  = 1 tồn tại một hằng số K (1) sao cho

bất đẳng thức sau xảy ra:

max  x p , y q , z r   K (1) rad ( x p y q z r ) .


2

Khi đó, ta có

34
max  x p , y q , z r   K (1) rad ( x p y q z r ) = K (1) rad ( xyz )  K (1)( xyz ) .
2 2 2

Không mất tính tổng quát, ta giả sử max  x, y, z = x, đồng thời kết hợp với điều

kiện p, q, r là các số nguyên đủ lớn ta có thể giả sử thêm rằng p  q  r , do đó

x p  K (1) x6 ,

hay
x p−6  K (1) .

Vì x  3 nên
3 p−6  K (1) .

Vì vậy
p  log 3 K (1) + 6.

Như vậy, với p  log3 K (1) + 6 phương trình x p + y q = z r không có nghiệm

nguyên khác không nghĩa là từ Giả thuyết ABC chúng ta đã suy ra được Giả
thuyết Tijdeman-Zagier trong trường hợp số mũ đủ lớn. ▄
B1.8. Từ Giả thuyết ABC hãy suy ra Giả thuyết Fermat - Catalan: Nếu p, q, r là

1 1 1
các số nguyên dương thoả mãn hệ thức + +  1 thì tồn tại hữu hạn các số
p q r
nguyên khác không x, y, z nguyên tố cùng nhau là nghiệm của phương trình

x p + yq = zr .
Chứng minh. Thật vậy, giả sử tồn tại các số nguyên x, y, z khác 0 nguyên tố cùng

nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r . Ta có thể giả sử p  q  r , nếu ngược


lại thì ta đổi vị trí của các số hoặc chuyển vế cho phương trình. Khi đó, ( p, q, r )

có một trong các cặp số sau: ( 2,3, r ) với r  7 , hoặc ( 2, 4, r ) với r  5 , hoặc

( 2, q, r ) với r  q  5 , hoặc ( 3,3, r ) với r  4 , hoặc ( 3, q, r ) với r  q  4 , hoặc

( p, q, r ) với r  q  p  4 . Trong các trường hợp này ta luôn luôn có

1 1 1 41
+ +  ,
p q r 42

35
và dấu bằng xảy ra khi ( p, q, r ) = ( 2,3,7 ) . Áp dụng Giả thuyết ABC ta nhận được

bất đẳng thức sau với   0 và K (  ) là một hằng số dương chỉ phụ thuộc vào

:

 
max x p , y q , z r  K ( ) rad ( x p y q z r )
1+
.

Chọn  =
1
42

và đặt max x p , y q , z r = M , ta có: 
( ))
43

M  K  rad ( x z y
43 43
p r q 42
= K  ( rad ( xzy ) ) 42  K ( x y z ) ,
42

 1 
với K = K   là một hằng số dương. Từ đó ta suy ra
 42 
43
42
 1  1 1

M  K M M M r  p q
 
 
 1 1 1  43
 + + 
 K M  p q r  42

41 43

 K  M 42 42

1763
= K M 1764
.
Vì vậy
1763
1−
M 1764
 K,
hay
1
M 1764
 K.
Điều này chứng tỏ M bị chặn trên, tức là x, y, z bị chặn trên. Vì vậy, có hữu hạn

các số x, y, z nguyên tố cùng nhau thỏa mãn phương trình x p + y q = z r khi p, q, r


1 1 1
là các số nguyên dương thỏa mãn hệ thức + +  1. ▄
p q r
B1.10. Chứng minh rằng, không tồn tại các đa thức khác hằng số f (t ) và g (t ),
nguyên tố cùng nhau trong vành đa thức [t ] thỏa mãn phương trình

(f + g ) + g 4 = f 5.
3

36
Chứng minh. Giả sử ngược lại tồn tại các đa thức khác hằng số f (t ) và g (t ) ,
nguyên tố cùng nhau trong vành đa thức [t ] thỏa mãn phương trình

