You are on page 1of 66

Chương 1: Hàm nhiều biến

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Duy Tân


email: tan.nguyenduy@hust.edu.vn

Viện Toán ƯDTH, HUST

Tháng 3-4, 2021

1 / 66
Contents

Nội dung I
1 1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Tập hợp trong Rn
1.1.2. Hàm nhiều biến
1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến
1.1.4. Tính liên tục
2 1.2. Đạo hàm riêng và vi phân
1.2.1. Đạo hàm riêng
1.2.2. Vi phân toàn phần
1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp
1.2.4. Hàm ẩn
1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao
1.2.6. Công thức khai triển Taylor
3 1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện
1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến
1.3.2. Cực trị có điều kiện
2 / 66
Contents

Nội dung II
1.3.3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

3 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

1.1.1. Tập hợp trong Rn


Rn = {(x1 , x2 , . . . , xn ) | xi ∈ R, i = 1, . . . , n}.
Tập Rn là không gian vectơ với phép cộng (vectơ) và phép nhân với
vô hướng định nghĩa như thông thường:

(x1 , . . . , xn ) + (y1 , . . . , yn ) = (x1 + y1 , . . . , xn + yn );


k(x1 , . . . , xn ) = (kx1 , . . . , kxn ).

Ngoài ra Rn là không gian có tích vô hướng với tích vô hướng thông


thường (Euclid) định nghĩa như sau: x = (x1 , . . . , xn ),
y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Rn ,

hx, y i := x1 y1 + · · · + xn yn .

p
Với x ∈ Rn , ||x|| := hx, xi được gọi là chuẩn của x.
4 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

Khoảng cách

Với x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Rn , khoảng cách (Euclid) giữa x


và y , ký hiệu d(x, y ), được định nghĩa là
È
d(x, y ) = ||x − y || = (x1 − y1 )2 + · · · + (xn − yn2 ).

Tính chất
d(x, y ) ≥ 0 và dấu "=" xẩy ra khi và chỉ khi x = y .
d(x, y ) = d(y , x) (tính chất đối xứng).
d(x, z) ≤ d(x, y ) + d(y , z) (bất đẳng thức tam giác).

5 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

Lân cận, điểm trong, tập mở

Định nghĩa (lân cận)


Cho a ∈ Rn ,  > 0, tập B(a, ) = {x ∈ Rn | d(a, x) < }, được gọi là -lân
cận cầu của a.
Một lân cận của a là một tập con bất kỳ của Rn chứa một -lân cận cầu
nào đó của a.

Định nghĩa (điểm trong)


6 A ⊆ Rn . Điểm a được gọi là điểm trong của A nếu tồn tại
Cho tập ∅ =
 > 0 sao cho B(a, ) ⊆ A.

Định nghĩa (tập mở)


Tập A ⊆ Rn được gọi là mở nếu hoặc A = ∅ hoặc mọi điểm của A đều là
điểm trong.
6 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

Điểm biên, tập đóng

Định nghĩa (điểm biên)


Cho tập ∅ =6 A ⊆ Rn . Điểm a ∈ Rn được gọi là điểm biên của A nếu mọi
-lân cận cầu của a đều chứa những điểm thuộc A và chứa những điểm
không thuộc A.
Tập hợp tất cả những điểm biên của A được gọi là biên của A.

Điểm biên của A có thể thuộc A hoặc có thể không thuộc A.

Định nghĩa (tập đóng)


Tập A ⊆ Rn được gọi là tập đóng nếu phần bù của nó, Rn \ A là tập mở.

Tính chất: Tập A là đóng nếu và chỉ nếu nó chứa mọi điểm biên của nó.

7 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

Ví dụ, tính chất


Tập B(x0 , r ) = {x ∈ Rn | d(x0 , x) < r } là một tập mở, gọi là hình
cầu mở tâm tại x0 bán kính r .
Tập B̄(x0 , r ) = {x ∈ Rn | d(x0 , x) ≤ r } là một tập đóng, gọi là hình
cầu đóng tâm tại x0 bán kính r .

Định lý: Đối với các tập mở ta có các khẳng định sau.
Tập rỗng và Rn là những tập mở.
Hợp của một họ bất kỳ các tập mở là tập mở.
Giao của hữu hạn tập mở là tập mở.

Định lý: Đối với các tập đóng ta có các khẳng định sau.
Tập rỗng và Rn là những tập đóng.
Giao của một họ bất kỳ các tập đóng là tập đóng.
Hợp của hữu hạn tập đóng là tập đóng.
8 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Tập hợp trong Rn

Tập bị chặn, miền

Định nghĩa (tập bị chặn)


Tập A ⊆ Rn được gọi là bị chặn nếu nó nằm trong một hình cầu B(O, R),
tâm O bán kính R, nào đó.

Định nghĩa (tập liên thông, miền)


Tập A ⊆ Rn được gọi là liên thông nếu qua hai điểm bất kỳ của A có thể
nối được với nhau bằng một đường cong liên tục nằm hoàn toàn trong A.
Tập mở và liên thông trong Rn được gọi là miền mở.

9 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.2. Hàm nhiều biến

1.1.2. Hàm nhiều biến

Cho D là một tập con của Rn . Một ánh xạ f : D → R xác định bởi

x = (x1 , . . . , xn ) ∈ D 7→ z = f (x) = f (x1 , . . . , xn ) ∈ R

là một hàm n biến xác định trên D.


Tập D được gọi là miền xác định (tập xác định) của hàm f , còn
x1 , . . . , xn được gọi là các biến độc lập.
Tập Im(f ) := {f (x, y ) | (x, y ) ∈ D} được gọi là tập giá trị của f .
Ta quy ước rằng, nếu hàm được bởi công thức z = f (x) mà không nói
gì thêm về miền xác định thì miền xác định của hàm này được hiểu là
tập hợp tất cả những điểm x ∈ Rn sao cho biểu thức f (x) có nghĩa.

