You are on page 1of 16

TOÁN HỌC 1

MATHEMATICS 1
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ

I. Phép toán hai ngôi


II. Nửa nhóm
III. Nhóm
I. Phép toán hai ngôi

1.1. Định nghĩa phép toán hai ngôi


Cho X là một tập hợp. Ta gọi một phép toán trên X là một ánh xạ

từ tích Decartes vào


Phần tử T(x, y) gọi là kết quả của phép toán T. Thay cho cách viết
T(x,y) ta sẽ viết là xTy và thay cho kí hiệu T ta còn viết các ký hiệu
khác như +, . , * , o, ...
x + y được đọc là x cộng y và kết quả đó gọi là tổng của x và y.
x.y (hay xy) được đọc là x nhân y và kết quả đó gọi là tích của x và
y.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

Ví dụ 1
a) T1(x, y) = x + y là phép toán trên N*, N, Z, Q, R.

b) T2 (x, y) = x.y là phép toán trên N*, N, Z, Q, R.

c) T3(x, y) = xy là phép toán trên N*.


Ví dụ 2: Kí hiệu XX là tập các ánh xạ từ X vào chính nó.
Khi đó phép hợp thành của hai ánh xạ f, g  XX.
T4 (f, g) = gof
là phép toán trên XX.
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ
I. Phép toán hai ngôi

1.2. Phép toán cảm sinh.


Một bộ phận A của X gọi là ổn định (đối với phép toán *
trong X) nếu và chỉ nếu với mọi x, y  A đều có x * y  A.
Nếu phép toán * ổn định trên A thì:

cũng là một ánh xạ, do đó cũng là một phép toán trên A.


Phép toán này trên tập A được gọi là phép toán cảm sinh bởi
phép toán * trên X.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

Ví dụ 4: a) Phép cộng trên N ổn định trên tập con Z, các số


nguyên chẵn.
Do đó phép cộng trên N cảm sinh bởi phép cộng trên Z.
b) Phép trừ trên Z không ổn định trên tập con N. Do đó phép trừ
trên Z không cảm sinh một phép toán trên N.
Ví dụ 5: Trên R xét phép toán

Phép toán ổn định trên tập S = [0, 1].

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

1.3. Các tính chất đặc biệt của phép toán


a. Tính chất kết hợp
Cho * là một phép toán trên tập X. Phép toán * gọi là có
tính chất kết hợp nếu mọi x, y, z  X ta có:
(x * y) * z = z * (y * z).
b. Tính chất giao hoán
Cho * là một phép toán trên tập X. Phép toán * gọi là có
tính chất giao hoán nếu mọi x, y  X ta có
x*y=y*x
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ
I. Phép toán hai ngôi

1.3. Các tính chất đặc biệt của phép toán


a. Tính chất kết hợp
Cho * là một phép toán trên tập X. Phép toán * gọi là có
tính chất kết hợp nếu mọi x, y, z  X ta có:

b. Tính chất giao hoán


Cho * là một phép toán trên tập X. Phép toán * gọi là có
tính chất giao hoán nếu mọi x, y  X ta có

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

1.3. Các tính chất đặc biệt của phép toán


c) Tính giản ước được: Cho X là một tập hợp, *là một phép toán
trên X. Phần tử a bất kỳ thuộc X.
- Ta nói rằng a là chính quy (hoặc giản ước được) trái đối
với * khi và chỉ khi (x, y)  X2, nếu a * x = a * y thì x = y.
- Ta nói rằng a là chính quy (hoặc giản ước được) phải đối
với * khi và chỉ (x, y)  X2: nếu x * a = y * a thì x = y.
- Ta nói rằng a là chính quy (hoặc giản ước được) khi và chỉ
khi a là chính quy trái và phải đối với *
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ
I. Phép toán hai ngôi

1.4. Các phần tử đặc biệt của phép toán


a. Phần tử trung hoà
Cho * là một phép toán trên tập X. Phần tử e’  X (e”  X) gọi là
phần tử trung hoà bên trái (phải) của phép toán * nếu với mọi x  X:
e’ * x = x (x * e” = x).
Phần tử e gọi là phần tử trung hoà của phép toán * nếu e vừa là
phần tử trung hoà bên trái vừa là phần tử trung hoà bên phải, tức là với
mọi x  X:
e * x = x * e = x.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

Định lí 1. Cho * là một phép toán trên X. Khi đó nếu e’ là phần


tử trung hoà bên trái và e” là phần tử trung hoà bên phải của *
thì e’ = e”.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

Hệ quả. Phần tử trung hoà của một phép toán *, nếu có, là duy
nhất.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

b. Phần tử đối xứng


Cho * là một phép toán trên X có phần tử trung hoà là e.
Phần tử x’  X (x”  X) gọi là phần tử đối xứng bên trái (phải) của
phần tử x  X nếu:
x’ * x = e (x * x” = e).
Phần tử x’ gọi là phần tử đối xứng của x nếu x’ vừa là phần
tử đối xứng bên phải vừa là phần tử đối xứng bên trái của x, tức là
x’ * x = x * x’ = e.
Nếu x có phần tử đối xứng thì x gọi là phần tử khả đối xứng.
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ
I. Phép toán hai ngôi

b. Phần tử đối xứng


Định lí 2. Nếu phép toán * trên X kết hợp, x’ là phần tử
đối xứng bên trái của x, x” là phần tử đối xứng bên phải của x
thì x’ = x”.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

b. Phần tử đối xứng


Hệ quả. Nếu phép toán kết hợp thì phần tử đối xứng của
một phần tử nếu có là duy nhất.

Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ


I. Phép toán hai ngôi

* Chú ý:
Nếu phép toán trên X là phép công (+) thì phần tử trung hoà
thường gọi là phần tử không, kí hiệu là 0x hoặc 0; phần tử đối xứng
của x gọi là phần tử đối của x, kí hiệu là - x.
Nếu phép toán trên X là phép nhân (.) thì phần tử trung hoà
thường gọi là phần tử đơn vị, kí hiệu là 1­x hoặc 1; phần tử khả đối
xứng gọi là phần tử khả nghịch, phần tử đối xứng của x gọi là
phần tử nghịch đảo của x, kí hiệu là x-1. Cũng như với phép nhân
số thông thường dấu (.) thương được bỏ đi.
Chương 3. CẤU TRÚC ĐẠI SỐ

You might also like