You are on page 1of 27

Mục lục

§ 1. Tập hợp và các khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2


1.1 Giới thiệu về tập hợp và lý thuyết tập hợp Cantor. . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Tập hợp hữu hạn và số lượng phần tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Quan hệ đẳng lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
§ 2. Các cấp vô hạn khác nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.1 Tập vô hạn đếm được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.2 Sự tồn tại của các cấp vô hạn khác nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.3 So sánh lực các tập hợp. Định lý Cantor–Bernstein–Schroeder . . . . . . . . . . 8
2.4 Giả thiết Continuum . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
§ 3. Tập hợp được sắp. Bổ đề Zorn và tiên đề chọn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
3.1 Tập hợp được sắp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
3.2 Nguyên lý chuỗi kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2.1 Nguyên lý chuỗi kết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2.2 Tiên đề chọn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2.3 Bổ đề Zorn (nguyên lý phần tử cực đại). . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
§ 4. Định lý cơ bản về lực lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
4.1 Tập hợp dẹt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
4.2 Định lý về lực lượng nhỏ nhất và hệ quả. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
§ 5. Lực của chuỗi tập hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
§ 6. Khái niệm về bản số và phép toán trên bản số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
6.1 Khái niệm và quan hệ thứ tự trên bản số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
6.2 Phép toán trên bản số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
§ 7. Tập được sắp tốt và so sánh tập được sắp tốt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
7.1 Định lý Zermelo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
7.2 So sánh hai tập được sắp tốt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
7.2.1 Tia . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
7.2.2 Ánh xạ tăng ngặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
§ 8. Truy hồi siêu hạn và quy nạp siêu hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
8.1 Nguyên lý quy nạp siêu hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
8.2 Nguyên lý truy hồi siêu hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

1
§ 9. Tự số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
9.1 Khái niệm tự số và các tính chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
9.2 Phép toán trên tự số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
TẬP HỢP VÀ LỰC LƯỢNG CỦA TẬP HỢP

§1. Tập hợp và các khái niệm

1.1 Giới thiệu về tập hợp và lý thuyết tập hợp Cantor.

Nghịch lý Russel: "Tập hợp tất cả các tập hợp có phải là tập hợp con của chính nó không?"

• Tập hợp cấu tạo bởi các phần tử. Ký hiệu x ∈ M nghĩa là "x là phần tử của tập hợp M".

Nếu tập hợp A bao gồm các phần tử a, b, c thì ta viết A = {a, b, c}. Tập hợp các phần tử
của dãy a1 , a2 , ... được ký hiệu là A = {a1 , a2 , ...} hay đôi khi viết tắt là A = {ai }.

• Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B (ký hiệu A ⊆ B), nếu mọi phần tử của A đều
là phần tử của B.

• Tập hợp A bằng tập hợp B (ký hiệu A = B) nếu A ⊆ B và B ⊆ A.

• Nếu A là tập hợp con của B nhưng không bằng B thì ta nói A là tập con thực sự của B
(ký hiệu A ( B).

• Tập hợp rỗng ∅ là tập hợp không chứa bất cứ phần tử nào và là tập hợp con của mọi tập
hợp.

• Giao A ∩ B của hai tập hợp A và B là tập hợp gồm các phần tử thuộc các A và B.

A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}

• Hợp A ∪ B của hai tập hợp là tập hợp tất cả các phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập
hợp A và B.

A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}

• Hiệu A\B của hai tập hợp A và B bao gồm tất cả các phần tử thuộc A nhưng không
thuộc B.

A\B = {x | x ∈ A và x ∈
/ B}

2
Nếu tập hợp B là tập con của tập hợp A thì hiệu A\B còn được gọi là phần bù của tập
hợp B trong A.

Khái niệm tập hợp xuất hiện trong toán học tương đối lâu, khoảng cuối thế kỷ 19, trong
các công trình của Cantor (so sánh lực của các tập hợp) mà chúng ta sẽ tìm hiểu về sau.

1.2 Tập hợp hữu hạn và số lượng phần tử

Định nghĩa. Số lượng phần tử của một tập hợp hữu hạn A được gọi là lực của tập hợp
A và ký hiệu là |A|.

Công thức sau cho phép chúng ta tính lực của hợp nhiều tập hợp, nếu biết lực của mỗi tập
hợp và giao của chúng.

Định lý 1.1 (Công thức lồng và loại bỏ). Cho A, B, C là các tập hợp hữu hạn. Khi đó
|A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B|.
|A ∪ B ∪ C| = |A| + |B| + |C| − |A ∩ B| − |B ∩ C| − |C ∩ A| + |A ∩ B ∩ C|.
...
P P P
|A1 ∪ ... ∪ An | = |Ai | − |Ai ∩ Aj | + |Ai ∩ Aj ∩ Ak | − ...
i i<j i<j<k

Chứng minh. Không khó để có thể chứng minh công thức trên bằng quy nạp theo n,
nhưng chúng ta sẽ trình bày một cách chứng minh khác. Cố định một tập hợp U bất kỳ với
A1 , ..., An là các tập hợp con của U. 
0 nếu x ∈ X;

Hàm đặc trưng của tập X ⊆ U là hàm số χX : U → {0; 1} sao cho χ(x) = .
1 nếu x ∈
/ X.

Dễ thấy các phép toán trên tập hợp tương ứng với các phép toán trên hàm số đặc trưng của
nó. Ví dụ,
- giao của hai tập hợp tương ứng với phép nhân hàm số đặc trưng: χA∩B (u) = χA (u)χB (u);
- phần bù của tập hợp A (trong U) ứng với hàm số 1 − χA .
Ngoài ra, số lượng phần tử của tập hợp có thể được viết dưới dạng tổng tất cả các giá trị
của hàm số đặc trưng |X| = χX (u).
P
u
Hợp A1 ∪ ... ∪ An có thể hiểu là phần bù của giao các phần bù của Ai , tương ứng với công
thức của hàm số đặc trưng
P P P
χA1 ∪...∪An = 1 − (1 − χA1 )...(1 − χAn ) = χAi − χAi χAj + χAi χAj χAk − ...
i i<j i<j<k
và cộng giá trị tại mọi phần tử u ∈ U của vế trái và vế phải lại ta có công thức cần chứng minh.


3
1.3 Quan hệ đẳng lực

Tính số lượng phần tử của các tập hợp liên quan tới phần tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị. Tuy nhiên
hiện tại điều chúng ta quan tâm là nguyên tắc sau: "nếu giữa hai tập hợp có thể xây dựng một
song ánh thì chúng có cùng số phần tử".
Một bài ví dụ sử dụng nguyên tắc trên:

Ví dụ. 1. Trên đường tròn người ta chọn 1000 điểm mà trắng và 1 điểm màu đen. Số
lượng nào nhiều hơn: tam giác với ba đỉnh trắng hay tứ giác có một đỉnh màu đen và ba
đỉnh trắng.

2. Trong tập có 100 phần tử số lượng loại tập hợp con nào nhiều hơn: tập con có 57 phần
tử và tập con có 43 phần tử.

3. Chứng minh rằng các dãy có độ dài n từ các chữ số 0, 1 bằng số lượng các tập con của
tập {1, 2, ..., n}.

Định nghĩa. Ta nói tập hợp A và B đẳng lực, hay lực của A bằng lực của B nếu giữa
chúng có thể xây dựng một song ánh. Ký hiệu: |A| = |B|.
Nếu A không đẳng lực với B thì ta ghi |A| =
6 |B|.

Đối với tập hợp hữu hạn, điều này có nghĩa là chúng có cùng số phần tử, nhưng định nghĩa
trên cũng dễ hiểu đối với tập hợp vô hạn. Ví dụ: Đoạn [0, 1] đẳng lực với [0, 2] vì ánh xạ x 7→ 2x
là song ánh giữa hai tập trên. Phức tạp hơn một chút, khoảng (0, 1) đẳng lực với (0, +∞) vì
ánh xạ x 7→ 1
x
là song ánh giữa hai tập trên.
Một số ví dụ khác: Các tập hợp sau đẳng lực:
- Tập hợp các dãy vô hạn các chữ số 0 và 1,
- tập hợp các tập hợp con của tập số tự nhiên,
- tập hợp các số thực trên đoạn [0, 1].
Bây giờ ta đã sẵn sàng để chứng minh một định lý thú vị sau

Định lý 1.2. Hình vuông (cùng với tất cả các điểm nằm trong nó) đẳng lực với đoạn thẳng.

