You are on page 1of 23

GẶP GỠ MÙA HÈ 2021

Đồng dư theo Ideal

Nguyễn Song Minh


Ngày 17 tháng 7 năm 2021

Tóm tắt nội dung cơ bản


Bài viết này, nói về việc mở rộng quan hệ đồng dư trên Z thành
quan hệ đồng dư theo các ideal trên các vành giao hoán. Tác giả không
giấu diếm mong muốn cùng các bạn học sinh phổ thông tiếp cận một
số vấn đề hiện đại, thông qua các nguyên liệu sẵn có của chương
trình chuyên Toán. Phần đầu của bài viết, tác giả trình bày lại khái
niệm đồng dư cổ điển trên Z. Ở các phần tiếp sau đó, là khái niệm
về vành giao hoán, ideal trên vành giao hoán, hòng tìm cách mở rộng
khái niệm đồng dư. Cuối bài viết, là một số bài toán sơ cấp được xử
lý bằng các công cụ đã xây dựng ở các phần trước.

Mở đầu
Cho trước số nguyên dương m, ký hiệu Rm = {k ∈ N : k < m}, khi đó, bằng
thuật toán chia ta xác lập được song ánh Dm : Z → Z × Rm , gán mỗi một số
nguyên x tương ứng với một cặp (qm (x), rm (x)) sao cho

x = qm (x)m + rm (x).

Số nguyên qm (x) viết ở trên, gọi là thương của phép chia x cho m, còn số tự
nhiên rm (x) nhỏ hơn m gọi là số dư của phép chia đó. Như vậy, sự xác định một
phép chia số nguyên x cho m được thông qua hai yếu tố là thương và số dư.

Với hai số nguyên x và y nào đó, sau khi thực hiện phép chia cho m ta có

1
được rm (x) = rm (y). Nếu ta diễn tả thành lời, thì điều đó nghĩa là "x và y có
cùng một số dư khi đem chia cho m.". Cứ nói thế nó dài dòng, cho nên, ta gọi
tắt lại là x đồng dư với y (trong phép chia cho m), và ta sẽ ký hiệu là
x≡y (mod m).
Rất dễ dàng để chúng ta thấy rằng, dấu hiệu cho quan hệ đó, chính là m | (x−y),
hay nói một cách khác thì
x≡y (modm) ⇐⇒ x − y ∈ I(m).

Ở đây, I(m) là tập các bội số của m, tức là


I(m) = {tm : t ∈ Z}.
Tập hợp các số nguyên Z, có một đặc điểm là, cứ với x, y ∈ Z thì
x ± y ∈ Z, xy ∈ Z.
Cho nên, với a, b ∈ I(m) và t là số nguyên tuỳ ý, thì ta cũng thấy rằng
a ± b ∈ I(m), ta ∈ I(m).
Những điều ấy, cho ta các tính chất cơ bản sau của quan hệ đồng dư trên Z.
ˆ x ≡ x (mod m) với mọi x ∈ Z, x ≡ y (mod m) thì y ≡ x (mod m); và
nếu như x ≡ y (mod m) và y ≡ z (mod m) thì x ≡ z (mod m).
ˆ Nếu x ≡ y (mod m) và x0 ≡ y 0 (mod m) thì sẽ có

x ± x0 ≡ y ± y 0 (mod m), xx0 ≡ yy 0 (mod m).

ˆ Nếu x ≡ y (mod m) và n là số nguyên dương thì sẽ có

xn ≡ y n (mod m).

Các cấu trúc đẹp đẽ của Z và I(m), cùng với các tính chất hữu dụng của quan
hệ đồng dư trên Z như vốn biết, là động cơ để chúng ta tiếp cận các khái niệm
hiện đại hơn được trình bày ở các phần tiếp sau của bài viết.

1 Khái niệm vành giao hoán và ideal


Cho R là một tập khác rỗng, một phép toán hai ngôi ∗ ở trên R khi đó sẽ được
thiết lập từ một ánh xạ o : R2 → R. Theo đó, cứ với mỗi (x, y) ∈ R2 lại gán
tương ứng với một x ∗ y ∈ R theo quy tắc
x ∗ y = o (x, y) .

2
Phép toán ∗, gọi là có tính giao hoán, nếu như với (x, y) ∈ R2 bất kỳ ta luôn có

x ∗ y = y ∗ x.

Được gọi là có tính kết hợp, nếu với mọi (x, y, z) ∈ R3 ta có

(x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z).

Được gọi là có đơn vị, nếu như tồn tại u ∈ R để mà

x ∗ u = u ∗ x = x, ∀ x ∈ R.

Nếu có đơn vị trên R đối với ∗ là u, thì hai phần tử x, x0 trong R sẽ được gọi là
nghịch đảo của nhau (và ta nói x, x0 khả nghịch với ∗), nếu như

x ∗ x0 = x0 ∗ x = u.

Giả sử có ∗ và • là hai phép toán hai ngôi ở trên R, ta nói • phân phối với ∗ nếu
như cứ với x, y, z tùy ý trong R ta luôn có các đẳng thức

x • (y ∗ z) = (x • y) ∗ (x • z), (y ∗ z) • x = (y • x) ∗ (z • x).

Bây giờ nếu R là một tập hợp khác rỗng, và trên đó xác lập hai phép toán hai
ngôi, ký hiệu là ∗ và • thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau
1. Hai phép ∗ và • đều có tính chất kết hợp, và giao hoán.

2. Mọi phần tử của R đều khả nghịch đối với phép toán ∗.

3. Phép toán • phân phối với phép toán ∗.


Lúc đó, ta sẽ nói R là một vành giao hoán với hai phép toán ∗ và •. Nếu trong
R có đơn vị theo phép toán • ta sẽ nói nó là vành có đơn vị.

Ví dụ 1. Ta có thể dễ dàng kiểm tra rằng Z, Q hay R là một vành giao hoán
đối với hai phép toán cộng (+) và nhân (.) các số như vẫn biết.

Ví dụ 2. Cho p(x) là một tam thức monic bậc hai hệ số nguyên và nó không có
nghiệm hữu tỷ (tính cả trường hợp nó không có nghiệm thực), gọi α là nghiệm
của p(x), ta xét
Q(α) = {u + vα : u, v ∈ Z}.
Lúc đó, chẳng khó khăn gì để mà thấy Q(α) cùng với hai phép cộng và nhân số
phức sẽ là một vành giao hoán có đơn vị là 1.

Ví dụ 3. Tập hợp các đa thức hệ số nguyên Z[x] với hai phép toán cộng và

3
nhân đa thức như đã biết là một vành giao hoán. Các tập Q[x], R[x] cũng vậy.

