You are on page 1of 21

1

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết điểm bất động là một trong những những hướng nghiên cứu quan
trọng của giải tích phi tuyến bởi vì nó có nhiều ứng dụng không chỉ trong các lĩnh
vực của toán học mà còn ứng dụng trong các ngành kỹ thuật, sinh học, kinh tế, tài
chính . . . Kết quả quan trọng đầu tiên về lý thuyết điểm bất động trong không gian
mêtric là Nguyên lý ánh xạ co Banach. Nguyên lý này được phát biểu trong luận
án tiến sĩ của Banach năm 1922 và là kết quả mở đầu cho lý thuyết điểm bất động
dạng co. Tuy nhiên, phải tới những năm 60 của thế kỷ XX lý thuyết điểm bất động
cho ánh xạ thoả mãn các điều kiện co trong không gian mêtric mới được quan tâm
và phát triển mạnh mẽ. Nhiều kết quả mở rộng nguyên lý ánh xạ co Banach được
đưa ra, tiêu biểu là các công trình của M. Edelstein, R. Kannan, S. Reich, G. E.
Hardy, T. D. Rogers, L. B. Ćirić, . . .
Năm 1962, M. Edelstein [2] chứng minh định lý nổi tiếng sau:
Định lý E. Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X → X. Giả sử

d(T x, Ty) < d(x, y) với mọi x, y ∈ X, x 6= y (EC).

Khi đó, T có điểm bất động duy nhất.


Lưu ý rằng, nếu ánh xạ T : X → X thoả mãn điều kiện co (EC) trong Định lý
E, thì T liên tục trên X. Nhiều điều kiện co khác dẫn tới ánh xạ tương ứng liên tục
trên toàn bộ không gian hoặc một số điểm đặc biệt trong không gian. Năm 1977,
B. E. Rhoades [7] so sánh 250 điều kiện co khác nhau và chỉ ra rằng hầu hết các
điều kiện co không dẫn tới ánh xạ liên tục trên toàn bộ không gian, tuy nhiên, tất
cả các trường hợp đều dẫn tới ánh xạ liên tục tại các điểm bất động. Năm 1988, B.
E. Rhoades [8] kiểm tra lại tính liên tục của một số lượng lớn các ánh xạ thoả mãn
các điều kiện co khác nhau và tiếp tục chỉ ra rằng các ánh xạ này liên tục tại các
điểm bất động dù không liên tục trên toàn bộ không gian. Sau đó, B. E. Rhoades
đã đưa ra một câu hỏi mở: Tồn tại hay không điều kiện co trong đó ánh xạ thoả
mãn điều kiện co đó có điểm bất động nhưng không nhất thiết liên tục tại điểm
2
bất động? Pant [9] là người đầu tiên đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên vào năm
1999. Sau đó, nhiều câu trả lời cho câu hỏi của Rhoades được đưa ra bởi nhiều tác
giả khác nhau. Hiện tại, việc đưa ra câu trả lời mới cho câu hỏi của Rhoades vẫn
được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Để tìm hiểu kỹ hơn hướng nghiên cứu
này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số định lý điểm bất động kiểu Edelstein cho
ánh xạ không liên tục”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, trình bày một số định lý điểm bất động cho ánh
xạ không liên tục thoả mãn điều kiện co kiểu Edelstein trong không gian metric.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các ánh xạ không liên tục trong không gian metric.

• Phạm vi nghiên cứu: Sự tồn tại điểm bất động của ánh xạ.
4. Phương pháp nghiên cứu

• Phân tích, đánh giá, tổng hợp và hệ thống các kết quả liên quan tới đề tài.

• Sử dụng các phương pháp cơ bản của lý thuyết điểm bất động trong không
gian metric như phương pháp lặp, lấy ví dụ minh hoạ, . . .

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

• Tìm hiểu và trình bày một số kiến thức về không gian metric, ánh xạ trong
không gian metric.

• Tìm hiểu, hệ thống, trình bày một số định lý điểm bất động cho ánh xạ không
liên tục thoả mãn điều kiện co kiểu Edelstein, trình bày ví dụ minh hoạ.

6. Cấu trúc của luận văn


Ngoài lời cảm ơn, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được chia thành ba chương.
Chương 1: Kiến thức cơ sở
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số kiến thức cơ bản về không
gian metric, ánh xạ trong không gian metric, một số khái niệm và kết quả cơ bản
về lý thuyết điểm bất động trong không gian metric.
Chương 2: Định lý điểm bất động cho ánh xạ không liên tục
Trong chương này, chúng tôi trình bày phát biểu và chứng minh của một số
định lý điểm bất động cho ánh xạ không liên tục trong gian metric compact và
không gian metric đầy đủ thoả mãn các điều kiện co kiểu Edelstein. Một số ví dụ
minh hoạ cho các kết quả cũng sẽ được trình bày.
3

Chương 1

Kiến thức cơ sở
Trong chương này chúng tôi trình bày một số kiến thức cơ sở về không gian metric
và một số định lý điểm bất động cơ bản trong không gian metric. Các khái niệm
và kết quả được tham khảo chủ yếu từ các tài liệu [1, 10].

