You are on page 1of 10

Logic - Tập hợp - Ánh xạ - Phép toán

hai ngôi và cấu trúc nhóm - Số phức


Mảng Học tập và NCKH banhoctapvanckh@gmail.com
BCH LCĐ - LCH Viện Toán ứng dụng và Tin học http://bit.ly/LCDLCHSAMI
Group Góc học tập SAMI http://bit.ly/gochoctapSAMI

Mục lục

1 Đại cương về logic 1


1.1 Phép phủ định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Phép hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.3 Phép tuyển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.4 Phép kéo theo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.5 Phép tương đương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

2 Tập hợp 1
2.1 Tập hợp và phần tử của một tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2.2 Tập con và hai tập bằng nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2.3 Các phép toán trên các tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2.4 Tích Descartes của các tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

3 Ánh xạ 3
3.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
3.2 Đơn ánh, toàn ánh, song ánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3.3 Tích ánh xạ. Ánh xạ ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

4 Phép toán hai ngôi và cấu trúc nhóm 6


4.1 Phép toán 2 ngôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
4.2 Một vài khái niệm với phép toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
4.3 Nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

5 Số phức 8
5.1 Số phức liên hợp. Môđun của số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
5.2 Nhân, chia và khai căn số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

1. Đại cương về logic

1.1. Phép phủ định


Mệnh đề P đúng khi P sai và ngược lại P sai nếu P đúng.

1.2. Phép hội


Mệnh đề P ∧ Q có giá trị đúng khi và chỉ khi P và Q cùng đúng, và sai trong các trường hợp còn lại.

1.3. Phép tuyển


Mệnh đề P ∨ Q sai khi P và Q cùng sai, và đúng trong các trường hợp còn lại.

1.4. Phép kéo theo


Mệnh đề P ⇒ Q sai khi P đúng kéo theo Q sai, đúng trong các trường hợp còn lại.

1.5. Phép tương đương


Mệnh đề P ⇔ Q đúng nếu cả P và Q cùng nhận 1 giá trị chân lý, và sai trong các trường hợp còn
lại.

2. Tập hợp

2.1. Tập hợp và phần tử của một tập hợp


Tập hợp và phần tử của một tập được coi là các đối tượng cơ bản, còn phần tử thuộc (∈) tập hợp
được coi là tương quan cơ bản.
Các đối tượng cơ bản và tương quan cơ bản tuy không được định nghĩa, nhưng chúng được thể hiện
rõ qua các ví dụ cụ thể.
Ví dụ. Tập các số tự nhiên N, tập số nguyên Z, tập các số hữu tỷ Q, ...
Các vật của tập A được gọi là các phần tử của tập A. Nếu a là phần tử của tập A thì ta viết a ∈ A,
phủ định của thuộc là không thuộc, b không phải là phần tử của A thì viết b ∈
/ A.
Nếu tập A gồm các phần tử a1 , a2 , . . . , an thì ta kí hiệu:

A = {a1 , a2 , . . . , an }

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 1


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

Ví dụ. Tập các nghiệm thực của phương trình f (x) = 0 là {a ∈ R | f (a) = 0}.
Tập không có phần tử nào được gọi là tập rỗng và kí hiệu là ∅, chẳng hạn {x ∈ R | x2 + 1 = 0} =
∅, {x ∈ R | sin x = 2} = ∅.

2.2. Tập con và hai tập bằng nhau


Định nghĩa. Tập A ̸= ∅ được gọi là tập con của tập B và kí hiệu là A ⊂ B nếu như mọi phần tử của
A đều là phần tử của B.
Quy ước: Tập ∅ được coi là tập con của mọi tập hợp.
Ví dụ. N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R.
Định nghĩa. Hai tập A và B được gọi là bằng nhau nếu A là tập con của B đồng thời B là tập con
của A.

2.3. Các phép toán trên các tập hợp


Giả sử A và B là hai tập hợp cho trước thì:
Phép lấy phần bù A = {x | x ∈ / A}

Phép hợp A ∪ B = x | x ∈ A hoặc x ∈ B

Phép giao A ∩ B = x | x ∈ A và x ∈ B
Hai tập hợp có giao bằng ∅ được gọi là hai tập hợp rời nhau.

