You are on page 1of 20

Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.

com

ĐỀ TDME06. MỘT SỐ KĨ NĂNG VÀ MỘT SỐ BÀI TOÁN


(Đề gồm 3 trang – 35 Câu trắc nghiệm – Thời gian làm bài 90 phút)
Đây là đề ở mức độ điểm từ 7 đến 9 Nội dung: Đại số lớp 11

Bài giảng: TDME\Chủ đề 05\Bg01+Bg02+Bg03+Bg04+Bg05

Câu 1: [TDM42] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 5 học sinh nữ và 8 học sinh nam thành một hàng dọc
sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau ?
A. C95 .5!8! B. C95 .13! C. 13! D. A95.5!8!
Câu 2: [TDM42] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 7 học sinh nữ thành một hàng dọc
sao cho không có học sinh nam nào đứng cạnh nhau ?
A. C76 .6!7! B. C86 .13! C. 6!.7! D. C86 .6!7!
Câu 3: [TDM42] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng phải là các em học sinh nam?
A. C93.3!8! B. C83.3!8! C. C73.3!8! D. C82 .3!8!
Câu 4: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng phải là các em học sinh nữ?
A. 12096000 B. 1209600 C. 120960000 D. 24192000
Câu 5: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng là hai học sinh khác giới?
A. 172800 B. 345600 C. 34560 D. 17280
Câu 6: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam ?
A. 39916800 B. 362800 C. 8467200 D. 3628800
Câu 7: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam ?
A. 362880 B. 40320 C. 14400 D. 43200
Câu 8: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 7 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất ba học sinh nam ?
A. 120960 B. 151200 C. 3628800 D. 73500
Câu 9: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng dọc
sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam và một đầu hàng là nữ và một đầu hàng là
nam?
A. 4320 B. 12960 C. 25920 D. 68200
Câu 10: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1; 20 sao cho tổng
ba số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 384 B. 2304 C. 1764 D. 540
Câu 11: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên (có thể giống nhau) từ tập 1;16 sao
cho tổng ba số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 190 B. 616 C. 560 D. 186
Câu 12: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1;12 sao cho tổng
ba số nguyên này chia cho 3 dư 1 ?
A. 96 B. 432 C. 180 D. 72

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 1
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

Câu 13: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1;18 sao cho tổng
ba số nguyên này chia hết cho 4 ?
A. 154 B. 144 C. 204 D. 320
Câu 14: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 2 số nguyên khác nhau từ tập 1;19 sao cho tổng
hai số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 342 B. 57 C. 114 D. 225
Câu 15: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 4 số nguyên khác nhau từ tập 1; 22 sao cho tổng
4 số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 2436 B. 812 C. 406 D. 1218
Câu 16: [TDM42] Hỏi có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số không chứa chữ số 0 và chia hết cho 3
?
A. 45 B. 333 C. 330 D. 108
Câu 17: [TDM52] Hỏi có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3 ?
A. 72 B. 114 C. 57 D. 45
Câu 18: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 20 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có đúng hai cạnh là cạnh của đa giác H?
A. 190 . B. 20 . C. 1140 . D. 60 .
Câu 19: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 18 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có đúng một cạnh là cạnh của đa giác H?
A. 234 . B. 270 . C. 252 . D. 228 .
Câu 20: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 15 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và không có cạnh nào là cạnh của đa giác H?
A. 294 . B. 312 . C. 261 . D. 279 .
Câu 21: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác đều có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 12 . B. 18 . C. 36 . D. 24 .
Câu 22: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 40 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác đều có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 40 . B. 0 . C. 13 . D. 30 .
Câu 23: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 32 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 16 . B. 32 . C. 8 . D. 0 .
Câu 24: [TDM32] Cho một đa giác đều H có 2023 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông có các đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 2023 . B. 505 . C. 120 . D. 0 .
Câu 25: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 60 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình chữ nhật có các đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 435 . B. 870 . C. 1770 . D. 3540 .
Câu 26: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 25 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình chữ nhật có các đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 300 . B. 0 . C. 66 . D. 150 .
Câu 27: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 24 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác vuông có 3 đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 216 . B. 180 . C. 264 . D. 552 .