Chứng minh. Hình vuông đẳng lực với tập hợp [0, 1] × [0, 1] các cặp số thực trong khoảng
[0, 1]. Chúng ta đã biết rằng thay vì số trong đoạn thẳng ta có thể viết dãy vô hạn các số 0,1.
Mặt khác, mỗi cặp dãy (x0 x1 x2 ..., y0 y1 y2 ) lại tương ứng với một dãy hỗn hợp (x0 y0 x1 y1 x2 y2 ...).
Tương ứng này rõ ràng là song ánh. 

4
Kết quả trên được chứng minh vào năm 1877 bởi nhà toán học Đức George Cantor và gây
ngạc nhiên cho chính bản thân tác giả, vì nó có vẻ mâu thuẫn với tư duy cảm tính về "số chiều"
(hình vuông có hai chiều, trong khi đoạn thẳng chỉ là một chiều, vì thế dường như là hình vuông
phải chứa nhiều điểm hơn đoạn thẳng). Trong bức thư gửi Dedekin để thảo luận câu hỏi về sự
đẳng lực giữa không gian với các số đo khác (20 tháng 06 năm 1877), Cantor viết như sau: "Tôi
cho rằng câu hỏi này cần được trả lời một cách dứt khoát mặc dù suốt những năm qua tôi luôn
tin tưởng vào kết quả ngược lại".
Trong một trong những bức thư trả lời, Dedekin nhấn mạnh rằng kết quả của Cantor không
mâu thuẫn với tư duy về số chiều, vì có lẽ cần xét thêm tính liên tục cả hai phía của ánh xạ
tương ứng, chỉ khi đó thì các không gian có số chiều khác nhau sẽ khác nhau. Giả thiết trên
dường như là đúng, mặc dù không hề đơn giản như ta nghĩ; những nỗ lực chứng minh nó đầu
tiên, kể cả bài báo của Cantor, đều chứa các lỗ hổng, và chỉ sau đó ba mươi năm nhà toán học
Hà Lan L.Brauer đưa ra bài chứng minh chính xác. Thực ra thì chứng minh các song ánh giữa
đoạn thẳng và hình vuông không có tính liên tục ở cả hai phía không quá phức tạp, sự khó
khăn chỉ bắt đầu khi ta giải quyết bài toán với số chiều lớn hơn. (Cần ghi chú rằng tồn tại ánh
xạ liên tục từ đoạn thẳng tới hình vuông, nghĩa là tồn tại đường cong liên tục đi qua mọi điểm
của hình vuông. Đường cong đó gọi là "đường cong Peano")
Từ định lý trên dễ dàng suy ra được nhiều khẳng định khác về tính đẳng lực của các vật
hình học: đường tròn đẳng lực với hình tròn, đường thẳng đẳng lực với mặt phẳng, v.v.
Ta cũng có thể thấy rằng không gian ba chiều (mỗi điểm tương ứng với ba tọa độ (x, y, z))
đẳng lực với mặt phẳng (bằng cách mã hóa cặp (x, y) bằng một số), và vì thế đẳng lực với
đường thẳng. Đối với các không gian nhiều chiều hơn ta cũng có lập luận tương tự.

Định lý 1.3. Quan hệ đẳng lực là quan hệ tương đương, nghĩa là có tính phản xạ, đối xứng
và bắc cầu.

§2. Các cấp vô hạn khác nhau

2.1 Tập vô hạn đếm được

Định nghĩa. Tập hợp được gọi là vô hạn đếm được nếu nó đẳng lực với tập hợp các số tự
nhiên, nghĩa là nó có thể biểu diễn được dưới dạng {x0 , x1 , x2 , ...}.

Ghi chú. Ở đây xi là phần tử tương ứng với số i, vì song ánh là tương quan 1-1 nên các
phần tử xi đôi một khác nhau.

5
Ví dụ. Tập hợp Z vô hạn đếm được vì các số nguyên có thể được xếp lại theo dãy như sau:
0, 1, −1, 2, −2, 3, −3, ...

Định lý 2.1. 1) Tập hợp con của tập hợp đếm được hữu hạn hoặc vô hạn đếm được.
2) Mọi tập hợp vô hạn đều chứa tập con vô hạn đếm được.
3) Hợp của hữu hạn hoặc vô hạn đếm được các tập vô hạn đếm được đều đếm được.

Chứng minh. 1) Cho B là một tập con của tập vô hạn đếm được A = {a0 , a1 , a2 , ...}. Từ
dãy a0 , a1 , ... ta bỏ đi tất cả các phần tử không thuộc B (giữ nguyên thứ tự các phần tử còn
lại). Khi đó các phần tử còn lại hoặc tạo thành một dãy hữu hạn, hoặc một dãy vô hạn. Tương
ứng ta có tập hợp B hoặc hữu hạn, hoặc vô hạn đếm được.
2) Cho A là tập vô hạn. Khi đó A 6= ∅ và vì thế A chứa một phần tử b0 nào đó. Vì A vô
hạn nên A 6= {b}, ta chọn phần tử b1 nào đó khác b0 , v.v. Cứ như vậy, ta xây dựng được một
dãy vô hạn b0 , b1 , b2 , .... Tập hợp B = {b0 , b1 , b2 , ...} chính là tập cần tìm.
3) Giả sử ta có hữu hạn hoặc vô hạn đến được các tập hợp đếm được A1 , A2 , .... Sắp xếp các
phần tử của mỗi tập hợp từ trái qua phải thành dãy (Ai = {ai0 , ai1 , ai2 , ...}) và lần lượt xếp các
dãy này từ trên xuống dưới, ta sẽ có bảng
a00 a01 a02 a03 ...
a10 a11 a12 a13 ...
a20 a21 a22 a23 ...
a30 a31 a32 a33 ...
... ... ... ... ...
Bây giờ ta có thể xếp lại các phần tử của bảng trên thành một dãy, lần lượt đi theo các đường
chéo, như sau
a00 , a01 , a10 , a02 , a11 , a20 , a03 , a12 , a21 , a30 , ...
Nếu các tập hợp Ai không giao nhau thì ta có cách biểu diễn của Ai . Nếu chúng giao nhau
S
i
thì từ dãy trên ta cần bỏ đi các phần tử trùng lặp. 

Ghi chú. Chứng minh mệnh đề 2 của định lý dựa trên một quy trình "nhạy cảm": ở mỗi
bước, chúng ta phải chọn một trong những phần tử còn lại của tập hợp A; tuy các phần tử đó
có, nhưng chúng ta không có bất cứ một quy tắc này cho phép miêu tả sự lựa chọn đó. Trong
lý thuyết tập hợp hình thức, việc chọn lựa như vậy phải dựa trên tiên đề lựa chọn. Đầu thế
kỷ 20 nảy sinh những cuộc tranh luận gắt gao xung quanh tính đúng đắn của tiên đề lựa chọn,
nhưng dần dần về sau người ta bắt đầu quen với sự có mặt của nó và hiện nay hầu như đều
được chấp nhận. Giữa thế kỷ thứ 20, nhà logic học vĩ đại Kurt Godel chứng minh rằng không

6
thể sử dụng các tiên đề còn lại của lý thuyết tập hợp ta để phủ định tiên đề lựa chọn được, còn
vào những năm 1960, nhà toán học Mỹ Pol J. Koen đã chứng minh rằng cũng không thể chứng
minh tiên đề chọn bằng các tiên đề khác (hiển nhiên, để hiểu rõ những điều này cần nghiên cứu
kỹ lưỡng lý thuyết tập hợp hình thức).

Hệ quả 2.2. Nếu X là tập vô hạn và x ∈


/ X thì |X| = |X ∪ {x}|

Chứng minh. Vì X vô hạn nên trong X tồn tại tập con vô hạn đếm được N. Dễ thấy
|N| = |N ∪ {x}|,nghĩa là tồn tại song ánh f : N → N ∪ {x}. Ta xét ánh xạ g : X → X ∪ {x}
f (x) nếu x ∈ N


như sau g(x) = . Hiển nhiên g là song ánh. 
x nếu x ∈/N

2.2 Sự tồn tại của các cấp vô hạn khác nhau

Một ví dụ cổ điển "cấu trúc chéo Cantor" về các tập hợp vô hạn không đẳng lực.

Định lý 2.3 (Cantor). Tập hợp tất cả các dãy vô hạn gồm các chữ số 0 và 1 là vô hạn
không đếm được.

