You are on page 1of 7

[CHƯƠNG II: Chương III: GIÁ TRỊ RIÊNG VÀ DẠNG TOÀN

PHƯƠNG]
A. Chương III: GIÁ TRỊ RIÊNG

1 Giá trị riêng của ma trận

Định nghĩa 1 Cho ma trận vuông A = (aij )n . Số thực λ được gọi là giá trị
riêng của A nếu λ là nghiệm của phương trình:

a11 − λ a 12 ... a 1n

a a22 − λ ... a2n
det(A − λIn ) = 21 =0
... ... ... ...
an1 an2 ... ann − λ

Phương trình det(A − λIn ) = 0 được gọi là phương trình đặc trưng của A.
 
3 1
Ví dụ: 1: Tìm giá trị riêng của ma trận sau: A = .
−1 1

đặc trưng của ma trận A là:


Lời giải: Phương trình
3 − λ 1 2
det(A − λI2 ) = 0 ⇒
−1 1 − λ = (3 − λ).(1 − λ) + 1 = λ − 4λ + 4 = 0

Giải phương trình ta được hai giá trị riêng của A là λ1 = λ2 = 2.

1.1 Ví dụ

Ví dụ: 1: Tìm giá trị riêng của ma trận sau:


 
1 2 0
B = 2 −1 1
0 1 1
 
1 2 3
C = 0 2 4
0 0 2
Nhận xét:

1. Đặt PA (λ) = det(A − λIn ). Ta có PA (λ) là một đa thức bậc n của λ và được
gọi là đa thức đặc trưng của ma trận A.
2. Một ma trận vuông cấp n có nhiều nhất n giá trị riêng.

1
3. Ma trận chéo hoặc ma trận tam giác cấp n luôn có đúng n giá trị riêng là
n phần tử nằm trên đường chéo chính của nó.
A. Chương III: DẠNG TOÀN PHƯƠNG

2 Khái niệm dạng toàn phương


2.1 Định nghĩa dạng toàn phương

Định nghĩa 2 Một dạng toàn phương của n biến x1 , x2 , . . . , xn , là một biểu thức
có dạng:
n X
X n
q(x1 , x2 , . . . , xn ) = aij xi xj (1)
i=1 j=1

trong đó aij ∈ R với mọi 1 ≤ i, j ≤ n . Nếu aij = aji với mọi 1 ≤ i, j ≤ n thì
q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là dạng toàn phương đối xứng.
Nhận xét:
aij + aji
• Từ dạng toàn phương (1), bằng cách đặt bij = với mọi 1 ≤ i, j ≤ n
2
ta sẽ đưa được dạng toàn phương (1) về dạng đối xứng. Từ nay về sau mỗi
dạng toàn phương được nhắc đến đều được coi là dạng toàn phương đối
xứng.
Ví dụ: :
q1 (x1 , x2 ) = 2x21 + 4x1 x2 + x22 là một dạng toàn phương 2 biến.
q2 (x, y, z) = 2x2 + 3xy + 2xz − 4yz là một dạng toàn phương 3 biến.

2.2 Ma trận của dạng toàn phương

Định nghĩa 3 Ta gọi ma trận


 
a11 a12 ... a1n
 a21 a22 ... a2n 
A=
. . .

... ... . . .
an1 an1 ... ann

là ma trận của dạng toàn phương (1).

2
Ví dụ: : Viết ma trận của dạng toàn phương q(x, y, z) = 2x2 + 6xy + 2xz − 4yz.
Lời giải: ma trận của q(x, y, z) là
 
2 3 1
A = 3 0 −2
1 −2 0

Nhận xét:

• Ma trận của một dạng toàn phương đối xứng là ma trận đối xứng.
• Mỗi dạng toàn phương q xác định duy nhất một ma trận đối xứng A và
ngược lại, mỗi ma trận đối xứng A xác định duy nhất một dạng toàn phương
ứng với nó.