1.1. Không gian metric


Định nghĩa 1.1.1. Cho X là một tập hợp khác rỗng. Một ánh xạ d : X × X → R
được gọi là một metric trên X nếu nó thoả mãn các tính chất sau:

(i) d(x, y) ≥ 0 với mọi x, y ∈ X và d(x, y) = 0 khi và khi x = y;

(ii) d(x, y) = d(y, x) với mọi x, y ∈ X;

(iii) d(x, y) ≤ d(x, z) + d(z, y) với mọi x, y, z ∈ X.

Tập X cùng với một metric d trên X được gọi là một không gian metric, kí hiệu là
(X, d).

Ví dụ 1.1.2. Cho X = Rn = {x = (x1 , x2 , . . . , xn ) : xi ∈ R, 1 ≤ i ≤ n} và p ≥ 1. Ánh


1/p
xạ d : X ×X → R xác định bởi d(x, y) = (∑ni=1 (xi − yi ) p ) với x = (x1 , x2 , . . . , xn ),
y = (y1 , y2 , . . . , yn ) ∈ Rn , là một metric trên X.

Ví dụ 1.1.3. Cho X = Rn . Với x = (x1 , x2 , . . . , xn ) and y = (y1 , y2 , . . . , yn ) thuộc Rn ,


định nghĩa d∞ (x, y) = max1≤i≤n |xi − yi | . Khi đó, d∞ là một metric trên X.
4
Ví dụ 1.1.4. (Cho X là một tập khác rỗng bất kỳ. Ánh xạ d : X × X → R xác định
bởi 
0 nếu x = y,
d(x, y) =
1 nếu x 6= y,
là một metric trên X và d được gọi là metric rời rạc trên X.

Ví dụ 1.1.5. Cho X là tập tất cả các dãy số bị chặn, tức là tất cả các dãy vô hạn sao
cho supi |xi | < ∞, với x = (x1 , x2 , . . .) = {xi }i≥1 thuộc X. Khi đó, với x = {xi }i≥1
và y = {yi }i≥1 thuộc X, d(x, y) = supi |xi − yi | , là một metric trên X.

Ví dụ 1.1.6. Cho X là tập tất cả các hàm xác định và liên tục trên đoạn [a, b]. Với
f , g ∈ X, định nghĩa
d( f , g) = sup | f (x) − g(x)|
x∈[a,b]

và Z b
d1 ( f , g) = | f (x) − g(x)|dx.
a
Khi đó, d và d1 là các metric trên X.

Định nghĩa 1.1.7. Cho (X, d) là một không gian metric. Một dãy (các phần tử)
trong X là một hàm số f từ N vào X.

Định nghĩa 1.1.8. Cho (X, d) là một không gian metric và {xn } là một dãy trong
X. Một phần tử x ∈ X được gọi là giới hạn của {xn } nếu với mỗi ε > 0, đều tồn tịa
một số tự nhiên n0 sao cho d (xn , x) < ε với mọi n ≥ n0 .
Trong trường hợp này ta nói dãy {xn } hội tụ về x, và ký hiệu là xn → x khi
n → ∞ hoặc lim xn = x. Nếu không có x thoả mãn điều kiện trên, ta nói dãy phân
n→∞
kỳ.
p 1/p
 
n
Ví dụ 1.1.9. Cho X = Rn và d(x, y) = ∑ j=1 x j − y j với mọi x = (x1 , x2 , . . . , xn )
 
n (k) (k) (k) (k)
và y = (y1 , y2 , . . . , yn ) thuộc R và p ≥ 1. Cho x = x1 , x2 , . . . , xn , là một
(k)
dãy trong Rn hội tụ tới x = (x1 , x2 , . . . , xn ). Khi đó, limk→∞ xi = x j với mỗi j.

Ví dụ 1.1.10. Cho X là tập khác rỗng với metric rời rạc



1 nếux 6= y,
d(x, y) =
0 nếu x = y.
5
Giả sử {xn }n≥1 là một dãy trong X hội tụ về x. Khi đó, tất cả các phần tử của xn ,
trừ một số hữu hạn phần tử, đều bằng x.

Mệnh đề 1.1.11. Giới hạn của một dãy (nếu tồn tại) là duy nhất.

Định nghĩa 1.1.12. Cho (X, d) là một không gian metric. Một dãy {xn } trong X
được gọi là dãy Cauchy nếu với mọi ε > 0, tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho
d (xn , xm ) < ε với mọi n ≥ n0 và m ≥ n0 .

Ví dụ 1.1.13. Trong không gian X các hàm liên tục trên [0, 1] với metric d( f , g) =
nx
maxx∈X | f (x) − g(x)|, dãy { fn } xác định bởi fn (x) = , x ∈ [0, 1], là một dãy
n+x
Cauchy.

Mệnh đề 1.1.14. Mội dãy hội tụ đều là dãy Cauchy.

Tồn tại dãy Cauchy nhưng không hội tụ.