Chứng minh. Giả sử tập hợp nói trên vô hạn đếm được. Khi đó các dãy các chữ số 0, 1
đều có thể đánh số được, ta ký hiệu là α1 , α2 , .... Xếp các dãy này theo thứ tự từ trên xuống,
ta có một bảng vô hạn như sau
α0 = α00 α01 α02 ...
α1 = α10 α11 α12 ...
α2 = α20 α21 α22 ...
... ... ... ... ... ...
trong đó αij là phần tử thứ j của dãy thứ i. Bậy giờ ta xét dãy β = (β1 , β2 , β3 , ...) tạo bởi phần
tử đối của các phần tử trên đường chéo, βi = 1 − αii . Rõ ràng mọi dãy αi đều sai khác so với
dãy β ít nhất một phần tử (phần tử thứ i), nên đã β không có mặt trong bảng. Điều này mâu
thuẫn với giả thiết bảng được lập ở trên đã chứa toàn bộ các dãy các số 0,1. Vậy tập hợp tất
cả các dãy số 0,1 là không đếm được. 

Hệ quả 2.4. Tồn tại các tập hợp vô hạn không đẳng lực.

Từ định lý 2.2 ta thấy tập hợp các số thực (mà ta đã biết là đẳng lực với tập hợp các dãy
tạo bởi 0, 1) không đếm được. Như vậy nó không thể trùng với tập hợp các số đại số (nghiệm

7
của các đa thức khác 0 hệ số nguyên), và vì thế tồn tại những số thực không phải là số đại số.
Các số đó gọi là các số siêu việt.
Quay trở lại định lý về "cấu trúc chéo Cantor". Chúng ta biết rằng tập hợp các dãy các số
0, 1 đẳng lực với tập hợp tất cả các tập hợp con của tập hợp số tự nhiên N. Thực tế thì định
lý trên đúng với mọi tập hợp.

Định lý 2.5 (định lý Cantor tổng quát). Không tồn tại tập hợp X nào đẳng lực với tập
hợp tất cả các tập hợp con của chính nó.

Chứng minh. Giả sử X đẳng lực với tập Exp(X) tất cả các tập con của X. Khi đó tồn tại
song ánh ϕ : X → Exp(X). Đặt Z = {x ∈ X | x ∈
/ ϕ(x)}. Ta chứng minh Z không là ảnh của
bất cứ phần tử nào trong X. Giả sử tồn tại z ∈ X sao cho ϕ(z) = Z. Khi đó z ∈ Z ⇔ z ∈ ϕ(z).
Nhưng theo định nghĩa của tập hợp Z ta có z ∈ Z ⇔ z ∈
/ ϕ(z), vô lý. Vậy Z ∈
/ ϕ(X), mâu
thuẫn với tính chất song ánh của ϕ. Vậy X ≁ Exp(X). 

2.3 So sánh lực các tập hợp. Định lý Cantor–Bernstein–Schroeder

Khái niệm "đẳng lực" chính xác hóa ý tưởng về các tập hợp "có cùng số lượng phần tử". Vậy
làm thế nào để có thể định nghĩa một cách chính xác khi nào một tập hợp "lớn" hơn tập hợp
kia?

Định nghĩa. Ta nói lực tập hợp A không lớn hơn lực của tập hợp B nếu tồn tại đơn ánh
từ A vào B. Ký hiệu |A| ≤ |B|.
Ta nói lực tập hợp A nhỏ hơn lực của tập hợp B nếu |A| ≤ |B| và |A| =
6 |B|.

Từ định lý 2.2 ta dễ dàng suy ra so sánh sau.

Định lý 2.6. Với mọi tập hợp X ta có |X| < | Exp X| với Exp(X) là tập hợp tất cả các tập
hợp con của X.

Ghi chú. Định lý Cantor dẫn chúng ta thấy ranh giới "nguy hiểm" của lý thuyết tập hợp,
khi mà các định nghĩa và định lý có thể dẫn đến nghịch lý logic. Xét tập hợp C tất cả các tập
hợp. Hiển nhiên đây sẽ là tập hợp lớn nhất, nên nó có lực lớn hơn lực của mọi tập hợp khác.
Điều này mâu thuẫn với định lý Cantor, khi mà theo đó tập hợp tất cả các tập hợp con của
C phải có lực lớn hơn hẳn tập C. Nghịch lý này được đưa ra vởi chính Cantor vào năm 1899.
Nó cho thấy lỗ hổng ở chính khái niệm "tập hợp" của lý thuyết tập hợp ngây thơ mà theo nó
mọi "nhóm các vật mà ta có thể định nghĩa được" đều là tập hợp. Về mặt cảm tính điều này là

8
hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nhóm tất cả các tập hợp lại quá lớn, vượt qua mọi khả năng hình
dung của con người, khiến chỉ riêng sự tồn tại của nó cũng đã là một câu hỏi. Khái niệm "tập
hợp của các tập hợp" rõ ràng chỉ nảy sinh trong tư duy của con người, không phải trong thực
tế. Do đó nhóm các tập hợp không thể được xem như một tập hợp thông thường. Ta chỉ được
phép nói về các tập hợp bình thường có thật và các lớp tập hợp bình thường. Lớp đó được
ký hiệu bằng M. Tương tự như vậy, ta chỉ có "lớp các nhóm", "lớp các không gian véctơ", v.v.
Có thể nói như sau "một lớp là một nhóm các tập hợp hoặc đối tượng toán học mà ta có thể
định nghĩa một cách chính xác bằng một tính chất mà mọi phần tử trong lớp đó đều có".

Dễ dàng thấy một số tính chất của mối quan hệ "có lực không lớn hơn" như sau:

• Nếu A và B đẳng lực thì |A| ≤ |B|.

• Nếu |A| ≤ |B| và |B| ≤ |C| thì |A| ≤ |C|.

• Nếu |A| = |C|, |B| = |D| và |A| ≤ |B| (|A| < |B|) thì |C| ≤ |D| (|C| < |D|).

Ngoài ra, một cách cảm tính, ta dễ dàng cảm thấy hai tính chất sau là đúng

• Nếu |A| ≤ |B| và |B| ≤ |A| thì |A| = |B|.

• Trong hai tập hợp A và B bất kỳ, luôn tồn tại một tập hợp có lực không lớn hơn tập hợp
kia.

Tuy nhiên chứng minh hai tính chất trên không hề hiển nhiên như ta cảm giác.

Bổ đề 2.7. Nếu A2 ⊆ A1 ⊆ A0 mà A2 và A0 đẳng lực thì |A0 | = |A1 | = |A2 |.

Chứng minh. Gọi f : A0 → A2 là song ánh. Khi đó f (A0 ) = A2 . Ảnh của A1 ⊆ A0 là


A3 ⊆ A2 đẳng lực với A1 . Tương tự như vậy ta có f (A2 ) = A4 ⊆ A3 . Tiếp tục quy trình như
vậy, ta có dãy giảm dần A0 ⊇ A1 ⊇ A2 ⊇ A3 ⊇ A4 ⊇ ..., trong đó f (Ai ) = Ai+2 với mọi i.

9
Như vậy tập hợp A được chia thành từng lớp đôi một không giao nhau Ci = Ai \Ai+1 và ở
tâm sẽ là C = Ai
T
i
Ta có f sinh một song ánh từ Ai vào Ai+2 nên f (Ai \Ai+1 ) = f (Ai )\f (Ai+1 ) = Ai+1 \Ai+2
hay nói cách khác f (Ci ) = Ci+2 với mọi i.
f f f f
Như vậy ta có C0 −
→ C2 −
→ C4 −
→ C6 −
→ ...
Bậy giờ ta có thể dễ dàng xây dựng song ánh g từ A0 lên A1 như sau

A0 = C0 ❙❙❙❙ +C1 +C2 ❚❚❚ +C 3 +C4 + ...+ C


❙❙❙ ❚❚❚❚
❙❙❙ ❚❚❚❚
❙❙❙ ❚❚❚❚
❙❙❙
 ❙)  ❚❚❚) 
A1 = +C1 +C2 + C3 + +C4 + ...+ C
nghĩa là g(x) = f (x) nếu x ∈ C2i và g(x) = x nếu x ∈ C2i+1 với i ∈ N. Vậy A0 và A1 đẳng
lực. 

Định lý 2.8 (Định lý Cantor–Bernstein–Schroeder). Nếu |A| ≤ |B| và |B| ≤ |A| thì
|A| = |B|.

Chứng minh. Từ điều kiện của định lý suy ra tồn tại hai đơn ánh f : A → B và g : B → A.
Đặt A1 = g(B) ta có |B| = |A1 |.
Đặt B1 = f (A) và A2 = g(B1 ) ta có |A| = |B1 | = |A2 |.
Mà B1 ⊆ B nên A2 ⊆ A1 ⊆ A.

