You are on page 1of 5

Bài 3 Ánh xạ

Trong toán học, ánh xạ là khái quát của khái niệm hàm số. Hàm số lại xuất phát từ khái
niệm tương quan giữa các đại lượng vật lý. Chẳng hạn trong một chuyển động đều, độ dài quãng
đường đi được bằng tích của tốc độ với thời gian. Nếu tốc độ là 5m/s thì quãng đường đi được
trong t giây là s = 5t.

Về ý nghĩa, ánh xạ biểu diễn một tương quan (quan hệ) giữa các phần tử của hai tập
hợp 𝑋 và 𝑌 thoả mãn điều kiện: mỗi phần tử 𝑥 của tập 𝑋 đều có một và chỉ một phần tử 𝑦 của tập
hợp 𝑌 tương ứng với nó. Thông qua khái niệm ánh xạ có thể cho ta biết các thông tin của tập hợp
𝑌 khi có thông tin của 𝑋 và ngược lại.

3.1 Khái niệm

3.1.1 Các định nghĩa

Ánh xạ 𝑓 từ một tập hợp 𝑋 vào một tập hợp 𝑌 (ký hiệu 𝑓: 𝑋 → 𝑌) là một quy tắc cho ứng
mỗi phần tử 𝑥 ∈ 𝑋 với một phần tử xác định 𝑦 ∈ 𝑌, phần tử 𝑦 được gọi là ảnh của phần tử 𝑥, ký
hiệu 𝑦 = 𝑓(𝑥).
Tập 𝑋 được gọi là tập nguồn, tập 𝑌 được gọi là tập đích.
Với mỗi tập con khác rỗng 𝐴 ⊂ 𝑋, tập con của 𝑌 gồm các phần tử là ảnh của 𝑥 ∈ 𝐴 qua ánh xạ 𝑓
được gọi là ảnh của tập 𝐴 kí hiệu là 𝑓(𝐴): 𝑓(𝐴) = {𝑓(𝑥)|𝑥 ∈ 𝐴}

Chú ý: 𝑦 ∈ 𝑓(𝐴) ⇔ ∃𝑥 ∈ 𝐴, 𝑓(𝑥) = 𝑦


Ảnh của tập hợp con là tập hợp con của ảnh: 𝐴 ⊂ 𝐵 ⇒ 𝑓(𝐴) ⊂ 𝑓(𝐵)
Quy ước: 𝑓(∅) = ∅
Với mỗi tập con 𝐵 ⊂ 𝑌 , tập con của 𝑋 gồm các phần tử 𝑥 có ảnh 𝑓(𝑥) ∈ 𝐵 được gọi là tạo ảnh
của tập 𝐵 kí hiệu là 𝑓 −1 (𝐵): 𝑓 −1 (𝐵) = {𝑥 ∈ 𝑋|𝑓(𝑥) ∈ 𝐵}.

Chú ý: 𝑥 ∈ 𝑓 −1 (𝐵) ⇔ 𝑓(𝑥) ∈ 𝐵

Nếu 𝑋 và 𝑌 là các tập hợp số thì ánh xạ 𝑓: 𝑋 → 𝑌 được gọi là hàm số. Khi đó 𝑋 cũng được gọi
là tập xác định hay miền xác định của hàm số 𝑓(𝑥), tập các ảnh 𝑓(𝑋) được gọi là miền giá
trị của hàm 𝑓(𝑥).

