You are on page 1of 4

BÀI TẬP ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG II

Nhóm 2

Bài 2.2)
Gọi e là phần tử đơn vị trái duy nhất của R , ta có ex = x với mọi x thuộc R.
Xét x thuộc R , ta chứng minh xe – x + e cũng là phần tử đơn vị trái của R .
Thật vậy , với mọi y thuộc R , ta có
( xe – x + e ) y = xey – xy + y = xy – xy + y = y
nên xe – x + e là phần tử đơn vị trái của R .
Do tính duy nhất của e nên ta có xe – x + e = e hay xe = x với mọi x thuộc R.
Suy ra xe = ex = x với mọi x thuộc R nên R có phần tử đơn vị là e.

Bài 2.6)
Từ giả thiết suy ra x4 = x2 với mọi x thuộc R . Đặt t = x2 , ta có t2 = t .
Ta thấy với y thuộc R thì
(yt – tyt )2 = ytyt – yttyt – tytyt + tyttyt = ytyt – ytyt –tytyt + tytyt = 0
nên (yt – tyt ) = (yt – tyt )3 = 0 hay yt = tyt .
Tương tự ta cũng có ty = tyt . Suy ra ty = yt hay x2y = yx2.
Từ đó ta có
xy = (xy)3 = xyxyxy = x(yx)2y = xy(yx)2 = xy2xyx = y2xxyx = y2x2yx = y3x3 = yx
với mọi x , y thuộc R.
Vậy R là vành giao hoán .

Bài 2.10)
Hiển nhiên I + J ⊂ R . Xét ( x + y ) và (x’ + y’) ∈ I + J v à r ∈ R.
Ta thấy ( x + y ) - (x’ + y’) = ( x - x’) + ( y – y’ ) ∈ I + J
r( x + y ) = rx + ry ∈ I + J
(x + y )r = xr + yr ∈ I + J
suy ra I + J cũng là ideal của R.
Nếu R = Z , I = mZ , J = nZ thì theo kết quả bài 1.16b , ta có I + J = (m,n) Z

Bài 2.14)
a) Hiển nhiên aR ⊂ R .
* Nếu a khả nghịch phải thì tồn tại b thuộc R sao cho ab = e .Khi đó với mọi r
thuộc R , ta có r = er = (ab)r = a(br) ∈ aR , suy ra R ⊂ aR . Vậy R = aR .
* Nếu aR = R thì tồn tại b sao cho ab = e hay a khả nghịch phải .
b) Hiển nhiên aR ⊂ R .
* Nếu a khả nghịch trái thì tồn tại b thuộc R sao cho ba = e .Khi đó với mọi r
thuộc R , ta có r = re = r(ba) = (rb)a ∈ Ra , suy ra R ⊂ Ra . Vậy R = Ra .
* Nếu Ra = R thì tồn tại b sao cho ba = e hay a khả nghịch trái .

c) * Nếu a khả nghịch thì tồn tại b thuộc R sao cho ab = ba = e . Khi đó theo
câu a và b thì aR = Ra = R
* Nếu aR = Ra = R thì tồn tại b và c sao cho ab = ca = e .Ta chứng minh b = c.
Thật vậy do ab = e nên c(ab) = ce ⇒ (ca)b = c ⇒ b = c . Vậy a khả nghịch.

Bài 2.18)
a) Giả sử X là vành có đơn vị e và có p phần tử với p nguyên tố . Khi đó ( X,+)
là nhóm cyclic nên nó sinh bởi một phần tử bất kì khác 0 . Ta thấy nếu e = 0 thì
với mọi x thuộc X , x = xe = x0 = 0 nên nhóm (X , + ) chỉ có 1 phần tử , trái giả
thiết , suy ra e khác 0 .Vậy X = <e> = { 0 , e , 2e , ... , (p-1)e }.
Khi đó ta thiết lập tương ứng f : p → X
k 6 ke
Hiển nhiên f là ánh xạ và là toàn ánh . Hơn nữa f( k + h ) = ( k + h )e = ke +
he = k e + h e = f( k ) + f( h ) nên f là đồng cấu .
Ngoài ra , ker f = { k ∈ p | ke = 0 } = { k ∈ p | k = 0 } = 0 nên f là đơn
cấu . Suy ra f là đẳng cấu nên p ≅ X.

b) Nếu m không nguyên tố thì m = nk ( 1 < n , k < m ).


Giả sử (n,k) > 1, khi đó theo kết quả bài 1.35 th ì m là nhóm cyclic nhưng
n × k kh ông cyclic .V ì v ậy m không đẳng cấu với n × k .

Bài 2.22)
a) Giả sử n không nguyên tố , khi đó n = mk ( 1 < m , k < n).
Khi đó ne = ( mk)e = (me)(ke) = 0 , và do R là miền nguyên nên me = 0 hoặc
ke = 0 , trái giả thiết của n . Vậy n nguyên tố.

b) Xét x khác 0 , ta có nx = (ne)x = 0.