(f + g ) + g 4 = f 5.
3

Khi đó, từ giả thiết gcd ( f , g ) = 1, ta suy ra gcd ( f , g , f + g ) = 1 . Do đó, áp

dụng Định lý Mason cho ba đa thức a = ( f + g ) , b = g 4 , c = f 5 ta có


3

3 deg ( f + g ) = deg ( f + g )
3

 n0 ( f + g ) g 4 f 5  − 1
3

 
= n0 ( f + g ) gf  − 1
 n0 ( f + g ) + n0 ( g ) + n0 ( f ) − 1
 deg ( f + g ) + deg ( g ) + deg ( f ) .

Do đó
3 deg ( f + g )  deg ( f + g ) + deg ( g ) + deg ( f ) − 1. (1)
Hoàn toàn tương tự ta cũng có
4 deg ( g )  deg ( f + g ) + deg ( g ) + deg ( f ) − 1; (2)
5 deg ( f )  deg ( f + g ) + deg ( g ) + deg ( f ) − 1. ( 3)
Cộng ba bất đẳng thức (1) , ( 2 ) , và ( 3 ) ở trên lại với nhau ta có

2 deg ( f ) + deg ( g )  − 3.

Ta gặp mâu thuẫn. Do đó phương trình trên vô nghiệm. ▄


B1.11. Tìm các đa thức f (t ) và g (t ) trong vành đa thức [t ] thỏa mãn phương

trình ( f + g ) = g 3 + f 3 .
3

Chứng minh. Ta có thể giải bài toán theo hằng đẳng thức như sau:

(f + g ) = g3 + f 3
3

 3 f 2 .g + 3 f .g 2 = 0
 3 f .g ( f + g ) = 0
f =0
  g = 0
 f = − g .

Lời giải được kết thúc. ▄

37
B1.12 Tìm các nghiệm nguyên x của phương trình

(2 − 4) + ( 4x − 2) = ( 4x + 2x − 6)
x 3 3 3

Giải. Ta đặt
t = 2 x , f ( t ) = t − 4, g ( t ) = t 2 − 2, h ( t ) = t 2 + t − 6.

(f + g ) = g 3 + f 3 . Do đó theo bài tập trên f ( t ) = 0 hoặc g ( t ) = 0 hoặc


3
Ta có

h ( t ) = 0 hay 2 x − 4 = 0 hoặc 4 x − 2 = 0 hoặc 4 x + 2 x − 6 = 0 . Vậy phương


trình đã cho có hai nghiệm nguyên là x = 2 và x = 1 . ▄
B1.13. Cho n  3 là một số nguyên. Tìm các đa thức f và g trong vành [t ]
thỏa mãn phương trình

(f + g ) = g n + f n.
n

Giải. Việc giải bài toán cho số mũ n tổng quát sẽ rất khó khăn, nếu ta chỉ dùng
hằng đẳng thức. Ở đây ta sẽ dùng Định lý Fermat trên đa thức hệ số phức.
1) f = 0 hoặc g = 0 thỏa mãn phương trình. Do đó phương trình có nghiệm là

( f ,0) hoặc ( 0, g ).
2) f  0, g  0
Nếu f + g = 0 hay f = − g thì phương trình đã cho có nghiệm

( f , − f ) , ( − f , f ) khi n là số lẻ và vô nghiệm khi n là số chẵn.


Nếu f + g  0 thì áp dụng Định lý Fermat cho đa thức, ta suy ra rằng
không tồn tại hai đa thức khác không f và g không đồng thời hằng số trong
vành [t ] thỏa mãn phương trình:

(f + g ) = g n + f n.
n

Như vậy, khi n là số chẵn thì phương trình đã cho chỉ có các nghiệm
( f ,0) hoặc ( 0, g ). Còn khi n là số lẻ thì phương trình đã cho chỉ có các nghiệm
( f , − f ) , ( − f , f ) , ( f ,0) , ( 0, g ). ▄

B.1.14. Tồn tại hay không đa thức với hệ số thực P sao cho mọi nghiệm thực của
P và P + 1 đều là nghiệm với bội k  2 ?