10 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Định nghĩa
Ta nói dãy điểm {Mn (xn , yn )} tiến tới điểm P(a, b) trong R2 , viết
Mn → P (khi n → ∞), nếu

lim d(Mn , P) = 0.
n→∞

Nhận xét rằng Mn (xn , yn ) → P(a, b) khi và chỉ khi lim xn = a và


n→∞
lim yn = b.
n→∞

11 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Giới hạn của hàm hai biến

Cho P(a, b) ∈ R2 và f (x, y ) là một hàm hai biến sao cho mọi lân cận của
(a, b) đều chứa một điểm M khác (a, b) và M thuộc tập xác định D của f .

Định nghĩa (giới hạn)


Ta nói hàm f (x, y ) có giới hạn là L khi M(x, y ) dần tới P(a, b), viết

lim f (x, y ) = L hay lim f (M) = L


(x,y )→(a,b) M→P

nếu với mọi dãy điểm Mn (xn , yn ) (khác P) thuộc miền xác định của f mà
Mn → P, ta đều có lim f (xn , yn ) = L.
n→∞

Nhận xét rằng: lim f (M) = L nếu và chỉ nếu với mọi  > 0, tồn tại
M→P
δ = δ() sao cho |f (M) − L| <  với mọi M ∈ D và 0 < d(M, P) < δ.

12 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Chú ý

Khái niệm giới hạn vô hạn được định nghĩa tương tự như đối với hàm
số một biến.
Giới hạn của hàm n biến (n ≥ 3) được định nghĩa tương tự như
trường hợp hai biến.
Các định lý về giới hạn của tổng, tích, thương, nguyên lý kẹp đối với
hàm số một biến cũng đúng cho hàm nhiều biến.

13 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Nhận xét

Từ định nghĩa, chứng minh sự tồn tại của giới hạn của hàm số nhiều
biến là việc không dễ, vì phải chỉ ra lim f (xn , yn ) = L với mọi
n→∞
(xn , yn ) → (a, b) (theo mọi cách). Trong thực hành, để tìm giới hạn
của hàm số nhiều biến ta thường dùng cách đánh giá hàm số, dùng
nguyên lý kẹp, đưa về hàm một biến.
Muốn chứng minh sự không tồn tại giới hạn của hàm số nhiều biến ,
ta chỉ cần chỉ ra tồn tại hai dãy (xn , yn ) → (a, b) và (xn0 , yn0 ) → (a, b)
sao cho
lim f (xn , yn ) 6= lim f (xn0 , yn0 ),
n→∞ n→∞

hoặc chỉ ra hai quá trình (x, y ) → (a, b) khác nhau mà f (x, y ) tiến
tới hai giá trị khác nhau.

14 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Ví dụ

x 2y
Tính lim .
(x,y )→(0,0) x 2 + y 2

Giải: Ta có
x 2y x2 (x,y )→(0,0)
0≤| | = |y | ≤ |y | −→ 0.
x2 + y2 x2 + y2

x 2y
Vậy lim = 0.
(x,y )→(0,0) x 2 + y 2

15 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Ví dụ

xy
Tính lim .
(x,y )→(0,0) x 2 + y2

Giải: Cho (x, y ) tiến tới (0, 0) theo đường thẳng y = kx

kx 2 k k
f (x, y ) = f (x, kx) = 2 2 2
= 2
→ khi x → 0.
x +k x 1+k 1 + k2

Như vậy khi (x, y ) tiến tới (0, 0) theo những phương khác nhau thì f (x, y )
dần tới những giới hạn khác nhau. Do vậy không tồn tại
xy
lim .
(x,y )→(0,0) x + y 2
2

16 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.3. Giới hạn của hàm nhiều biến

Bài tập

2x 4 + y 4
(GK20172) Tính giới hạn lim .
(x,y )→(0,0) x 2 + 2y 2
xe y − ye x − x + y
(GK20182) Tính giới hạn lim .
(x,y )→(0,0) x2 + y2
xy − y 2
(CK20192(Phát biểu lại Câu 1a)) Tính giới hạn lim .
(x,y )→(0,0) x 2 + y 2
sin(xy )
Tính giới hạn lim p .
(x,y )→(0,0) x2 + y2

17 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.4. Tính liên tục

1.1.4. Tính liên tục

Định nghĩa (liên tục)


Hàm số f xác định trên D được gọi là liên tục tại P ∈ D nếu

lim f (M) = f (P).


M→P

Hàm f được gọi là liên tục trên D nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc D.

Định nghĩa (liên tục đều)


Hàm f được gọi là liên tục đều trên D nếu với mọi  > 0, tồn tại δ = δ()
sao cho với mọi cặp điểm M1 , M2 ∈ D mà d(M1 , M2 ) < δ, ta luôn có
|f (M1 ) − f (M2 )| < .

Nhận xét rằng hàm f liên tục đều trên D thì nó liên tục trên D, và nói
chung không có khẳng định ngược lại.
18 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.4. Tính liên tục

Ví dụ, chú ý

Ví dụ: Các hàm số f (x, y ) = x, g (x, y ) = y và h(x, y ) = c (hằng số) là


liên tục.
Hàm số nhiều biến liên tục cũng có những tính chất tương tự như hàm số
một biến liên tục. Chẳng hạn:
Tổng, tích, thương (mẫu khác 0), hàm hợp (trong miền phù hợp) của
hai hàm nhiều biến liên tục là liên tục.
Nếu hàm nhiều biến f liên tục trên miền đóng bị chặn D thì
f bị chặn trên D,
f đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất trên D,
f liên tục đều trên D.

19 / 66
1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.4. Tính liên tục

Ví dụ

 2
 x y nếu (x, y ) 6= (0, 0)
Xét tính liên tục của hàm f (x, y ) = x 2 + y 2
0 nếu (x, y ) = (0, 0).

x 2y
Giải: Tại (x, y ) 6= (0, 0) thì hàm f (x, y ) = là hàm liên tục vì là
x2 + y2
thương của hai hàm liên tục với mẫu khác 0.
Xét tính liên tục tại (0, 0). Theo ví dụ trước

x 2y
lim f (x, y ) = lim = 0 = f (0, 0).
(x,y )→(0,0) (x,y )→(0,0) x 2 + y 2

Do vậy hàm f (x, y ) liên tục tại (0, 0).