Ví dụ 1.1.15. Cho X = C[0, 1] không gian các hàm liên tục trên đoạn [0, 1] với
R1
metric d xác định bởi d( f , g) = 0 | f (x) − g(x)|dx, với f , g ∈ C[0, 1]. Khi đó, dãy
{ fn }n≥2 trong C[0, 1] xác định bởi

1 1
0, 0≤x≤ −


2 n


  
 1 1 1 1
fn (x) = n x − + 1, − <x≤

 2 2 n 2

 1

 1, <x≤1
2
là dãy Cauchy, nhưng không hội tụ.

Định nghĩa 1.1.16. Một không gian metric (X, d) được gọi là đầy đủ nếu mọi dãy
Cauchy trong X đều hội tụ.

Ví dụ 1.1.17. Không gian metric Rn với metric d(x, y) = (∑ni=1 (xi − yi ) p )1/p , p ≥ 1
trong đó x = (x1 , · · · , xn ), y = (y1 , · · · , yn ) ∈ Rn , là một không gian metric đầy đủ.
Ví dụ 1.1.18. Không gian metric X = C[a, b] với metric d( f , g) = sup{| f (x) −
g(x)| : a ≤ x ≤ b} là một không gian đầy đủ.
Ví dụ 1.1.19. (i) Không gian metric X với metric rời rạc

0 if x = y
d(x, y) =
1 if x 6= y
6
là không gian đầy đủ.
1 1
(ii) Không gian metric X = N với metric d(m, n) = − , m, n ∈ N là không
m n
gian không đầy đủ.

Ví dụ 1.1.20. Cho X = N với metric d : X × X → R xác định bởi



1 + 1 − 1 , nếu x 6= y,

d(x, y) = x y

0, nếu x = y.

Mọi dãy Cauchy trong X là dãy các phần tử bằng nhau trừ hữu hạn phân tử, do đó
hội tụ. Vậy (X, d) là không gian đầy đủ.

Mệnh đề 1.1.21. Nếu một dãy Cauchy trong không gian metric (X, d) có một dãy
con hội tụ, thì nó cũng hội tụ tới cùng giới hạn của dãy con.

Định nghĩa 1.1.22. Cho (X, d) là một không gian metric, x0 ∈ X và r > 0. Tập
S (x0 , r) = {x ∈ X : d (x0 , x) < r} được gọi là hình cầu mở tâm x0 , bán kính r.
Tập S̄ (x0 , r) = {x ∈ X : d (x0 , x) ≤ r} được gọi là hình cầu đóng tâm x0 , bán
kính r.

Định nghĩa 1.1.23. Một tập G trong không gian metric (X, d) được gọi là mở nếu
với mỗi x ∈ G, đều tồn tại r > 0 sao cho S(x, r) ⊆ G. Một tập E trong không gian
metric (X, d) được gọi là đóng nếu phần bù của E trong X là tập mở.

Định nghĩa 1.1.24. Một không gian metric (X, d) được gọi là compact nếu mọi
phủ mở G của X đều có phủ con hữu hạn, tức là tồn tại {G1 , G2 , . . . , Gn } ⊆ G sao
Sn
cho X = i=1 Gi .
Một tập con khác rỗng Y củaf X được gọi là compact nếu nó là không gian
metric commpact với metric d.

Mệnh đề 1.1.25. Nếu (X, d) là một không gian metric compact, thì (X, d) là không
gian đầy đủ.

Ví dụ sau chứng tỏ điều ngược lại không đúng.

Ví dụ 1.1.26. Không gian metric X = R với metric d(x, y) = |x − y|, x, y ∈ X là


không gian metric đầy đủ nhưng không phải là không gian metric compact.
7
Mệnh đề 1.1.27. Không gian metric (X, d) là compact khi và chỉ khi mọi dãy
trong X đều có một dãy con hội tụ trong X.

Định nghĩa 1.1.28. Một không gian metric (X, d) được gọi là bị chặn compact
nếu mọi dãy bị chặn trong X đều có một dãy con hội tụ.

Từ định nghĩa ta thấy rằng, mọi không gian compact đều là bị chặn compact,
tuy nhiên một không gian bị chặn compact thì không nhất thiết là không gain
compact. Chẳng hạn, tập số thực R với metric thông thường là không gian metric
bị chặn compact nhưng không compact.

Định nghĩa 1.1.29. [4] Cho (X, d) là một không gian metric và T : X → X là một
ánh xạ. Quỹ đạo của T tại x ∈ X là tập được xác định bởi

Ox (T ) = x, T x, T 2 x, T 3 x, . . . .


Định nghĩa 1.1.30. [4] Cho (X, d) là một không gian metric và T : X → X là một
ánh xạ. Không gian metric (X, d) được gọi là T - compact quỹ đạo, nếu mọi dãy
trong Ox (T ) đều có một dãy con hội tụ với mọi x ∈ X.

Ví dụ 1.1.31. Cho X = [0, ∞) với metric d(x, y) = |x − y|, x, y ∈ X. Xét hai ánh xạ
x
T1 và T2 trên X xác định bởi T1 x = , nếu n − 1 ≤ x < n và T2 x = 2x với mọi
n+1
x ∈ X và n ∈ N. Khi đó, X là T1 -compact quỹ đạo nhưng không là T2 -compact quỹ
đạo.

