You are on page 1of 6

1

Hình học lồi


Dành cho sinh viên K69

Tập lồi

Bài 1. Trong không gian affine Euclid X, chứng minh rằng các tập U (x; r), B(x; r) là các
tập lồi.

Bài 2. Cho ||.|| : Rn −→ [0; +∞) là một chuẩn. Chứng tỏ rằng hình cầu đóng B := {x ∈
Rn ; ||x|| ≤ 1} là tập lồi và đối xứng (tức là B = −B).

Bài 3. Chứng minh rằng nếu C là một tập lồi trong R thì C là một trong các dạng sau
{(a; b); [a; b); (a; b]; [a; b]} ở đó a, b có thể là ±∞.

Bài 4. Chứng minh rằng trong R, một tập hình sao là một tập lồi.

Bài 5. Trong R2 , xét A = {(x; y)|1 ≤ x ≤ 2} và B = {(x; y)|y > |x|}. Chứng minh rằng
A, B, A \ B là các tập lồi. Chứng minh rằng A ∪ B và B \ A là các tập không lồi.

Bài 6. Chứng minh rằng trong không gian affine X, S là một tập hình sao đối với hai điểm
phân biệt x, y ∈ S thì S là tập hình sao đối với vô số điểm trong S. Hỏi có tập hình
sao nào là tập hình sao đối với đúng một điểm của nó.

Bài 7. Cho A là một tập trong không gian affine X. Đặt KerA := {x ∈ A; [x; y] ⊂
A cho mọi y ∈ A}. Chứng minh rằng KerA là một tập lồi. Hãy chỉ ra rằng A ⊂ B
không thể suy ra KerA ⊂ KerB.Cho A là một tập trong không gian affine X. Đặt
KerA := {x ∈ A; [x; y] ⊂ A cho mọi y ∈ A}. Chứng minh rằng KerA là một tập lồi.
Hãy chỉ ra rằng A ⊂ B không thể suy ra KerA ⊂ KerB.

Bài 8. (*) Trong không gian affine Euclid X,dim X = n, cho tập A đóng và r là một số thực
dương. Chứng minh rằng B(A; r) = A + B(O; r).

Bài 9. Cho A là một tập con của không gian affine X. Chứng tỏ rằng A là tập lồi khi và
chỉ khi αA + βA = (α + β)A cho mọi α, β ≥ 0.

Bài 10. Cho A là một tập con của Rn . Tìm tất cả các tập A thỏa mãn αA + βA = (α + β)A
cho mọi α, β ∈ R.

Bài 11. Cho A là một tập con của Rn . Tìm tất cả các tập A thỏa mãn αA + βA = (α + β)A
cho mọi α + β 6= 0.

Bài 12. (*) Cho A là một tập con đóng của không gian affine X. Chứng tỏ rằng A là tập lồi
khi và chỉ khi A + A = 2A. Hỏi nếu ta bỏ điều kiện " A đóng" thì kết quả còn đúng
không?

Bài 13. (*) Cho A là một tập con đóng của không gian affine X.p, q là hai số thực dương cho
trước. Chứng tỏ rằng A là tập lồi khi và chỉ khi pA + qA = (p + q)A. Hỏi nếu ta bỏ
điều kiện " A đóng" thì kết quả còn đúng không?

Bài 14. Cho A là tập lồi của không gian affine X, và B là tập lồi của không gian affine
Y . Xét f : X −→ Y là ánh xạ affine. Chứng tỏ rằng f (A) = {f (x); x ∈ A} và
f −1 (B) = {x; f (x) ∈ B} là các tập lồi.
2

Bài 15. (*) Trong Rn , ta gọi tập R = {x + t.u; t ≥ 0}, x ∈ Rn , u ∈ S n−1 là một tia gốc x và
hướng u. Chứng tỏ rằng R là một tập lồi và với mọi tập con lồi không bị chặn A của
Rn thì A luôn chứa ít nhất một tia. Hỏi có thể thay ít nhất một tia bằng vô số tia
được không?

Bài 16. (*) Chứng minh định lý Motzkin.