20 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.1. Đạo hàm riêng

1.2.1. Đạo hàm riêng


Cho hàm u = f (x, y ) xác định trên miền D, và điểm M(a, b) thuộc D.
Nếu hàm một biến f (x, b) có đạo hàm tại x = a, thì đạo hàm đó
được gọi là đạo hàm riêng (cấp một) của f (x, y ) theo x tại M(a, b)
∂f
và được ký hiệu là fx0 (a, b), hoặc (a, b). Như vậy
∂x
∂f d f (a + ∆x, b) − f (a, b)
fx0 (a, b) = (a, b) = f (x, b) = lim
∂y dx x=a ∆x→0 ∆x
f (a + h, b) − f (a, b)
= lim .
h→0 h
Tương tự, ta có định nghĩa đạo hàm riêng của f (x, y ) theo y tại
M(a, b):
∂f f (a, b + ∆y ) − f (a, b)
fy0 (a, b) = (a, b) = lim .
∂y ∆y →0 ∆y

Các đạo hàm riêng của hàm n biến (n ≥ 3) được định nghĩa tương tự.
21 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.1. Đạo hàm riêng

Cách tính đạo hàm riêng

Khi tính đạo hàm riêng của hàm theo biến nào, ta xem hàm này chỉ phụ
thuộc vào biến đang xét, còn các biến còn lại là hằng số, và áp dụng các
quy tắc tính đạo hàm của hàm một biến số.

Ví dụ
Tính các đạo hàm riêng (cấp một) của f (x, y ) = x 2 e xy tại (1,0).
d d 2
C1: fx0 (1, 0) = f (x, 0) = x = 2x|x=1 = 2.
dx x=1 dx x=1
d d y
fy0 (1, 0) = f (1, y ) = e = e y |y =0 = 1.
dy y =0 dy y =0

C2: fx0 (x, y )


= 2xe xy + x 2 ye xy , fy0 (x, y ) = x 3 e xy . Do vậy fx0 (1, 0) = 2,
0
fy (1, 0) = 1.

22 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.1. Đạo hàm riêng

Ví dụ

p
Cho f (x, y ) = x 2 + y 2 . Tính fx0 (0, 0) và fx0 (1, 0).

a) Sử dụng định nghĩa


d d √ 2 d
fx0 (0, 0) = f (x, 0) = x + 02 = |x| .
dx x=0 dx x=0 dx x=0
Hàm g (x) = |x| không có đạo hàm tại x = 0, do vậy hàm f (x, y ) không
có đạo hàm riêng theo x tại (0, 0).
b) Sử dụng định nghĩa
d d √ 2 d
fx0 (1, 0) = f (x, 0) = x + 02 = (|x|) =
dx x=1 dx x=1 dx x=1
d
(x) = 1.
dx x=1

23 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.1. Đạo hàm riêng

Ví dụ

(CK20192)
2
 xy − y

nếu (x, y ) 6= (0, 0),
Cho hàm số f (x, y ) = x 2 + y 2
0 nếu (x, y ) = (0, 0).

a) Khảo sát sự liên tục của hàm số f (x, y ).


b) Tính fx0 (0, 0).

Đáp số: a) f (x, y ) liên tục tại mọi (x, y ) 6= (0, 0), không liên tục tại (0, 0).
f (h, 0) − f (0, 0) (h · 0 − 02 )/h2
(b) fx0 (0, 0) = lim = lim = 0.
h→0 h h→0 h

24 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.1. Đạo hàm riêng

Ví dụ

(GK20193)
Tính đạo hàm riêng fx0 (0, 1) của hàm số
( y
xy + x 2 sin nếu x 6= 0,
f (x, y ) = x
0 nếu x = 0.

f (h, 1) − f (0, 1) h + h2 sin(1/h)


fx0 (0, 1) = lim = lim
h→0 h h→0 h
= lim (1 + h sin(1/h)) = 1 + lim h sin(1/h) = 1.
h→0 h→0

25 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

1.2.2. Khả vi và vi phân toàn phân

Cho hàm f (x, y ) xác định trên miền D, và điểm M(a, b) thuộc D.
Ta nói f (x, y ) khả vi tại M nếu tồn tại các số A và B chỉ phụ thuộc
vào M (không phụ thuộc vào ∆x, ∆y ) sao cho

∆f (a, b) := f (a +∆x, b +∆y )−f (a, b) = A∆x +B∆y +α∆x +β∆y ,

ở đây lim α=0= lim β.


(∆x,∆y )→(0,0) (∆x,∆y )→(0,0)

Khi đó biểu thức A∆x + B∆y được gọi là vi phân toàn phần của
hàm f (x, y ) tại M(a, b) và ký hiệu là df (M) hay df (a, b).
Hàm f (x, y ) được gọi là khả vi trên D nếu nó khả vi tại mọi điểm
thuộc miền này.

26 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

Mối liên hệ giữa khả vi và có đạo hàm riêng

Hàm f (x, y ) khả vi tại M thì nó liên tục tại M.


Giả sử f (x, y ) khả vi tại M. Khi đó tồn tại các đạo hàm riêng fx0 (M)
và fy0 (M) và thực tế

A = fx0 (M); B = fy0 (M).

Tuy nhiên, sự tồn tại của đạo hàm riêng của hàm hai biến f (x, y ) tại
M không đủ để đảm bảo hàm f (x, y ) khả vi tại điểm này.

27 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

Một điều kiện đủ để hàm khả vi

Định lý sau đây cho môt điều kiện đủ để hàm f (x, y ) khả vi tại M.

Định lý
Cho hàm z = f (x, y ) có các đạo hàm riêng trong một lân cận của M và
các đạo hàm riêng này liên tục tại M. Khi đó f (x, y ) khả vi tại M và

dz(M) = df (M) = fx0 (M)∆x + fy0 (M)∆y .

Ta cũng viết
dz(M) = df (M) = fx0 (M)dx + fy0 (M)dy

dz = df = fx0 dx + fy0 dy .

28 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

Ví dụ

(GK20193)
Cho hàm số f (x, y ) = y 2 + ye x . Tính df (0, 1).

Giải: fx0 (x, y ) = ye x , fy0 (x, y ) = 2y + e x .


df (0, 1) = fx0 (0, 1)dx + fy0 (0, 1)dy = dx + 3dy .