2 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

Câu 28: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 31 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác vuông có 3 đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 210 . B. 420 . C. 180 . D. 0 .
Câu 29: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 21 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 189 . B. 203 . C. 210 . D. 196 .
Câu 30: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 24 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 248 . B. 256 . C. 264 . D. 240 .
Câu 31: [TDM42] Cho một đa giác đều H có 25 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh là
đỉnh của đa giác H?
A. 275 . B. 300 . C. 280 . D. 276 .
Câu 32: [TDM52] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có một góc lớn hơn hoặc bằng 120 ?
A. 2376 . B. 792 . C. 2808 . D. 3432 .
Câu 33: [TDM53] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và không có góc nào nhỏ hơn 30 ?
A. 6840 . B. 2280 . C. 3420 . D. 2560 .
Câu 34: [TDM52] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và là tam giác tù ?
A. 1836 . B. 2754 . C. 4896 . D. 5508 .
Câu 35: [TDM52] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và là tam giác nhọn ?
A. 1632 . B. 768 . C. 1812 . D. 1200 .
--------- Hết ----------

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 3
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

ĐÁP ÁN ĐỀ TDME06:
1A 2D 3C 4A 5B 6C 7D 8A 9C 10A
11B 12D 13C 14B 15A 16D 17C 18B 19C 20D
21A 22B 23C 24D 25A 26B 27C 28D 29D 30A
31B 32A 33B 34C 35C

4 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

GIẢI CHI TIẾT NHỮNG CÂU VD VDC ĐỀ TDME06:


Câu 1: [TDM42 - A] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 5 học sinh nữ và 8 học sinh nam thành một hàng
dọc sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau ?
A. C95 .5!8! B. C95 .13! C. 13! D. A95.5!8!
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng vách ngăn như sau:
 Ở đây học sinh nữ cần được ngăn cách nên học sinh nam sẽ được dùng làm vách ngăn.
 Hành động 1: Tạo vách ngăn
 Xếp 8 bạn nam thành hàng dọc, sẽ có 8! cách, sau khi xếp xong sẽ tạo ra 9 khoảng trống để xếp
các bạn nữ vào.
 Hành động 2: Xếp 5 bạn nữ vào 9 khoảng trống thì có số cách là: C95.5!  A95 (cách).
 Suy ra có tất cả là 8!.C95.5!  C95.5!8! (cách).

Xếp 5 bạn học sinh nữ vào 9 khoảng trống này

9 8 7 6 5 4 3 2 1

 Chọn đáp án A.
Câu 2: [TDM42 - D] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 7 học sinh nữ thành một hàng
dọc sao cho không có học sinh nam nào đứng cạnh nhau ?
A. C76 .6!7! B. C86 .13! C. 6!.7! D. C86 .6!7!
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng vách ngăn như sau:
 Ở đây học sinh nam cần được ngăn cách nên học sinh nữ sẽ được dùng làm vách ngăn.
 Hành động 1: Tạo vách ngăn
 Xếp 7 bạn nữ thành hàng dọc, sẽ có 7! cách, sau khi xếp xong sẽ tạo ra 8 khoảng trống để xếp các
bạn nam vào.
 Hành động 2: Xếp 6 bạn nam vào 8 khoảng trống thì có số cách là: C86 .6!  A86 (cách).
 Suy ra có tất cả là 7!.C86 .6!  C86.6!7! (cách).
 Chọn đáp án D.
Câu 3: [TDM42 - C] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng phải là các em học sinh nam?
A. C93.3!8! B. C83.3!8! C. C73.3!8! D. C82 .3!8!
 Giải:
 Ở đây học sinh nữ cần được ngăn cách nên học sinh nam sẽ được dùng làm vách ngăn.
 Hành động 1: Tạo vách ngăn
 Xếp 8 bạn nam thành hàng ngang, sẽ có 8! cách, sau khi xếp xong sẽ tạo ra 7 khoảng trống để xếp
các bạn nữ vào. Để ý rằng hai đầu hàng phải là các bạn nam.

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 5
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

Xếp 3 bạn học sinh nữ vào 7 khoảng trống này

7 6 5 4 3 2 1

 Hành động 2: Xếp 3 bạn nữ vào 7 khoảng trống thì có số cách là: C73.3!  A73 (cách).
 Suy ra có tất cả là 8!.C73.3!  C73.3!8! (cách).
 Chọn đáp án C.
Câu 4: [TDM52 - A] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng phải là các em học sinh nữ?
A. 12096000 B. 1209600 C. 120960000 D. 24192000
 Giải:
 Ở đây học sinh nữ cần được ngăn cách nên học sinh nam sẽ được dùng làm vách ngăn.
 Hành động 1: Tạo vách ngăn
 Xếp 7 bạn nam thành hàng ngang, sẽ có 7! cách, sau khi xếp xong sẽ tạo ra 8 khoảng trống để xếp
các bạn nữ vào. Để ý rằng hai đầu hàng phải là các bạn nam.