38
Chứng minh. Ta dễ dàng chỉ ra được bài toán có nghiệm, chẳng hạn đa thức
P(t ) = (1 − t 2 )3 − 1. Rõ ràng, nghiệm thực của P(t ) là t = 0 bội 3 và nghiệm thực
của
P(t ) + 1 = (1 − t 2 )3 là t = 1, t = −1 đều bội 3.
B.1.15. Tồn tại hay không đa thức với hệ số phức P sao cho mọi nghiệm phức
của P và P + 1 đều là nghiệm bội?
Chứng minh. Đây là một bài toán khó nếu chúng ta không áp dụng Định lý
Mason.
Giả sử tồn tại đa thức P với hệ số phức sao cho mọi nghiệm của P và
P + 1 đều là nghiệm bội. Khi đó, do mọi nghiệm phức của P đều là nghiệm bội
1
k  2 nên n0 ( P)  deg( P). Tương tự mọi nghiệm phức của P + 1 đều là
2
1
nghiệm bội nên ta cũng có n0 ( P + 1)  deg( P + 1). Từ đó, ta suy ra:
2
1 1
n0 ( P) + n0 ( P + 1)  deg( P) + deg( P + 1).
2 2
Do đó
2 ( n0 ( P) + n0 ( P + 1) )  deg( P) + deg( P + 1). (1)

Ta có đẳng thức ( P + 1) − P = 1. Hơn nữa gcd( P, P + 1) = 1, vì nếu ngược lại thì


tồn tại số phức a là một nghiệm chung của P và P + 1. Từ đó suy ra
P(a) = 0, P(a) + 1 = 0 , hay 1 = 0 (vô lý). Áp dụng Định lý Mason cho ba đa thức
a = P, b = P + 1, c = 1 ta có hai bất đẳng thức sau

deg( P)  n0 ( P) + n0 ( P + 1) − 1,
deg( P + 1)  n0 ( P) + n0 ( P + 1) − 1.
Cộng vế theo vế hai bất đẳng thức này lại ta được:
deg( P) + deg( P + 1)  2 ( n0 ( P) + n0 ( P + 1) ) − 2. (2)

Kết hợp các bất đẳng thức (1) và (2), ta dẫn tới
2 ( n0 ( P) + n0 ( P + 1) )  deg( P) + deg( P + 1)  2 ( n0 ( P) + n0 ( P + 1) ) − 2.
Ta gặp một mâu thuẫn đó là 0  −2 . Vậy không thể tìm được các đa thức P thỏa
mãn yêu cầu bài toán. ▄
39
B1.16. Cho hai đa thức một biến với hệ số phức P và Q có chung tập hợp
nghiệm nhưng có thể khác về số bội của nghiệm và hai đa thức P + 1 và Q + 1
cũng có tính chất như vậy. Chứng minh rằng, hai đa thức P và Q trùng nhau.

Chứng minh. Thật vậy, giả sử 1, 2 ,... n là tập các nghiệm phức phân biệt của
P và Q . Giả sử 1 ,  2 ,... m là tập các nghiệm phân biệt của P + 1 và Q + 1 . Ta

có n0 ( P ) = n0 ( Q ) = n; n0 ( P + 1) = n0 ( Q + 1) = m. Do vai trò về bậc của các đa

thức P và Q như nhau nên ta có thể giả sử rằng deg( P)  deg(Q) . Ta có đẳng

thức ( P + 1) − P = 1 và gcd ( P, P + 1) = 1 . Áp dụng Định lý Mason cho các đa thức

P và P + 1 ta có bất đẳng thức


max deg( P), deg( P + 1)  n0 ( P( P + 1) ) − 1  n0 ( P ) + n0 ( P + 1) = n + m.