29 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

Ứng dụng trong tính gần đúng

Giả sử z = f (x, y ) khả vi tại M(a, b). Khi đó

f (a + ∆x, b + ∆y ) = f (a, b) + fx0 (a, b)∆x + fy0 (a, b)∆y + α∆x + β∆y

ở đây lim α=0= lim β. Do vậy


(∆x,∆y )→(0,0) (∆x,∆y )→(0,0)

f (a + ∆x, b + ∆y ) ≈ f (a, b) + fx0 (a, b)∆x + fy0 (a, b)∆y

tức là
f (a + ∆x, b + ∆y ) ≈ f (a, b) + df (a, b).

30 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.2. Vi phân toàn phần

Ví dụ
(GK20172)
p
Ứng dụng vi phân, tính gần đúng giá trị biểu thức (3.97)2 + (3.02)2 .
p
Xét hàm f (x, y ) = x 2 + y 2 , a = 4, b = 3, ∆x = −0.03, ∆y = 0.02.
x
fx0 (x, y ) = p , fx0 (4, 3) = 4/5.
x + y2
2
y
fy0 (x, y ) = p , fy0 (4, 3) = 3/5. Ta có
x2 + y2
È
(3.97)2 + (3.02)2 = f (a + ∆x, b + ∆y )
4 3
≈ f (a, b) + fx0 (a, b)∆x + fy0 (a, b)∆y = 5 + (−0.03) + (0.02)
5 5
−0.06
=5− = 5 − 0.012 = 4.988.
5
p √
Dùng máy tính: (3.97)2 + (3.02)2 = 24.8813 = 4.98811587676 · · ·
31 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp

1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp

Quy tắc dây chuyền


Giả sử z = f (x, y ) khả vi theo x và y , và x = x(s, t) và y = y (s, t) là hai
hàm khả vi theo s và t. Khi đó

∂z ∂z ∂x ∂z ∂y ∂z ∂z ∂x ∂z ∂y
= + và = + .
∂s ∂x ∂s ∂y ∂s ∂t ∂x ∂t ∂y ∂t

Nếu z = f (x, y ) và x = x(t), y = y (t), thì


dz ∂z dx ∂z dy
= + .
dt ∂x dt ∂y dt

Nếu z = f (x, y ) và y = y (x) thì


dz ∂z ∂z dy
= +
dx ∂x ∂y dx
32 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp

Tính bất biến của dạng thức vi phân

Xét z = f (x, y ) là hàm theo x, y , và x = x(s, t) và y = y (s, t) là hai theo


s và t. Khi đó z cũng là hàm theo s và t. Vi phân toàn phần
∂z ∂z
dz = ds + dt

∂s ∂t ‹  ‹
∂z ∂x ∂z ∂y ∂z ∂x ∂z ∂y
= + ds + + dt
∂x ∂s ∂y ∂s ∂x ∂t ∂y ∂t
 ‹  ‹
∂z ∂x ∂x ∂z ∂y ∂y
= ds + dt + ds + dt
∂x ∂s ∂t ∂y ∂s ∂t
∂z ∂z
= dx + dy .
∂x ∂y

33 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp

Ví dụ

(GK20192)
Tính đạo riêng zx0 của hàm số hợp sau
u p
z = arctan , u = x y , v = x 2 + y 2 .
v
zx0 = zu0 ux0 + zv0 vx0 .
1/v v −u/v 2 −u
zu0 = = . zv
0 = = 2 .
1 + (u/v )2 u2 + v 2 1 + (u/v )2 u + v2
x
ux0 = yx y −1 , vx0 = p .
x + y2
2
v u x
Vậy zx0 = 2 2
yx y −1 − 2 2
p =
u +v u +v x + y2
2
p
x2 + y2 y −1 − xy x
yx .
x 2y + x 2 + y 2 x 2y + x 2 + y 2 x 2 + y 2
p

34 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.3. Đạo hàm riêng của hàm hợp

Ví dụ (GK20172)

Cho hàm số z = z(x, y ) có các đạo hàm riêng cấp một liên tục, và
x = r cos ϕ, y = r sin ϕ. Chứng minh rằng
 ‹2  ‹2  ‹2  ‹2
∂z ∂z ∂z 1 ∂z
+ = + 2 .
∂x ∂y ∂r r ∂ϕ
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y ∂z ∂z
∂r = ∂x ∂r + ∂y ∂r = ∂x · cos ϕ + ∂y · sin ϕ.
∂z ∂z ∂x ∂z ∂y ∂z ∂z
∂ϕ = ∂x ∂ϕ + ∂y ∂ϕ = ∂x · (−r sin ϕ) + ∂y · (r cos ϕ).
 ‹2  ‹
∂z 1 ∂z 2
+
∂r r2 ∂ϕ
 ‹2  ‹2
∂z ∂z 1 ∂z ∂z
= · cos ϕ + · sin ϕ + 2 −r sin ϕ + r cos ϕ
∂x ∂y r ∂x ∂y
 ‹2  ‹2
∂z ∂z
= +
∂x ∂y
35 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

1.2.4. Hàm ẩn

Cho phương trình F (x, y ) = 0. Ta nói hàm số f (x) (với x ∈ I khoảng nào
đó) là hàm ẩn xác định bởi phương trình này, nếu

F (x, f (x)) = 0

với mọi x ∈√I . √


Ví dụ: y = 1 − x 2 và y = − 1 − x 2 là hai hàm ẩn xác định bởi phương
trình x 2 + y 2 = 1.
Tương tự, xét phương trình F (x, y , z) = 0, ta nói hàm số f (x, y ) là hàm
số xác định bởi phương trình này nếu F (x, y , f (x, y )) = 0.