Ví dụ 4. Với hệ tọa độ trực chuẩn hai chiều (Oxy), lấy ra hai điểm A(x, y) và
B(u, v) nào đó tùy ý, ta xác lập các phép toán ∗ và • bởi quy tắc
A ∗ B = S (x + u, y + v) , A • B = (xu − yv, xv + yu) .
Khi đó, (Oxy) và hai phép toán ∗ và • cũng là một vành giao hoán. Nó có đơn
vị của ∗ là điểm O(0, 0), đơn vị của • là J(1, 0). Không những vậy, mọi điểm
khác gốc tọa độ O còn khả nghịch với • và nếu ta xét điểm I(0, 1) thì
I • I = −J.

Ở đây, −J(−1, 0) là điểm đối xứng của J qua O, cũng có nghĩa −J là nghịch
đảo của J đối với ∗. Bây giờ, ta đặt trục số thực vào trục hoành, khi đó số thực
x chính là điểm M (x, 0) ∈ (Ox), đồng thời ta đặt I là số i (ta cần chú ý là i ∈
/R
do I ∈
/ (Ox)). Khi ấy, nếu ký hiệu lại các phép ∗ và • lần lượt là + và . như với
các con số cho nó thân thuộc, thế thì sinh ra tập số phức C, với để ý
i2 = i.i = −1.
Ví dụ 5. Với L là tập các điểm nguyên trong hệ (Oxy), lấy từ L ra hai điểm
A(x, y) và B(u, v) nào đó tùy ý, ta xác lập các phép toán ∗ và • bởi quy tắc
A ∗ B = S (x + u, y + v) , A • B = (xu + yv, xv + yv + yu) .
Ta cũng có thể kiểm tra L và hai phép toán ∗, • xác lập một vành giao hoán.

Ví dụ 6. Với mỗi số nguyên dương m, xét Fm là tập hợp tất cả các số hữu
tỷ r mà nếu viết r dưới dạng tối giản thì nó có mẫu số nguyên tố cùng nhau với
m. Khi đó, Fm cùng với hai phép cộng và nhân các số hữu tỷ sẽ xác lập một
vành giao hoán.

Ví dụ 7. Với mỗi số nguyên dương m, ký hiệu rm (x) là số dư khi đem chia


số nguyên x cho m. Trên Rm = {k ∈ N : k < m}, ta xác lập hai phép toán
x ∗ y = rm (x + y) , x • y = rm (xy) .
Ta cũng dễ dàng kiểm tra thấy Rm cùng với ∗ và • là một vành giao hoán.

Tiếp theo đây, ta sẽ đưa ra khái niệm ideal, như một sự mở rộng khái niệm
từ các tập bội I(m) ở phần mở đầu bài viết. Ta xét R cùng với ∗ và • là một
vành giao hoán theo như đã định nghĩa trên kia. Lúc ấy, một tập con khác rỗng
của R là I sẽ được gọi là một ideal trên R, nếu như nó thỏa mãn đồng thời các
điều kiện (lý tưởng) sau đây

4
i, Tính đóng với phép toán. Với a, b ∈ I tùy ý ta sẽ có a ∗ b ∈ I, a • b ∈ I.

ii Tính đóng với nghịch đảo của phép toán *. Với mỗi a ∈ I thì nghịch
đảo của a theo phép toán ∗ cũng thuộc I.
iii, Tính hấp thụ. Với a ∈ I và x ∈ R tùy ý ta sẽ có xa ∈ I.
Từ đây về sau bài viết, ta sẽ sử dụng ký hiệu + thay cho ∗ và . thay cho •, với
các phần tử x, y tùy ý thuộc vành R thì −x được hiểu là nghịch đảo của x đối
với ∗, 0R (hoặc đơn giản là 0 nếu không gây hiểu lầm) được hiểu là đơn vị của
phép toán ∗, việc viết x − y và xy sẽ được hiểu tương ứng là x + (−y) và x.y, còn
xn = x.x
| {z. . . x} .
n lần x

Ta cũng dễ dàng kiểm tra là: Tập con khác rỗng I của một vành giao hoán R là
một ideal nếu và chỉ nếu cứ với a, b ∈ I và x ∈ R tùy ý thì sẽ có a−b ∈ I, xa ∈ I.

Trong tình huống R cùng với + và . là một vành giao hoán, và trên R có đơn vị
của phép toán ., thế thì có thể thấy là: Tập con khác rỗng I của R là một ideal
nếu và chỉ nếu cứ với a, b ∈ I và x ∈ R tùy ý thì sẽ có a + b ∈ I, xa ∈ I.

Ví dụ 8. Với vành giao hoán Z[x] nói đến ở ví dụ 2, f, g là các đa thức hệ


số nguyên tùy ý, khi đó xét
I(f, g) = {uf + vg : u, v ∈ Z[x]} .
Ta có thể kiểm tra thấy ngay rằng I(f, g) là một ideal trên Z[x]. Tổng quát
hơn, nếu R cùng với hai phép + và . là một vành giao hoán, thì với n phần tử
a1 , a2 , . . . , an lấy tùy ý ở trong R ta sẽ có ideal sau đây
I (a1 , a2 , . . . , an ) = {x1 a1 + x2 a2 + . . . + xn an : x1 , x2 , . . . , xn ∈ R} .
Ideal vừa nói đến, gọi là ideal sinh bởi a1 , a2 , . . . , an .

Ví dụ 9. Nếu R cùng với hai phép + và . là một vành giao hoán có đơn
vị, thì nó luôn sẵn có hai ideal là {0} và bản thân nó. Hãy chú ý rằng bản thân
R là ideal duy nhất của chính nó chứa đơn vị. Thêm nữa, nếu I, J là các ideal
trên R thì I ∩ J, I + J và IJ đều là các ideal, ở đây
 
 X 
I + J = {a + b : a ∈ I, b ∈ J} , IJ = ab .
 
a∈I, b∈J

Ta luôn có IJ ⊂ I ∩ J, nhưng nhìn chung không có bao hàm thức ngược lại, một
ví dụ cho chuyện đó là khi ta xét cặp ideal của R[x, y] đó là I(x, y 2 ) và I(y).