Ví dụ: : Cho ma trận


 
1 2 3
2 −1 4
3 4 5
Tìm dạng toàn phương nhận A làm ma trận của nó.
Lời giải: Dạng toàn phương nhận A làm ma trận là: q(x, y, z) = x2 + 4xy +
6xz − y 2 + 8yz + 5z 2

2.3 Tính xác định của dạng toàn phương và ma trận

Định nghĩa 4 • q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là một dạng toàn phương xác định
dương nếu
q(x1 , x2 , . . . , xn ) > 0
với mọi bộ (x1 , x2 , . . . , xn ) 6= (0, 0, . . . , 0) của Rn .
• q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là một dạng toàn phương xác định âm nếu
q(x1 , x2 , . . . , xn ) < 0
với mọi bộ (x1 , x2 , . . . , xn ) 6= (0, 0, . . . , 0) của Rn .
• q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là một dạng toàn phương nửa xác định dương nếu
q(x1 , x2 , . . . , xn ) ≥ 0
với mọi (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn .

3
• q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là một dạng toàn phương nửa xác định âm nếu
q(x1 , x2 , . . . , xn ) ≤ 0
với mọi (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn .
• q(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là một dạng toàn phương không xác định nếu
q(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận cả giá trị dương và giá trị âm với (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈
Rn .
Nhận xét:

• Nếu q là dạng toàn phương xác định dương thì q cũng là dạng toàn phương
nửa xác định dương, ngược lại không đúng.
• Nếu q là dạng toàn phương xác định âm thì q cũng là dạng toàn phương
nửa xác định âm, ngược lại không đúng.
Ví dụ: : Xét tính xác định của các dạng toàn phương sau:

a. q1 = x2 − 2xy + 3y 2 (1)
b. q2 = −4x2 + 4xy − y 2 (2)
c. q3 = 2x2 + xy − y 2 (3)
Lời giải:
a. Ta có q1 = x2 − 2xy + 3y 2 = (x − y)2 + 2y 2 > 0 nên (1) là dạng toàn phương
nửa xác định dương. 
x − y = 0
Ta cũng thấy q1 = 0 ⇒ nên x = y = 0.
y = 0
Từ đó q1 > 0 với mọi (x, y) 6= (0, 0) nên (1) là dạng toàn phương xác định
dương.
b. Ta có q2 = −4x2 + 4xy − y 2 = −(2x − y)2 6 0 với mọi (x, y). Hơn nữa
q2 = 0 ⇒ 2x − y = 0 ⇒ y = 2x nên (2) là một dạng toàn phương nửa xác
định âm nhưng không xác định âm.
c. Do q3 (1, 0) = 2 > 0 và q3 (0, 1) = −1 6 0 nên (3) là dạng toàn phương
không xác định.

2.4 Tính xác định của ma trận

Định nghĩa 5 Cho A là ma trận đối xứng của dạng toàn phương q(x1 , x2 , . . . , xn ).

4
• A được gọi là ma trận xác định dương nếu q(x1 , x2 , . . . , xn ) là dạng toàn
phương xác định dương.
• A được gọi là ma trận nửa xác định dương nếu q(x1 , x2 , . . . , xn ) là dạng toàn
phương nửa xác định dương.
• A được gọi là ma trận xác định âm nếu q(x1 , x2 , . . . , xn ) là dạng toàn phương
xác định âm.
• A được gọi là ma trận nửa xác định âm nếu q(x1 , x2 , . . . , xn ) là dạng toàn
phương nửa xác định âm.
• A được gọi là ma trận không xác định nếu q(x1 , x2 , . . . , xn ) là dạng toàn
phương không xác định.

