You are on page 1of 7

2.

Các dạng toán cơ bản về đa thức

Trong phần này chúng ta trình bày thông qua các ví dụ và bài toán các dạng toán cơ bản
về đa thức, cũng như các ứng dụng đa dạng của đa thức trong các vấn đề của đại số, số
học, tổ hợp.
Các dạng toán về đa thức xoay quanh các vấn đề sau
 Các bài toán liên quan đến nghiệm
 Đa thức với hệ số nguyên
 Các bài toán chia hết của đa thức
 Đa thức bất khả quy
 Các bài toán về nội suy đa thức
 Các bài toán về xác định đa thức
 Phương trình hàm đa thức
 Các dãy đa thức
Các ứng dụng cơ bản nhất của đa thức trong đại số, số học và tổ hợp xoay quanh những
vấn đề sau
 Các định lý cơ bản của lý thuyết đồng dư (Wilson, Fermat, Euler, Langrange,
Welstenhome, Lucas)
 Các bài toán về tổng con
 Đa thức xe
 Phương pháp hàm sinh
 Các hằng đẳng thức đại số, các tổng đại số
 Phương trình và hệ phương trình đại số
 Bất đẳng thức đối xứng

2.1. Đa thức và nghiệm


Nghiệm là một đặc trưng quan trọng của đa thức. Định lý về khai triển đa thức theo các
nghiệm cho chúng ta thấy đa thức sẽ hoàn toàn xác định (sai khác một hằng số nhân) nếu
ta biết hết các nghiệm của nó. Trong các bài toán liên quan đến nghiệm, tính chất đơn giản:
a là nghiệm của P(x) suy ra P(x) chia hết cho x-a là rất hữu dụng.

Bài toán 1. Cho a < b < c là 3 nghiệm của phương trình x3 – 3x + 1 = 0. Chứng minh rằng
ta có hệ thức a2 – c = b2 – a = c2 – b = 2.

Giải.
Cách 1. Đặt x = 2cost thay vào phương trình thì được 8cos3t – 6cost = – 1. Áp dụng công
thức quen thuộc cos3t = 4cos3t – 3cost, ta được cos3t = – 1/2. Từ đây ta được 3 nghiệm là
a = 2cos1600, b = 2cos800, c = 2cos400. Từ đó các đẳng thức a2 – c = 2, b2 – a = 2 và c2 –
b = 2 chẳng qua là công thức 2cos2x = (2cosx)2 – 2 mà thôi.
Cách 2. Điều cần chứng minh có thể viết lại thành
a = b2 – 2, b = c2 – 2, c = a2 – 2 (*).
Từ đây ta thấy rằng b2 – 2, c2 – 2, a2 – 2 là nghiệm của phương trình x3 – 3x + 1 = 0. Bây
giờ, nếu ngược lại ta chứng minh được rằng b2 – 2, c2 – 2, a2 – 2 là nghiệm của phương
trình x3 – 3x + 1 = 0 thì ta cũng sẽ dễ dàng suy ra được (*). Từ đó có sơ đồ chứng minh sau
i) Chứng minh rằng a2 – 2, b2 – 2, c2 – 2 là 3 nghiệm của phương trình x3 – 3x
+ 1 = 0;
ii) Sắp được thứ tự b2 – 2 < c2 – 2 < a2 – 2;
iii) Suy ra (*).
ii) là khá hiển nhiên từ đánh giá – 2 < a < 0 < b < 1 < c < 2 (do f(-2) < 0, f(0) > 0, f(1) < 0
và f(2) > 0 với f(x) = x3 – 3x + 1) và a + b + c = 0.

1) P(x2-2) = (x2-2)3 – 3(x2-2) + 1 = (x3 – 3x + 1)( …. ).

2) Để chứng minh i) cũng khá thú vị, ta có hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận truyền
thống và tự nhiên là dùng định lý Vi-ét thuật và đảo. Ta có theo định lý Vi-ét thì
a + b + c = 0, ab + bc + ca = – 3 và abc = – 1.
Từ đó suy ra a2 + b2 + c2 = (a+b+c)2 – 2(ab+bc+ca) = 6, a2b2 + b2c2 + c2a2 = (ab + bc + ca)2
– 2abc(a+b+c) = 9.
Do đó a2 – 2 + b2 – 2 + c2 – 2 = 0
(a2 – 2)(b2 – 2) + (b2 – 2)(c2 – 2) + (c2 – 2)(a2 – 2) = (a2b2 + b2c2 + c2a2) – 4(a2 + b2
+ c2) + 12 = 9 – 24 + 12 = – 3.
(a2 – 2)(b2 – 2)(c2 – 2) = a2b2c2 – 2(a2b2+b2c2+c2a2) + 4(a2+b2+c2) – 8 = 1 – 18 + 24
– 8 = – 1.
Vậy theo định lý Viet đảo thì a2 – 2, b2 – 2, c2 – 2 là ba nghiệm của phương trình x3 – 3x
+ 1 = 0.
Cách tiếp cận thứ hai khá độc đáo là cách lập phương trình bậc 3 có nghiệm là a2 – 2, b2 –
2, c2 – 2 mà không dùng đến định lý Viet.