5
2 Đồng dư theo ideal
Cho R với hai phép toán + và . là một vành giao hoán, I là một ideal trên R.
Khi đó, với hai phần tử x, y nào đó của R ta nói x đồng dư theo I nếu và chỉ
nếu x − y ∈ I, và khi ấy ta sẽ viết
x≡y (mod I).
Bởi vì I 6= ∅, cho nên lấy ra được a ∈ I nào đó, lúc đó có 0 = a − a nên chúng ta
sẽ có được 0 ∈ I. Và như thế, −a ∈ I do là −a = 0 − a. Bây giờ nếu x, y, z ∈ R
nào đó mà thỏa mãn các điều kiện x ≡ y (mod I) và y ≡ z (mod I), thế thì do
x − y ∈ I, y − z ∈ I,
nên ta sẽ có được
x − x ∈ I, y − x = −(x − y) ∈ I, x − z = (x − y) + (y − z) ∈ I.
Như vậy, ta thấy quan hệ đồng dư theo ideal I là một quan hệ tương đương ở
trên R, cụ thể là các tính chất sau đây
I1) Với mọi x ∈ R ta có x ≡ x (mod I).
I2) Nếu x ≡ y (mod I) thì y ≡ x (mod I).
I3) Nếu x ≡ y (mod I) và y ≡ x (mod I) thì x ≡ z (mod I).
Bây giờ nếu x, x0 , y, y 0 ∈ R thỏa mãn
x≡y (mod I), x0 ≡ y 0 (mod I).
Khi đó đặt x − x0 = a, y − y 0 = b thì do a, b ∈ I và đặc điểm I nên
x + y − x0 − y 0 = a + b ∈ I, (x − y) − (x0 − y 0 ) = a − b ∈ I.
Lấy ra một r từ R tùy ý, ta cũng có
rx − ry = ra ∈ I.
Như vậy, ta có thêm các tính chất sau

Nếu x, x0 , y, y 0 ∈ R thỏa mãn x ≡ y (mod I), x0 ≡ y 0 (mod I), thì


I4) x ± y ≡ x0 ± y 0 (mod I).
I5) rx ≡ ry (mod I), ∀ r ∈ R.
Với phép truy toán ta cũng có thêm là
I6) Nếu x, y ∈ R thỏa mãn x ≡ y (mod I) và n ∈ N∗ , thì xn ≡ y n (mod I).
Khái niệm đồng dư theo ideal I trên vành giao hoán R, cùng với các tính chất
như vừa nêu, sẽ là cơ sở để chúng ta nhìn lại một số vấn đề của Số Học sơ cấp,
như một số ví dụ minh họa ở mục sau đây.

6
3 Một số bài toán minh họa
Trước tiên, ta cùng nhìn lại các đồng dư hữu tỷ vốn đã biết, qua cái nhìn theo
ideal. Với mỗi số nguyên dương m (xét m > 1 để tránh tầm thường), thì ở ví
dụ 5 ta đã biết Fm là một vành giao hoán với phép cộng và nhân các số hữu tỷ.
Vành này có đơn vị là 1, nó chứa Z, cho nên nó có một ideal sinh bởi m là

I(m) = {mr : r ∈ Fm }.

Thêm nữa là cứ với các số nguyên x, y thỏa mãn x ≡ y (mod I(m)) thì ta cũng
sẽ có được x ≡ y (mod m) và ngược lại. Ta cũng chú ý rằng với số nguyên dương
k tùy ý, thì Fm = Fmk

P1. Cho x, y ∈ Fm thỏa mãn x ≡ y (mod I(m)), chứng minh rằng

xn ≡ y n + ny n−1 (x − y) (mod I m2 ).


Lời giải. Do x ≡ y (mod I(m)), nên với mỗi số nguyên dương k ta có

xk ≡ y k (mod I(m)).

Cho ta thấy là với mỗi số nguyên dương k như thế sẽ tồn tại rk ∈ Fm để mà

xk − y k = mrk .

Bây giờ thì để ý biến đổi


X
xn − y n − ny n−1 (x − y) = (x − y) xk − y k y n−k = m2 r.


1≤k≤n−1

rk y n−k ∈ ∈ Fm . Và, như thế thì nghĩa là ta có luôn điều


P
Ở đó thì r = r1
1≤k≤n−1 
phải chứng minh, do Fm = Fm2 và m2 r ∈ I m2 .
r
Nhận xét. Vấn đề này, hoàn toàn có thể mở rộng ra thành bài toán sau

P2. Cho R là một vành giao hoán, cứ với mỗi m ∈ R ta ký hiệu

I(m) = {mr : r ∈ R}.

Cho x, y, m ∈ R thỏa mãn x ≡ y (mod I(m)), chứng minh rằng với P (x) là một
đa thức có các hệ số thuộc R và P 0 (x) là đạo hàm hình thức của P (x) thì

P (x) ≡ P (y) + (x − y)P 0 (y) (mod I m2 ).




7
Bây giờ, quay lại với đồng dư hữu tỷ trong tình huống m = p với p là một số
nguyên tố, ta sẽ xây dựng thương Fermat trên nó, giống như những gì đã từng
có ở trên Z, cụ thể là bài toán sau

P3. Cho p là một số nguyên tố, với mỗi x ∈ Fp \ I(p) đặt


xp−1 − 1
= fp (x).
p
Chứng minh rằng, với x, y ∈ Fp \ I(p) ta sẽ có
1. fp (x) ∈ Fp .
2. fp (x) + fp (y) ≡ fp (xy) (mod I(p)).
Lời giải. Ta để ý rằng, một số hữu tỷ r biểu diễn được dưới dạng phân số
(không cần phải tối giản), mà có mẫu số khi đó nguyên tố cùng nhau với m. Thế
thì sau khi tối giản sẽ thấy r ∈ Fm .
a
1. Viết x = , trong đó a, b ∈ Z : gcd(a, b) = 1, khi đó thì do là x ∈ Fp \ I(p)
b
ap−1 − bp−1
cho nên p - ab, đặt A = , B = bp−1 thì
p
A
fp (x) = .
B
Vì p - ab nên theo định lý Fermat bé ta có A ∈ Z, và p - B để có fp (x) ∈ Fp .
2. Vì fp (x) ∈ Fp và fp (y) ∈ Fp nên pfp (x)fp (y) ∈ I(p), và sẽ dẫn đến điều
đang cần phải chứng minh nếu chúng ta để ý đẳng thức
fp (x) + fp (y) = fp (xy) − pfp (x) fp (y) .

r
Ta sẽ áp dụng những vấn đề có vẻ hơi giáo điều vừa có, vào bài sau

P4. Cho p là một số nguyên tố lẻ, a và b là các số nguyên dương sao cho
1 1 1 a
+ + ... + = .
1p−1 2p−1 (p − 1)p−1 b
Chứng minh rằng (p − 2)!a + b chia hết cho p2 .
1
Lời giải. Đặt λ = theo P3 sẽ có được
(p − 1)!
X X
k 1−p fp k −1 ≡ p − 2 + λp−1 (mod I(p2 )).