Từ đó suy ra
n + m  deg( P)  deg( P − Q). ( )
Mặt khác, ( P + 1) − ( Q + 1) = P − Q nên mỗi nghiệm của P hoặc P + 1 đều

là nghiệm của P − Q , hay n0 ( P) + n0 ( P + 1) = n + m = n0 ( P − Q).

Do đó từ bất đẳng thức ( ) ta có

n + m = n0 ( P − Q)  deg( P − Q).
Từ đây suy ra P − Q = 0 tức là hai đa thức P và Q trùng nhau.
Bài toán trên số nguyên tương tự với bài toán trên là: Tìm hai số nguyên a
và b sao cho rad ( a ) = rad ( b ) ; rad ( a + 1) = rad ( b + 1) . ▄

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

TIẾNG VIỆT

[1] A.D.Aczel (2001), Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat (Bản dịch tiếng
Việt, Người dịch: Trần Văn Nhung, Đỗ Trung Hậu, Nguyễn Kim Chi), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[2] Phạm Huy Điển (2002), Tính toán, Lập trình và Giảng dạy Toán học trên
Maple, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Hà Huy Khoái, Phạm Huy Điển (2003), Số học thuật toán, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Thành Quang (2011), Lý thuyết trường và ứng dụng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Quốc Thắng (1998), Về Định lý cuối cùng của Fermat và Andrew
Wiles, Thông tin Toán học, Hội Toán học Việt Nam, Tập 2, Số 1.
[6] Hội Toán học Việt Nam (2012), Giả thuyết ABC có thể đã được giải, Thông
tin Toán học, Tập 16, Số 3.
TIẾNG ANH

[7] Z. I. Borevic and R. I. Shafarevich (1966), Number Theory, Acamedic Press.


[8] D. M. Burton (2002), Elementary Number Theory, Tata McGraw-Hill
Company Limited, New Delhi.
[9] G. Faltings (1995), The Proof of Fermat’s Last Theorem by R. Taylor and A.
Wiles, Notice of the AMS.
[10] N. Koblictz (1984), p-adic Numbers, p-adic Analysis, and Zeta-Functions,
Springer.
[11] S. Lang (1995), Some History of the Shimura-Taniyama Conjecture, Not.
Amer. Math. Soc. , 42, 1301-1307.
[12] R. Mason (1984), Equations over function fields, Leture Notes in Math
Springer.
[13] M. B. Nathanson (2000), Elementary Methods in Number Theory, Springer.
[14] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2007), A Generalized abc-
41
theorem for functions of sereval variables, Scientia Magna, 3 (4), 56-60.
[15] Nguyen Thanh Quang, Phan Duc Tuan (2007), An extentions of Davenport's
theorem, Scientia Magna, 3 (3), 9-13.
[16] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2008), An Extention of
Davenport's Theorem for Functions of Sereval Variables, International
Journal of Algebra, 2 (10), 469- 475.
[17] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2008), A Generalization of the
ABC Conjecture over Function Fields, Journal of Analisis and Applications,
SAS International Publication, Delhi, India 6 (2), 69-76.
[18] M.O. Rabin (1980), Probabilistic algorithms for testing primality, Journal of
Number Theory, 12, 128-138.
[19] K. A. Ribet (1990), From the Taniyama-Shimura Conjecture to Fermat's Last
Theorem, Ann. Fac. Sci. Toulouse Math., 11, 116-139.
[20] S. G. Telang (2001), Number Theory, Tata McGraw-Hill Company Limited,
New Delhi.
[21] C. Toropu (2014), ABC Theorem in functional case, Dissertation of
Philosophy Doctor on Mathematics, The University of New Mexico.
[22] A. Wiles, Modular elliptic curves and Fermat’s last Theorem (1995), Annals
of Mathematics, 141, 443-551.

42

You might also like