Phép trừ A \ B = x | x ∈ A và x ∈ /B
Định lý. Với A, B, C, D là các tập tuỳ ý cho trước, ta có các đẳng thức sau:

1. A ∪ B = B ∪ A, A ∩ B = B ∩ A

2. (A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C), (A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C)

3. A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C)
A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C)

4. D \ (A ∪ B) = (D \ A) ∩ (D \ B)
D \ (A ∩ B) = (D \ A) ∪ (D \ B)

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 2


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

2.4. Tích Descartes của các tập hợp


Định nghĩa Cho A1 , A2 , . . . , An là các tập cho trước ta có thể xây dựng một tập mới C = A1 ×
A2 × . . . × An như sau:

• C = ∅ nếu một trong các tập A1 , A2 , . . . , An là ∅

• C = A1 nếu n = 1



C (a1 , a2 , . . . , an ) | ai ∈ Ai nếu n > 1 và các Ai ̸= ∅

Ví dụ.

1. Cho A = {a, b, c} và B = {x, y} thì:



A × B = (a, x), (a, y), (b, x), (b, y), (c, x), (c, y)

B × A = (x, a), (y, a), (x, b), (y, b), (x, c), (y, c)

2. Gọi R là tập số thực thì Rn = R


| ×R×
{z. . . × R} được gọi là không gian thực n chiều.
n lần

3. Ánh xạ

3.1. Định nghĩa


Cho X và Y là hai tập khác rỗng. Một ánh xạ f từ X đến Y là một quy tắc nào đó cho tương ứng
mỗi phần tử x ∈ X với một phần tử xác định y ∈ Y . Khi đó ta viết y = f (x) và y được gọi là ảnh
của x:
f : X −→ Y
x 7−→ f (x)
Tập X gọi là tập xác định hay tập nguồn của ánh xạ, tập Y gọi là tập đích của ánh xạ.
Cho f : X 7−→ Y là một ánh xạ từ X vào Y , A ⊂ X và B ⊂ Y . Khi đó:

Ta gọi tập f (A) = f (x) | x ∈ A là ảnh của tập A qua f , còn f (x) được gọi là tập giá trị của ánh
xạ f và kí hiệu là Imf .
Tập f −1 (B) = x ∈ X | f (x) ∈ B gọi là tập nghịch ảnh của tập B. Khi y là một phần tử của B


thì f −1 ({y}) được viết gọn là f −1 (y).


Ví dụ. Cho ánh xạ:

f : R −→ R
.
x 7−→ cos x

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 3


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

Khi đó ta có:

1. Tập giá trị là [−1, 1]


 
−1
 π
2. f (0) = x ∈ R | cos x = 0 = + kπ | k ∈ Z
2
 !
π
3. f 0, = [0, 1]
2

4. f −1 (2) = ∅.

3.2. Đơn ánh, toàn ánh, song ánh


Định nghĩa Giả sử f : X 7−→ Y là một ánh xạ, khi đó:
Ánh xạ f dược gọi là đơn ánh nếu x1 ̸= x2 thì f (x1 ) ̸= f (x2 ) với mọi x1 , x2 ∈ X.
Ánh xạ f được gọi là toàn ánh nếu f (X) = Y , nói cách khác với mỗi y ∈ Y đều tồn tại x ∈ X sao
cho y = f (x).
Một ánh xạ vừa đơn ánh vừa toàn ánh gọi là song ánh.
Ví dụ.

• Ánh xạ
f : R −→ R
x 7−→ x2 + 1
không phải là đơn ánh vì f (−1) = f (1) và không phải toàn ánh vì f (R) = [1, +∞) ̸= R.

• R+ là tập các số thực dương, thì ánh xạ

f : R+ −→ R
x 7−→ x2

là một đơn ánh nhưng không toàn ánh vì f (R+ ) = R+ .

• Ánh xạ
f : R −→ [−1, 1]
x 7−→ sin x
là một toàn ánh vì f (R) = [−1, 1] nhưng f không phải là đơn ánh vì f (0) = f (π).

• Ánh xạ
f : R −→ R
x 7−→ x3
là một đơn ánh và cũng là toàn ánh, do đó nó là toàn ánh.