3 ) Ta có a là nghiệm của phương trình x3 – 3x + 1 = 0, do đó a3 – 3a = – 1. Bình phương


hai vế của đẳng thức, ta được a6 – 6a4 + 9a2 = 1, hay là (a2)3 – 6(a2)2 + 9a2 – 1 = 0. Điều
này cũng đúng cho b2, c2. Suy ra a2, b2, c2 là nghiệm của phương trình x3 – 6x2 + 9x – 1 =
0. Từ đây ta tiếp tục suy ra a2 – 2, b2 – 2, c2 – 2 là 3 nghiệm của phương trình (x+2)3 –
6(x+2)2 + 9(x+2) – 1 = 0. Khai triển phương trình cuối và rút gọn, ta được đúng phương
trình x3 – 3x + 1 = 0!
Cuối cùng, do a < 0 < b < c và a = – b – c nên ta có |a| > |c| > |b| và vì thế b2 – 2 < c2 – 2 <
a2 – 2. Từ đây suy ra b2 – 2 = a, c2 – 2 = b, a2 – 2 = c và ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 2. (Nga 2002) Trong các đa thức P (x), Q(x), R(x) với hệ số thực có ít nhất một
đa thức bậc hai và ít nhất một đa thức bậc ba. Nếu P2(x) + Q2(x) = R2(x) chứng minh rằng
một trong các đa thức bậc ba có 3 nghiệm thực.

P(x) bậc 2,
Q(x), R(x) bậc 3.

P2(x) = [R(x) – Q(x)][R(x)+Q(x)]


1 3

P(x) có 4 nghiệm thực trong có có 2 nghiệm kép


R(x) – Q(x) có 1 nghiệm thực
R(x) + Q(x) có 3 nghiệm thực
R(x) – Q(x) = c(x-a)
R(x) + Q(x) = d(x-a)(x-b)2 Không mất tính tổng quát giả sử c và d cùng đấu

2Q(x) = d(x-a)(x-b)2 - c(x-a) = (x-a)(d – c(x-b)2)

Giải. Dễ thấy R(x) phải là đa thức bậc 3 và trong hai đa thức P(x) và Q(x) có một đa thức
bậc 2, một đa thức bậc 3. Không mất tính tổng quát, giả sử P(x) bậc 3 và Q(x) bậc 2 và tất
cả các đa thức đều có hệ số cao nhất dương.
Do R(x) là đa thức bậc 3 có hệ số thực nên R(x) phải có ít nhất một nghiệm thực. Giả sử
đó là a. Thay vào đẳng thức đề bài ta được P2(a) + Q2(a) = 0, suy ra P(a) = Q(a) = 0. Từ
đây P(x) = (x-a)S(x), Q(x) = (x-a)T(x), R(x) = (x-a)U(x). Dẫn đến
S2(x) + T2(x) = U2(x)
Ở đây S(x), T(x) bậc 2 còn T(x) bậc nhất. Ta viết lại đẳng thức dưới dạng
T2(x) = (U(x)+S(x))(U(x)-S(x))
Vì hệ số cao nhất của U(x), S(x) dương nên U(x) + S(x) có bậc 2. So sánh bậc 2 vế suy ra
U(x) – S(x) là hằng số. Đặt U(x) – S(x) = b và T(x) = cx + d thì ta có
(ax  b)2 (ax  b) 2  c 2
U ( x)  S ( x)   S ( x)  .
c 2c
Suy ra S(x) có 2 nghiệm thực tức là P(x) có 3 nghiệm thực (đpcm).
Một tính chất đơn giản khác, tương tự như định lý Bezout cũng rất hữu dụng trong các bài
toán về đa thức với hệ số nguyên, đó là: Nếu P(x) là đa thức với hệ số nguyên thì P(a) –
P(b) chia hết cho a – b (điều này đúng cho cả trường hợp a, b là các số nguyên, cả trường
hợp a, b là các đa thức với hệ số nguyên).