Vậy |A| = |A1 | hay |A| = |B| theo bổ đề 2.7 

Câu chuyện về định lý này như sau: năm 1883 Cantor đưa ra định lý này nhưng không chứng
minh mà ghi chú trong đó: "Tôi sẽ quay lại vấn đề này trong một trong những công trình sau
này". Tuy nhiên Cantor đã không giữ lời hứa của mình mà những chứng minh đầu tiên được
đưa ra bởi Shroeder (1896) và Bernstein (1897). Qua các công trình và thư của Cantor ta có
thể thấy rõ ràng là ông dự định chứng minh định lý này cùng lúc với định lý về tính so sánh
được về lực của mọi tập hợp, nhưng như thế nào thì chưa rõ.
Định lý Cantor - Bernstein đơn giản hóa một cách rõ rệt các bài chứng minh về đẳng lực.
Ví dụ như ta cần chứng minh hình vành khăn đẳng lực với hình vuông, ta chỉ cần thấy rằng

10
từ hình vành khăn ta có thể cắt ra một hình vuông nhỏ và từ hình vuông ta có thể cắt ra một
hình vành khăn nhỏ là đủ.

2.4 Giả thiết Continuum

Trong công trình của mình năm 1878 Cantor đã đưa ra giả thiết Continuum: "mọi tập con
của đoạn thẳng hoặc hữu hạn, vô hạn đếm được, hoặc đẳng lực với chính đoạn thẳng", hay nói
cách khác, giữa lực vô hạn đếm được và lực continuum không có lực trung gian. Cantor viết
"điều này có thể được chứng minh bằng cách sử dụng một phương pháp quy nạp nào đó, nhưng
chúng ta không trình bày chi tiết ở đây". Thực tế thì chứng minh giả thiết này là không thể.
Càng về sau càng rõ ràng hơn rằng giả thiết Continuum có thể xem là đúng hay sai đều được,
trong mỗi trường hợp, chúng ta có một lý thuyết tập hợp khác nhau.

§3. Tập hợp được sắp. Bổ đề Zorn và tiên đề chọn

3.1 Tập hợp được sắp

Định nghĩa. Một quan hệ hai ngôi R trên tập hợp X là một tập con bất kỳ của tích đềcác
X × X. Để đơn giản nếu (a, b) ∈ R thì ta thường ghi a R b.

Định nghĩa. Một quan hệ hai ngôi ≤ được gọi là quan hệ thứ tự từng phần (hay thứ tự
không chặt) trên tập X nếu nó thỏa các tính chất sau:
1) Phản xạ: (∀a ∈ X) a ≤ a;
2) Phản đối xứng (∀a, b, c ∈ X) nếu a ≤ b và b ≤ a thì a = b
3) Bắc cầu: (∀a, b, c ∈ X) nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c
Tập hợp X mà trên đó xác định một quan hệ thứ tự được gọi là tập được sắp thứ tự từng
phần (tập được sắp).
Hai phần tử a và b được gọi là so sánh được nếu a ≤ b hoặc b ≤ a.
Quan hệ thứ tự được gọi là toàn phần nếu mọi phần tử đều so sánh được.

Ví dụ. • Tập hợp số với quan hệ thứ tự thông thường là một tập được sắp toàn phần.

• Tập R × R tất cả các cặp số thực với quan hệ thứ tự (x1 , x2 ) ≤ (y1 , y2 ) nếu x1 ≤ x2 và
y1 ≤ y2 là tập được sắp, nhưng không toàn phần, ví dụ phần tử (0, 1) và (1, 0) không so
sánh được.

11
• Trên tập hợp các chữ cái ta thiết lập thứ tự a ≤ b ≤ c ≤ ... ≤ z. Đây là thứ tự toàn phần
vì trong bất cứ hai chữ cái bất kỳ ta luôn xác định được chữ cái nào đứng trước.

• Trong tập hợp các từ ngữ ta thiết lập quan hệ thứ tự từ điển như sau: ta coi từ x1 x2 ...xn
bé hơn từ y1 y2 ...ym nếu tồn tại một chỉ số k nào đó sao cho xi = yi với mọi i < k và
xk < yk . Quan hệ thứ tự từ điển là quan hệ toàn phần, chính là cách chúng ta sắp xếp
thứ tự các từ ngữ trong từ điển thông thường.

• Cho X là một tập hợp bất kỳ. Khi đó tập hợp Exp(X) tất cả các tập hợp con của X là
một tập được sắp với quan hệ thứ tự bao hàm ⊆.

• Trên một tập X bất kỳ ta luôn có thể xác định một thứ tự "rỗng", nghĩa là mọi phần tử
đều không so sánh được với nhau.

Định nghĩa. Cho X là tập được sắp. Ta nói x < y nếu x ≤ y và x 6= y.

Mối quan hệ < thỏa hai tính chất sau


1) Không phản xạ: (∀a ∈ X) a ≮ a,
2) Bắc cầu: (∀a, b, c ∈ X) nếu a < b và b < c thì a < c

Ghi chú. Khi cần để phân biệt, ta gọi < là quan hệ thứ tự chặt, còn ≤ là quan hệ thứ
tự không chặt.

Định nghĩa. Tập hợp X được gọi là được sắp thứ tự (được sắp) nếu trên X được định nghĩa
một quan hệ thứ tự nào đó.
Phần tử a được gọi là nhỏ nhất nếu (∀x ∈ X) a ≤ x
Phần tử a được gọi là lớn nhất nếu (∀x ∈ X) x≤a
Phần tử a được gọi là cực tiểu nếu (∀x ∈ X) x ≤ a → x = a
Phần tử a được gọi là cực đại nếu (∀x ∈ X) a≤x→a=x
Phần tử a ∈ X được gọi là chặn (ngặt) dưới của tập B ⊆ X nếu (∀b ∈ B) a ≤ b (a < b).
Phần tử a ∈ X được gọi là chặn (ngặt) trên của tập B ⊆ X nếu (∀b ∈ B) b ≤ a (b < a).

Ghi chú. • Không phải trong tập được sắp nào cũng có phần tử cực đại, cực tiểu, lớn
nhất hay nhỏ nhất.

• Hai khái niệm "cực đại" ("cực tiểu") và "lớn nhất" ("nhỏ nhất") là khác nhau. Mọi phần
tử lớn nhất (nhỏ nhất) đều là cực đại (cực tiểu), nhưng điều ngược lại thì không đúng.

12
Hơn nữa, trong một tập được sắp, có thể có nhiều phần tử cực đại hay cực tiểu phân biệt,
nhưng phần tử lớn nhất hay phần tử nhỏ nhất, nếu có, thì luôn là duy nhất.

Ví dụ, trong tập X với thứ tự rỗng, mọi phần tử đều là phần tử cực đại và phần tử cực
tiểu, nhưng X rõ ràng không có phần tử lớn nhất và phần tử nhỏ nhất.

3.2 Nguyên lý chuỗi kết

Nguyên lý chuỗi kết mà ta sẽ phát biểu dưới đây là một công cụ nền tảng để chứng minh các
định lý quan trọng của lý thuyết tập hợp. Nguyên lý chuỗi kết mang tính tiên đề và tương
đương với một loạt các phát biểu như: tiên đề chọn, bổ đề Zorn hay nguyên lý sắp thứ tự tốt.
Bất cứ lý thuyết tập hợp hình thức nào cũng phải lấy một trong những khẳng định trên làm
tiên đề.

3.2.1 Nguyên lý chuỗi kết.

Định nghĩa. Cho X là một tập được sắp với thứ tự "≤".

• Tập hợp con A của X được gọi là chuỗi nếu thứ tự "≤" trên A là toàn phần.

• Một chuỗi Y được gọi là chuỗi kết nếu Y không bị chặn ngặt ở trên, nghĩa là không tồn
tại bất cứ phần tử a ∈ X nào mà y < a với mọi y ∈ Y .

Ví dụ. Mọi tập con vô hạn của tập hợp các số tự nhiên N đều là một chuỗi kết. Tuy nhiên,
không phải chuỗi kết nào cũng phải vô hạn. Ví dụ, nếu a là phần tử cực đại của X thì {a} là
một chuỗi kết.

Phát biểu. Trong mọi tập hợp đều tồn tại chuỗi kết.