36 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

Sự tồn tại, tính liên tục, tính khả vi của hàm ẩn

Định lý
Cho phương trình F (x, y ) = 0 (*), trong đó hàm F (x, y ) có các đạo hàm
riêng liên tục (trên tập mở U ⊆ R2 ). Xét (a, b) ∈ U, mà F (a, b) = 0. Giả
sử Fy0 (a, b) 6= 0.
Khi đó phương trình (*) xác định trong lận cận I nào đó của a một hàm
ẩn duy nhất y = f (x), nói riêng b = f (a).
Hơn nữa y = f (x) liên tục và có đạo hàm liên tục trong I và

dy F 0 (x, y ) dy F0
= − x0 hay = − x0
dx Fy (x, y ) dx Fy

Từ 0 = F (x, y ), suy ra

d d dy
0= (0) = F (x, y ) = Fx0 (x, y ) + Fy0 (x, y )
dx dx dx
37 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

Sự tồn tại, tính liên tục, tính khả vi của hàm ẩn

Định lý
Cho phương trình F (x, y , z) = 0 (*), trong đó hàm F (x, y , z) có các đạo
hàm riêng liên tục (trên tập mở U ⊆ R3 ). Xét (a, b, c) ∈ U, mà
F (a, b, c) = 0. Giả sử Fz0 (a, b, c) 6= 0.
Khi đó phương trình (*) xác định trong lận cận nào đó của (a, b) một hàm
ẩn duy nhất z = f (x, y ), nói riêng c = f (a, b).
Hơn nữa f (x, y ) liên tục và có đạo hàm riêng liên tục trong lân cận nói
trên và
∂z Fx0 ∂z Fy0
=− 0, =− 0.
∂x Fz ∂y Fz

38 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

Ví dụ

(GK20192)
Cho hàm số ẩn y = y (x) xác định bởi phương trình x 3 + y 3 + y − 1 = 0.
Tính y 0 (1), y 00 (1).

F (x, y ) = x 3 + y 3 + y − 1.
Với x = 1 thì y = 0.
F0 3x 2
y 0 (x) = − x0 = − 2 . Do vậy y 0 (1) = −3.
Fy 3y + 1
6x(3y 2 + 1) − 3x 2 · 6yy 0
y 00 (x) = − . Do vậy y 00 (1) = −6.
(3y 2 + 1)2

39 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

Ví dụ

(GK20172)
Cho hàm ẩn z = z(x, y ) xác định bởi phương trình cos(xy ) + z + e z = 0.
Chứng minh rằng xzx0 − yzy0 = 0.

Đặt F (x, y , z) = cos(xy ) + z + e z .


F0 −y sin(xy ) y sin(xy )
zx0 = − x0 = − z
= .
Fz 1+e 1 + ez
Fy0 −x sin(xy ) x sin(xy )
zy0 = − 0 = − z
= .
Fz 1+e 1 + ez
y sin(xy ) x sin(xy )
Vậy xzx0 − yzy0 = x −y = 0.
1 + ez 1 + ez

40 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.4. Hàm ẩn

Ví dụ

(CK20182)
Phương trình x 3 − 2y 3 + 3z 3 = (x + y )z xác định hàm ẩn z = z(x, y ).
Tính dz(1, −1).

Đặt F (x, y , z) = x 3 − 2y 3 + 3z 3 − (x + y )z.


Với x = 1, y = −1 thì 3 + 3z 3 = 0 và do vậy z(1, −1) = −1.
dz(1, −1) = zx0 (1, −1)dx + zy0 (1, −1)dy .
F0 3x 2 − z 3·12 −(−1)
zx0 = − x0 = − 2 ⇒ zx0 (1, −1) = − 9(−1) 4
2 −(1+(−1)) = − 9 .
Fz 9z − (x + y )
Fy0 −6y 2 − z −6(−1)2 −(−1) 5
zy0 = − 0 = − 2 ⇒ zx0 (1, −1) = − 9(−1) 2 −(1+(−1)) = 9 .
Fz 9z − (x + y )
4 5
Vậy dz(1, −1) = − dx + dy .
9 9

41 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao


Cho hàm số hai biến f (x, y ). Các đạo hàm riêng fx0 , fy0 là các đạo hàm
riêng cấp một.
Các đạo hàm riêng của các đạo hàm riêng cấp một (nếu tồn tại) được gọi
đạo hàm riêng cấp hai.
Có bốn đạo hàm riêng cấp hai được ký hiệu như sau:
 ‹
∂ ∂f ∂2f
(fx0 )0x = fxx00 = = (= f ”x 2 )
∂x ∂x ∂x 2
 ‹
∂ ∂f ∂2f
(fx0 )0y = fxy00 = =
∂y ∂x ∂y ∂x
 ‹
∂ ∂f ∂2f
(fy0 )0x = fyx00 = =
∂x ∂y ∂x∂y
 ‹
∂ ∂f ∂2f
(fy0 )0y = fyy00 = = (= f ”y 2 )
∂y ∂y ∂y 2

42 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

Định lý Schwarz

Định lý Schwarz
Cho hàm số hai biến f (x, y ). Giả sử
tồn tại các đạo hàm riêng cấp hai fxy00 , fyx00 trong một lân cận U nào đó
của điểm M(a, b),
các đạo hàm riêng này liên tục tại M(a, b).
Khi đó fxy00 (a, b) = fy00,x (a, b).

43 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

Ví dụ

(GK20172)
∂2u
Tính đạo hàm riêng nếu u = xy ln(xy ).
∂x∂y
∂u x
= x ln(xy ) + xy = x ln(xy ) + x.
∂y  ‹ xy
∂2u ∂ ∂u ∂ y
= = (x ln(xy ) + x) = ln(xy ) + x + 1 = ln(xy ) + 2.
∂x∂y ∂x ∂y ∂x xy

44 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

Vi phân cấp cao

Cho hàm z = f (x, y ), vi phân toàn phần dz = fx0 dx + fy0 dy .


Coi dz là hàm theo hai biến x, y . Nếu hàm này có vi phân toàn phần
thì vi phân toàn phần của dz được gọi là vi phân cấp hai của z, ký
hiệu d 2 z:

d 2 z = d(dz) = d(fx0 dx + fy0 dy ) = f ”xx dx 2 + 2fxy00 dxdy + fyy00 dy 2 ,

ở đây ta giả sử các điều kiện của Định lý Schwarz được thỏa mãn.
Tương tự d 3 z = d(d 2 z),..., d n z = d(d n−1 z).
Dạng thức vi phân bậc cao không có tính bất biến.
Xét z = f (x, y ) là hàm theo x, y , và x = x(s, t) và y = y (s, t) là hai
theo s và t. Khi đó z cũng là hàm theo s và t. Nói chung
d n z(x, y ) 6= d n z(s, t) (n ≥ 2).