≡p−1+p
1≤k<p 1≤k<p

8
Theo Wilson, thì λ ≡ −1 (mod I(p)), cho nên áp dụng P1 sẽ có
λp−1 ≡ 1 − (p − 1) (λ + 1) ≡ λ + 2 (mod I(p2 )).
m
Vậy ≡ λ + p (mod I(p2 )), và từ đó ta sẽ có điều cần chứng minh.
n
r
Đồng dư hữu tỷ, hay nói khác đi là đồng dư theo các ideal trên các vành giao
hoán Fm là một công cụ rất hữu hiệu với các đồng dư nhị thức. Bằng các kỹ
năng tương tự như đã trình bày, bạn đọc có thể xử lý bài toán sau
 
m
P5. Với m, n ∈ N ta ký hiệu là số tập con có n phần tử của một tập
n
có m phần tử (nó sẽ bằng 0 nếu như m < n). Cho p là một số nguyên tố lẻ,
chứng minh rằng
   
k+l kl p p
X
(−1) ≡ p + p! (mod p3 ).
p k l
1≤k,l<p

Giờ đã đến lúc, tạm rời bỏ mấy bài toán liên quan đến đồng dư hữu
√ tỷ. Chúng
ta xét lớp các vành Q(α) nói đến ở ví dụ 2. Trong trường hợp α = 2 (là nghiệm
của tam thức bậc hai p(x) = x2 − 2), ta có bài toán minh họa sau

P6. Gọi S là tập tất cả các số ở dạng a + b 2, trong đó a và b là các số
nguyên không âm nhỏ hơn 83 và không đồng
√ thời bằng 0. Giả sử tích tất cả các
phần tử của S viết được dưới dạng m + n 2, trong đó m và n là các số nguyên.
Tìm số dư của m và n khi đem chia cho 83.

Lời giải. Xét vành Q( 2) và ideal I(83) với
√ √ √
Q( 2) = {a + b 2 : a, b ∈ Z}, I(83) = {83r : r ∈ Q( 2)}.
 
2 832 −1
Trước hết ta nhận thấy rằng = (−1) 8 = −1. Vì thế, với a và b là các
83 
số nguyên không âm nhỏ hơn 83 và không đồng thời bằng 0 thì 83 - a2 − 2b2 ,
cho thấy sự tồn tại nghịch đảo của a2 − 2b2 theo mod 83 là T , ta lấy c và d lần
lượt là các số dư của aT và −bT khi đem chia cho 83, thì
 √  √ 
a + b 2 c + d 2 ≡ a2 − 2b2 T ≡ 1

(mod I(83)).
√ √
Lúc này vì a + b 2 ∈ S nên c + d 2 ∈ S, vì vậy với mỗi s ∈ S sẽ tồn tại s0 ∈ S
để sao cho ss0 ≡ 1 (mod I(83)), phần tử nghịch đảo của s theo mod I(83) là s0
sẽ duy nhất, vì nếu có s∗ để ss∗ ≡ 1 (mod I(83)) thì s0 = s∗ , do
s∗ ≡ s∗ ss0 ≡ s0 (mod I(83)).

9
Nếu s ∈ S thỏa mãn s2 ≡ 1 (mod I(83)), thì nếu s 6= 1 sẽ có s − 1 khả nghịch
theo mod I(83). Nhân nghịch đảo vào được s + 1 ≡ 0 (mod I(83)), tức là s = 82.
Tương tự, nếu s 6= 82, thì s = 1. Như vậy, tập S \ {1, 82} được chia thành từng
cặp (s, s0 ) sao cho ss0 ≡ 1 (mod I(83)), từ đây ta sẽ có

m + n 2 ≡ 82 (mod I(83)).

Kéo theo 83 | n và m chia 83 dư 82.


√ r
Cũng với vành Q( 2) đó, ở bài toán sau đây, chúng ta mạnh dạn mở rộng khái
niệm cấp theo modulo ở đồng dư trên Z sang kiểu đồng dư theo ideal, như sau

P7. Cho dãy số (xn )n∈N trong đó x0 = 1, x1 = 3 và với số tự nhiên n bất


kỳ, ta luôn có xn+2 = 6xn+1 − xn . Chứng minh rằng, nếu k là số nguyên dương
và p là ước nguyên tố lẻ của x2k , thì

2k+3 | (p − 1).

Lời giải. Xét vành Q( 2) và ideal I với
√ √ √
Q( 2) = {a + b 2 : a, b ∈ Z}, I = {px : x ∈ Q( 2)}.

Với mỗi số tự nhiên n ta có ngay


√ 2n √ 2n
1+ 2 + 1− 2
xn = .
2
Cho ta thấy 2 là thặng dư bậc hai theo mod p, vì

2x22k−1 ≡ 1 + x2k ≡ 1 (modp) .

Từ đây, theo tính chất của hệ số nhị thức ta có


 √ p √  √ 
1+ 2 ≡1+ 2 ≡ 1+ 2 p (modI) .

2 − 1 để mà có
Nhân cả hai vế với
n

 √ n o
p−1∈O = n∈N : 1+ 2 ≡1 (modI) .

Vậy là ∅ 6= O ⊂ N∗ cho nên sẽ phải tồn tại h = min O, bây giờ với n ∈ O bất
kỳ, ta sẽ viết n = qh + r, ở đó q, r ∈ N và r < h, để mà thấy
√ r √ h q  √ r  √ n
  
1+ 2 ≡ 1+ 2 1 + 2 ≡ 1 + 2 ≡ 1 (modI) .

10
Vai trò của h ép buộc r = 0, cho ta

O = {th : t ∈ N∗ } .

Đến đây, ta để ý p | x2k để mà có


 √ 2k+1  √ 2k+2
2 1+ 2 x2k = 1 + 2 + 1 ∈ I.

Vì thế sẽ kéo theo là


 √ 2k+3
1+ 2 ≡ (−1)2 ≡ 1 (modI) .

Vậy, 2k+3 ∈ O, nên h = 2l với l ∈ N và l ≤ k + 3, giờ nếu l ≤ k + 2, thì ta có


luôn là h | 2k+2 dẫn đến mâu thuẫn là
√ 2k+2

0≡ 1+ 2 +1≡2 (modI) .

Tóm lại, buộc phải có l = k + 3 và cho ta h = 2k+3 và ta có điều phải chứng


minh, do h | (p − 1) là điều đã chỉ ra ở phía trên.
r
Chú ý rằng, số nguyên dương
√ h = min O nói đến ở bài toán trên, có thể coi chính
là cấp của phần tử 1 + 2 theo mod I. Nói √ khác đi, nếu muốn, bạn đọc hãy cứ
mạnh dạn sử dụng ký hiệu h = ordI (1 + 2) chả làm sao hết cả.
√  √
Ở bài toán tiếp sau đây, ta xét vành Q( 5) = a + b 5 : a, b ∈ Z .