Xếp 3 bạn học sinh nữ vào 7 khoảng trống này

6 5 4 3 2 1

 Hành động 2: Chọn 2 bạn nữ từ 5 bạn nữ xếp vào hai đầu hàng có: C52 .2! (cách).
 Hành động 3: Xếp 3 bạn nữ vào 6 khoảng trống bên trong có C63 .3! (cách).
 Suy ra có tất cả là 7!.  C52.2! .  C63 .3!  12096000 (cách).
 Chọn đáp án A.
Câu 5: [TDM52 - B] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho không có học sinh nữ nào đứng cạnh nhau và hai đầu hàng là hai học sinh khác giới?
A. 172800 B. 345600 C. 34560 D. 17280
 Giải:
 Ở đây học sinh nữ cần được ngăn cách nên học sinh nam sẽ được dùng làm vách ngăn. Để ý rằng
chỉ có đúng một bạn nữ xếp ở một đầu hàng.
 Hành động 1: Tạo vách ngăn
 Xếp 6 bạn nam thành hàng ngang, sẽ có 6! cách, sau khi xếp xong sẽ tạo ra 5 khoảng trống bên
trong để xếp các bạn nữ vào. Để ý rằng mỗi đầu hàng phải là một bạn khác giới tính.

6 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

Xếp 3 bạn học sinh nữ vào 7 khoảng trống này

5 4 3 2 1

 Hành động 2: Chọn 1 bạn nữ từ 4 bạn nữ xếp vào đúng một trong hai đầu hàng có: C41 .2 (cách).
 Hành động 3: Xếp 3 bạn nữ vào 5 khoảng trống bên trong có C53 .3! (cách).
 Suy ra có tất cả là 6!.  C41.2  .  C53 .3!  345600 (cách). Chọn đáp án B.

Câu 6: [TDM52 - C] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 8 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam ?
A. 39916800 B. 362800 C. 8467200 D. 3628800
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng đánh số thứ tự như sau:
 Hành động 1: Xếp ba học sinh nữ trước.
 Đánh số thứ tự 11 vị trí cần xếp 11 em học sinh vào là: 1, 2, 3, 4,…, 11.
 Giả sử 3 vị trí để xếp 3 học sinh nữ là x1  x2  x3 . Để giữa hai học sinh nữ có ít nhất hai học sinh
 1  x1
x  x 2

nam thì ta phải có hệ điều kiện:  1 2
 1  x1  x2  2  x3  4  11  4  7
 x2  x3  2
 x3  11

 a1  x1

 Đặt a2  x2  2  1  a1  a2  a3  7
a  x  4
 3 3

 Mỗi bộ ba số nguyên dương  a1 ; a2 ; a3  tương ứng với một bộ  x1 ; x2 ; x3  thỏa mãn bài toán.
 Số bộ  a1 ; a2 ; a3  là số cách chọn ra ba số nguyên dương từ 7 số nguyên dương trong đoạn 1;7  .
Suy ra có tất cả C73  35 (cách) để chọn ra bộ  x1 ; x2 ; x3  .
 Để ý với mỗi bộ  x1 ; x2 ; x3  thì ta sẽ xếp 3 học sinh nữ vào có 3! (cách).
 Suy ra số cách xếp ba học sinh nữ là 3!.C73 (cách).
 Hành động 2: Xếp 8 học sinh nam vào 8 vị trí còn lại thì có 8! (cách).
 Suy ra có tất cả là: 3!.C73 .8!  8467200 (cách). Chọn đáp án C.
Câu 7: [TDM52 - D] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam ?
A. 362880 B. 40320 C. 14400 D. 43200
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng đánh số thứ tự như sau:
 Hành động 1: Xếp ba học sinh nữ trước.