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 4


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

3.3. Tích ánh xạ. Ánh xạ ngược


Định nghĩa Cho hai ánh xạ f : X 7−→ Y và g : Y 7−→ D. Quy tắc h : X 7−→ D xác định bởi

h(x) = g f (x) là một ánh xạ, ánh xạ này được gọi là tích của hai ánh xạ f và g, viết tắt là h = gf .
Ví dụ. Từ các ánh xạ
f : R −→ R
x 7−→ x2 + 1

g : R −→ R
x 7−→ x3
ta có các ánh xạ tích sau:
gf : R −→ R
x 7−→ (x2 + 1)3

fg : R −→ R
.
x 7−→ x6 + 1
Định nghĩa Giả sử f : X 7−→ Y là một song ánh. Khi đó với mọi y của Y đều tồn tại duy nhất
x ∈ X để f (x) = y hay f −1 (y) = x. Như vậy ta nhận được một ánh xạ:

f −1 : Y −→ X
y 7−→ f −1 (y)

cũng là một song ánh và nó được gọi là ánh xạ ngược của f .


Ví dụ.

• Ánh xạ
f : R −→ R
x 7−→ x3
là một song ánh có ánh xạ ngược là

f −1 : R −→ R

x 7−→ 3 x

• Ánh xạ
f : R −→ [−1, 1]
x 7−→ sin x
không có ánh xạ ngược vì không phải song ánh.
Tuy nhiên vẫn quy tắc trên, dễ dàng thấy rằng:

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 5


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

• Ánh xạ  
−π π
f : , −→ [−1, 1]
2 2
x 7−→ sin x
là một song ánh có ánh xạ ngược là
 
−1 −π π
f : [−1, 1] −→ ,
2 2
x 7−→ arcsin x

4. Phép toán hai ngôi và cấu trúc nhóm

4.1. Phép toán 2 ngôi


Định nghĩa Cho X là một tập khác rỗng, phép toán ∗ trong X là một quy tắc biến mỗi cặp phần tử
x, y ∈ X 2 thành phần z ∈ X và viết là z = x ∗ y. Nói cách khác, quy tắc

∗ : X 2 −→ X
(x, y) 7−→ x ∗ y

là một ánh xạ. X với phép toán ∗ được kí hiệu là (X, ∗), nghĩa là tập X được trang bị phép toán ∗.
Ví dụ.

• Trong tập số tự nhiên, tập số hữu tỷ, tập số thực, thì các phép cộng và phép nhân thông thường
đều là các phép toán trên các tập đó.

• Tập các vecto trên mặt phẳng thì các phép cộng vecto được xác định trong hình học giả.

• Tập S tất cả các ánh xạ từ X đến X với phép nhân ánh xạ cũng là một phép toán trên S.

4.2. Một vài khái niệm với phép toán


Giả sử tập X với phép toán ∗ trong X, khi đó ta nói rằng:
Phép toán ∗ có tính kết hợp nếu:

(x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z) với mọi x, y, z ∈ X.

Phép toán ∗ có tính giao hoán nếu:

x ∗ y = y ∗ x với mọi x, y ∈ X.

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 6


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

Phần tử e ∈ X được gọi là phần tử trung hoà của phép toán ∗ nếu:

e ∗ x = x ∗ e = x với mọi x ∈ X.

Giả sử X với phép toán ∗ có phần tử trung hoà e thì phần tử x′ được gọi là phần tử nghịch đảo của x
nếu x′ ∗ x = x ∗ x′ = e.

4.3. Nhóm
Định nghĩa Tập G khác rỗng với phép toán ∗, khi đó (G, ∗) lập thành 1 nhóm nếu nó thoả mãn 3
tiên đề sau:

1. Với mọi a, b, c ∈ G ta luôn có (a ∗ b) ∗ c = a ∗ (b ∗ c).

2. Tồn tại phần tử trung hoà e ∈ G, nghĩa là e ∗ a = a ∗ e = a với mọi a ∈ G.

3. Với mỗi x ∈ G, tồn tại x′ ∈ G sao cho x ∗ x′ = x′ ∗ x = e.

Trường hợp phép toán viết là + thì phần tử trung hoà là phần tử 0 (phần tử không), còn phần tử đối
của x là −x.
Trường hợp phép toán viết là . thì phần tử trung hoà là phần tử 1 (phần tử đơn vị), còn phần tử nghịch
đảo là x−1 .
Ngoài ra nếu phép toán trong nhóm có tính giao hoán thì gọi là nhóm giáo hoán hay nhóm Abel.
Ví dụ.