Bài 17. Tìm công thức khoảng cách Hausdorff giữa hai hình tròn đóng trong mặt phẳng
Euclid.

Bài 18. Tìm công thức khoảng cách Hausdorff giữa một đoạn thẳng và một hình tròn đóng
trong mặt phẳng Euclid.
Bao lồi

Bài 19. Trong không gian affine Euclid X, chứng minh rằng bao lồi của một tập không bị
chặn thì tập đó cũng không bị chặn.

Bài 20. Chứng minh rằng bao lồi của các tập mở là tập mở.

Bài 21. Hỏi bao lồi của các tập đóng có phải là tập đóng không? giải thích tại sao?

Bài 22. Hỏi có bao lồi của một tập có thể chỉ có hữu hạn các điểm không?

Bài 23. Cho A, B là hai tập con của không gian affine X. Chứng minh rằng E(A) + E(B) =
E(A + B).

Bài 24. Cho A1 , ..., Ak là các tập lồi trong không gian affine X, k ≤ n = dim X. Đặt A =
A1 ∪ ... ∪ Ak , khi đó chứng tỏ rằng mọi điểm của E(A) là tổ hợp lồi tuyến tính của
không quá k điểm của A.

Bài 25. (Bổ đề Kakutani) Cho C1 và C2 là hai tập lồi không có điểm chung và điểm x ∈ /
C1 ∪ C2 . Chứng minh rằng hoặc E({x} ∪ C1 ) ∩ C2 = ∅ hoặc E({x} ∪ C2 ) ∩ C1 = ∅.

Bài 26. (Định lý Rado) Cho A là một tập con của Rn với số phần tử lớn hơn hoặc bằng
n + 2. Hãy chỉ ra rằng có một phân hoạch A = A1 ∪ A2 sao cho A1 , A2 rời nhau và
E(A1 ) ∩ E(A2 ) 6= ∅.
Khối đa diện và hình đa diện

Bài 27. Giả sử x1 , ..., xm ∈ X sao cho với mọi x ∈ E({x1 , ..., xm }) có biểu diễn lồi tuyến tính
duy nhất theo x1 , ..., xm . Khi đó x1 , ..., xm là độc lập affine.

Bài 28. Một tập con lồi A là một r−đơn hình khi và chỉ khi tồn tại các điểm x0 , x1 , ..., xr ∈ A
sao cho với mọi x ∈ A có biểu diễn lồi tuyến tính duy nhất theo x0 , ..., xr .

Bài 29. Cho P = E({x0 , ..., xn }) là một n− đơn hình trong không gian affine n chiều X. Kí
hiệu Ei là bao affine của tập {x0 , ..., xn } \ {xi } và Hi là nửa không gian con đóng
chứa xi với bờ là Ei , (i = 0, ..., n).
o
(a) Ta có xi ∈ Hi , i = 0, ..., n.
(b) Ta có P = ∩ni=0 Hi .
(c) Ta có P ∩ Ei là các (n − 1)− đơn hình.
(d) Chỉ ra công thức xác định
n n
o X X
P ={ λi xi ; λi > 0, λi = 1}.
i=0 i=0
3

Bài 30. Chứng minh rằng trong mặt phẳng một đa giác là lồi khi và chỉ khi bốn đỉnh bất kì
của chúng tạo thành một tứ giác lồi.

Bài 31. Trên mặt phẳng Euclid cho một số n- giác đều. Chứng tỏ rằng bao lồi của chúng là
một đa giác có không ít hơn n đỉnh.

Bài 32. Trong mặt phẳng Euclid cho hai đa giác lồi A1 A2 ...Am và B1 B2 ...Bn . Hai điểm x, y
bất kì thuộc miền trong của hai đa giác. Chứng minh rằng d(x, y) ≤ max{d(Ai ; Bj )}.

Bài 33. Chứng minh rằng đỉnh của đa diện thuộc biên của nó.

Bài 34. (*) Chứng minh rằng số đỉnh của một đa diện là hữu hạn.

Bài 35. (*) Một hình đa diện là bao lồi của tập các đỉnh của nó.