Ví dụ 1.1.32. Cho X = [0, 1) với metric d(x, y) = |x − y|, x, y ∈ X. Xét ánh xạ


x
T : X → X xác định bởi T x = mọi x ∈ X. Khi đó, X là T -compact quỹ đạo
2
nhưng không đầy đủ.

Ví dụ 1.1.33. Cho không gian metric (X, d) với X = [0, ∞) và d(x, y) = |x − y|,
x, y ∈ X. Xét ánh xạ T : X → Xxác định bởi T x = 2x, mọi x ∈ X. Khi đó, X là bị
chặn compact nhưng không phải là T -compact quỹ đạo.

Định nghĩa 1.1.34. Cho (X, dX ) và (Y, dY ) là các không gian metric và A ⊆ X.
Một ánh xạ f : A → Y được gọi là liên tục tại a ∈ A, nếu với mọi ε > 0, tồn tại
δ > 0 sao cho dY ( f (x), f (a)) < ε với mọi x ∈ A và dX (x, a) < δ .
Nếu f liên tục tại mọi điểm a ∈ A, thì ta nói f liên tục trên A.
8
Ví dụ 1.1.35. Cho X = Y = C[0, 1] với metric d(x, y) = supt∈[0,1] {|x(t) − y(t)|}.
Rt
Ánh xạ ϕ : X → Y xác đinh bởi(ϕ(x))(t) = 0 x(s)ds, x ∈ C[0, 1] là ánh xạ liên tục.

Mệnh đề 1.1.36. Cho (X, dX ) và (Y, dY ) là các không gian metric, A ⊆ X. Ánh xạ
f : A → Y liên tục tại a ∈ Akhi và chỉ khi dãy { f (xn )} hội tụ tới f (a) với mọi dãy
{xn } trong A hội tụ tới a.

Định nghĩa 1.1.37. [4]Cho (X, d) là một không gian metric. Một ánh xạ T : X → X
được gọi là liên tục quỹ đạo tại z ∈ X nếu với mọi dãy {xn } ⊂ O(T, x) với x ∈ X
thoả mãn xn → z thì T xn → T z khi n → ∞.
Nếu ánh xạ T liên tục quỹ đạo tại mọi z ∈ X, ta nói T liên tục quỹ đạo.

Từ định nghĩa ta thấy rằng, nếu T : X → X liên tục, thì nó liên tục quỹ đạo.
Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng.

Ví dụ 1.1.38. Cho X = [0, ∞) với metric thông thường d(x, y) = |x − y|, mọi x, y ∈
X. Xét ánh xạ T : X → X xác định bởi

1, nếu 0 ≤ x 6= 1,

Tx = x
 , nếu x > 1.

5
Khi đó, T liên tục quỹ đạo nhưng không liên tục.

1.2. Một số định lý điểm bất động cơ bản


Lý thuyết điểm bất động là một trong lĩnh vực nghiên cứu có nhiều ứng dụng trong
toán học và các khoa học khác. Trong phần này, chúng tôi trình bày một số khái
niệm cơ bản và một số định lý nổi bật liên quan tới hướng của đề tài.

Định nghĩa 1.2.1. Cho (X, d) là một không gian metric và T : X → X là một ánh
xạ. Một phần tử x ∈ X được gọi là một điểm bất động của T nếu T x = x.

Một trong những kết quả cơ bản và quan trọng của lý thuyết điểm bất động là
nguyên lý ánh xạ co Banach. Nguyên lý này phát biểu rằng nếu T là một ánh xạ
co trên một không gian metric đầy đủ (X, d), tức là, tồn tại k ∈ [0, 1) sao cho

d(T x, Ty) ≤ kd(x, y) ∀x, y ∈ X, (1.1)


9
thì T có điểm bất động duy nhất trong X. Nguyên lý ánh xạ co là công cụ quan
trọng trong việc chứng minh sự tồn tại nghiệm của các phương trình vi phân, tích
phân, phương trình phi tuyến, ... Nguyên lý ánh xạ co Banach được quan tâm mở
rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Năm 1962, Edelstein [2] chứng
minh kết quả sau.

Định lý 1.2.2. [2] Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X → X là
một ánh xạ. Nếu
d(T x, Ty) < d(x, y) ∀x, y ∈ X, x 6= y, (1.2)

thì T có điểm bất động duy nhất trong X.

Trong định lý trên, nếu tính compact của không gian được thay bởi tính đầy đủ
thì kết luận của định lý không còn đúng nữa. Ví dụ sau đây chỉ rõ điều đó.

Ví dụ 1.2.3. Cho X = [2, ∞) với metric thông thường d(x, y) = |x − y| với mọix, y ∈
X. Khi đó, (X, d) là không gian metric đầy đủ nhưng không compact. Xét ánh xạ
2
T : X → X xác định bởi T x = x + với mọix ∈ X. Khi đó, điều kiện (1.2) thoả
x
mãn. Tuy nhiên, T không có điểm bất động.
Chú ý rằng, nếu T : X → X thoả mãn điều kiện (1.2), then T is thì T liên tục
trên X. Khi đó hàm số f : X → R xác định bởi f (x) = d(x, T x), x ∈ X, là hàm liên
tục. Trong các chứng minh của Định lý 1.2.2, tính liên tục của f được sử dụng dựa
trên thực tế rằng một hàm số liên tục f trên không gian compact X đạt giá trị nhỏ
nhất trên X.
Năm 2009, Suzuki [12] chứng minh định lý sau đây.