Ghi chú. Nguyên lý chuỗi mang tính chất "tiên đề" và việc cố gắng chứng minh hay gạt
bỏ nó đều là vô nghĩa. Tuy nhiên, về mặt cảm tính, ta có thể thấy nguyên lý này khá hợp lý:
Trong tập được sắp A ta chọn phần tử a0 bất kỳ. Xảy ra hai trường hợp:
- nếu không có phần tử nào lớn hơn a0 thì ta có {a0 } là một chuỗi kết;
- nếu tồn tại phần tử a1 ∈ A sao cho a1 > a0 thì thêm a1 vào ta được chuỗi {a0 , a1 }
và tiếp tục như vậy, ta xét xem có tồn tại phần tử a2 > a1 không, nếu không thì ta chấm dứt
chuỗi, nếu có thì ta thêm phần tử mới vào chuỗi v.v.
Nếu quy trình trên chấm dứt ở một bước nào đó thì ta có một chuỗi hữu hạn, cũng là một
chuỗi kết.

13
Nếu quy trình vô hạn thì ta được một chuỗi vô hạn, khi đó tiếp tục xét hai trường hợp
- Nếu chuỗi trên không có chặn chặt ở trên thì đó là chuỗi kết cần tìm;
- Nếu chuỗi có chặn chặt ở trên, ta thêm chặn trên đó vào chuỗi và tiếp tục quy trình như
trên cho tới khi được chuỗi kết.
Cần ghi chú rằng suy luận "quy trình này có thể không bao giờ kết thúc" là không được
phép vì với một tập hợp A đã có sẵn (hữu hạn hoặc vô hạn) chắc chắn số bước thực hiện quy
trình tạo chuỗi kết như trên không vượt quá số phần tử của A.

3.2.2 Tiên đề chọn

Dễ thấy rằng nền tảng của việc lý giải cho nguyên lý dãy kết là ở mỗi bước ta phải thực hiện
thao tác "chọn một phần tử trong tập tất cả các chặn trên chặt của chuỗi đã được tạo". Việc
chọn được phần tử như vậy, nếu nó tồn tại, có vẻ là hiển nhiên. Tuy nhiên, ta không thể đưa ra
bất cứ thuật toán cụ thể nào cho việc chọn lựa như vậy, hay nói cách khác, ko thể chứng minh
tính xác thực của thao tác đó. Tính hợp pháp của việc chọn phần tử từ các tập hợp như vậy
được phát biểu trong tiên đề chọn sau:
Phát biểu. Với mọi họ γ các tập hợp khác rỗng và đôi một không giao nhau luôn tồn tại
một tập hợp A ⊆ γ sao cho A giao với mỗi tập hợp trong γ ở đúng một phần tử.
S

3.2.3 Bổ đề Zorn (nguyên lý phần tử cực đại).

Tập hợp được sắp X được gọi là quy nạp nếu mọi chuỗi trong nó đều bị chặn trên.
Phát biểu. Trong mọi tập quy nạp đều tồn tại phần tử cực đại.

§4. Định lý cơ bản về lực lượng

4.1 Tập hợp dẹt

Định nghĩa. Cho {Xα : α ∈ A} là một họ bất kỳ các tập hợp Xα và X = Xα là tích
Q
α∈A
Đề-các của các tập hợp đó. Tập con P ⊆ X được gọi là dẹt nếu với mọi α ∈ A, tọa độ thứ α
của các phần tử là đôi một khác nhau.

Nói cách khác, tập con P là tập con dẹt khi và chỉ khi phép chiếu πα : P → Xα là đơn ánh
với mọi α ∈ A.

14
Hình 1: Tập con dẹt trong X × Y

Hình 2: Tập hợp con không dẹt trong X × Y

Mệnh đề 4.1. Hình chiếu của một tập con dẹt P của X = Xα lên mọi Xα đều đẳng lực
Q
α∈I
với nhau.

Chứng minh. Vì P là tập con dẹt của X nên πα : P → Xα là đơn ánh, hay πα (P ) đẳng
lực với P với mọi α ∈ A. Vậy mọi hình chiếu Pα của P đều đẳng lực với nhau. 

Mệnh đề 4.2. Cho P và Q là hai tập con dẹt của tích X = Xα sao cho πα (P )∩πα (Q) =
Q
α∈A
∅ với mọi α ∈ A. Khi đó P ∪ Q cũng là một tập con dẹt của X.

Chứng minh.
Cho x = (xα ) và y = (yα ) là hai phần tử bất kỳ thuộc P ∪ Q. Nếu x, y cùng thuộc một tập
hợp P (hoặc Q) thì hiển nhiên do tính dẹt của P (hoặc Q) ta có xα 6= yα với mọi α ∈ A. Nếu
x ∈ P và y ∈ Q thì theo điều kiện của định lý ta cũng có xα 6= yα với mọi α ∈ A. Vậy P ∪ Q là
một tập dẹt. 

Định lý 4.3. Hợp của một chuỗi (theo quan hệ thứ tự bao hàm) các tập con dẹt của
Xα là một tập hợp dẹt.
Q
X=
α∈A

15
Hình 3: Hợp của hai tập dẹt

Chứng minh. Gọi P = {Pi | i ∈ I} là một chuỗi các tập hợp con dẹt của X và đặt

Hình 4: Hợp của chuỗi tập dẹt

Pi . Cho x = (xα )α∈A , y = (yα )α∈A là hai phần tử bất kỳ thuộc P . Khi đó x ∈ Pm và
T
P =
i∈I
y ∈ Pn với m, n ∈ I. Vì P là chuỗi nên hoặc Pm ⊆ Pn hoặc Pn ⊆ Pm . Không mất tính tổng
quát ta giả sử Pm ⊆ Pn . Khi đó x, y ∈ Pn . Vì Pn dẹt nên xα 6= yα với mọi α ∈ A. Vậy P là một
tập con dẹt của X = Xα .
Q

α∈A

Hệ quả 4.4. Tập hợp tất cả các tập con dẹt của một tích Đề-các X = Xα là một tập
Q
α∈A
quy nạp.

Chứng minh. Theo định lý 4.3 mọi chuỗi các tập hợp con dẹt Pi , i ∈ I của X đều bị chặn
trên bởi P = Pi cũng là một tập hợp dẹt.
S

i∈I

Định lý 4.5 (Tính chất cơ bản). Với mọi các tập không rỗng Xα , α ∈ A, tồn tại tập con
dẹt P của tích đề-các X = Xα sao cho hình chiếu của P lên Xα nào đó trùng với toàn bộ
Q
α∈A
tập Xα .

Chứng minh. Xét tập hợp P tất cả các tập con dẹt của X và đặt trên đó quan hệ thứ tự
bao hàm. Theo bổ đề Zorn tồn tại phần tử cực đại P trong P.

16
Giả sử πα (P ) 6= Xα với mọi phép chiếu πα : X → Xα . Như vậy, với mọi α ∈ A tồn tại một
phần tử yα ∈
/ πα (P ). Ta đặt y = (yα ). Khi đó P ∗ = P ∪ {y} là một tập hợp dẹt theo định lý 4.2.
Tuy nhiên, P ( P ∗ , điều này mâu thuẫn với tính cực đại của P trong P.
Vậy tồn tại α ∈ A sao cho πα (P ) = Xα . 

4.2 Định lý về lực lượng nhỏ nhất và hệ quả.

Định lý 4.6. Trong mọi họ các tập hợp luôn tồn tại tập hợp có lực nhỏ nhất.

Chứng minh. Cho {Xα }α∈A là một họ các tập hợp. Ta ký hiệu X = Xα là tích Đề-các
Q
α∈A
của họ nói trên. Theo định lý 4.5 tồn tại một tập con dẹt P của X và α∗ nào đó sao cho
πα∗ (P ) = Xα∗ . Với tất cả các α khác, hiển nhiên ta có πα (P ) ⊆ Xα . Mà theo mệnh đề 4.1 ta có
|πα∗ (P )| = |πα (P )|. Nên, |Xα∗ | ≤ |Xα | với mọi α ∈ A. 

Nếu ta áp dụng định lý 4.6 cho một họ gồm 2 tập hợp X và Y , ta có hoặc |X| ≤ |Y | họặc
|Y | ≤ |X|. Từ đó ta có định lý sau.

Hệ quả 4.7 (Định lý về so sánh lực). Bất kỳ hai tập hợp nào cũng có thể so sánh được
về lực. 

Hệ quả 4.8 (về việc loại bỏ tập con đẳng lực). Cho X và Y là hai tập hợp sao cho
X < Y . Nếu X1 ⊆ X, Y1 ⊆ Y và |X1 | = |Y1| thì |X\X1 | < |Y \Y1 |

Chứng minh. Giả sử |Y \Y1 | ≤ |X\X1 |. Khi đó tồn tại đơn ánh f : Y \Y1 → X\X1 . Ngoài
ta, theo điều kiệnta có |X1 | = |Y1 | nên tồn tại song ánh g : Y1 → X1 . Ta định nghĩa h : X → Y
f (y) nếu y ∈ Y1 ;


như sau h(y) = Hiển nhiên, h là đơn ánh, nên |Y | ≤ |X|, mâu thuẫn với
g(y) nếu y ∈

/ Y1 .
điều kiện |X| < |Y |. 