2.5 Một số tính chất của ma trận xác định

Cho A là ma trận đối xứng. Khi đó ta có:


1. Nếu A là ma trận xác định dương thì tất cả các phần tử nằm trên đường
chéo chính của A đều dương.
2. Nếu A là ma trận nửa xác định dương thì tất cả các phần tử nằm trên
đường chéo chính của A đều lớn hơn hoặc bằng 0.
3. Nếu A là ma trận xác định âm thì tất cả các phần tử nằm trên đường chéo
chính của A đều âm.
4. Nếu A là ma trận nửa xác định âm thì tất cả các phần tử nằm trên đường
chéo chính của A đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.
5. Nếu A có hai phần tử trên đường chéo chính trái dấu nhau thì A là ma trận
không xác định.
Chú ý:

1. Những tính chất trên chỉ có một chiều, chiều ngược lại nói chung không
đúng. Chẳng hạn ma trận:  
1 2
A=
2 3
có các phần tử trên đường chéo chính đều dương, tuy nhiên A vẫn là một
ma trận không xác định.

5
Ví dụ: : Kiểm tra tính xác định của các ma trận sau:
 
1 0 0  
−1 0
a. A1 = 0 2 0 b. A2 =
0 −2
0 0 0

3 Kiểm tra tính xác định của dạng toàn phương

Ta chỉ đưa ra các dấu hiệu kiểm tra tính xác định của ma trận, tính xác định
của dạng toàn phương sẽ được kiểm tra thông qua tính xác định của ma trận
ứng với nó.

3.1 Dấu hiệu định thức

Định nghĩa 6 Cho A là ma trận đối xứng cấp n: A = (aij )n . Định thức con
chính cấp i của A, kí hiệu là Ai ,1 ≤ i ≤ n, là định thức

a11 a12 . . . a1i

a21 a22 . . . a2i
Ai =
. . . . . . . . . . . .

ai1 ai2 . . . aii
 
1 1 0
Ví dụ: 8: Tìm các định thức con chính của ma trận A = 1 4 0
0 0 3

1 1
Lời giải: Các định thức con chính của A là: A1 = 1; A2 = =
1 4

1 1 0

3; A3 = 1 4 0 = 9.
0 0 3

3.2 Dấu hiệu định thức

Định lý 1 Cho ma trận đối xứng cấp n A có các định thức con chính là A1 , A2 , . . . , An .
Khi đó:
1. A xác định dương khi và chỉ khi Ai > 0 với mọi i = 1, n. Khi đó tất cả các
định thức con chính của A đều dương.
2. A xác định âm khi và chỉ khi (−1)i × Ai > 0 với mọi i = 1, n. Khi đó, các
định thức con chính cấp chẵn đều dương và các định thức con chính cấp lẻ
đều âm.

6
3. A là ma trận không xác địn nếu A có một định thức con chính cấp chẵn âm
hoặc A có hai định thức con chính cấp lẻ liên tiếp trái dấu nhau.
Ví dụ: 8: Kiểm tra tính xác định của các ma trận sau:
   
1 1 0 −2 1 0
A = 1 4 0 B =  1 −2 −1
0 0 3 0 −1 2
   
1 2 1 −1 0 0
C = 2 3 −1 D =  1 −3 1 
1 −1 0 0 1 −5

3.3 Dấu hiệu giá trị riêng

Định lý 2 Cho A là ma trận đối xứng cấp n. Khi đó A có đúng n giá trị riêng.
Gọi các giá trị riêng đó là λ1 , λ2 , . . . , λn . Khi đó:
1. A xác định dương khi và chỉ khi λi > 0 với mọi i = 1, n.
2. A nửa xác định dương khi và chỉ khi λi ≥ 0 với mọi i = 1, n.
3. A xác định âm khi và chỉ khi λi < 0 với mọi i = 1, n.
4. A nửa xác định âm khi và chỉ khi λi ≤ 0 với mọi i = 1, n.
5. A không xác định khi và chỉ khi tồn tại hai giá trị riêng của A trái dấu
nhau.
Ví dụ: 10:

a. Kiểm tra tính xác định của các ma trận sau:


   
2 −1 4 2
A= B=
−1 1 2 1
 
  1 2 0
−2 2
C= D = 2 1 1
2 −3
0 1 1

b. Kiểm tra tính xác định của ma trận trong ví dụ 9 bằng dấu hiệu giá trị
riêng.

You might also like