You are on page 1of 15

§4.

Xây dựng vành đa thức một biến


Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 1. Cho đa thức f (x) = 2x2 + 4x + 1 và g(x) = 3x2 + x + 2. Tính tích h(x) = f (x)g(x) trong
vành

1. Z5 (hệ số của h(x) lấy trong {0, 1, 2, 3, 4});

2. Z6 (hệ số của h(x) lấy trong {0, 1, 2, 3, 4, 5}).

Giải

Trong vành Z[x] ta có

h(x) = f (x)g(x)
= (2x2 + 4x + 1)(3x2 + x + 2)
= 6x4 + 14x3 + 11x2 + 9x + 2

Do vậy:

1. Trong vành Z5 thì h(x) = x4 + 4x3 + x2 + 4x + 2.

2. Trong vành Z6 thì h(x) = 2x3 + 5x2 + 3x + 2.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 2. Chứng minh rằng vành Zn [x] là miền nguyên khi và chỉ khi n là số nguyên tố.

Giải

(⇒) Giả sử vành Zn [x] là miền nguyên.


Giả sử p, q là các số nguyên dương sao cho pq = n. Vì p, q ∈ Zn [x] và p.q = n = 0 trong miền
. .
nguyên Zn [x] nên p .. n hoặc q .. n trong vành Z. Mà p, q đồng thời bé hơn n nên p = n hoặc q = n.
Vậy n là số nguyên tố.
(⇐) Giả sử n là số nguyên tố.
Ta chứng minh Zn là miền nguyên. Dễ thấy Zn là vành giao hoán có đơn vị. Giả sử tồn tại
a, b ∈ Zn sao cho ab = 0. Suy ra n | ab trong Z, mặt khác n là số nguyên tố nên n | a hoặc n | b
trong vành Z. Do đó a = 0 hoặc b = 0 trong vành Zn . Vậy Zn là miền nguyên, sử dụng hệ quả 4.9
ta có Zn [x] là miền nguyên.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 3. Chứng minh rằng đa thức f (x) = 4x + 3 không khả nghịch trong Z7 [x] nhưng khả nghịch
trong Z8 [x].

Giải

Giả sử 4x + 3 khả nghịch trong Z7 [x] khi đó tồn tại đa thức g(x) ∈ Z7 [x] sao cho

(4x + 3)g(x) = 1 (∗)

Gọi hệ số cao nhất của g(x) là a 6= 0Z7 thì hệ số của xdeg(g)+1 chính là hệ số cao nhất của
f (x)g(x) bằng 4a. Vì vế phải của (∗) là 1 nên 4a = 0 trong Z7 . Vì 7 là số nguyên tố nên theo bài
4.2 thì Z7 là miền nguyên, điều này mâu thuẫn với 4a = 0 vì cả 4 và a đều khác 0Z7 . Vậy đa thức
f (x) không khả nghịch trong Z7 [x].
Ta có
f (x)2 = (4x + 3)2 =8 1
Z

Vậy đa thức f (x) khả nghịch trong Z8 [x].

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 4. Tìm tất cả đa thức khả nghịch trong các vành Z[x], Q[x], Z7 [x].

Giải

Giả sử đa thức f (x) khả nghịch trong vành K[x] (với K = Z, Q hoặc Z7 ) khi đó tồn tại đa thức
g(x) ∈ K[x] sao cho f (x)g(x) = 1. Vì K là miền nguyên (sử dụng bài 4.2 ta có Z7 là miền nguyên)
nên theo định lý 4.8 thì

deg(f ) + deg(g) = 0 ⇒ deg(f ) = deg(g) = 0

Do vậy f (x) = a ∈ K và g(x) = b ∈ K thỏa mãn ab = 1 tức là đa thức khả nghịch trong vành
K[x] chính là các phần tử khả nghịch của vành K.

• Phần tử khả nghịch của Z là {1, −1}.

• Phần tử khả nghịch của Q là Q∗ = Q \ 0.

• Phần tử khả nghịch của Z7 là Z∗7 = Z7 \ 0 (Vì 7 là số nguyên tố nên các phần tử khác 0 của
Z7 đều khả nghịch).

Vậy tập các đa thức khả nghịch trong các vành Z[x], Q[x], Z7 [x] lần lượt là {1, −1}, Q∗ , Z∗7 .

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 5. Đa thức f (x) = 3x + 6 có bất khả quy trong các vành Z[x] và Q[x] không?