Định lý 1.2.4. [12] Cho (X, d) là không gian metric compact và T : X → X là một
ánh xạ. Giả sử rằng
1
d(x, T x) < d(x, y) =⇒ d(T x, Ty) < d(x, y) (1.3)
2
đúng với mọi x, y ∈ X. Khi đó, T có điểm bất động duy nhất trong X.

Chú ý rằng ánh xạ T : X → X thoả mãn điều kiện (1.3) không nhất thiết liên
tục. Ví dụ sau chứng tỏ rằng Định lý 1.2.4 là một mở rộng thực sự của Định lý
1.2.2.
10
Ví dụ 1.2.5. [12] Cho X = [−11, −10]∪{0}∪[+10, +11] với metric thông thường.
Xét ánh xạ T : X → X xác định bởi: với x ∈ X

11(−x) − 100
nếu x ∈ [−11, −10)


 (−x) − 9



Tx = 0 nếu x ∈ {−10, 0, 10}

11x − 100


− nếu x ∈ (10, 11]


x−9

Khi đó, T thoả mãn các điều kiện của Định lý 1.2.4 và với y ∈
/ {−10, 0, +10}, dãy
{T n y} không hội tụ.
Tính compact của không gian metric (X, d) trong Định lý 1.2.4) có thể thay
bằng tính đầy đủ cùng với một điều kiện khác của ánh xạ T .

Định lý 1.2.6. [11] Cho (X, d) là một không gian metric đầy đủ và T : X →X là
một ánh xạ. Giả sử với mỗi ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho: với x, y ∈ X

• nếu (1/2)d(x, T x) < d(x, y) và d(x, y) < ε + δ , thì d(T x, Ty) ≤ ε,


• nếu (1/2)d(x, T x) < d(x, y), thì d(T x, Ty) < d(x, y).

Khi đó, T có điểm bất động duy nhất z ∈ X. Ngoài ra, limn→∞ T n x = z với mọi
x ∈ X.
11

Chương 2

Một số định lý điểm bất động


kiểu Edelstein cho ánh xạ
không liên tục
Trong chương này chúng tôi trình bày một số định lý điểm bất động cho ánh xạ
trong không gian metric thoả mãn các điều kiện co kiểu Edelstein.

2.1. Định lý điểm bất động kiểu Edelstein - Hardy -


Rogers
Một trong những kết quả mở rộng nổi bật của nguyên lý ánh xạ co Banach là Định
lý điểm bất động Hardy - Rogers. Trong [6], Hardy và Rogers đưa ra và chứng
minh kết quả về điểm bất động cho ánh xạ T trong không gian đầy đủ (X, d) thoả
mãn điều kiện, được gọi là điều kiện Hardy - Rogers, như sau: với mọi x, y ∈ X,

d(T x, Ty) ≤ Ad(x, T x) + Bd(y, Ty) +Cd(x, Ty) + Dd(y, T x) + Ed(x, y),

trong đó A, B,C, D và E là các hằng số không âm thoả mãn một số điều kiện nhất
định.
Trong phần này, kết hợp các điều kiện Suzuki và Hardy - Rogers, chúng tôi
trình bày một số định lý điểm bất động cho ánh xạ thoả mãn điều kiện, gọi là điều
12
kiện Suzuki - Hardy -Rogers, trong không gian metric không nhất thiết compact.
Các định lý trong phần này là các kết quả mới.
Định lý đầu tiên được phát biểu như sau.

Định lý 2.1.1. Cho (X, d) là một không gian metric bị chặn compact (boundedly
compact) và T : X → X là một ánh xạ liên tục quỹ đạo. Giả sử tồn tại các số thực
không âm A, B,C, D, E thoả mãn A + B + C + 2D = 1, A + D + E < 1 và C 6= 1,
sao cho

d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty) + Dd(x, Ty) + Ed(y, T x)

với mọi x, y ∈ X, x 6= y. Khi đó, T có điểm bất động duy nhất trong X và với mọi
x ∈ X, dãy lặp {T n x} hội tụ tới điểm bất động của T .

Ta có một số hệ quả sau.

Hệ quả 2.1.2. Cho (X, d) là một không gian metric bị chặn compact và T : X → X
là một ánh xạ liên tục quỹ đạo. Giả sử tồn tại các số thực không âm A, B,C thoả
mãn A + B +C = 1, A < 1 và C 6= 1, sao cho

d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty)

với mọi x, y ∈ X, x 6= y. Khi đó, T có một điểm bất động duy nhất trong X và với
mọi x ∈ X, dãy lặp {T n x} hội tụ tới điểm bất động của T .

Hệ quả sau đây là một kết quả được đưa ra trong [4].