Ghi chú. Định lý trên không đúng nếu thay dấu < bằng dấu =, nghĩa là từ |X| = |Y | và
|X1 | = |Y1 | ta không suy ra được |X\X1| = |Y \Y1 |. Ví dụ, ta có |N| = |2N|, nhưng rõ ràng
|N\N| < |N\2N|.

17
§5. Lực của chuỗi tập hợp
Bổ đề 5.1. Cho {Xα | α ∈ A} là một chuỗi các tập hợp theo quan hệ bao hàm và |Xα | < |Y |.
Khi đó |
S
Xα | ≤ |Y |.
α∈I

Chứng minh. Ta cần xây dựng một đơn ánh từ X = Xα vào Y .


S
α∈A
Đặt F là tập tất cả các ánh xạ f thỏa

• Tập nguồn D(f ) là hợp của một số tập hợp trong chuỗi {Xα | α ∈ A} và tập đích là Y ;

• f là đơn ánh.

Ta có |Xα | < |Y | nên tồn tại đơn ánh Xα → Y với mọi α ∈ A, nghĩa là tập F khác rỗng.
Trên F ta xác định quan hệ thứ tự sau: f  g nếu tập nguồn D(f ) của f chứa trong tập
nguồn D(g) của g và f (x) = g(x) với mọi x ∈ D(f ). Nói cách khác, f  g nếu g là mở rộng
của ánh xạ f .
Ta chứng minh (F, ) là một tập quy nạp. Giả sử {fi : Ui → Y | i ∈ I} là một chuỗi các
đơn ánh trong F, với Ui ⊆ X. Đặt U = Ui và định nghĩa f : U → Y như sau:
S
i∈I

với x ∈ U tồn tại s ∈ I sao cho x ∈ Us , khi đó ta đặt f (x) = fs (x).

Cần ghi chú là {fi | i ∈ I} là chuỗi trong (F, ) nên ta dễ thấy f (x) không phụ thuộc vào chỉ
số s mà ta chọn; nói cách khác, quy tắc f thực sự là một ánh xạ.

• Vì mỗi Ui là hợp của các tập hợp từ {Xα | α ∈ A} nên D(f ) = U = Ui cũng là hợp
S
i∈I
của các tập hợp trong {Xα | α ∈ A}.

• Giả sử x1 và x2 là hai phần tử trong U sao cho f (x1 ) = f (x2 ). Vì U = Ui nên tồn tại
S
i∈I
k ∈ I sao cho x1 , x2 ∈ Uk . Khi đó fk (x1 ) = f (x1 ) = f (x2 ) = fk (x2 ) nên x1 = x2 do tính
đơn ánh của fk . Do đó, f là đơn ánh.

Suy ra, f ∈ F. Ngoài ra, dễ thấy fi  f với mọi i ∈ I, nên f là chặn trên của chuỗi {fi | i ∈ I}.
Vậy tập F quy nạp.
Theo bổ đề Zorn, trong F có phần tử cực đại f ∗ : U ∗ → Y . Giả sử U ∗ ( X. Khi đó tồn tại
b ∈ X\U ∗ . Vì X = Xα nên tồn tại β ∈ A sao cho b ∈ Xβ . Ta khẳng định U ∗ ⊆ Xβ . Thật
S
α∈A
vậy, vì f ∗ ∈ F nên U ∗ = Xα với A∗ ⊆ A. Vì b ∈/ U ∗ , nên với mọi α ∈ A∗ ta có Xβ * Xα .
S
α∈A∗
Do đó, Xα ⊆ Xβ với mọi α ∈ A∗ , nghĩa là U ∗ ⊆ Xβ . Ta có |Xβ | < |Y | mà |U ∗ | = |f ∗ (U ∗ )|, nên

18
theo hệ quả 4.8 ta có |X\U ∗ | < |Y \f ∗ (U ∗ )|.
 Do đó, tồn tại đơn ánh g : X\U → Y \f (U ). Ta
∗ ∗ ∗

f ∗ (x) nếu x ∈ U ∗ ;

˜ ˜
định nghĩa f : Xβ → Y như sau f (x) = Hiển nhiên, f˜ là đơn ánh,
g(x) nếu x ∈ X\U . ∗

nên f˜ ∈ F. Nhưng rõ ràng, f˜ ≻ f , mâu thuẫn với tính cực đại của f ∗ .

Vậy U ∗ = X và f là đơn ánh từ X vào Y . Nghĩa là |X| ≤ |Y |. 

Bổ đề 5.2 (về biểu diễn tập hợp vô hạn qua chuỗi các tập hợp con). Mọi tập hợp
vô hạn X đều có thể biểu diễn được dưới dạng hợp của chuỗi các tập hợp con Xα , α ∈ A sao
cho |Xα | < |X|.

Chứng minh. Xét tập P = {P ⊆ X | |P | < |X|} với quan hệ thứ tự bao hàm. Giả sử
với mọi chuỗi {Pα | α ∈ A} trong P ta có | Pα | < |X|. Khi đó tập (P, ⊆) là một tập quy
S
α∈A
nạp. Khi đó, theo bổ đề Zorn, tồn tại trong P một phần tử cực đại P ∗, hay nói cách khác P ∗
là tập con cực đại của X đối với tính chất |P ∗ | < |X|. Tuy nhiên, vì |P ∗ | < |X| nên tồn tại
x∗ ∈ X\P ∗. Hiển nhiên, P ∗ ( P ∗ ∪ {x∗ }.

• Nếu P ∗ là tập hữu hạn thì P ∗ ∪ {x∗ } hữu hạn và vì X vô hạn nên |P ∗ ∪ {x∗ }| < |X|;

• Nếu P ∗ vô hạn thì |P ∗ ∪ {x∗ }| = |P ∗| < |X| (hệ quả 2.2).

Vậy trong mọi trường hợp |P ∗ ∪ {x∗ }| < |X|, nghĩa là P ∗ ∪ {x∗ } ∈ P, mâu thuẫn với tính cực
đại của P ∗ trong P.
Vậy tồn tại một chuỗi tập con {Pα | α ∈ A} trong P sao cho |X| = | Pα |. Do đó tồn tại
S
α∈A
song ánh f : Pα → X. Khi đó hiển nhiên X = f (Pα ) và |f (Pα)| = |Pα | < |X|.
S S

α∈A α∈A

Định lý 5.3 (về bình phương của lực). Nếu X là tập vô hạn thì X × X đẳng lực với X.

Chứng minh. Hiển nhiên |X| ≤ |X × X|. Giả sử |X| < |X × X|. Đặt

P = {P ⊆ X | P vô hạn và |P | < |P × P |}.

Theo định lý 4.6 tồn tại tập hợp P ∗ có lực nhỏ nhất trong P.

19
Theo bổ đề 5.2 tồn tại chuỗi tập con {Uα | α ∈ A} sao cho P ∗ = Uα và |Uα | < |P ∗|. Ta
S
α∈A
lưu ý hai điều

• P∗ × P∗ = (Uα × Uα ). Thật vậy, với mọi (x, y) ∈ P ∗ × P ∗ vì {Uα | α ∈ A} là chuỗi


S
α∈A
nên tồn tại Uβ sao cho x, y ∈ Uβ , nghĩa là (x, y) ∈ Uβ × Uβ ⊆ (Uα × Uα ). Do đó,
S
α∈A
(Uα × Uα ). Chiều ngược lại là hiển nhiên.
S
P∗ × P∗ ⊆
α∈A

• |Uα × Uα | < |P ∗ | với mọi α ∈ A. Thật vậy, nếu Uα là tập hữu hạn thì hiển nhiên
|Uα × Uα | < |P ∗ | vì P ∗ vô hạn; còn nếu Uα vô hạn thì do tính nhỏ nhất của lực của P ∗
trong P nên |Uα × Uα | = |Uα | < |P ∗ |.

Do đó, |P ∗ × P ∗ | = | (Uα × Uα )| ≤ |P ∗| theo mệnh đề 5.1, mâu thuẫn với việc P ∗ ∈ P, nghĩa
S
α∈A
là |P ∗ | < |P ∗ × P ∗ |. Vậy |X| = |X × X|. 