P8. Chứng minh rằng, với mỗi số nguyên dương a sẽ có vô số nghiệm nguyên
dương của phương trình
x+y+1 y+a
+ = 4.
y x
Lời giải. Phương trình trên được biến đổi trở thành

(5y − 2a − 3)2 − 5(2x − 3y + 1)2 = 4a2 + 12a + 4.



Giờ ta xét ideal I(m)√= {mr : r ∈ Q( 5)}, m ∈ N∗ . Với mỗi số tự nhiên n, thì
do tính đóng của Q( 5) với phép nhân, nên tồn tại các số nguyên un , vn để
√  √  n
un + vn 5 = 3a + 2 + a 5 α .
√ √
Ở đây, α = 9 + 4 5, β = 9 − 4 5, lại lấy liên hợp để có
√  √  n
un − vn 5 = 3a + 2 − a 5 β .

11
Sau nhân lại ta sẽ được

u2n − 5vn2 = 4a2 + 12a + 4.

Dễ dàng thấy rằng un , vn ∈ N∗ , đồng thời

α≡β≡1 (mod I(2)).

Thêm nữa, do α2 = 18α − 1 ≡ −2α − 1 (mod I(5)), cho nên có

α10 ≡ β 10 ≡ 1 (mod I(5)).

Kết hợp lại, sẽ có


α10 ≡ β 10 ≡ 1 (mod I(10)).
Vậy để thấy
u10n ≡ u0 (mod 10), v10n ≡ v0 (mod 10).
Xét hệ phương trình (
2x − 3y + 1 = vn ,
5y − 2a − 3 = un .
Hệ đó có định thức D = 10, và nó có nghiệm nguyên ứng với n = 0, nên kết hợp
với đồng dư phía trên và việc (un )n∈N , (vn )n∈N là các dãy số nguyên dương tăng
ngặt, nên ta có điều phải chứng minh.
r
Với những kỹ thuật vừa sử dụng, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý bài toán sau

P9. Cho trước a ∈ N∗ , tìm tất cả các cặp nghiệm nguyên của phương trình
x+y+1 y+a
+ = 4.
y x

1+ 5
Tiếp theo, với α = 2 là nghiệm của p(x) = x2 − x − 1, ta xét vành

Q (α) = {a + bα : a, b ∈ Z} .

1+ 5
P10. Với α = 2 , và p số nguyên tố nào đó, ký hiệu

I(p) = {pr : r ∈ Q (α)}.

Tìm số nguyên tố p sao cho cứ từ xy ∈ I(p) thì phải có x ∈ I(p) hoặc y ∈ I(p).
√ 2 √
Lời giải. Ta có 5 ∈ I(5), và bởi vì 5 = 5 , 5∈/ I(5) cho nên loại p = 5.

12
 
5
Ta xét p là số nguyên tố khác 5 sao cho = 1, khi đó sẽ tồn tại số nguyên a
 √ p
sao cho p | a2 − 5 , lúc ấy a ± 5 ∈/ I(p) nhưng
 √  √ 
a − 5 a + 5 ∈ I(p).

Từ đó để mà thấy là các số nguyên tố ở dạng 5k ± 1 không thỏa mãn yêu cầu.

Giờ, ta xét các số nguyên tố p ở dạng 5k ± 2, khi đó với a, b là các số nguyên


không đồng thời chia hết cho p thì 2a + b, b cũng vậy, và vì 5 là bất thặng dư
bậc hai mod p kết hợp

4 a2 − b2 − ab = (2a + b)2 − 5b2 ,




 
để thấy là p - a2 − b2 − ab . Giả sử T là nghịch đảo của a2 − b2 − ab theo mod
p, lúc đó có

(a + bα) (a + bβ) T = a2 − b2 − ab T ≡ 1 (mod p).




Như vậy là, nếu ta lấy ra tùy ý x, y ∈ Q(α) với x = a + bα, y = c + dα sao cho
thỏa mãn điều kiện xy ∈ I(p) thì hễ x ∈/ I(p) sẽ có

0 ≡ (a + bβ) T xy ≡ (a + bα) (a + bβ) T y ≡ y (mod I(p)).

Cho thấy nếu x, y ∈ Q(α) thỏa mãn xy ∈ I(p) thì hoặc x ∈ I(p) hoặc y ∈ I(p).

Ta đi đến kết luận, tất cả các số nguyên tố cần tìm ở dạng 5k ± 2.


r
Chúng ta sẽ cùng nói đến ý nghĩa của bài toán vừa giải quyết. Bây giờ, với√ p
là số nguyên tố lẻ ở dạng 5k ±2, Q (α) = {a + bα : a, b ∈ Z}, trong đó α = 1+2 5 .

Ta lấy ra x, m ∈ Q (α) và nói x chia hết cho m nếu và chỉ nếu tồn tại q ∈ Q (α)
để x = qm. Khi điều ấy xảy ra, ta viết m | x. Hãy chú ý là sự kiện ấy, tương
đương với việc x thuộc vào ideal I(m) (còn gọi là ideal chính sinh bởi m), và nó
cũng tương đương với x ≡ 0 (mod I(m)). Chúng ta để ý rằng

ˆ m | m với mỗi m ∈ Q (α).

ˆ x | y và y | x nếu và chỉ nếu x = ±αk y, k ∈ Z.

ˆ x | y và y | z thì x | z.

13
Khi x, m ∈ Q (α) và không xảy đến việc m | x, ta sẽ viết m - x.

Bây giờ cố định số nguyên tố p lẻ có dạng 5k ± 2 ở trên, với mỗi n ∈ N, đặt


I (pn ) = In .
Với mỗi x ∈ Q (α), vì Q (α) = I0 nên {n ∈ N : x ∈ In } = 6 ∅, nếu x 6= 0 thì lấy
giới hạn khi n ra vô cùng để thấy {n ∈ N : x ∈ In } là hữu hạn. Như thế nghĩa
là với mỗi x ∈ R và x 6= 0 sẽ tồn tại số tự nhiên n lớn nhất để x ∈ In , khi đó ta
sẽ viết vp (x) = n, nói khác đi
vp (x) = n ⇐⇒ x ∈ In \ In+1 .
Để ý là Z ⊂ Q (α), và nếu x ∈ Z∗ thì cái vp (x) nó trở lại bản chất như thứ ta đã
quen biết trên Z, có nghĩa là vp (x) = n nếu x = pn y với y ∈ Z và p - y.