3.1.2 Một số ví dụ

1
Ví dụ 1. Cho 𝐴={Nam giới}, 𝐵={Nữ giới}. Tương ứng nào sau đây là ánh xạ từ tập hợp 𝐴 đến
𝐵, giải thích vì sao ?

a) “Chồng vợ” ← không phải là ánh xạ

b) “Bạn gái” ← không phải là ánh xạ

c) “Mẹ ruột ” ← là ánh xạ

Ví dụ 2. 𝑋 = 𝑌 = ℝ và ánh xạ 𝑓 cho bởi

𝑓(𝑥) = {1 𝑛ế𝑢 𝑥 𝑙à 𝑠ố ℎữ𝑢 𝑡ỉ


0 𝑛ế𝑢 𝑥 𝑙à 𝑠ố 𝑣ô 𝑡ỉ

3.1.3 Các cách cho ánh xạ

Ánh xạ giữa hai tập hợp thường được cho bởi:

 Liệt kê

 Mô tả

 Một hoặc một vài công thức

Ví dụ 1.

x 1 3 5 -1 6 9 0 2 4

f(x) 3 5 3 9 -4 2 1 0 2

Ví dụ 2. Ánh xạ “Tuổi” từ tập hợp các SV ĐHBKHN đến tập các số tự nhiên ℕ
1
𝑛ế𝑢 𝑥 > 0
Ví dụ 3. Cho hàm số 𝑓(𝑥) = { 𝑥2
5𝑥 + 3 𝑛ế𝑢 𝑥 ≤ 0

3.2 Các ánh xạ đặc biệt

Ánh xạ không đổi (ánh xạ hằng): là ánh xạ từ 𝑋 vào 𝑌 sao cho mọi phần tử 𝑥 ∈ 𝑋 đều cho ảnh
tại một phần tử duy nhất 𝑦0 ∈ 𝑌.

Ánh xạ đồng nhất: là ánh xạ từ 𝑋 vào chính 𝑋 sao cho với mọi phần tử 𝑥 trong 𝑋, ta có 𝑓(𝑥) =
𝑥.

2
Ánh xạ nhúng: là ánh xạ 𝑓 từ tập con 𝑋 ⊂ 𝑌 vào 𝑌 cho 𝑓(𝑥) = 𝑥 với mọi 𝑥 ∈ 𝑋. Khi đó ta ký
hiệu 𝑓 : 𝑋 𝑌.

Toàn ánh: là ánh xạ từ 𝑋 vào 𝑌 trong đó ảnh của 𝑋 là toàn bộ tập hợp 𝑌. Khi đó người ta cũng
gọi f là ánh xạ từ 𝑋 lên 𝑌: 𝑓(𝑋) = 𝑌 hay ∀𝑦 ∈ 𝑌, ∃𝑥 ∈ 𝑋, 𝑓(𝑥) = 𝑦.

Đơn ánh: là ánh xạ mà các phần tử khác nhau của 𝑋 cho các ảnh khác nhau trong 𝑌 . Đơn
ánh còn được gọi là ánh xạ 1-1 vì tính chất này: ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝑋: 𝑥1 ≠ 𝑥2 ⇒ 𝑓(𝑥1 ) ≠ 𝑓(𝑥2 )
Hay ∀𝑥1 , 𝑥2 ∈ 𝑋: 𝑓(𝑥1 ) = 𝑓(𝑥2 ) ⇒ 𝑥1 = 𝑥2 .
Song ánh là ánh xạ vừa là đơn ánh, vừa là toàn ánh. Song ánh vừa là ánh xạ 1-1 và vừa là ánh xạ
"onto" (từ 𝑋 lên 𝑌).

s
Chú ý:

Đối với các hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) ta coi là phương trình ẩn 𝑥 tham số 𝑦, khi đó:

 𝑓 là đơn ánh khi và chỉ khi phương trình luôn có không quá một nghiệm ∀𝑦 ∈ 𝑌
 𝑓 là toàn ánh khi và chỉ khi phương trình luôn có nghiệm ∀𝑦 ∈ 𝑌
 𝑓 là song ánh khi và chỉ khi phương trình luôn có nghiệm duy nhất ∀𝑦 ∈ 𝑌

Ví dụ 1: Ánh xạ nào sau đây là đơn ánh, toàn ánh, song ánh từ tập hợp các SV ĐHBKHN đến
tập các số tự nhiên ℕ