Bài toán 3.
(a) (USAMO 1974) Cho a, b, c là các số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng không tồn tại
đa thức P(x) với hệ số nguyên sao cho P (a) = b, P (b) = c, P (c) = a.
(b) (IMO 2006) Cho P(x) là đa thức có bậc n > 1 với hệ số nguyên và giả sử k là số nguyên
dương. Đặt Q(x) = P(P(…P(P (x))…)), trong đó P áp dụng k lần. Chứng minh rằng có
nhiều nhất n số nguyên t sao cho Q(t) = t.

b – c = P(a) – P(b) chia hết cho a-b => b – c = k(a-b)


c – a = m(b-c)
a – b = l(c-a) => klm = 1
|b-c| = |a-b| = |c-a| mâu thuẫn vì trong 3 số này có 1 số bằng tổng của hai số.

Giả sử tồn tại n+1 số nguyên t thõa P(P(t_i)) =t_i với mọi i từ 1->n+1
Khi đó ta chứng minh được /t_i-t_j/=/P(t_i)-P(t_j) i khác j

|t_i – t_j| = s|P(t_i) – P(t_j))| = st|t_i-t_j|.

Giả sử t_1<t_2<…<t_n+1 khi đó /p(t_n+1)-p(t_1)/=/t_n+1-t_1/=/t_n+1-t_n/+...../t_2-


t_1/>= /p(t_n+1)-p(t_1)/ dấu bằng xảy ra khi p(t_i+1)-P(t_i) cùng âm hoặc cùng dương hết

giả sử p(t_n+1)>…..p(t_1) ta có được p(t_i)-t_i=p(t_j)-t_j= c i khác j và i,j thuộc


{1;....;n+1) đặt g(t)=p(t)-t-c deg g(x)<=n mà có n+1 n0 nên suy ra vô lý ạ

Giải. a) Giả sử ngược lại, tồn tại đa thức P(x) với hệ số nguyên thoả mãn điều kiện đều bài.
Thế thì b – c = P(a) – P(b) chia hết cho a – b. Suy ra b – c = k(a – b). Tương tự c – a =
m(b – c) và a – b = n(c – a). Nhân các đẳng thức vế theo vế, ta được kmn = 1. Suy ra |k| =
|m| = |n| = 1. Từ đó |a – b| = |b – c| = |c – a|. Nhưng điều này không thể xảy ra vì nếu b nằm
giữa a và c thì |c – a| = |a – b+ |b – c|.
b) Trước hết ta chứng minh bổ đề.
Bổ đề. Giả sử a1, a2, ..., am là các số phân biệt và b1, b2, ..., bm là các số sao cho |ai – aj|
= |bi – bj| với mọi i, j từ 1 đến m. Khi đó tồn tại hàm tuyết tính f(x), sao cho bi = f(ai) với
mọi i từ 1 đến m.
Chứng minh. Giả sử rằng trong đẳng thức |ai – aj| = |bi – bj| với hai cặp chỉ số phân
biệt (r, s) và (s, t) giá trị tuyệt đối được bỏ với các dấu khác nhau, tức là ar – as = br –
bs, mà as – at = bt – bs. Cộng các đẳng thức lại, ta được ar – at = br + bt – 2bs. Mà ar –
at = ±(br – bt), suy ra bs = br hoặc
bs = bt, và có nghĩa là ta cũng có as = ar hoặc as = at. Mâu thuẫn.
Suy ra nếu a2 – a1 = b2 – b1, thì ai – a1 = bi – b1 với mọi i, và ta có thể lấy f(x) = x +
(b1 – a1). Nếu như a2 – a1 = b1 – b2, thì tương tự ta có thể lấy f(x) = –x + (b1 + a1).
Quay trở lại bài toán. Giả sử rằng tồn tại các số nguyên phân biệt x1, ..., xn+1, sao
cho Qk(xi) = xi với mọi i từ 1 đến n + 1. Khi đó xi – xj = Qk–1(P(xi)) – Qk–1(P(xj)) chia
hết cho P(xi) – P(xj), mà P(xi) – P(xj) lại chia hết cho xi – xj. Từ đó |xi – xj| = |P(xi)
– P(xj)|, và theo bổ đề, tồn tại hàm tuyến tính f(x), sao cho P(xi) = f(xi) với mọi i từ 1
đến n + 1, tức là x1, ..., xn+1 là nghiệm của đa thức P(x) – f(x) có bậc n. Mâu thuẫn.

