You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG IV: VÀNH

Bài 1. Chứng minh rằng tích trực tiếp của hai miền nguyên không phải là một
miền nguyên.
Chứng minh: Ta biết vành Z là một miền nguyên, tuy nhiên ZxZ không
phải là một miền nguyên. Thật vậy: ∀ m, n là hai số nguyên khác 0, nhưng
(m, 0).(0, n) = (0, 0), nghĩa là (m, 0), (0, n) là ước của 0 trong vành ZxZ.

Bài 2. Chứng minh rằng một vành là giao hoán nếu mọi phần tử x của nó thỏa
mãn điều kiện x2 = x.
Chứng minh: Cho R là vành thỏa mọi phần tử x của nó thỏa mãn x2 = x,
với mọi x ϵ R, ta có: -x = (-x)2 = x2 = x.
Với mọi x, y ϵ R, ta có: x + y = (x + y)2 = (x + y). (x + y)
= x2 + xy + yx + y2 = x + xy + yx + y
Do đó: xy + yx = 0, nên xy = yx. Vậy R là vành giao hoán.

Bài 4. Chứng minh rằng mọi miền nguyên hữu hạn đều là một trường.
Chứng minh: Giả sử X = {x 1, x2, …. , xn} là một miền nguyên gồm n phần
tử. Để chứng minh X là một trường ta cần chứng minh mỗi phần tử khác 0 của
X đều có nghịch đảo.
∀ a ∈ X, a ≠ 0, aX = { ax / x ϵ X } X
Nếu i ≠ j, thì axi ≠ axj ( vì X là một miền nguyên )
Suy ra aX = {ax1, ax2, …. , axn} X, do đó X = aX.
e ∈ X = aX => ∃ xi ∈ X sao cho e = axi , nghĩa là xi là phần tử nghịch
đảo của a. Vậy X là một trường.
Bài 6. Phần tử x ≠ 0 của một vành R được gọi là lũy linh nếu có một số
nguyên dương n sao cho xn = 0. Chứng minh rằng nếu x là phần tử lũy linh và
R là vành có đơn vị, thì 1 – x là phần tử khả nghịch.

Chứng minh: Giả sử x lũy linh = > ∃ n ∈ N* : xn = 0, gọi , ta có


(1- x)y = y(1- x) = 1 - xn = 1. Do đó 1 – x là phần tử khả nghịch.

Bài 8. Giả sử R là một vành có đơn vị, và a ,b là các phần tử của R. Chứng
minh rằng nếu c là nghịch đảo của 1- ab thì d = 1+ bca là nghịch đảo của 1- ba.
Bài giải:

Theo đề ta có:

Tương tự ta cũng chứng minh được (1 – ba)(1 + bca) = 1


Vây 1 + bca là phần tử nghịch đảo của 1- ba.

Bài 13. Chứng minh rằng mọi ảnh đồng cấu của một vành giao hoán ( tương
ứng: có đơn vị ) là một vành giao hoán ( tương ứng: có đơn vị ).
Chứng minh: Giả sử vành H là ảnh đồng cấu của một vành giao hoán
( tương ứng: có đơn vị ) R, nghĩa là có một toàn cấu vành f : R → H. Ta sẽ
chứng minh vành H giao hoán ( tương ứng: có đơn vị ).
* ∀ x, y ϵ H = > ∃ u, v ϵ R : f(u) = x, f(v) = v, vì f là toàn cấu
Ta có: xy = f(u).f(v) = f(uv) = f(vu) = f(v)f(u) = yx.
Vậy H vành giao hoán.
* Giả sử vành R có đơn vị là 1, = > f(1) ϵ H.
∀ x ϵ H = > ∃ u ϵ R : f(u) = x
xf(1) = f(u)f(1) = f(u1) = f(u) = x
tương tự cũng chứng minh được f(1)x = x. Suy ra f(1) là đơn vị của vành H.
Vậy H vành có đơn vị.

You might also like