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 7
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

 Đánh số thứ tự 9 vị trí cần xếp 9 em học sinh vào là: 1, 2, 3, 4,…, 9.
 Giả sử 3 vị trí để xếp 3 học sinh nữ là x1  x2  x3 . Để giữa hai học sinh nữ có ít nhất hai học sinh
 1  x1
x  x 2

nam thì ta phải có hệ điều kiện:  1 2
 1  x1  x2  2  x3  4  9  4  5
 x2  x3  2
 x3  9

 a1  x1

 Đặt a2  x2  2  1  a1  a2  a3  5
a  x  4
 3 3

 Mỗi bộ ba số nguyên dương  a1 ; a2 ; a3  tương ứng với một bộ  x1 ; x2 ; x3  thỏa mãn bài toán.
 Số bộ  a1 ; a2 ; a3  là số cách chọn ra ba số nguyên dương từ 5 số nguyên dương trong đoạn 1;5 .
Suy ra có tất cả C53 (cách) để chọn ra bộ  x1 ; x2 ; x3  .
 Để ý với mỗi bộ  x1 ; x2 ; x3  thì ta sẽ xếp 3 học sinh nữ vào có 3! (cách).
 Suy ra số cách xếp ba học sinh nữ là 3!.C53 (cách).
 Hành động 2: Xếp 6 học sinh nam vào 6 vị trí còn lại thì có 6! (cách).
 Suy ra có tất cả là: 3!.C53 .6!  43200 (cách). Chọn đáp án D.
Câu 8: [TDM52 - A] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 7 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất ba học sinh nam ?
A. 120960 B. 151200 C. 3628800 D. 73500
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng đánh số thứ tự như sau:
 Hành động 1: Xếp ba học sinh nữ trước.
 Đánh số thứ tự 10 vị trí cần xếp 10 em học sinh vào là: 1, 2, 3, 4,…, 10.
 Giả sử 3 vị trí để xếp 3 học sinh nữ là x1  x2  x3 . Để giữa hai học sinh nữ có ít nhất hai học sinh
 1  x1
x  x 3

nam thì ta phải có hệ điều kiện:  1 2
 1  x1  x2  3  x3  6  10  6  4
x
 2  x 3 3
 x3  10
 a1  x1

 Đặt a2  x2  3  1  a1  a2  a3  4
a  x  3
 3 3

 Mỗi bộ ba số nguyên dương  a1 ; a2 ; a3  tương ứng với một bộ  x1 ; x2 ; x3  thỏa mãn bài toán.
 Số bộ  a1 ; a2 ; a3  là số cách chọn ra ba số nguyên dương từ 4 số nguyên dương trong đoạn 1; 4 .
Suy ra có tất cả C43 (cách) để chọn ra bộ  x1 ; x2 ; x3  .
 Để ý với mỗi bộ  x1 ; x2 ; x3  thì ta sẽ xếp 3 học sinh nữ vào có 3! (cách).
 Suy ra số cách xếp ba học sinh nữ là 3!.C43 (cách).
 Hành động 2: Xếp 7 học sinh nam vào 7 vị trí còn lại thì có 7! (cách).
 Suy ra có tất cả là: 3!.C43 .7!  120960 (cách). Chọn đáp án A.

8 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

Câu 9: [TDM52 - C] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ thành một hàng
dọc sao cho giữa hai học sinh nữ luôn có ít nhất hai học sinh nam và một đầu hàng là nữ và một đầu hàng
là nam?
A. 4320 B. 12960 C. 25920 D. 68200
 Giải:
 Chúng ta sử dụng kĩ năng đánh số thứ tự có một vị trí cố định như sau:
 Hành động 1: Chọn 3 vị trí để xếp ba học sinh nữ trước.
 Đánh số thứ tự 9 vị trí cần xếp 9 em học sinh vào là: 1, 2, 3, 4,…, 9.
 Giả sử 3 vị trí để xếp 3 học sinh nữ là x1  x2  x3 . Để giữa hai học sinh nữ có ít nhất hai học sinh
  1  x1
 1  x  x  2
 

1 2
 4  x2  x3  2  8  2  6
 x  x  2
  2 3

  x3  8
nam thì ta phải có hệ điều kiện: 
2  x1

  x1  x2  2
  2  x1  x2  2  6  2  4
  x2  x3  2  9  2  7
  x3  9
 4  a2  a3  6 C32
 Suy ra:    2  có 2.C32 (cách).
 2  a1  a2  4 C3
 Hành động 2: Xếp 3 học sinh nữ vào có: 3! (cách).
 Hành động 3: Xếp 6 học sinh nam vào 6 vị trí còn lại có: 6! (cách).
 Suy ra có tất cả là: 2.C32 .3!.6!  25920 (cách). Chọn đáp án C.