45 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

 n ‹
∂ ∂
Với z = f (x, y ), ta có d n z =
dx + dy f .
 ‹k  ‹∂xl ∂y
∂ ∂ ∂ k+l f
Ở đây ta quy ước f là .
∂x ∂y ∂x k ∂y l
Ví dụ:
 3 ‹
3 ∂ ∂
d z= dx + dy f
‚ ∂x‹3 ∂y
 ‹2  ‹2 Œ
∂ 3 ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ 3 3
= dx + 3 dx 2 dy + 3 dxdy 3 + dy
∂x ∂x ∂y ∂x ∂y ∂y
∂3f 3 ∂3f 2 ∂3f 2 ∂3f 3
= dx + 3 dx dy + 3 dxdy + dy .
∂x 3 ∂x 2 ∂y ∂x∂y 2 ∂y 3

46 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.5. Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao

Nhắc lại:
n
X
(a + b)n = Cnk an−k b k ,
k=0

n!
ở đây Cnk = .
k!(n − k)!
Với z = f (x, y ), ta có
n
X ∂nf
d nz = Cnk dx n−k dy k .
∂x n−k ∂y k
k=0

(Giả sử các đạo hàm riêng cấp n liên tục.)

47 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.6. Công thức khai triển Taylor

1.2.6. Công thức khai triển Taylor

Định lý
Cho hàm f (x, y ) có các đạo hàm riêng đến cấp (n + 1) liên tục trong một
lân cận nào đó của điểm M0 (a, b). Khi đó
n  ‹
X 1 ∂ ∂ k
f (x, y ) = f (a, b) + (x − a) + (y − b) f (a, b)
k! ∂x ∂y
 ‹n+1
k=1
1 ∂ ∂
+ (x − a) + (y − b) f (a + θ(x − a), b + θ(y − b)),
(n + 1)! ∂x ∂y

với 0 < θ < 1 nào đó.

48 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.6. Công thức khai triển Taylor

 ‹
∂ ∂ 1
(x − a) + (y − b) f (a, b) = fx0 (a, b)(x − a) + fy0 (a, b)(y − b).
∂x ∂y
 ‹
∂ ∂ 2
(x − a) + (y − b) f (a, b) =
∂x ∂y
fxx00 (a, b)(x − a)2 + 2fxy00 (a, b)(x − a)(y − b) + fyy00 (a, b)(y − b)2 .
 ‹
∂ ∂ 3 000 (a, b)(x − a)3 +
(x − a) + (y − b) f (a, b) = fxxx
∂x ∂y
000 (a, b)(x −a)2 (y −b)+3f 000 (a, b)(x −a)(y −b)2 +f 000 (a, b)(y −b)3 .
3fxxy xyy yyy
 ‹
∂ ∂ k
(x − a) + (y − b) f (a, b) =
∂x ∂y
n n
∂ f (a, b)
Cnk n−k k (x − a)n−k (y − b)k .
P
k=0 ∂x ∂y

49 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.6. Công thức khai triển Taylor

Ví dụ

(GK20192)
Viết khai triển Taylor của hàm số sau tại M(1, 1):

f (x, y ) = x 2 + 2y 2 + 3xy + 4x + 5y + 6.

fx0 = 2x + 3y + 4, fy0 = 4y + 3x + 5.
fx00 x = 2, fxy00 = 3, fyy00 = 4.
Các đạo hàm riêng bậc ≥ 3 đều bằng 0.
Khai triển Taylor của f tại (1, 1) là

f (x, y ) = f (1, 1) + fx0 (1, 1)(x − 1) + fy0 (1, 1)(y − 1)+


1 00
(f (1, 1)(x − 1)2 + 2fxy00 (1, 1)(x − 1)(y − 1) + fyy00 (1, 1)(y − 1)2 )
2 xx
= 21 + 9(x − 1) + 12(y − 1) + (x − 1)2 + 3(x − 1)(y − 1) + 2(y − 1)2 .

50 / 66
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân 1.2.6. Công thức khai triển Taylor

Một số bài tập

(GK20193) Cho hàm ẩn z = z(x, y ) xác định bởi phương trình


x 3 − xy 2 + z 3 − ye z = 0. Tính dz(1, 0).
(GK20182) Cho hàm ẩn z = z(x, y ) xác định bởi phương trình
z − x − xe z/y = 0. Tính dz(0, 1).
x
(GK20193) Cho hàm số z = 2 . Tính biểu thức
x + y2
∂2z ∂2z
A= 2
+ 2.
∂x ∂y
(GK20172) Viết khai triển Taylor của hàm số sau tại M(1, 2):

f (x, y ) = x 2 + y 2 + xy + 2x + 3y + 1.

51 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Cho hàm f (x, y ) xác định trên miền D ⊆ R2 và điểm P(a, b) ∈ D.


Ta nói f đạt cực tiểu (địa phương/tự do) tại P nếu f (M) ≥ f (P) với
mọi M nằm trong một lân cận của P.
Ta nói f đạt cực đại (địa phương/tự do) tại P nếu f (M) ≤ f (P) với
mọi M nằm trong một lân cận của P.
Nếu f đạt cực tiểu hoặc cực đại (địa phương/tự do) tại P thì ta nói f đạt
cực trị (địa phương/tự do) tại P.

52 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Điều kiện cần cho cực trị

Định lý
Nếu f (x, y ) đạt cực trị tại P(a, b) và tồn tại các đạo hàm riêng (bậc một)
của f tại P, thì fx0 (a, b) = 0 và fy0 (a, b) = 0.

Định nghĩa (Điểm tới hạn)


Điểm P(a, b) ∈ D được gọi là điểm tới hạn của f (x, y ) nếu
fx0 (a, b) = 0 = fy0 (a, b) hoặc là một trong hai đạo hàm riêng fx0 (a, b) hoặc
fy0 (a, b) không tồn tại.

53 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Ví dụ 1
Tìm cực trị của f (x, y ) = x 2 + y 2 − 2x − 4y + 8.

Ta có fx0 (x, y ) = 2x − 2 và fy0 (x, y ) = 2y − 4.


Điểm tới hạn của f là nghiệm của hệ
¨
fx0 (x, y ) = 0
⇔ x = 1, y = 2.
fy0 (x, y ) = 0

Hàm f có duy nhất một điểm tới hạn (1, 2).