Với những ký hiệu và lý lẽ trên, ta dễ dàng kiểm tra các khẳng định sau đây
1. vp (xy) = vp (x) + vp (y) với mọi x, y ∈ Q (α).
2. vp xk = kvp (x) với mọi x ∈ Q (α) và k ∈ N∗ .


3. vp (x ± y) ≥ min {vp (x), vp (y)} với mọi x, y ∈ Q (α), và khi vp (x) < vp (y)
thì chúng ta sẽ có được vp (x ± y) = vp (x).
Nếu thêm quy ước là vp (0) = ∞, thì ba cái tính chất trên vẫn cứ ổn nếu kết
hợp các quy ước về vô cùng lớn. Và, ta có bổ để LTE đầu tiên trên Q (α), như sau

LTE 1. Nếu k là số nguyên dương không chia hết cho p, lấy x, y ∈ Q (α) thỏa
mãn điều kiện là p - xy và x ≡ y (mod I1 ) thì
vp xk − y k = vp (x − y) .



Chứng minh. Theo P2, thì vp xk − y k − ky k−1 (x − y) = 2vp (x − y) và

vp ky k−1 (x − y) = vp (x − y) > 0.


Vậy, theo tính chất cuối của định giá, có


vp xk − y k = vp ky k−1 (x − y) = vp (x − y) .
 


Tiếp theo, chúng ta có kết quả sau

LTE2. Cho x, y ∈ R sao cho p - xy và x ≡ y (mod I1 ) thì


vp (xp − y p ) = 1 + vp (x − y) .

14
xp−1−k y k ta có
P
Chứng minh. Với φp (x, y) =
0≤k≤p−1

vp (xp − y p ) = vp (x − y) + vp (φp (x, y)) .


Giả sử vp (x − y) = k, ta có k ∈ N∗ và theo P2 thì với 0 ≤ k ≤ p − 1 ta có
y k ≡ xk − kxk−1 (x − y) (mod I2k ).
Để ý rằng 2k ≥ k + 1 ≥ 2 và p2 | (x − y)
P
k cho ta thấy
0≤k≤p−1
X
φp (x, y) ≡ pxp−1 − xp−2 (x − y) k ≡ pxp−1 (mod I2 ).
0≤k≤p−1

Vì thế có vp (φp (x, y)) = vp pxp−1 = 1 và ta hoàn tất chứng minh.

Kết hợp hai kết quả đó, với phép truy toán ta có kết quả khái quát là

LTE. Cho k ∈ N∗ , x, y ∈ R sao cho p - xy và x ≡ y (mod I1 ) thì


vp xk − y k = vp (k) + vp (x − y) .


Có câu hỏi để lại cho bạn đọc, đó là: "Tại sao ta phải đi chọn các số nguyên tố
kiểu đó? Và, nếu là các số nguyên tố khác, thì kết quả sẽ ra sao?". Còn bây giờ,
chúng ta sẽ vận dụng những gì đã giải quyết vào một bài toán rất dễ sau

P11. Với mỗi số nguyên dương n, đặt


√ !3n √ !3n
3+ 5 3− 5
+ = Tn .
2 2

Chứng minh rằng Tn ∈ Z, đồng thời 3n+1 | Tn .


n
Lời giải. Đem chia đa thức x3 cho tam thức x2 − 6x + 1, giả sử được dư
là đa thức kx + l, thế thì k, l là các số nguyên và có đa thức q để viết được
n
x3 = x2 − 6x + 1 q (x) + kx + l.


Ta đem thay a và −b (hai nghiệm của tam thức kia) vào để thấy
n n
Tn = a3 − b3 = 3k + 2l ∈ Z.
√ √
3+ 5 −3+ 5
Bây giờ, với a = 2 , b= 2 áp dụng LTE xây dựng phía trên có
n n
v3 a3 − b3 = v3 (a − b) + v3 (3n ) = n + 1.


15
r
Chú ý là T0 = 3, và ta có công thức truy hồi

Tn+1 = Tn3 − 3Tn .

Đến đây, có thể quy nạp, còn không thì dùng tính chất phi Archimedean của
hàm v3 trên Z, để mà có được một lời giải đơn giản hơn.

Ta tiếp tục với một bài toán quen thuộc sau

P12. Cho dãy số (xn )n∈N với x0 = 0, x1 = 1 và với mỗi n ∈ N có

xn+2 = 3xn+1 − xn .

Chứng minh rằng, với mỗi n ∈ N ta đều có xn+100 ≡ xn (mod 101).



1+ 5
Lời giải. Lại xét trên Q (α) = {a + bα : a, b ∈ Z}, trong đó α = 2 . Trước
tiên, với β = 1 − α ∈ Q (α) ta có được số hạng tổng quát

α2n − β 2n
xn = √ .
5
 
5
= 1, theo định lý Fermat bé, và việc 101 | 101

Để ý là k với mỗi k nhỏ
101
hơn 101, sau khi dùng khai triển nhị thức ta có
 √ 101 √ X  101  √ k √
3+ 5 ≡ 3101 +550 5+ 3101−k 5 ≡ 3+ 5 (mod I(101)).
k
1≤k<101

Điều đó có nghĩa là
101 101
2 α2 ≡ 2α2 ≡ 2α2 (mod I(101)).

Nhân hai vế của đồng dư đó với 299 β 2 ∈ Q (α) ta được

α200 ≡ 1 (mod I(101)).

Tương tự cũng có nốt β 200 ≡ 1 (mod I(101)), và vì thế với n ∈ N có



(xn+100 − xn ) 5 ≡ α2n α200 − 1 − β 2n β 200 − 1 ≡ 0 (mod I(101)).
 


Nhân hai vế của đồng dư đó với 599 5 ∈ Q (α), có

xn+100 − xn ≡ 0 (mod I(100)).