• Tập các số nguyên với phép + thông thường là một nhóm giao hoán và được gọi là nhóm cộng
các số nguyên.

• Trong tập các vecto trong không gian thì phép cộng vecto thông thường có tính kết hợp, giao
hoán, có phần tử trung hoà là vecto không, mọi vecto đều có vecto đối xứng đó chính là vecto
đối. Vì vậy nó là một nhóm.

• Tập các phép quay cùng tâm trong mặt phẳng cũng lập thành một nhóm với phép tích ánh xạ.
Có phần tử trung hoà là ánh xạ đồng nhất (phép quay góc 0), phần tử đối của phép quay góc α
là phép quay góc −α.

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 7


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

5. Số phức

Một số phức là một biểu diễn hình thức (biểu diễn chính tắc) dưới dạng:

z = a + bi

a được gọi là phần thực của số phức z, kí hiệu Rez, b gọi là phần ảo của z, kí hiệu Imz
2 số phức z1 và z2 được gọi là bằng nhau nếu và chỉ nếu phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng
phần ảo.
Phép cộng 2 số phức cho bởi:

(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d)i

Phép nhân 2 số phức được cho bởi công thức:

(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (bc + ad)i

Định lý Tập số phức C cùng với hai phép toán cộng và nhân trên tạo thành 1 trường.

5.1. Số phức liên hợp. Môđun của số phức


Cho số phức z = x + yi.
Số phức z = x − yi được gọi là số phức liên hợp của z.
p
r = |z| = x2 + y 2 được gọi là môđun của z. −→ −−→
Gọi M là điểm biểu diễn z ̸= 0 trên mặt phẳng phức thì φ = Ox, OM là góc định hướng tạo bởi
tia đầu Ox và tia cuối OM (φ đo bằng radian). Các góc định hướng khác nhau một bộ nguyên 2π,
và gọi là argument của z, kí hiệu Argz.
Dạng lượng giác của số phức z = r(cos φ + i sin φ).

5.2. Nhân, chia và khai căn số phức


Cho số phức z1 = r1 (cos φ1 + i sin φ1 ) = x1 + y1 i và z2 = r2 (cos φ2 + i sin φ2 ) = x2 + y2 i thì ta
có:
z1 z2 = r1 r2 (cos(φ1 + φ2 ) + i sin(φ1 + φ2 )) = (x1 x2 − y1 y2 ) + (x1 y2 + x2 y1 )i.
1 1 z1
Nếu z2 ̸= 0 thì tồn tại số phức z2−1 = và tích z = z1 = gọi là thương của z1 và z2 , ta có
z2 z2 z2
z1 r1 
z= = cos(φ1 − φ2 ) + i sin(φ1 − φ2 ) .
z2 r2
Với z = r(cos φ + i sin φ) và n là số nguyên dương thì ta suy ra

z n = rn (cos nφ + i sin nφ)

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 8


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương
Mảng Học tập và NCKH
BCH LCĐ-LCH VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC Reach the Top - Stop the F

gọi là luỹ thừa bậc n của số phức z. Trường hợp đặc biệt ta có

(cos φ + i sin φ)n = cos nφ + i sin nφ.

Công thức này gọi là công thức Moivre.


Số phức w = s(cos ψ + i sin ψ) được gọi là một căn bậc n của số phức z = r(cos φ + i sin φ) nếu
wn = z. Ta có:
sn = r và cos φ = cos nψ, sin φ = sin nψ

Các căn bậc n của z là



 
φ + 2kπ φ + 2kπ
wk = n
r cos + i sin với k ∈ 0, n − 1.
n n

Góc học tập SAMI: http://bit.ly/gochoctapSAMI 9


Tài liệu tham khảo: Đại số tuyến tính - Dương Quốc Việt, Nguyễn Cảnh Lương

You might also like