3
a) Ánh xạ “Tuổi” ← Không phải là đơn ánh, không phải là toàn ánh

b) Ánh xạ “MSSV” ← Là đơn ánh nhưng không phải toàn ánh

Ví dụ 2: Ánh xạ nào sau đây là đơn ánh, toàn ánh, song ánh từ ℝ đến ℝ

a) 𝑓(𝑥) = 𝑥 3 + 2𝑥 2 + 3𝑥 + 4 ←Là đơn ánh, toàn ánh → song ánh


𝑥 2 −1
b) 𝑓(𝑥) = 𝑥 2 +1 ←Không là đơn ánh, không là toàn ánh

(Ta dùng công cụ khảo sát hàm số để kiểm chứng các kết quả của ví dụ trên)

3.3 Hợp thành (tích) của hai ánh xạ, ánh xạ ngược

3.3.1 Ánh xạ tích


Khái niệm

Cho hai ánh xạ 𝑓: 𝑋 → 𝑌 và 𝑔: 𝑌 → 𝑍. Tích của hai ánh xạ 𝑓, 𝑔, ký hiệu là 𝑔 ∘ 𝑓 là ánh xạ từ 𝑋


vào 𝑍, xác định bởi đẳng thức: (𝑔 ∘ 𝑓)(𝑥) = 𝑔(𝑓(𝑥))

Một số tính chất của ánh xạ tích


Nếu 𝑔 ∘ 𝑓 là đơn ánh thì f là đơn ánh.
Nếu 𝑔 ∘ 𝑓 là toàn ánh thì g là toàn ánh.
Nếu 𝑔 ∘ 𝑓 là song ánh thì f và g đều là song ánh.

Ví dụ: Cho các ánh xạ sau: 𝑓= “Mẹ”, 𝑔= “Chị gái”, ℎ= “Em trai”, 𝑘= “Bố”

Khi đó: ℎ ∘ 𝑓= “Cậu”, 𝑘 ∘ 𝑔= “Bố”,…

3.3.2 Ánh xạ ngược

Định nghĩa: Giả sử f : X  Y và g : Y  X là hai ánh xạ thỏa: gf  1X và fg  1Y thì khi đó g


được gọi là ánh xạ ngược của ánh xạ f.
f:  f 1 : 
Ví dụ: Ánh xạ có ánh xạ ngược
x x3 y 3 y
Trong trường hợp các hàm, khái niệm ánh xạ ngược chính là khái niệm hàm số ngược.

4
Định lý: Ánh xạ f : X  Y có ánh xạ ngược khi và chỉ khi f là song ánh. Nếu f là song ánh thì
f 1 cũng là song ánh.
Định lý: Ánh xạ ngược của một ánh xạ là duy nhất.
Định lý: Nếu f : E  F và g : F  G là những song ánh, thì g f : E  G là song ánh và
g f   f 1 g 1
1

3.4 Thu hẹp và thác triển (hoặc mở rộng) ánh xạ


3.4.1 Thu hẹp ánh xạ
Cho X và Y là hai tập hợp và f : X  Y là một ánh xạ, gọi A là một tập con của X. Khi đó
thu hẹp của f vào A là ánh xạ ký hiệu là f | A xác định bởi:
f |A: A  Y
x f ( x)
3.4.2 Thác triển (mở rộng) ánh xạ
Cho X và Y là hai tập hợp và f : X  Y là một ánh xạ, X’ là tập hợp sao cho X  X ' . Khi
đó, mở rộng của f trên X’ là ánh xạ g : X '  Y sao cho x  X , g ( x)  f ( x) .
Ví du:

f:  *

sin x
x
x
g: 
 sin x
Khi đó, ánh xạ g là một mở rộng của f được xác định bởi:  x0
x  x
1 x0

Nhận xét: g là mở rộng duy nhất của f và liên tục tại 0.

You might also like