Hệ quả 2.1.3. [4] Cho (X, d) là một không gian metric bị chặn compact và T :
X → X là một ánh xạ liên tục quỹ đạo. Giả sử
1
d(T x, Ty) < [d(x, T x) + d(y, Ty)]
2
với mọi x, y ∈ X, x 6= y. Khi đó, T có một điểm bất động duy nhất trong X và với
mọi x ∈ X, dãy lặp {T n x} hội tụ tới điểm bất động của T .

Trong định lý sau đây, tính bị chặn compact được thay bằng tính T -compact
quỹ đạo.
13
Định lý 2.1.4. Cho (X, d) là một không gian metric và T : X → X là một ánh
xạ liên tục quỹ đạo. Giả sử tồn tại các số thực không âm A, B,C, D, E thoả mãn
A + B +C + 2D = 1, A + D + E < 1 và C 6= 1, sao cho

d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty) + Dd(x, Ty) + Ed(y, T x)

với mọi x, y ∈ X, x 6= y. Nếu (X, d) là không gian T -compact quỹ đạo, thì T có một
điểm bất động duy nhất trong X và với mọi x ∈ X, dãy lặp {T n x} hội tụ tới điểm
bất động của T .

Hệ quả 2.1.5. [4] Cho (X, d) là một không gian T -compact quỹ đạo, ở đây T :
X → X là một ánh xạ liên tục quỹ đạo thoả mãn
1
d(T x, Ty) < {d(x, T x) + d(y, Ty)}
2
với mọi x, y ∈ X và x 6= y. Khi đó, T có một điểm bất động duy nhất z ∈ X và với
mọi x ∈ X, dãy lặp (T n x) hội tụ tới z.

Ví dụ 2.1.6. [4] Cho X = (1, 2] ∪ {−1, 0} với khoảng cách thông thương và T :
X → X xác định bởi 
−1 khi x = 2
T (x) =
0, khi x 6= 2.
Khi đó, (X, d) không là không gian compact, không là không gian đầy đủ, T không
liên tục. Tuy nhiên, T liên tục quỹ đạo và (X, d) là T -compact quỹ đạo. Các điều
kiện của Hệ quả 2.1.5 thoả mãn. Dễ thấy 0 là điểm bất động duy nhất của T .

2.2. Định lý điểm bất động kiểu Edelstein - Suzuki


Trong phần này chúng tôi trình bày các định lý điểm bất động cho ánh xạ thoả
mãn điều kiện kiểu Edelstein - Suzuki. Các kết quả này mở rộng Định lý 1.2.4 và
Định lý 1.2.6.
Định lý sau đây là một mở rộng của Định lý 1.2.4.

Định lý 2.2.1. [3] Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X →
X là một ánh xạ. Giả sử tồn tại các số thực không âm A, B,C, D, E thoả mãn
14
A + B +C + 2D = 1 và C 6= 1, sao cho, với x, y ∈ X,
1
d(x, T x) < d(x, y) (2.1)
2
=⇒ d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty) + Dd(x, Ty) + Ed(y, T x).

Khi đó, T có một điểm bất động trong X. Hơn nữa, nếu E ≤ B +C + D, thì T có
điểm bất động duy nhất.

Khi cho các hệ số A, B,C, D và E trong Định lý 2.2.1 bởi các giá trị đặc biệt,
ta thu được một số hệ quả.

Hệ quả 2.2.2. Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X → X là một
ánh xạ. Giả sử tồn tại các số thực không âm A, B,C thoả mãn A + B + C = 1 và
C 6= 1, sao cho, với x, y ∈ X,
1
d(x, T x) < d(x, y)
2
=⇒ d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty).

Khi đó, T có một điểm bất động duy nhất trong X.

Hệ quả 2.2.3. Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X → X. Giả
sử tồn tại các số thực không âm B và C với B +C = 1 sao cho
1
d(x, T x) < d(x, y) =⇒ d(T x, Ty) < Bd(x, T x) +Cd(y, Ty)
2
đúng với mọi x, y ∈ X. Khi đó, T có điểm bất động duy nhất trong X.

Hệ quả 2.2.4. Cho (X, d) là một không gian metric compact và T : X → X. Giả
sử tồn tại các số thực không âm E sao cho
1 1
d(x, T x) < d(x, y) =⇒ d(T x, Ty) < d(x, Ty) + Ed(y, T x)
2 2
1
đúng với mọi x, y ∈ X. Khi đó, T có điểm bất động trong X. Nếu E ≤ thì điểm
2
bất động của T là duy nhất.

Sau đây là ví dụ chứng tỏ rằng Định lý 2.2.1 là một mở rộng thực sự của Định
lý 1.2.4.
15
Ví dụ 2.2.5. [3] Cho X = [−2, −1] ∪ {0} ∪ [1, 2] với metric thông thường d(x, y) =
|x − y| với mọi x, y ∈ X. Xét ánh xạ T : X → X xác định bởi

x 1
− + , x ∈ [−2, −1) = U,


 2 2


T x = −x, x ∈ (1, 2] = V,



0, x ∈ {−1, 0, 1}.

Khi đó,

1◦ T có một điểm bất động duy nhất.

2◦ T không thoả mãn điều kiện Suzuki trong Định lý 1.2.4.

3◦ T thoả mãn điều kiện (2.1) với A = D = 0, B = C = 12 , E = 1.