Ta có f (x, y ) = (x − 1)2 + (y − 2)2 + 3 ≥ 3 = f (1, 2) với mọi x, y .
Như vậy f (x, y ) đạt cực tiểu tại (1, 2) và f (1, 2) = 3.

54 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Ví dụ 2
Tìm cực trị của f (x, y ) = y 2 − x 2 .

Ta có fx0 (x, y ) = −2x và fy0 (x, y ) = −2y .


Hàm f có duy nhất một điểm tới hạn là (0, 0).
Ta thấy f (x, 0) = −x 2 < 0 = f (0, 0) với x 6= 0. Do vậy (0, 0) không
phải là điểm cực tiểu.
Ta thấy f (0, y ) = y 2 > 0 = f (0, 0) với y 6= 0. Do vậy (0, 0) cũng
không phải là điểm cực đại.
Hàm f (x, y ) = y 2 − x 2 không có cực trị.

55 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Quy tắc tìm cực trị

Định lý
Cho hàm f (x, y ) có các đạo hàm riêng cấp hai liên tục tại một lân cận
của P(a, b).
Giả sử fx0 (a, b) = 0 = fy0 (a, b).
Đặt A = fxx00 (a, b), B = fxy00 (a, b), C = fyy00 (a, b) và đặt D = B 2 − AC .
Nếu D < 0 và A > 0 thì hàm f đạt cực tiểu tại P(a, b).
Nếu D < 0 và A < 0 thì hàm f đạt cực đại tại P(a, b).
Nếu D > 0 thì hàm f không đạt cực trị tại P(a, b).

Chú ý: Nếu D = 0 thì chưa kết luận được điều gì về điểm P, nó có thể là
cực trị, cũng có thể không.
Trong trường hợp đó ta sẽ dùng định nghĩa để xét xem P có phải là cực
trị hay không.

56 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Ví dụ (GK20182)
Tìm cực trị của hàm số z = x 4 + y 4 + 2x 2 − 2y 2 .

Ta tìm điểm tới hạn (bằng cách giải hệ)


¨ ¨
zx0 = 0 4x 3 + 4x = 0
⇔ ⇔ (x, y ) = (0, 0), (0, 1) hoặc (0, −1).
zy0 = 0 4y 3 − 4y = 0

Hàm z có 3 điểm tới hạn M1 (0, 0), M2 (0, 1) và M3 (0, −1).


00 = 12x 2 + 4, z 00 = 0, z 00 = 12y 2 − 4.
Ta có zxx xy yy
Tại M1 (0, 0): A = 4, B = 0, C = −4 và B 2 − AC = 16 > 0. Hàm z
không đạt cực trị tại (0, 0).
Tại M2 (0, 1): A = 4, B = 0, C = 8 và B 2 − AC = −32 < 0. Hàm z
đạt cực tiểu tại (0, 1) và z(0, 1) = −1.
Tại M3 (0, −1): A = 4, B = 0, C = 8 và B 2 − AC = −32 < 0. Hàm z
đạt cực tiểu tại (0, −1) và z(0, −1) = −1.
57 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.1. Cực trị của hàm nhiều biến

Một số bài tập

(GK20192) Tìm cực trị của hàm số z = x 2 + xy + y 2 + (x + y )4 .


(CK20192) Tìm cực trị của hàm số z = x 3 + 8y 3 − (x + 2y )2 .
(GK20193) Tìm cực trị của hàm số z = x 3 + x 2 + 2xy + y 2 − 12x.
2 2
(CK20182) Tìm cực trị của hàm số z = 2x 2 + 3y 2 − e −(x +y ) .
50 20
(GK20172) Tìm cực trị của hàm số z = xy + + (x, y ≥ 0).
x y

58 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.2. Cực trị có điều kiện

1.3.2. Cực trị có điều kiện


Ta gọi cực trị (cực đại, cực tiểu) của hàm f (x, y ) trong đó các biến
x, y thỏa mãn phương trình g (x, y ) = 0, là cực trị có điều kiện.
Nếu từ điều kiện g (x, y ) = 0 ta giải được y = h(x), thì ta quy bài
toán tìm cực có điều kiện ở trên về bài toán tìm cực trị (tự do) của
hàm một biến f (x, h(x)).

Định lý (Điều kiện cần cho cực trị có điều kiện)


Giả sử P(x0 , y0 ) là cực trị của hàm f (x, y ) với điều kiện g (x, y ) = 0. Hơn
nữa giả sử rằng
Các hàm f (x, y ) và g (x, y ) có đạo hàm riêng cấp một liên tục trong
một lân cận của P;
Hai giá trị gx0 (x0 , y0 ) và gy0 (x0 , y0 ) không đồng thời bằng không.
fx0 (P) fy0 (P)
Khi đó = 0.
gx0 (P) gy0 (P)
59 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.2. Cực trị có điều kiện

¨
fx0 (P) fy0 (P) fx0 (P) = −λ0 gx0 (P)
= 0 ⇒ ∃λ0 : .
gx0 (P) gy0 (P) fy0 (P)) = −λ0 gy0 (P)
Xét hàm L(x, y , λ) = f (x, y ) + λg (x, y ).

0 0 0
Lx = fx + λgx = 0

L0y = fy0 + λgy0 = 0

 0
Lλ = g = 0
x0 , y0 , λ0 là nghiệm của hệ trên.
Nếu P(x0 , y0 ) là điểm đạt cực trị của L(x, y , λ0 ) thì P cũng là điểm
đạt cực trị của f (x, y ) với điều kiện g (x, y ) = 0:

L(x, y , λ0 ) − L(x0 , y0 , λ0 )
= f (x, y ) + λ0 g (x, y ) − (f (x0 , y0 ) + λ0 g (x0 , y0 )).
= f (x, y ) − f (x0 , y0 )

60 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.2. Cực trị có điều kiện

Phương pháp nhân tử Lagrange


Xét bài toán tìm cực trị của hàm f (x, y ) với điều kiện ràng buộc
g (x, y ) = 0.
Lập hàm phụ (hàm Lagrange)

L(x, y , λ) = f (x, y ) + λg (x, y ).