Bài 36. Chứng minh định lý Euler rằng một khối đa diện lồi trong không gian Euclid ba
chiều có Đ − C + M = 2, với Đ là số đỉnh, C là số cạnh và M là số mặt.

Bài 37. Chứng minh rằng chỉ có 5 loại khối đa diện lồi trong không gian Euclid ba chiều.
Các định lý phân tách, siêu phẳng tựa

Bài 38. Trong không gian affine cho hai tập B ⊂ A. Hỏi có thể tồn tại siêu phẳng phân tách
A, B không?

Bài 39. Hỏi một tập lồi có thể có vô số siêu phẳng tựa tại một điểm của nó không?

Bài 40. Chứng tỏ rằng với hai tập lồi đóng rời nhau trong không gian ta không thể chỉ ra
chúng luôn có thể phân tách thực sự.

Bài 41. Tìm tất cả các cách phân chia mặt phẳng thành hai tập lồi rời nhau.

Bài 42. Trong không gian affine, cho hai tập lồi A, B thỏa mãn A ∩ B = ∅ và A − B đóng.
Chứng minh rằng A, B có thể phân tách thực sự.

Bài 43. Chứng minh rằng trong mặt phẳng Euclid thì một tập lồi đóng khác rỗng có ít nhất
ba siêu phẳng tựa thì nó sẽ có vô số siêu phẳng tựa.

Bài 44. (*)(Định lý Kirchberger) Cho A, B là các tập con hữu hạn của không gian X, dim X =
n. Biết rằng với mỗi tập con Y gồm (n + 2) phần tử của X bất kì ta đều có thể tìm
được một siêu phẳng phân tách thực sự A ∩ Y và B ∩ Y, thế thì ta có thể tìm được
siêu phẳng phân tách thực sự A và B.

Bài 45. Trong mặt phẳng Euclid cho tập A gồm 2022 điểm phân biệt. Chứng minh rằng tồn
tại tập B là tập con của A gồm 1011 điểm sao cho B và A \ B phân tách thực sự
được.
Biên của tập lồi

Bài 46. Hãy chỉ ra rằng đỉnh là điểm cực biên nhưng ngược lại không đúng.

Bài 47. Hãy chỉ ra rằng một điểm xuất phát là điểm cực biên nhưng ngược lại không đúng.

Bài 48. (*) Trong không gian affine cho tập lồi đóng A. Chứng minh rằng điểm đỉnh của A
là điểm xuất phát của A.

Bài 49. Cho x là điểm cực biên của tập lồi A. Chứng minh rằng x ∈ ∂(A).

Bài 50. Chứng minh rằng x là điểm cực biên của tập lồi A khi và chỉ khi A \ {x} là tập lồi.
4

Bài 51. Trong không gian affine X, cho hai tập lồi khác rỗng A, B. Chứng tỏ rằng x ∈
Extr(A + B) khi và chỉ khi x chỉ biểu diễn duy nhất thành x = y + z với y ∈
Extr(A), z ∈ Extr(B).

Bài 52. Cho tập K lồi, compact trong không gian affine Euclid X và A là một tập con của
K. Chứng minh rằng K = E(A) khi và chỉ khi Extr(K) ⊂ A.

Bài 53. (*) Trong không gian affine cho tập lồi đóng A. Chứng minh rằng A là giao của tất
cả các nửa không gian con đóng chứa A với bờ là các siêu phẳng tựa của A.

Bài 54. (*) Chứng minh rằng tập các điểm cực biên của một tập lồi đóng trong mặt phẳng
là tập đóng. Hãy chỉ ra rằng điều này không đúng khi ta xét tập các điểm cực biên
của tập lồi trong không gian chiều cao hơn.

Bài 55. (*) Chứng minh rằng trong mặt phẳng Euclid thì một tập lồi đóng có phần trong
khác rỗng có điểm cực biên khi và chỉ khi nó không chứa một đường thẳng nào.
Các bài tập tổ hợp hình học

Bài 56. Trên mặt phẳng có n đĩa tròn. Biết rằng có một đĩa tròn có tính chất là với ba đĩa
tròn tùy ý trong chúng luôn có thể tìm vị trí để đặt đĩa chạm cả ba đĩa tròn này.
Chứng minh rằng tồn tại một vị trí để đặt đĩa chạm tất cả các đĩa tròn đã cho.