4◦ Với x ∈ U ∪V , dãy lặp {T n x} không hội tụ tới điểm bất động của T .

Định lý tiếp theo là một mở rộng của Định lý 1.2.6.

Định lý 2.2.6. Cho (X, d) là một không gian metric đầy đủ và T : X → X là một
ánh xạ. Giả sử

(i) tồn tại các số thực không âm A, B,C, D, E thoả mãn A + B + C + 2D = 1 và


C 6= 1, sao cho
1
d(x, T x) < d(x, y) (2.2)
2
=⇒ d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty) + Dd(x, Ty) + Ed(y, T x)

với mọi x, y ∈ X;

(ii) với mọi x ∈ X và ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho d T i x, T j x < ε + δ dẫn tới


d T i+1 x, T j+1 x ≤ ε với mọi i, j ∈ N.




Khi đó, T có một điểm bất động trong X và với mỗi x ∈ X, dãy lặp {T n x} hội tụ tới
một điểm bất động của T . Ngoài ra nếu, E ≤ B +C + D, thì T có điểm bất động
duy nhất z ∈ X và {T n x} hội tụ tới z với mọi x ∈ X.

Tương tự như trong trường hợp của Định lý 2.2.1, khi cho A, B,C, D và E bằng
các giá trị đặc biệt, ta thu được các hệ quả tương ứng. Chẳng hạn, ta có hệ quả sau.
16
Hệ quả 2.2.7. Cho (X, d) là một không gian metric đầy đủ và T : X → X là một
ánh xạ. Giả sử

(i) tồn tại các số thực không âm A, B,C, D thoả mãn A + B + C + 2D = 1 và


C 6= 1, sao cho d(T x, Ty) < Ad(x, y) + Bd(x, T x) +Cd(y, Ty) + Dd(x, Ty) với
mọi x, y ∈ X, x 6= y;

(ii) với mọi x ∈ X và ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho d T i x, T j x < ε + δ dẫn tới


d T i+1 x, T j+1 x ≤ ε với mọi i, j ∈ N.




Khi đó, T có duy nhất điểm bất động z trong X và với mỗi x ∈ X, dãy lặp {T n x}
hội tụ tới z.

2.3. Định lý điểm bất động cho ánh xạ thoả mãn điều
kiện co ẩn
Trong phần này, chúng tôi trình bày một số định lý điểm bất động cho các ánh xạ
thoả mãn điều kiện co ẩn. Các kết quả trình bày trong phần này được tham khảo
từ bài báo [5].
Trong phần này, ta ký hiệu A là tập tất cả các hàm f : R3+ → R+ thoả mãn các
điều kiện

(A1 ) f liên tục;

(A2 ) nếu v > 0 và u < f (u, v, v) hoặc u < f (v, u, v) hoặc u < f (v, v, u), thì u < v;

(A3 ) f (u, v, w) ≤ u + v + w với mọi u, v, w ∈ R+ .

Một số ví dụ về hàm số thuộc tập A được cho như sau:


v+w
(i) f (u, v, w) = .
2
u+v
(ii) f (u, v, w) = .
2
1
(iii) f (u, v, w) = max{u + v, v + w, w + u}.
2
(iv) f (u, v, w) = max{u, v, w}.
17
Định lý 2.3.1. Cho (X, d) là không gian metric compact và T : X → X là một ánh
xạ liên tục quỹ đạo. Giả sử tồn tại f ∈ A sao cho

d(T x, Ty) < f (d(x, y), d(x, T x), d(y, Ty)) (2.3)

với mọi x, y ∈ X và x 6= y. Khi đó,

(1) T có điểm bất động duy nhất trong X.

(2) Nếu hàm số f ∈ A thoả mãn điều kiện f (u, 0, 0) < u với mọi u > 0, thì dãy
(T n x) hội tụ tới điểm bất động của T với mọi x ∈ X.

Tiếp theo, chúng tôi trình bày ví dụ minh hoạ cho định lý trên.

Ví dụ 2.3.2. Cho X = [2, 9] với metric thông thường. Khi đó, (X, d) là không gian
metric compact. Cho f ∈ A xác định bởi f (u, v, w) = max{u, v, w}. Xét ánh xạ
T : X → X xác định bởi

 x + 3 , nếu x ≤ 3

Tx = 2
2, nếu x > 3

Khi đó, T thoả mãn điều kiện (2.3). Ngoài ra, có thể kiểm tra được T liên tục
quỹ đạo nhưng không liên tục. Áp dụng Định lý 2.3.1, T có điểm bất động duy
nhất trong X. Thực tế, z = 3 là điểm bất động duy nhất của T .
Trong định lý trên, nếu ta thay tính compact bằng tính đầy đủ thì kết luận của
định lý không còn đúng nữa.
 
