You are on page 1of 2

Phương pháp Newton-Raphson

Lê Xuân Hoàng

1 Mở đầu

Phương pháp Newton-Raphson là một kết quả kinh điển trong giải tích số, dùng để
xấp xỉ nghiệm của một hàm số khả vi. Phương pháp này dựa trên trực giác hình học sau:
Xét một hàm số thực, khả vi trên đoạn [a, b] và α ∈ [a, b] là một nghiệm của hàm số đó.
Khi đó xét x ∈ [a, b] sao cho x "đủ gần" với α, giả sử điểm (x0 , 0) là giao điểm của tiếp
tuyến tại điểm (x, f (x)) với đường thẳng y = 0, khi đó x0 "gần" với α hơn x.

2 Câu hỏi chính

Xét a < b là các số thực, và f : [a, b] → R là một hàm số khả vi cấp hai, và đạo hàm
cấp hai của hàm này là liên tục trên [a, b]. Giả sử thêm rằng f ′ (x) ̸= 0, ∀x ∈ [a, b], và
∃α ∈ [a, b] : f (α) = 0.

1. Xét x0 ∈ [a, b]. Chỉ ra rằng phương trình tiếp tuyến dx0 của đồ thị hàm số y = f (x)
tại điểm x0 là
y = f ′ (x0 )(x − x0 ) + f (x0 )

Từ đó tìm tọa độ giao điểm của dx0 với trục hoành.


2. Giả sử (x1 , 0) là tọa độ giao điểm của dx0 với trục hoành. Khi đó hãy chứng minh
rằng tồn tại một số thực y0 thỏa mãn (α − y0 )(y0 − x0 ) ≥ 0, và
−f ′′ (y0 )(α − x0 )2
α − x1 =
2f ′ (x0 )

(Gợi ý: Sử dụng phần dư dạng Lagrange cho khai triển Taylor của hàm f ).
3. Chứng minh rằng c = supx∈[a,b] |f ′′ (x)| là một số thực, và d = inf x∈[a,b] |2f ′ (x)| là một
c
số thực dương. Giả sử thêm rằng M (b − a) < 1, với M = . Chứng minh rằng x1
d
"gần" α hơn x0 .
f ′′ (x)
4. Đặt M0 = supx∈[a,b] | |, hãy chỉ ra rằng M0 là một số thực. Giả sử M0 (b−a) < 1,
2f ′ (x)
chứng minh hoặc bác bỏ mệnh đề sau

|α − x1 | < |α − x0 |

1
5. Giả sử các điều kiện của phần 3. được thỏa mãn (Tức là M (b − a) < 1). Chứng minh
rằng dãy số {xn }∞
n=0 với x0 ∈ [a, b] bất kỳ, và

f ′ (xn )
xn+1 = xn − , ∀n ∈ Z, n ≥ 0
f (xn )

hội tụ tới α. Liệu kết luận về sự hội tụ tới α của dãy số trên có còn đúng nếu các
điều kiện của phần 4. được thỏa mãn?

3 Tài liệu tham khảo

1. Kết luận của phần 4. đã xuất hiện trên Wikipedia, tuy nhiên chưa có chứng minh
đầy đủ: https://en.wikipedia.org/wiki/Newton%27s_method

You might also like