Giải

Ta có f (x) = 3(x + 2) mà 3 là ước thật sự của f (x) trong Z[x] vì 3 6∼ 1, 3 6∼ f (x) trong Z[x]. Vậy
f (x) không bất khả quy trong vành Z[x].
Giả sử f (x) có sự phân tích trong Q[x] là

f (x) = g(x)h(x), g, h ∈ Q[x]

Do vậy deg(g) + deg(h) = 1 suy ra deg(g), deg(h) ∈ {(1, 0), (0, 1)}. Không mất tính tổng quát, giả
sử deg(g) = 1 và deg(h) = 0 khi đó h(x) = h ∈ Q∗ nghĩa là

g(x) = h−1 f (x) ⇒ f (x) ∼ g(x)

Vậy đa thức f (x) bất khả quy trong vành Q[x].

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 6. Chứng minh rằng trong vành đa thức hệ số nguyên Z[x], idean hx, ki không là idean chính
khi và chỉ khi k 6= 0, ±1. Từ đó suy ra Z[x] không phải là vành chính.

Giải

Ta chứng minh idean hx, ki là idean chính khi và chỉ khi k ∈ {0, ±1}.
(⇒) Giả sử hx, ki là idean chính.
Ta chứng minh k ∈ {0, ±1} bằng phản chứng, giả sử |k| > 1. Vì là idean chính nên tồn tại đa thức
f (x) ∈ Z[x] sao cho hx, ki = hf (x)i.
Ta có nhận xét 1 ∈/ hx, ki (nếu không thì 1 = x.m(x) + k.n(x) với m, n ∈ Z[x] suy ra 1 = kn(0),
điều này mâu thuẫn với |k| > 1). Do đó hf (x)i = hx, ki ( h1i = Z[x]. Ta có

k ∈ hx, ki = hf (x)i ⇒ ∃g ∈ Z[x] : k = f (x)g(x)

Do vậy f (x) | k trong Z. Vì hf (x)i =


6 h1i nên f (x) = a ∈
/ {1, −1} suy ra a ∈ Z \ {0, ±1}. Ta có

x ∈ hx, ki = hf (x)i ⇒ ∃h ∈ Z[x] : x = f (x)h(x) = a.h(x)

Do đó 1 = a.h(1) nên a | 1 trong Z (điều này mâu thuẫn với a ∈ Z \ {0, ±1}). Vậy giả sử ban đầu
vô lý nên ta có k ∈ {0, ±1}.
(⇐) Giả sử k ∈ {0, ±1}.
Với k = 0 thì dễ thấy hx, ki = hx, 0i = hxi là idean chính. Ta xét với k ∈ {±1} thì

k ∈ hx, ki ⇒ hki ⊂ hx, ki ⊂ Z[x] = h1i

Do vậy hx, ki = h1i là idean chính. Vậy hx, ki là idean chính khi k ∈ {0, ±1}.
Vì idean hx, 2i không là idean chính nên vành Z[x] không phải vành chính.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 7. Hãy chỉ ra trong vành Z[x] một idean I sao cho hx2 i ( I ( hxi. So sánh với bài 2.7, có thể
rút ra kết luận gì về vành Z[x]?

Giải

Ta chứng minh idean I = h2x, x2 i thỏa đề. Thật vậy, dễ thấy hx2 i ⊂ h2x, x2 i. Ngoài ra 2x ∈
/ hx2 i
2 2
nên hx i ( h2x, x i. Ta có

h2x, x2 i = 2xf (x) + x2 g(x) : f, g ∈ Z[x] ⊂ hxi




/ h2x, x2 i bằng phản chứng. Giả sử tồn tại các đa thức f, g ∈ Z[x] sao cho
Ta chứng minh x ∈

x = 2xf (x) + x2 g(x), ∀x

Suy ra 1 = 2f (x) + xg(x) do vậy 1 = 2f (0) (vô lí). Vậy ta có h2x, x2 i ( hxi.
Theo bài 2.7, nếu Z[x] là vành chính thì ta có x2 /x = x là bất khả quy trong Z[x] nên với
idean J sao cho hx2 i ⊂ J ⊂ hxi thì J = hx2 i hoặc J = hxi. Ví dụ trên không thỏa điều kiện vừa
nêu nên Z[x] không phải vành chính.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 8. Trong Z[x] tồn tại hay không đa thức q(x), r(x) ∈ Z[x] với r(x) = 0 hoặc deg(r) < deg(g)
sao cho f (x) = g(x)q(x) + r(x) trong các trường hợp sau:

1. f (x) = x4 − 2x3 + 6x − 7 và g(x) = −x + 3;

2. f (x) = x2 − 5x + 2 và g(x) = 3x + 1.

Nếu tồn tại, ghi rõ cách chia có dư. Nếu không, giải thích rõ.