Bài toán 4. Tìm tất cả các số nguyên dương k sao cho khẳng định sau đây đúng: Nếu
F(x) là đa thức với hệ số nguyên thoả mãn điều kiện
0  F(c)  k với mọi c = 0, 1, …, k+1
thì F(0) = F(1) = … = F(k+1).
 k ≥ 4 mệnh đề đúng
 k < 4 có phản ví dụ

F(k+1) – F(0) chia hết cho k+1


Mà | F(k+1) – F(0)| ≤ k => F(k+1) – F(0) = 0

F(x) - F(0) = x(x-k-1)Q(x)

c(k+1-c) > k k ≥ |F(c) – F(0)| = c(k+1-c)|Q(c)| > k|Q(c)| => Q(c) = 0

Với c = 2,…,k-1 => F(c) – F(0) = 0 với mọi c = 2, …, k-1.

 F(x) – F(0) = x(x-k-1)(x-2)…(x-k+1)H(x)


 F(1) – F(0) = (k)(k-2)R(1) => R(1) = 0
Với k < 4
 k = 1: x(x-2) + 1
 k = 2: x(x-1)(x-3) + 2
 k = 3: x(x-4)(x-2)2 + 3

Lời giải vắn tắt. Ta sẽ chứng minh k  4 thoả mãn điều kiện. Thật vậy, xét k  4 và giả
sử P(x) là đa thức với hệ số nguyên thoả mãn điều kiện 0  F(c)  k với mọi c = 0, 1, …,
k+1. Khi đó do
k+1 | |F(k+1) – F(0)|  k
nên suy ra F(k+1) = F(0). Từ đó suy ra
F(x) – F(0) = x(x-k-1)Q(x)
Chú ý rằng với c = 2, …, k-1 thì ta có |c(c-k-1)| > k. Do đó vì
k  |F(c) – F(0)| = |c(c-k-1)||Q(c)|
nên suy ra Q(c) = 0 với mọi c = 2, …, k-1, tức là F(c) = F(0) với mọi c = 2, …, k-1. Do k
 4 nên 2  k-1 và ta có
F(x) – F(0) = x(x-2)(x-k+1)(x-k-1)S(x)
Từ đó
k  |F(1) – F(0)| = (k-2)kS(1) suy ra S(1) = 0
k  |F(k) – F(0)| = (k-2)kS(k) suy ra S(k) = 0
Từ đó F(c) = F(0) với mọi c=1, 2, …, k+1, tức là F(0) = F(1) = … = F(k+1).

Các ví dụ dưới đây chứng tỏ mệnh đề không đúng với k < 4.


k = 3: P(x) = x(x-2)2(x-4) + 3
k = 2: P(x) = x(x-1)(x-3) + 2
k = 1: P(x) = x(x-2) + 1
Bài toán 5. Với mỗi số nguyên dương k, ta biết rằng tổng 1k + 2k + …. + nk có thể viết
dưới dạng đa thức bậc k+1 của n. Ta ký hiệu đó là Pk(n). Mở rộng đa thức Pk(n) trên R ta
được đa thức Qk(x), chẳng hạn Q1(x) = x(x+1)/2, Q2(x) = x(x+1)(2x+1)/6. Chứng minh
rằng
1) Nếu k là số lẻ ≥ 3 thì Qk(x) chia hết cho x2(x+1)2

2) Nếu k là số chẵn ≥ 3 thì Qk(x) chia hết cho x(x+1)(2x+1).

(i+1)k+1 – ik+1 = (k+1)ik + [(k+1)k/2]ik-1 + …

Cho i 1 đến n 

(n+1)k+1 – 1 = (k+1)Pk(n) + [(k+1)k/2]Pk-1(n) + …

P1(n) = n(n+1)/2, P0(n) = n


k=2
(n+1)3 – 1 = 3P2(n) + 3P1(n) + P0(n)
P2(n) = [(n+1)3 – 1 – 3n(n+1)/2 – n]/3 = n(n+1)(2n+1)/6

k=3
(n+1)4 – 1 = 4P3(n) + 6P2(n) + 4P1(n) + P0(n)
 P3(n) = n2(n+1)2/4

Giải.
Để chứng minh các tính chất trên, ta chỉ cần chứng minh
 Qk(0) = 0 = Q’k(0) và Qk(-1) = 0 = Q’k(-1) với k ≥ 3, k lẻ;

 Qk(0) = 0, Qk(-1) = 0 và Qk(-1/2) = 0 với k ≥ 2, k chẵn.