1
Ví dụ 2.3.3. Cho X = : n ∈ N với metric d : X × X → R xác định bởi
n

0,
 nếu x = y
d(x, y) = 1 1
1 + − , nếu x 6= y

x y

Khi đó, (X, d) là không gian metric đầy đủ nhưng không phải là không gian com-
pact. Xét ánh xạ T : X → X xác định bởi
 
1 1
T =
n 4n
u+v+w
với mọi n ∈ N. Ta cũng xét f ∈ A xác định bởi f (u, v, w) = .
3
18
Khi đó, tất cả các điều kiện của Định lý 2.3.1 thoả mãn, trừ tính compact. Ánh
xạ T không có điểm bất động.
Trong định lý sau đây tính compact của không gian được thay bằng tính đầy
đủ. Để đảm bảo ánh xạ có điểm bất động, một số điều kiện cần thiết được thêm
vào.

Định lý 2.3.4. Cho (X, d) là một không gian metric đầy đủ và T : X → X là ánh
xạ sao cho T liên tục quỹ đạo. Giả sử tồn tại f ∈ A sao cho

d(T x, Ty) < f (d(x, y), d(x, T x), d(y, Ty)) (2.4)

với mọi x, y ∈ X và x 6= y. Giả sử thêm rằng

(i) với mỗi ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho


 ε
f (d(x, y), d(x, T x), d(y, Ty)) < ε + δ =⇒ d T 2 x, T 2 y ≤
4
với mọi x, y ∈ X;

(ii) f (0, 0, u) = 0 kéo theo u = 0.

Khi đó, T có điểm bất động duy nhất z trong X và với mọi x, dãy lặp {T n x} hội tụ
tới z.

Sau đây là một ví dụ minh hoa cho định lý trên.

Ví dụ 2.3.5. Cho X = [0, ∞) với metric thông thường d(x, y) = |x − y|, ∀x, y ∈ X.
Khi đó, (X, d) là không gian metric đầy đủ. Xét T : X → X xác định bởi

4, nếu x ≤ 4,
Tx =
1, nếu x > 4.

Xét f ∈ A xác định bởi f (u, v, w) = max{u, v, w}. Khi đó, mọi điều kiện của Định
lý 2.3.4 thoả mãn. Áp dụng Định lý 2.3.4, T có điểm bất động duy nhất. Thực tế,
z = 4 là điểm bất động duy nhất của T .
19

KẾT LUẬN
Luận văn "Một số định lý điểm bất động kiểu Edelstein cho ánh xạ không
liên tục" trình bày một số định lý điểm bất động cho ánh xạ không nhất thiết liên
tục trong không gian metric thoả mãn một số điều kiện co kiểu Edelstein. Ngoài
một số khái niệm và kết quả cơ bản về không gian metric và lý thuyết điểm bất
động trong không gian metric, các kết quả được trình bày trong luận văn bao gồm:

1. Phát biểu và chứng minh hai định lý điểm bất động (Định lý 2.1.1 và Định lý
2.1.4) cho các ánh xạ thoả mãn điều kiện Edelstein - Hardy - Rogers. Đây là
các kết quả mới được trình bày trong luận văn.

2. Trình bày hai định lý điểm bất động (Định lý 2.2.1 và Định lý 2.2.6) cho các
ánh xạ thoả mãn điều kiện Edelstein - Suzuki. Trong đó, Định lý 2.2.6 là kết
quả mới của luận văn.

3. Trình bày hai định lý điểm bất động (Định lý 2.3.1 và Định lý 2.3.4) cho các
ánh xạ thảo mãn điều kiện co ẩn.
20

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
[1] Hoàng Tụy (2003), Hàm thực và giải tích hàm (Giải tích hiện đại), NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

[2] Edelstein M. (1962), "On fixed and periodic points under contractive map-
pings", J. Lond. Math. Soc. 37, pp. 74 - 79.

[3] Đorić D., Kadelburg Z., Radenović S. (2012), "Edelstein–Suzuki-type fixed


point results in metric and abstract metric spaces", Nonlinear Anal. TMA. 75,
pp. 1927 - 932.

[4] Garai H., Dey L. K., Senapati T. (2018), "On Kannan - type contractive map-
pings", Numer. Funct. Anal. Optim. 39, pp. 1466 - 1476.

[5] Garai H., Dey L. K., Cho Y. J. (2020), "On contractive mappings and discon-
tinuity at fixed points", Appl. Anal. Discrete Math. 14, pp. 033 - 054.

[6] Hardy G. E., Rogers T.D. (1973), "A generalization of a fixed point theorem
of Reich", Canad. Math. Bull. 16, pp. 201 - 206.

[7] Rhoades B.E. (1977), "A comparison of various definitions of contractive


mappings", Trans. Amer. Math. Soc. 226, pp. 257 - 290.

[8] Rhoades B.E. (1988), "Contractive definitions and continuity", Contemp.


Math. 72, pp. 233 - 245.
21
[9] Pant R.P. (1999), "Discontinuity and fixed points", J. Math. Anal. Appl. 240,
pp. 284 - 289.

[10] Shirali S., Vasudeva H. L. (2006), Metric spaces, Springer-Verlag London.

[11] Suzuki T. (2008), "A generalized Banach contraction principle that charac-
terizes metric completeness", Proc. Amer. Math. Soc. 136, 1861 - 1869.

[12] Suzuki T. (2009), "A new type of fixed point theorem in metric spaces",
Nonlinear Anal. TMA. 71, pp. 5313 - 5317.

You might also like