Hơn nữa nếu kx = 0 thì 0 = kx = k(ex) = (ke)x và do R là miền nguyên nên ke = 0,
suy ra k # n .Vậy cấp của mọi phần tử khác không của R đều là n .

c)Ta chứng minh mR là ideal của R .Hiển nhiên mR ⊂ R


Với mx , my ∈ mR và r ∈ R thì mx – my = m(x-y) ∈ mR , r(mx) =m(rx) ∈ mR,
(mx)r = m(xr) ∈ mR , suy ra mR là ideal của R.

Xét ánh xạ f : R → R
x 6 x
Hiển nhiên f là đồng cấu vành và là toàn cấu.
*Nếu m # n thì mR = {0} .
Hơn nữa ker f = { x ∈ R | x = 0} = {0} = mR .Suy ra R / mR ≅ R.
*Nếu m không chia hết cho n thì (m,n) = 1 do n nguyên tố .Suy ra tồn tại u và v
nguyên sao cho mu + nv = 1.
Với a thuộc R thì a = ( mu + nv)a = mua + nva = mua ∈ mR ( do nva = 0 ), suy
ra a ∈ mR .
Vậy mR = R .Từ đó R / mR = { 0 } ≅ {0}.

Bài 2.26)
a)
*Nếu R/I là miền nguyên thì R/I có nhiều hơn một phần tử (I khác R).
Lấy x,y là hai phần tử thuộc R sao cho xy ∈ I ,ta có : xy +I = (x+I) (y+I) = I
Mà R/I không có ước của không nên x ∈ I hoặc y ∈ I.
Vậy I là ideal nguyên tố.
* Nếu I là ideal nguyên tố và I khác R th ì R/I có nhiều hơn một phần tử.
Lấy x+I , y+I ∈ R/I. Ta có (x+I)(y+I) =xy+I =yx+I =(y+I)(x+I) (R giao hoán).
Do đó R/I vành giao hoán có đơn vị là I.
Với x+I , y+I ∈ R/I thoả (x+I)(y+I)=I ,suy ra xy+I = I hay xy ∈ I. Vì I là ideal
nguyên tố nên x+I=I hoặc y+I=I , suy ra x ∈ I hoặc y ∈ I.Vậy R/I không có ước của
không nên R/I là miền nguyên.

b)
* Giả sử R/I là trường , cho J là một ideal của R. sao cho I ⊂ J (I khác J).
Xét x ∈ J \ I. Suy ra x + I khác I . Mà R/I là trường nên có y+I thoả (x+I)(y+I)=
xy + I = e + I hay e = xy + i . Vì x ∈ J , i ∈ J ( i ∈ I) nên e thuộc J . Suy ra J = R.
Vậy I là ideal tối đại.
* Giả sử I là ideal tối đại và I khác R , suy ra R/I có nhiều hơn một phần tử.
R là vành giao hoán có đơn vị nên R / I là vành giao hoán có đơn vị e+I.
Lấy x +I ≠ I (x ∉ I) . Xét ideal J = I +xR . Khi đó I ⊂ J và x ∈ J . Vì I là ideal
tối đại nên J = R và e ∈ J.
Ta có e=i + xy ( i∈ I , y ∈ R ) hay e+I = (i+xy) +I = xy+I = (x+I)(y+I).
Do đó y+I là nghịch đảo của x+I (do R là vành giao hoán ).
Vậy R/I là một trường.
Bài 2.30)
Xét trường con A của ∵
Vì A là trường con của ∵ nên 1 thuộc A. Suy ra ∀ n>0, có n = 1+1+….+1 ∈ A ,
1
-n ∈ A,và∈ A.
n
p p ⎛1⎞ 1
Lấy ∈ ∵ (q ≠ 0) . Ta có = p.⎜⎜ ⎟⎟ ∈ A ( Do p ∈ A , ∈ A) . Suy ra ∵ ⊂ A. (2)
q q ⎝q⎠ q
Vậy A = ∵.

Bài 2.34)
a) Ta thấy với p nguyên tố thì (k , p) = 1 ⇔ ( k , pm ) = 1( m nguyên dương )
Ta sẽ tìm tất cá các k sao cho ( k , p) khác 1 với 1 ≤ k ≤ pm .
Đặt k = tp ( 1 ≤ t ), ta có 1 ≤ tp ≤ pm ⇔ 1 ≤ t ≤ p m-1 , suy ra có tất cả
p giá trị k với 1 ≤ k ≤ pm sao cho ( k , p) khác 1.
m-1

Vậy ϕ (pm) = pm – pm-1 = pm-1( p – 1)

b) Ta có n = p1 m p 2 m .... p k m và ϕ (n) = ϕ ( p1 m )… ϕ ( p k m ).
1 2 k 1 k

Suy ra ϕ (n) = n ( 1 – p1-1) ( 1 – p2-1)…(1 - pk-1 ).

You might also like