Biến λ được gọi là nhân tử Lagrange.


∂L ∂L ∂L
Giải hệ = 0, = 0, = 0.
∂x ∂y ∂λ
Giả sử (x0 , y0 , λ0 ) là một nghiệm của hệ trên. Nghiên cứu cực trị của
hàm L(x, y , λ0 ) tại P(x0 , y0 ).
Nếu P(x0 , y0 ) là điểm đạt cực trị của L(x, y , λ0 ) thì P(x0 , y0 ) cũng là
điểm đạt cực trị của hàm f (x, y ) với điều kiện ràng buộc g (x, y ) = 0.
(Nếu P(x0 , y0 ) không là điểm đạt cực trị (tự do) của L(x, y , λ0 ), thì
có thể dùng định nghĩa để xem xét P(x0 , y0 ) là cực trị của f (x, y ) với
điều kiện g (x, y ) = 0 hay không.)
61 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.2. Cực trị có điều kiện

Ví dụ (GK20192)
Tìm các cực trị của hàm số z = 8x + 9y với điều kiện 4x 2 + 9y 2 = 1.

Xét hàm Lagrange L(x, y , λ) = 8x + 9y + λ(4x 2 + 9y 2 − 1).


Ta tìm điểm tới hạn từ việc giải hệ
   
0 1 1
Lx = 0
 8 + 8λx = 0
 x = − λ
 x = − λ

1 1
L0y = 0 ⇔ 9 + 18λy = 0 ⇔ y = − 2λ ⇔ y = − 2λ
  
4 
+ 4λ9 2 = 1
 0  2  2 25
Lλ = 0 4x + 9y 2 = 1 λ2
λ = 4
Giải ra ta được λ1 = 5/2, x = −2/5, y = −1/5; hoặc λ1 = −5/2,
x = 2/5, y = 1/5;
Với λ1 = 5/2, nghiên cứu cực trị của hàm L(x, y , λ1 ) tại
M1 (−2/5, −1/5).
Ta có A = L00xx = 8λ1 > 0, B = L00xy = 0, C = L00yy = 18λ1 . Và
B 2 − AC = −8 · 18λ21 < 0.
Vậy hàm z = 8x + 9y có cực tiểu với điều kiện 4x 2 + 9y 2 = 1 tại
M1 (−2/5, −1/5), và z(−2/5, −1/5) = −5.
62 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.2. Cực trị có điều kiện

Với λ2 = −5/2, nghiên cứu cực trị của hàm L(x, y , λ2 ) tại
M2 (2/5, 1/5).
Ta có A = L00xx = 8λ2 < 0, B = L00xy = 0, C = L00yy = 18λ2 . Và
B 2 − AC = −8 · 18λ22 < 0.
Vậy hàm z = 8x + 9y có cực đại với điều kiện tại M2 (2/5, 1/5), và
z(2/5, 1/5) = 5.
Chú ý: Trong ví dụ trên, phần nghiên cứu cực trị tại các điểm M1 , M2 có
thể làm "nhanh hơn" như trong Ví dụ 1 trang 258-259 trong Giáo trình.

63 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

1.3.3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

Định lý
Cho f (x, y ) là hàm liên tục trên miền đóng và bị chặn D ⊆ R2 . Khi đó f
đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên miền D.

Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm liên tục f trên miền đóng bị chặn
D:
Tìm giá trị của f tại các điểm tới hạn trong miền D.
Tìm cực trị của f trên biên của D.
So sánh các giá trị tìm được ở hai bước trên. Giá trị lớn nhất trong
chúng là giá trị lớn nhất của hàm f trên miền đã cho. Giá trị nhỏ
nhất trong chúng là giá trị nhỏ nhất của hàm f trên miền đã cho.

64 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

Ví dụ (GK20193)
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số z = 4x 2 + y 3 − 3y trên miền
đóng tam giác có đỉnh O(0, 0), A(−2, 2), B(2, 2).

(Tìm điểm tới hạn trong miền D). Giải hệ


¨ ¨ ¨
zx0 = 0 8x = 0 x =0
⇔ ⇔ ⇔ M1 (0, −1), M2 (0, 1).
zy0 = 0 3y 2 − 3 = 0 y = ±1

Điểm M2 (0, 1) thuộc D và z(M2 ) = −2.

65 / 66
1.3. Cực trị, cực trị có điều kiện 1.3.3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

(Tìm điểm cực trị trên biên)


Trên cạnh OA: Phương trình đoạn OA: y = −x, −2 ≤ x ≤ 0.
Hàm z trở thành z = 4x 2 − x 3 + 3x. Điểm tới hạn của hàm này là
nghiệm của 0 = z 0 = 8x − 3x 2 + 3 và −2 ≤ x ≤ 0 ⇔ x = −1/3.
Ta được điểm M3 (−1/3, 1/3) ∈ OA và z(M3 ) = −14/27.
Ngoài ra tại hai đầu mút của OA: z(O) = 0 và z(A) = 18.
Trên cạnh OB: Phương trình đoạn OB: y = x, 0 ≤ x ≤ 2. Hàm z trở
thành z = 4x 2 + x 3 + 3x. Điểm tới hạn của hàm này là nghiệm của
0 = z 0 = 8x + 3x 2 + 3 và 0 ≤ x ≤ 2 ⇔ x = 1/3. Ta được điểm
M4 (1/3, 1/3) ∈ OB và z(M4 ) = −14/27. Ngoài ra z(B) = 18.
Trên cạnh AB: Phương trình đoạn AB: y = 2, −2 ≤ x ≤ 2. Hàm z
trở thành z = 4x 2 + 2. Điểm tới hạn của hàm này là nghiệm của
0 = z 0 = 8x và −2 ≤ x ≤ 2 ⇔ x = 0. Ta được điểm M5 (0, 2) ∈ AB
và z(M5 ) = 2.
So sánh các giá trị z(O), z(A), z(B), z(M2 ), z(M3 ), z(M4 ), z(M5 ), ta
thấy
hàm nhận giá trị nhỏ nhất bằng min z = −2, tại M2 (0, 1),
hàm đạt giá trị lớn nhất bằng max z = 18, tại A(−2, 2) hoặc B(2, 2).
66 / 66

You might also like