Hệ quả 5.4. 1) Cho X là tập vô hạn, k là số nguyên dương. Khi đó |X k | = |X|.


2) Cho X là tập vô hạn, Y là tập bất kỳ khác rỗng và |Y | ≤ |X|. Khi đó |X × Y | = |X|.
3) Cho X là tập vô hạn, |A| ≤ |X| và |Xα | ≤ |X| với mọi α ∈ A. Khi đó |
S
Xα | ≤ |X|
α∈A
4) Nếu X = X1 ∪ X2 là tập vô hạn thì |X1 | = |X| hoặc |X2 | = |X|.

Chứng minh. 1) Nếu X vô hạn thì ta có |X k | = |(X × X) × X k−2 | = |X × X k−2 | =


|X k−1| = ... = |X × X| = |X|.
2) Hiển nhiên |X| ≤ |Y × X| ≤ |X × X| = |X|. Do đó |X| = |X × Y |.
3) Ta có |Xα | ≤ |X| nên với mỗi α ∈ A tồn tại toàn ánh fα : X → Xα . Xét ánh xạ
Xα với f (α, x) = fα (x). Hiển nhiên, f là toàn ánh. Suy ra, | Xα | ≤ |A × X|.
S S
f : A×X →
α∈A α
Mà |A| ≤ |X| và X vô hạn nên |A × X| ≤ |X × X| = |X| theo định lý 5.3. Vậy | Xα | ≤ |X|.
S
α
4) Không mất tính tổng quát giả sử |X1 | ≤ |X2 |. Vì X vô hạn nên X2 là tập vô hạn. Từ mục
3) suy ra |X1 ∪ X2 | ≤ |X2 |. Vì điều ngược lại là hiển nhiên nên nên |X2 | = |X2 ∪ X1 | = |X|. 

20
§6. Khái niệm về bản số và phép toán trên bản số

6.1 Khái niệm và quan hệ thứ tự trên bản số

Cho tới trước bài này, ta không có định nghĩa chính xác "lực của tập hợp" là gì. Các biểu thức
|X| = |Y |, |X| ≤ |Y | hay |X| < |Y | chỉ là cách ký hiệu để so sánh hai tập hợp. Vế trái hay vế
phải, nếu bị tách ra riêng rẽ, hoàn toàn không có nghĩa. Tuy nhiên, việc có thể so sánh độ lớn
các tập hợp vô hạn cho phép chúng ta mở rộng khái niệm số tự nhiên, với tư cách là số lượng
các phần tử của tập hữu hạn, ra khái niệm lực và bản số cho các tập vô hạn bất kỳ.

Định nghĩa. Với mỗi tập hợp X ta ký hiệu |X| là lớp các tập hợp đẳng lực với X và gọi là
lực của tập X.
Lực của các tập X khác nhau được gọi là các bản số.

Hiển nhiên, nếu tập X hữu hạn thì tồn tại duy nhất một số tự nhiên n sao cho X đẳng lực
với tập {1, 2, ..., n}, nên ta có thể lấy n làm đại diện cho |X|. Như vậy định nghĩa lực như trên
cho phép đồng nhất các bản số hữu hạn, hay lực của các tập hữu hạn, với các số tự nhiên. Lực
của các tập vô hạn được gọi là các bản số vô hạn và thường được ký hiệu bằng chữ cái thường.
Tuy nhiên việc mở rộng từ số tự nhiên ra bản số như vậy cần được thực hiện rất cẩn trọng.
Rõ ràng ta không thể xác định cùng một lúc tất cả các tập hợp, mà các tập hợp lớn hơn chỉ
xuất hiện trong quá trình mở rộng trữ lượng các tập hợp ta đã có. Do đó các "số đo kích thước"
tập hợp cũng chỉ nảy sinh từ từ theo sự xuất hiện của tập hợp, nói cách khác, ta không thể có
đồng thời một lúc tất cả các bản số để tạo thành một tập hợp. Ta chỉ có thể nói các bản số tạo
thành một họ, hoặc một lớp. Lớp các bản số được ký hiệu là Card.

Định nghĩa. Trên lớp các bản số, một cách rất tự nhiên, ta có quan hệ thứ tự ≤ như sau:
Cho m, n ∈ Card và X và Y là hai tập hợp sao cho |X| = m và |Y | = n.

• Nếu |X| = |Y | thì m = n.

• Nếu |X| ≤ |Y | thì ta nói m ≤ n.

Không khó để thấy định nghĩa trên không phụ thuộc vào tập hợp X và Y được chọn. Quan
hệ ≤ thực sự là một quan hệ thứ tự, nghĩa là nó có tính phản xạ, phản đối xứng và bắc cầu.
Định lý 6.1 có thể được xem là một phát biểu khác của định lý Cantor (định lý 2.6)

Định lý 6.1. Không tồn tại bản số lớn nhất.

21
Chứng minh. Giả tử τ là bản số lớn nhất trong Card. Khi đó τ = |X| với một tập hợp
X nào đó. Khi đó theo định lý 2.6 ta có |X| < | Exp(X)| với Exp(X) là tập hợp các tập hợp
con của X. Như vậy bản số λ = | Exp(X)| lớn hơn τ , mâu thuẫn với tính lớn nhất của τ trong
Card. Vậy không tồn tại bản số lớn nhất. 

Ngoài ra từ định lý 4.6 ta dễ dàng có được tính chất quan trọng sau của lớp Card.

Định lý 6.2. Quan hệ "≤" trên lớp các bản số là quan hệ thứ tự tốt, nghĩa là mọi tập con
không rỗng của lớp Card đều có phần tử nhỏ nhất.

Như đã biết, mọi tập sắp tốt đều có phần tử nhỏ nhất, và mọi phần tử trong tập sắp tốt
đều có phần tử liền kề sau nó. Điều này có nghĩa là ta có thể liệt kê các phần tử trong Card
theo thứ tự tăng dần. Ta đã biết các bản số hữu hạn chính là các số tự nhiên và các tập hữu
hạn đều có lực nhỏ hơn mọi tập vô hạn. Như vậy dãy các bản số bắt đầu bằng dãy số tự nhiên
thông thường. Đối với các bản số vô hạn, ta dùng ký hiệu ℵ (aleph) cùng với chỉ số để chỉ thứ
tự của bản số đó trong dãy, ví dụ như ℵ0 , ℵ1 , ....
Ta đã biết trong các tập vô hạn lực của các tập vô hạn đếm được là nhỏ nhất (định lý 2.1).
Như vậy ℵ0 chính là lực của tập vô hạn đếm đuợc. Tuy nhiên, với ℵ1 câu trả lời không đơn giản
như vậy. Khi đưa ra giả thiết Continuum, Cantor tin tưởng rằng ℵ1 chính là lực của tập các số
thực. Tuy nhiên, như ta đã đề cập tới, giả thiết Continuum không thể chứng minh, cũng không
thể bác bỏ. Nghĩa là trong các lý thuyết tập hợp khác nhau, ℵ1 có thể là lực của tập số thực
hoặc nhỏ hơn hẳn lực của tập số thực.

6.2 Phép toán trên bản số

Cho m và n là hai bản số bất kỳ.

Định nghĩa. Cho m và n là hai bản số bất kỳ và m = |A| và n = |B| với A, B là hai tập
hợp không giao nhau. Khi đó ta định nghĩa m + n = |A ∪ B|

Ghi chú. Ta luôn có thể chọn ra hai tập A và B sao cho m = |A|, n = |B| và A ∩ B = ∅.
Thật vậy nếu A ∩ B 6= ∅ ta xét các tập A′ = {(a, 0) | a ∈ A} và B ′ = {(b, 1) | b ∈ B}. Rõ
ràng A ∩ B = ∅ và |A′ | = |A| = m, |B ′ | = |B| = n.

Định nghĩa. 2) mn = |A × B|
3) mn = |AB |, với AB là tập hợp tất cả các hàm số B → A.

22
Định lý 6.3 (Tính chất của phép toán trên lực). 1) m + n = n + m,
2) mn = nm,
3) (m + n) + k = m + (n + k),
4) (mn)k = m(nk),
5) (m + n)k = mk + nk

23
Tập được sắp tốt

§7. Tập được sắp tốt và so sánh tập được sắp tốt

7.1 Định lý Zermelo

Định nghĩa. Một quan hệ thứ tự ≤ trên X được gọi là tốt nếu mọi tập con khác rỗng của
X đều có phần tử nhỏ nhất.
Khi đó (X, ≤) được gọi là tập được sắp tốt.