Giải

1. Ta có
x4 − 2x3 + 6x − 7 −x + 3

x4 − 3x3 −x3 − x2 − 3x − 15
x3 + 6x − 7
− 3
x − 3x2
3x2 + 6x − 7

3x2 − 9x
15x − 7

15x − 45
38
Do đó
x4 − 2x3 + 6x − 7 = (−x + 3)(−x3 − x2 − 3x − 15) + 38
Vậy ở trường hợp này tồn tại và q(x) = −x3 − x2 − 3x − 15, r(x) = 38.

2. Ta chứng minh không tại các đa thức q, r bằng phản chứng. Giả sử có các đa thức q, r ∈ Z[x]
sao cho:
x2 − 5x + 2 = (3x + 1)q(x) + r(x) (1)
Nếu r(x) = 0 thì f (x) = (3x + 1)q(x), điều này vô lí vì f (−1/3) = 34/9 6= 0. Do vậy r(x) 6= 0
và deg(r) < deg(g) = 1, gọi hệ số cao nhất của q(x) là a ∈ Z thì hệ số của x2 ở V P (1) là 3a
do vậy
(1) ⇒ 1 = 3a (vô lí)
Vậy trong trường hợp này không tồn tại các đa thức q, r thỏa đề.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

6 0, Chứng minh rằng có thể


Bài 9. Trong vành Q[x], cho đa thức f (x) bất kỳ và đa thức g(x) =
chia có dư f (x) cho đa thức g(x) theo hàm bậc, nghĩa là tồn tại đa thức q(x), r(x) ∈ Z[x] với
r(x) = 0 hoặc deg(r) < deg(g) sao cho:

f (x) = g(x)q(x) + r(x)

Từ đó chứng minh Q[x] là một vành Euclide.

Giải

Nếu f (x) = 0 thì f (x) = g(x).0 + 0, nghĩa là q(x) = r(x) = 0. Nếu deg(f ) < deg(g) thì f (x) =
g(x).0 + f (x), khi đó ta có q(x) = 0, r(x) = f (x) với deg(r) < deg(g). Ta xét deg(f ) ≥ deg(g) và
chứng minh quy nạp theo n = deg(f ).
Với n = 0 thì deg(g) ≤ 0 nên deg(g) = 0 suy ra f (x) = f và g(x) = g với f, g ∈ Q. Vì Q là
trường nên
f (x) = g(x)(f g −1 ) + 0
Nghĩa là với n = 0 thì q(x) = f (x)g(x)−1 , r(x) = 0.
Giả sử n > 0 và phát biểu đúng với mọi đa thức có bậc k < n. Ta chứng minh phát biểu đúng
với n. Đặt 
f (x) = an xn + · · · + a1 x + a0
(an , bm 6= 0, m ≤ n)
g(x) = bm xm + · · · + b1 x + b0
Xét đa thức h(x) = an b−1
m x
n−m
ta có

• Nếu f (x) = g(x)h(x) thì q(x) = h(x), r(x) = 0.

• Nếu f (x) − g(x)h(x) 6= 0 thì deg(f − gh) < deg(f ).

Áp dụng giả thiết qui nạp ta có f (x) − h(x)g(x) = g(x)q1 (x) + r(x) với r(x) = 0 hoặc deg(r) <
deg(g). Khi đó f (x) = g(x)(h(x) + q1 (x)) + r(x). Đặt q(x) = h(x) + q1 (x) thì ta có điều cần chứng
minh.
Q[x] là một vành Euclide với hàm Euclide là δ(f ) = deg(f ). Thật vậy, dễ thấy với g(x) | f (x)
thì deg(g) < deg(f ), điều kiện còn lại được chứng minh ở trên.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 10. Cho I là một idean khác 0 của Q[x] và f (x) là đa thức có bậc nhỏ nhất trong I. Chứng
minh rằng I = hf (x)i.

Giải

Dễ thấy hf (x)i ⊂ I, dảo lại với đa thức g(x) ∈ I. Chia đa thức g(x) cho f (x), áp dụng bài 4.9 thì
tồn tại các đa thức q, r ∈ Q[x] sao cho

g(x) = f (x)q(x) + r(x) với r(x) = 0 ∨ deg(r) < deg(f )

Với deg(r) < deg(f ) thì


r(x) = g(x) − f (x) q(x) ∈ I
|{z} |{z}
∈I ∈I

Mâu thuẫn với f (x) là đa thức có bậc nhỏ nhất trong I. Do vậy r(x) = 0 nên

g(x) = f (x)q(x) ∈ hf (x)i ⇒ hf (x)i ⊂ I

Vậy I = hf (x)i.