16
Bởi vì xn , xn+100 ∈ Z ⊂ Q (α), cho nên ta có điều cần chứng minh.
r
Một cách làm tương tự, sẽ cho ta lời giải bài toán sau đây

P13. Cho dãy số (xn )n∈N với x0 = 0, x1 = 1 và với mỗi n ∈ N có


xn+2 = 13xn+1 + 3xn .
Tìm số nguyên dương h nhỏ nhất, sao cho
2021 | (sn+h+2021 − sn+2021 ) , ∀ n ∈ N∗ .
Ta tiếp tục với bài toán sau

P14. Cho p là một số nguyên tố, còn a là một số nguyên dương lớn hơn 3,
số thực α là một nghiệm vô tỷ của tam thức bậc hai P (x) = x2 + ax + 1. Biết
rằng không tồn tại số nguyên x sao cho p là ước của P (x), chứng minh rằng
i, Với mỗi n ∈ N∗ sẽ tồn tại duy nhất cặp số nguyên (an , bn ) để sao cho
αn = αan + bn .
ii, Nếu p - (ap − 1) thì sẽ có p | ap+1 và bp+1 ≡ 1 (mod p).
Lời giải. Ta gọi β là nghiệm còn lại của P (x), tất nhiên β ∈
/ Q và β 6= α. Theo
thuật toán chia đa thức, thì hẳn phải tồn tại các số nguyên an , bn và đa thức hệ
số nguyên q(x) để với x ∈ R, có
xn = q (x) P (x) + an x + bn .
Thay x bởi α thì do P (α) = 0 nên
αn = αan + bn .
Giả sử có cặp số nguyên (a0n , b0n ) để αn = αa0n + b0n , lúc ấy an = a0n và có nốt
bn = b0n , kẻo không là có mâu thuẫn
bn − b0n
α=− ∈ Q.
an − a0n
Vậy là ta có được (i,) giờ xét các tập hợp sau
Q (α) = {kα + l : k, l ∈ Z} , I = {xp : x ∈ Q (α)} , F ∗ = Q (α) \ I.
Lấy ra một phần tử x = kα + l với k, l ∈ Z của F ∗ . Lúc ấy nếu p | k thì p - l nên
theo định lý Fermat bé sẽ tồn tại x0 = lp−2 để sao cho xx0 ≡ 1 (mod I). Còn khi
 p−2
p - k đặt lk p−2 = v, do p - v 2 − av + 1 nên đặt v 2 − av + 1 = T thì sẽ có

1 ≡ v 2 − av + 1 T ≡ (α + v) (β + v) T ≡ (kα + l) k p−2 (β + v) T ≡ (mod I).




17
Mà β = a − α ∈ Q (α), Z ⊂ Q (α) nên chọn x0 = k p−2 (β + v) T ta lại có
x0 ∈ Q (α) để xx0 ≡ 1 (mod I). Tóm lại là, với mỗi x ∈ F ∗ sẽ tồn tại x0 ∈ R để

xx0 ≡ 1 (mod I).

Lấy x, y tùy ý thuộc Q (α), theo khai triển nhị thức và tính chất p | kp với mỗi


số nguyên dương k nhỏ hơn p, ta sẽ có

p
X p
(x + y) ≡ xp + y p + xk y p−k ≡ xp + y p (mod I).
k
0<k<p

Như vậy, kéo theo là


p p p
0 ≡ α2 − aα + 1 ≡ α2 − aα +1p ≡ α2 +(−a)p αp +1 ≡ P (αp ) (mod I).

Do αp = αap + bp và giả thiết nên αp − α ∈ F ∗ , từ đó sẽ tồn tại γ ∈ F ∗ để

(αp − α) γ ≡ 1 (mod I).

Và vì thế, với để ý P (x) = (x − α) (x − β) và αβ = 1, ta có

0 ≡ αγP (αp ) ≡ γ (αp − α) αp+1 − 1 ≡ αp+1 − 1


 
(mod I).

Từ αp+1 − 1 = ap+1 α + bp+1 − 1 ∈ I ta có điều phải chứng minh.


r
Vận dụng bài toán vừa xử lý, ta có được lời giải bài toán sau

P15. Cho a là một số nguyên dương lớn hơn 1, chứng minh rằng nếu p là một
ước nguyên tố của 5a4 − 5a2 + 1 thì p ≡ ±1 (mod 20).

Lời giải. Rõ ràng p ∈ / {2, 5} và p - a, ta gọi b là nghịch đảo theo mod p


của a, khi đó vì ab ≡ 1 (mod p) nên ta có

0 ≡ b4 5a4 − 5a2 + 1 ≡ b4 − 5b2 + 5 (mod p).




Xét đa thức P (x) = x2 − bx + 1, nếu như tồn tại x0 ∈ Z sao cho p | P (x), khi ấy
có p - x0 nên lại gọi x00 là nghịch đảo của x0 theo mod p, thì sẽ có

b ≡ bx0 x00 ≡ x20 + 1 x00 ≡ x0 + x00 (mod p).




Từ đó, với đa thức chia đường tròn thứ 20 là φ20 (x), ta có được
4 2
0 ≡ b4 − 5b2 + 1 x40 ≡ (x0 + x00 ) x40 − 5(x0 + x00 ) x40 + 5x40 ≡ φ20 (x0 )

(mod p).

18
Theo tính chất của φ20 , ta có ordp (x0 ) = 20 và theo tính chất của cấp, ta có

20 | (p − 1).

Bây giờ ta xét tình huống là không tồn tại x ∈ Z để p | P (x), lúc đó gọi α, β
là hai nghiệm (vô tỷ) của P (x) và xét Q(α) cũng như ideal I(p). Lúc này, theo
như những gì đã xử lý ở bài toán trước, sẽ có hai trường hợp sau đây

ˆ Nếu αp − α ∈ I(p) thế thì do β = b − α ∈ Q(α) và αβ = 1 nên

αp−1 ≡ αp β ≡ αβ ≡ 1 (mod I(p)).

Cho ta thấy ordI(p) (α) | (p − 1), và lại có

0 ≡ b4 − 5b2 + 1 α4 ≡ (α + β)4 α4 −5(α + β)2 α4 +5α4 ≡ φ20 (α)



(mod I(p)).

Vì thế có ordI(p) (α) = 20 và lại sẽ dẫn đến

20 | (p − 1).

ˆ Nếu αp − α ∈
/ I(p) khi đó

αp+1 ≡≡ 1 (mod I(p)).

Và vẫn cứ có được ordI(p) (α) = 20, cho nên theo tính chất cấp, ta có

20 | (p + 1).

Ta đã hoàn tất lời giải cho bài toán.


r
Với kỹ năng tương tự, ta sẽ có được lời giải cho bài toán quen thuộc sau

P16. Với a ∈ Z và p là ước nguyên tố khác 3 của a3 − 3a + 1, thì

9 | (p ± 1).

Ta tạm kết thúc các bài toán về các vành nguyên bậc hai Q (α) ở đây, để tiếp
theo, sẽ cùng xem xét một vấn đề khác như sau

P17. Cho P (x) là một đa thức monic hệ số nguyên bậc n, P (x) bất khả quy
trên Z[x] đồng thời P (x) có n nghiệm là r1 , r2 , . . . , rn , chứng minh rằng nếu p
là một số nguyên tố, thì sẽ xảy đến đồng dư

r1p + r2p + . . . + rnp ≡ r1 + r2 + . . . + rn (mod p).