Bài 57. Trên mặt phẳng có một số hữu hạn các hình tròn đóng. Biết rằng có một đĩa tròn
có tính chất là với ba hình tròn bất kì trong chúng ta luôn có thể tìm được một vị
trí để đặt đĩa nằm trong cả ba hình tròn này. Chứng minh rằng tồn tại một vị trí để
đặt đĩa nằm trong tất cả các hình tròn đã cho.

Bài 58. Trong mặt phẳng cho n tập lồi compact có phần trong khác rỗng. Biết rằng hai hình
bất kì luôn có điểm chung. Chứng minh rằng có một đường thẳng có điểm chung với
tất cả n tập lồi compact đã cho.

Bài 59. Trong mặt phẳng cho n tập lồi compact có phần trong khác rỗng và đường kính
không vượt quá 1. Biết rằng hai hình bất kì luôn có điểm chung. Chứng minh rằng
tồn tại một hình vuông có diện tích bằng 4 chứa tất cả n tập lồi compact đã cho.

Bài 60. Trong mặt phẳng cho một số các hình chữ nhật có cạnh tương ứng song song. Biết
rằng hai hình chữ nhật bất kì có điểm chung. Chứng minh rằng tồn tại một điểm
chung cho tất cả các hình chữ nhật.

Bài 61. Chứng tỏ rằng một n−giác lồi tùy ý không có quá n đường kính. Hãy chỉ ra n−giác
có đúng n đường kính.

Bài 62. (*) Chứng minh rằng mọi hình đường kính d đều có thể phủ bởi một hình vuông
cạnh d.

√ hình chữ nhật 3 × 4 thì luôn có


Bài 63. (*) Tìm số n nhỏ nhất sao cho nếu có n điểm trong
hai điểm trong chúng có khoảng cách nhỏ hơn 5.

Bài 64. (*) Tìm số n nhỏ nhất sao cho từ n điểm nằm
√ trong một hình đường kính d luôn
d 3
tìm được hai điểm có khoảng cách nhỏ hơn .
2
Bài 65. Cho một √tam giác nằm trong hình tròn bán kính 1. Biết rằng chu vi tam giác lớn
hơn 2 + 2 2. Chứng minh rằng tâm của hình tròn nằm trong tam giác.
5

Hàm lồi

Bài 66. Cho một ánh xạ f : Rm → R.


(a) Chứng minh rằng f là ánh xạ affine nếu và chỉ nếu f là hàm lồi và lõm.
(b) Nếu f là một hàm lồi thì {f < α} và {f ≤ α} là các tập lồi với mọi số thực α.

Bài 67. Cho A ⊂ Rm × R là một tập lồi và fA (x) = inf{α ∈ R|(x, α) ∈ A} > −∞ cho mọi
x ∈ Rm . Chứng minh rằng fA là hàm lồi.

Bài 68. Cho A ⊂ Rm là một tập lồi đóng, khác rỗng và không chứa đường thẳng. Giả sử
f : Rm → R là hàm lồi thỏa mãn có điểm y ∈ A sao cho f (y) = maxx∈A f (x). Chứng
minh rằng tồn tại điểm z ∈ Extr(A) sao cho f (z) = maxx∈A f (x).
Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Đình Hòa, Một số kiến thức cơ sở về Hình học Tổ hợp, NXB Giáo Dục, (2001).

[2] Đỗ Đức Thái (Chủ biên), Phạm Việt Đức, Phạm Hoàng Hà, Cơ sở hình học và Hình
học sơ cấp, NXB Đại học Cần Thơ, 2013.

[3] M. Berger, Geometry I, II, Springer, (2009).

[4] R. Hartshorne, Geometry: Euclid and Beyond, Springer, 2000.

[5] V. Soltan, Lectures on Convex Sets, World Scientific (2015).

[6] W. Weil, A course on Convex Geometry, (2005).

You might also like