1
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 11. Sử dụng thuật toán Euclide, tìm ước chung lớn nhất của f (x) và g(x) trong Q[x]. Từ đó
tìm bội chung nhỏ nhất của chúng.

1. f (x) = x5 + x3 + x2 + x + 1 và g(x) = x3 + 2x2 + x + 1;

2. f (x) = 2x3 + x2 − 4x − 2 và g(x) = 6x3 + 5x2 + 3x + 1.

Giải

1. Sử dụng thuật toán Euclide cho hàm Euclide δ(f ) = deg(f ) ta có:

x5 + x3 + x2 + x + 1 = (x3 + 2x2 + x + 1)(x2 − 2x + 4) − 6x2 − x − 3


 
3 2 2 x 11 7x 1
x + 2x + x + 1 = (−6x − x − 3) − − + +
6 36 36 12
  
7x 1 216x 396 180
−6x2 − x − 3 = + − + −
36 12 7 49 49
 
216x 396 180 42x 11
− + =− −
7 49 49 5 5
180 180
Do vậy − là UCLN của f (x) và g(x), mặt khác − ∼ 1 trong Q[x] nên gcd(f (x), g(x)) =
49 49
1. Ta có BCNN của f (x) và g(x) (sử dụng bài 2.6 với vành chính Q[x]) là:

f (x)g(x)
lcm(f (x), g(x)) =
gcd(f (x), g(x))
= f (x)g(x)
= x8 + 2x7 + 2x6 + 4x5 + 4x4 + 5x3 + 4x2 + 2x + 1

2. Tương tự như trên ta có:

6x3 + 5x2 + 3x + 1 = (2x3 + x2 − 4x − 2)3 + 2x2 + 15x + 7


2x3 + x2 − 4x − 2 = (2x2 + 15x + 7)(x − 7) + 94x + 47
 
2 x 7
2x + 15x + 7 = (94x + 47) +
47 47

1
Do vậy 94x + 47 là UCLN của f (x) và g(x), hơn nữa trong Q[x] thì ta có 94x + 47 ∼ 2x + 1
nên gcd(f (x), g(x)) = 2x + 1. BCNN của f (x) và g(x) là:

f (x)g(x)
lcm(f (x), g(x)) =
gcd(f (x), g(x))
f (x)g(x)
=
2x + 1
= 6x5 + 5x4 − 9x3 − 6x − 2

2
§4.Xây dựng vành đa thức một biến
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 12. Trong Q[x], hãy tìm đa thức sinh d(x) của idean I = hf (x), g(x)i. Tìm một cặp đa thức
u(x) và v(x) trong Q[x] sao cho d(x) = f (x)u(x) + g(x)v(x).

1. f (x) = 3x3 − 2x + 2 và g(x) = x2 − 1;

2. f (x) = x33 − 1 và g(x) = x18 − 1.

Giải
Vì Q[x] là vành Euclide (theo bài 4.9) nên cũng là vành chính. Do vậy để tìm đa thức d(x) sao
cho hd(x)i = hf (x), g(x)i thì ta cần tìm UCLN của f (x) và g(x) trong vành Q[x].
1. Sử dụng thuật toán Euclide cho hàm Euclide δ(f ) = deg(f ) ta có:
3x3 − 2x + 2 = (x2 − 1)3x + x + 2
x2 − 1 = (x + 2)(x − 2) + 3
 
x 2
x+2=3 +
3 3
Vì 3 ∼ 1 trong Q[x] nên 1 = gcd(f (x), g(x)), ngoài ra thì
3 = x2 − 1 − (x + 2)(x − 2)
= x2 − 1 − 3x3 − 2x + 2 − (x2 − 1)3x (x − 2)


= (x2 − 1) 1 + 3x(x − 2) − (3x3 − 2x + 2)(x − 2)




= (x2 − 1)(3x2 − 6x + 1) − (3x3 − 2x + 2)(x − 2)


Suy ra    
2 2 1 3 x 2
1 = (x − 1) x − 2x + − (3x − 2x + 2) −
3 3 3
2. Tương tự như trên ta có
x33 − 1 = (x18 − 1)x15 + x15 − 1
x18 − 1 = (x15 − 1)x3 + x3 − 1
x15 − 1 = (x3 − 1)(x12 + x9 + x6 + x3 + 1)
Do vậy x3 − 1 = gcd(f (x), g(x)), ngoài ra thì
x3 − 1 = x18 − 1 − (x15 − 1)x3
= x18 − 1 − x33 − 1 − (x18 − 1)x15 x3


= (x18 − 1)(x18 + 1) − (x33 − 1)x3

You might also like