19
Lời giải. Xét Z[x1 , x2 , . . . , xn ] là tập hợp tất cả các đa thức n biến hệ số
nguyên. Rõ ràng ta thấy rằng Z[x1 , x2 , . . . , xn ] là một vành giao hoán có đơn
vị với phép cộng và nhân đa thức, ở trên đó xét ideal chính I(p) (ở đây p được
hiểu là đa thức hằng), lúc ấy lấy f, g ∈ Z[x1 , x2 , . . . , xn ] theo tính chất của hệ
số nhị thức ta sẽ có
p
X p
p p
(f + g) ≡ f + g + f k g p−k ≡ f p + g p (mod I(p)).
k
1≤k<p

Vành Z[x1 , x2 , . . . , xn ] đó, sẽ sinh ra tự nhiên vành sau


R = {f (r1 , r2 , . . . , rn ) : f ∈ Z[x1 , x2 , . . . , xn ]} .
Phép truy toán lúc này cho ta
!p
X X
xi ≡ xpi (mod I(p)).
1≤i≤n 1≤i≤n

Ta cũng xét ideal I = {px : x ∈ R}, với chú ý rằng


I = {p (r1 , r2 , . . . , rn ) : p ∈ I (p)} .
Và vì thế, ta sẽ có !p
X X
ri ≡ rip (mod I).
1≤i≤n 1≤i≤n

rip đều là các số nguyên. Đồng thời


P P
Nhưng từ giả thiết ta sẽ có ri và
1≤i≤n 1≤i≤n
ta thấy rằng Z ⊂ R, và vì giả thiết nên nếu số hữu tỷ r thuộc R thì nó phải là
số nguyên, cho thấy là cứ với a, b ∈ Z mà a ≡ b (mod I) thì sẽ có
a≡b (mod p).
Bây giờ áp dụng định lý Fermat bé ta sẽ có
!p
X p X X
ri ≡ ri ≡ ri (mod p).
1≤i≤n 1≤i≤n 1≤i≤n

r
Bài toán cuối cùng trong bài viết này, bàn về đồng dư trên vành các ma trận
vuông liên quan đến dãy Fibonacci. Một ma trận 2 × 2 nói đến ở đây vốn là một
bảng chữ nhật gồm hai dòng và hai cột viết các số nguyên, nó có hình thức ở
dạng  
a b
.
c d

20
Trong đó a, b, c, d ∈ Z, ta gọi M2 là tập hợp tất cả các ma trận như vậy, và
trang bị hai phép toán như sau
  0 0  
a + a0 b + b0
 
a b a b
+ = ,
c d c0 d0 c + c0 d + d0

a0 b 0 aa0 + bc0 ab0 + bd0


    
a b
= .
c d c0 d0 ca0 + dc0 cb0 + dd0

Lúc đó M2 sẽ là một vành có đơn vị nhưng không giao hoán (phép nhân không
giao hoán), là bởi vì dễ dàng ta kiểm tra được phép cộng và nhân ma trận là các
phép toán hai ngôi trên M2 , chúng có tính kết hợp và phép nhân phân phối với
phép cộng. Đơn vị của phép công và phép nhân sẽ lần lượt là các ma trận O và
ma trận I, trong đó    
0 0 1 0
O= , I= .
0 0 0 1
 
a b
Nghịch đảo của ma trận A với phép cộng, với A = sẽ là ma trận ký hiệu
  c d
−a −b
là −A, ở đây −A = . Cũng với ma trận A đó và số nguyên k, thì kA
  −c −d
ka kb
là ma trân , chú ý rằng
kc kd
  
k 0 a b
kA = .
0 k c d

Do phép nhân không có tính giao hoán, cho nên với A, B ∈ M2 tùy ý và số
nguyên dương n thì nhìn chung là
 
X n
(A + B)n 6= Ak B n−k .
k
0≤k≤n

Tuy nhiên, với số nguyên k, thì ta vẫn có được


n
X n
(A + kI) = Aj k n−j .
k
0≤j≤n

Bây giờ, nếu p là một số nguyên tố, n là số nguyên dương, xét tập hợp
In = {pn A : A ∈ M2 }.
Lúc đó, cứ với u, v ∈ In , x ∈ M2 tùy ý, thì ta vẫn cứ có
u ± v ∈ In , uv ∈ In , xu ∈ In , ux ∈ In .

21
Như vậy là ta vẫn cứ xác lập được quan hệ đồng dư theo mod In , theo đó

x≡y (mod In ) ⇐⇒ x − y ∈ In .

Quan hệ đó, vẫn đảm bảo các tính chất như đồng dư trên vành giao hoán, chỉ có
thay thế I5 bởi: Nếu x ≡ y (mod In ) và r ∈ M2 thì rx ≡ ry (mod In ) và đồng
thời cũng có cả xr ≡ yr (mod In ).

Bây giờ, chúng ta sẽ dùng đồng dư đó vào bài toán sau

P18. Cho (fn )n∈N là dãy Fibonacci, p là một ước nguyên tố của fm với m ∈ N.
Chứng minh rằng, với mỗi số tự nhiên k ta có

pk+1 | fpk m .

0 1
Lời giải. Xét A = , khi đó vì
1 1
    
2 0 1 0 1 1 1
A = = = A + I.
1 1 1 1 1 2

cho nên có An+2 = An (A + I) = An+1 + An và truy toán ta có được


 
fn−1 fn
n
A = , ∀ n ∈ N∗ .
fn fn+1

Vì p | fm , cho nên có fm+1 ≡ fm−1 (mod p) kéo theo là

Am ≡ fm−1 I (mod I1 ).

Ta viết Am = fm−1 I + pB với B ∈ M2 và theo tính chất của hệ số nhị thức có


k k k
Ap m
≡ (fm−1 I + pB)p ≡ fm−1
p
I (mod Ik+1 ).

Ta có được điều cần chứng minh, do là


 
k f k f k
Ap m = p m−1 p m
.
fpk m fpk m+1

r
Xin kết thúc việc minh họa lý thuyết qua các bài toán ở đây. Và mong các bạn
đọc là học sinh tìm kiếm thêm các bài toán khác. Cũng như là phát triển đào
sâu ý tưởng này. Xin giới thiệu một số nguồn tham khảo thêm ở mục tiếp theo.

22
Nguồn tham khảo

1. Introduction to commutative algebra, Michael Atiyah.

2. Introduction to Number Theory, Hua Loo Keng.

3. Introduction to Number Theory, Try Nagell.

4. math.stackexchange.com.

5. maths.vn.

23

You might also like