Áp dụng công thức nhị thức Newton, ta có với mọi số nguyên dương i:

(i  1) k 1  (i  1) k 1  2 Ck1 1i k  Ck31i k  2  ... 
Cho i chạy từ 1 đến n và cộng lại vế theo vế, ta được

( n  1) k 1  n k 1  1  2 Ck1 1 Pk ( n )  Ck31 Pk  2 ( n )  ... 
Ta thu được công thức truy hồi giữa Pk(n) và Pk-2(n), Pk-4(n), …. Ta có thể mở rộng công
thức này cho đa thức Qk(x) và thu được:

2( k  1)Qk ( x )  ( x  1) k 1  x k 1  1  2 Ck31Qk  2 ( x )  Ck51Qk  4 ( x )  ...  (5)
Bây giờ ta sẽ xét riêng trường hợp k lẻ và k chẵn.
Nếu k lẻ và ≥ 3 thì biểu thức cuối cùng trong đẳng thức (5) là Ckk1Q1 ( x ) và bằng
x ( x  1)
( k  1) , như vậy
2
 
2( k  1)Qk ( x )  ( x  1) k 1  x k 1  1  2 Ck31Qk  2 ( x )  ...  Ckk12Q3 ( x )  ( k  1) x ( x  1) (6)

H(x) = (x+1)k+1 + xk+1 – 1 – (k+1)x(x+1) chia hết cho x2(x+1)2

H(0) = 0, H(-1) = 0, H’(0) = 0, H’(-1) = 0

Từ công thức này, dễ dàng chứng minh bằng quy nạp được rằng Qk(0) = 0, Qk(-1) = 0 với
mọi k ≥ 3, k lẻ.
Lấy đạo hàm hai vế đẳng thức (6), ta được
 
2( k  1)Qk' ( x )  ( k  1)( x  1) k  ( k  1) x k  2 Ck31Qk'  2 ( x)  ...  Ckk12Q3' ( x )  (k  1)(2 x  1)
Từ đây dễ dàng chứng minh quy nạp được Q’k(0) = 0, Q’k(-1) = 0, từ đó suy ra Qk(x) chia
hết cho x2(x+1)2.
Với k chẵn thì số hạng cuối cùng trong đẳng thức (5) là Ckk11Q0 ( x)  x , như vậy ta có
 
2( k  1)Qk ( x )  ( x  1) k 1  x k 1  1  2 Ck31Qk  2 ( x )  ...  Ckk11Q2 ( x )  2 x (7)
Từ (7), dễ dàng chứng minh được rằng với k ≥ 2, k chẵn thì ta có Qk(0) = 0, Qk(-1) = 0,
Qk(-1/2) = 0 và như vậy Qk(x) chia hết cho x(x+1)(2x+1).

Bài tập

1. (USAMO 1977) Chứng minh rằng tích hai nghiệm thực của đa thức x4 + x3 - 1 là nghiệm
của đa thức x6 + x4 + x3 - x2 - 1.

2. Cho f(x) là đa thức với hệ số nguyên thoả mãn điều kiện: 100  f(x)  999 với mọi x
thuộc {1, 2, 3,.., 1999}. Chứng minh rằng f(x) không có nghiệm nguyên.

3. Cho a là số nguyên. Chứng minh rằng phương trình


x4 – 7x3 + (a+2)x2 – 11x + a = 0
có không quá một nghiệm nguyên.

4. (Romania TST 2007) Cho P (x) = xn + an-1xn-1+ … + a1x + a0 là đa thức bậc n ≥ 3 với hệ
số nguyên sao cho P(m) chẵn với mọi even chẵn m. Hơn nữa, a0 chẵn và ak + an-k chẵn với
k = 1, 2, …, n – 1. Giả sử P (x) = Q(x)R(x) trong đó Q(x), R(x) là các đa thức với hệ số
nguyên, degQ ≤ degR, và tất cả các hệ số của R(x) đều lẻ. Chứng minh rằng P(x) có nghiệm
nguyên.

5. (VMO 2002) Cho hai đa thức P(x) = 4x3 – 2x2 – 15x + 9, Q(x) = 12x3 + 6x2 – 7x + 1.
a) Chứng minh rằng mỗi một đa thức đều có 3 nghiệm thực phân biệt
b) Gọi  và  là các nghiệm thực lớn nhất của P và Q tương ứng. Chứng minh
rằng  + 32 = 4.
2

You might also like