Ví dụ. Tập hợp số tự nhiên với quan hệ thứ tự thông thường là một tập được sắp tốt. Cũng
với quan hệ thứ tự thông thường, tập số nguyên Z không là tập được sắp tốt, vì bản thân Z
không có phần tử nhỏ nhất.
Một ví dụ khác của tập được sắp tốt là tập N + N = {0, 1, 2, 3, ..., 0̄, 1̄, 2̄, 3̄...} gồm hai bản
sao của tập số tự nhiên được xếp liên tiếp với quan hệ thứ tự như sau: trong mỗi bản sao, thứ
tự của các số là thứ tự thông thường; mọi phần tử n̄ của tập thứ hai lớn hơn mọi phần tử m
của tập thứ nhất.

Ghi chú. • Quan hệ thứ tự tốt luôn là một quan hệ thứ tự toàn phần. Lý do là theo
định nghĩa của quan hệ thứ tự tốt một tập con gồm hai phần tử bất kỳ luôn có phần tử
nhỏ nhất, nghĩa là hai phần tử bất kỳ đều so sánh được.

• Tập được sắp tốt luôn có một phần tử nhỏ nhất mà ta thường xem là phần tử đầu tiên.

• Mọi phần tử x của tập sắp tốt, nếu không là phần tử lớn nhất, đều có phần tử "liền kề sau
nó", nghĩa là phần tử y sao cho x < y và không tồn tại phần tử z nào sao cho x < y < z.
Dễ thấy là phần tử liền kề sau x chính là phần tử nhỏ nhất trong tập các phần tử lớn hơn
x. Một cách rất logic, phần tử liền kề sau x thường được ký hiệu là x + 1, sau nó sẽ là
x + 2, x + 3, v.v..

• Tuy nhiên, không phải phần tử nào trong tập được sắp tốt cũng có phần tử "liền kề
trước". Ví dụ như trong tập N + N ở trên, phần tử 0 và 0̄ không có phần tử liền kề trước.
Những phần tử như vậy gọi là phần tử giới hạn.

Định lý 7.1 (Định lý Zermelo). Mọi tập hợp đều có thể sắp tốt.

Chứng minh. Cho X là một tập bất kỳ. Ta đã biết lớp Card các bản số được sắp tốt với
quan hệ thứ tự "≤".

24
Ta chứng minh tồn tại đơn ánh f : X → Card. Giả sử điều này không đúng, có nghĩa là
tồn tại đơn ánh từ Card sang X, hay nói cách khác ta có thể biểu diễn Card = {τα | α ∈ A}
với A ⊆ X. Như vậy tồn tại họ tập hợp {Yα | α ∈ X}. Vì A là một tập hợp thông thường, hợp
Yα là một tập hợp. Hiển nhiên |Y | ≤ |Y |α = τα với mọi α ∈ X, hay |Y | là bản số cực
S
Y =
α∈X
đại trong Card, mâu thuẫn với định lý 6.1.
Vậy tồn tại đơn ánh f : X → Card. Vì Card sắp tốt nên f (X) sắp tốt. Ta xác định quan hệ
thứ tự  trên X như sau x1  x2 nếu f (x1 ) ≤ f (x2 ). Hiển nhiên  là quan hệ tốt. 

7.2 So sánh hai tập được sắp tốt

7.2.1 Tia

Cho X là tập được sắp thứ tự tốt.

Định nghĩa. Tập con A ⊆ X được gọi là một tia nếu (∀x ∈ A)(∀y ∈ X) y < x → y ∈ A.
Tia A được gọi là tia thực sự của X nếu A 6= X.
Tia A được gọi là sinh bởi a nếu A = {a ∈ X | a < x} và được ký hiệu là A = X|x .

Mệnh đề 7.2. Trong hai tia bất kỳ của một tập hợp được sắp tốt, luôn có một tia là tập
con của tia còn lại.

Chứng minh. Cho X là một tập được sắp tốt và A và B là hai tia bất kỳ của X. Giả
sử A * B, nghĩa là tồn tại a ∈ A\B. Cho b là phần tử bất kỳ thuộc B. Vì B là tia nên ta có
b < a. Mà A là tia nên b ∈ A. Vây B ⊆ A 

Bổ đề 7.3. Cho X là tập được sắp tốt. Khi đó X|x ⊆ X|y ⇔ x ≤ y.

Mệnh đề 7.4. Đối với mỗi tia thực sự A của tập hợp được sắp tốt X, tồn tại duy nhất một
phần tử x ∈ X sao cho A = X|x

Chứng minh. Vì A là tia thực sự của X nên tập X\A không rỗng. Suy ra tồn tại phần
tử x = min X\A. Hiển nhiên, với mọi y < x ta có y ∈ A, nghĩa là X|x ⊆ A. Bây giờ xét phần
tử a ∈ A bất kỳ. Vì A là tia nên nếu x ≤ a thì x ∈ A, mâu thuẫn với việc x ∈ X\A. Do đó,
a < x với mọi a ∈ A, nghĩa là A ⊆ X|x . Vậy A = X|x .
Giả sử A = X|x′ . Khi đó x ≤ x′ và x′ ≤ x theo bổ đề 7.3. 

Định lý 7.5. Mọi họ không rỗng các tia của tập hợp được sắp tốt đều chứa tia nhỏ nhất
theo quan hệ bao hàm.

25
Chứng minh. Cho P là một họ các tia của X.
Nếu P = {X} thì hiển nhiên X là tia nhỏ nhất cần tìm.
Nếu P có chứa tia thực sự của X thì không mất tính tổng quát, ta có thể xem như mọi tia
trong P đều là tia thực sự của X. Từ mệnh đề 7.2, với mọi tia A ∈ P tồn tại xA ∈ X sao cho
A = X|xA . Vì X được sắp tốt và tập {xA | A ∈ P} =
6 ∅ nên tồn tại x0 = min{xA | A ∈ P}.
Khi đó từ bổ đề 7.3, tia A0 = X|x0 chính là tia nhỏ nhất trong P. 

7.2.2 Ánh xạ tăng ngặt

Cho (X, ≤), (Y, ) là hai tập hợp được sắp.

Định nghĩa. Ánh xạ f : X → Y được gọi là tăng ngặt nếu từ x1 < x2 suy ra f (x1 ) ≺ f (x2 )

Định nghĩa. Ánh xạ tăng ngặt được gọi là chính xác nếu tập ảnh của nó là một tia.

Mệnh đề 7.6. Cho f : X → Y là ánh xạ tăng ngặt. Tạo ảnh của môt tia trong Y là một
tia trong X.

Định lý 7.7 (Về thước đo tập sắp tốt). Cho X và Y là hai tập được sắp tốt. Khi đó có
đúng một trong ba điều sau đúng
1) tồn tại duy nhất một ánh xạ chính xác từ X vào Y và f (X) 6= Y ;
2) tồn tại duy nhất một ánh xạ chính xác từ Y vào X và f (Y ) 6= X;
3) tồn tại duy nhất một song ánh chính xác từ X vào Y .

§8. Truy hồi siêu hạn và quy nạp siêu hạn

8.1 Nguyên lý quy nạp siêu hạn

Định lý 8.1. Cho X là tập được sắp tốt và mỗi phần tử x ∈ X tương ứng với một phát biểu
P (x) thỏa hai điều kiện:
1) Phát biểu P (0) đúng, với 0 là phần tử đầu tiên của tập X;
2) Nếu y ∈ X và P (x) đúng với mọi x < y thì P (y) cũng đúng.
Khi đó P (x) đúng với mọi x ∈ X.

26
8.2 Nguyên lý truy hồi siêu hạn

Định lý 8.2. Cho X là tập được sắp tốt, Y là tập hợp bất kỳ. Với mỗi phần tử x ∈ X tồn
tại một quy tắc Rx cho tương ứng mỗi ánh xạ ϕ : X|x → Y một phần tử xác định Rx (ϕ) của
Y . Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ f : X → Y sao cho f (x) = Rx (f | (X|x )) với mọi x.

§9. Tự số

9.1 Khái niệm tự số và các tính chất

Định nghĩa. Tự số là dạng thứ tự của các tập hợp được sắp tốt, nghĩa là lớp các tập được
sắp tốt tương đương.
Tự số được gọi là không giới hạn nếu có phần tử ngay trước nó và được gọi là giới hạn
nếu không có phần tử ngay trước nó.

Định lý 9.1 (Các tính chất cơ bản của tự số). 1) Một tập bất kỳ các tự số đều có phần
tử nhỏ nhất
2) Mọi tập bị chặn các tự số đều có phần tử lớn nhất.

9.2 Phép toán trên tự số

27

You might also like