Câu 10: [TDM52 - A] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1; 20 sao cho
tổng ba số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 384 B. 2304 C. 1764 D. 540
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9;12;15;18 , X 1  1; 4;7;10;13;16;19 , X 2  2;5;8;11;14;17; 20
 Để chọn được 3 số nguyên khác nhau có tổng chia hết cho 3 thì hoặc cả ba số cùng thuộc một tập
hoặc mỗi số thuộc một tập khác nhau. Suy ra số cách chọn là:
 C63  C73  C73  C61C71C71  384 (cách).
 Chọn đáp án A.
Câu 11: [TDM52 - B] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên (có thể giống nhau) từ tập 1;16
sao cho tổng ba số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 190 B. 616 C. 560 D. 186
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9;12;15 , X 1  1; 4;7;10;13;16 , X 2  2;5;8;11;14

 Để chọn được 3 số nguyên khác nhau có tổng chia hết cho 3 thì hoặc cả ba số cùng thuộc một tập
hoặc mỗi số thuộc một tập khác nhau. Suy ra số cách chọn là:
 53  63  53  C51C61C51  616 (cách). Chọn đáp án B.

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 9
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

Câu 12: [TDM52 - D] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1;12 sao cho
tổng ba số nguyên này chia cho 3 dư 1 ?
A. 96 B. 432 C. 180 D. 72
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9;12 , X 1  1; 4;7;10 , X 2  2;5;8;11

 Để chọn được 3 số nguyên khác nhau có tổng chia cho 3 dư 1 thì hoặc hai số thuộc tập X 0 và một
số thuộc tập X 1 hoặc một số thuộc tập X 0 và hai số thuộc tập X 2 hoặc hai số thuộc X 1 và một số
thuộc X 2 . Suy ra số cách chọn là:
 C42C41  C42C41  C42C41  72 (cách). Chọn đáp án D.

Câu 13: [TDM52 - C] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 3 số nguyên khác nhau từ tập 1;18 sao cho
tổng ba số nguyên này chia hết cho 4 ?
A. 154 B. 144 C. 204 D. 320
 Giải:
 Xét 4 tập X 0  4;8;12;16 , X 1  1;5;9;13;17 , X 2  2;6;10;14;18 , X 3  3;7;11;15

 Để chọn được 3 số nguyên khác nhau có tổng chia hết cho 4 thì: 000 {cả ba số cùng thuộc X 0 }
hoặc 022 hoặc 013 hoặc 112 hoặc 233. Suy ra số cách chọn là:
 C43  C41C52  C41C51C41  C52 .C51  C51.C42  204 (cách).

 Chọn đáp án C.
Câu 14: [TDM52 - B] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 2 số nguyên khác nhau từ tập 1;19 sao cho
tổng hai số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 342 B. 57 C. 114 D. 225
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9;12;15;18 , X 1  1; 4;7;10;13;16;19 , X 2  2;5;8;11;14;17

 Để chọn được 2 số nguyên khác nhau có tổng chia hết cho 3 thì: hoặc hai số thuộc tập X 0 thuộc
tập hoặc một số thuộc tập X 1 và một số thuộc tập X 2 . Suy ra số cách chọn là:
 C62  C71C61  57 (cách).

 Chọn đáp án B.
Câu 15: [TDM52 - A] Hỏi có tất cả bao nhiêu cách chọn ra 4 số nguyên khác nhau từ tập 1; 22 sao cho
tổng 4 số nguyên này chia hết cho 3 ?
A. 2436 B. 812 C. 406 D. 1218
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9;12;15;18; 21 , X 1  1; 4;7;10;13;16;19; 22 , X 2  2;5;8;11;14;17; 20
 Để chọn được 4 số nguyên khác nhau có tổng chia hết cho 3 thì ta có chuỗi 4 số dư sau:
 0000 + 0012 + 0111 + 0222 + 1122.
 Suy ra số cách chọn là: C74  C72 .C71.C81  C71.C83  C71 .C73  C82 .C72  2436 (cách).
 Chọn đáp án A.

10 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

Câu 16: [TDM42 - D] Hỏi có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số không chứa chữ số 0 và chia hết
cho 3 ?
A. 45 B. 333 C. 330 D. 108
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  3;6;9 , X 1  1; 4;7 , X 2  2;5;8
a, b, c  1;9
 Gọi số cần lập là abc suy ra: 
 a  b  c  3
 Suy ra hoặc 3 chữ số a, b, c cùng thuộc một tập hoặc mỗi số thuộc một tập X 0 , X1 , X 2 .
 Suy ra số cách chọn là: 33  33  33  3.3.3  108 (số). Chọn đáp án D.
Câu 17: [TDM52 - C] Hỏi có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3 ?
A. 72 B. 114 C. 57 D. 45
 Giải:
 Xét 3 tập X 0  0;3;6;9 , X 1  1; 4;7 , X 2  2;5;8 , X '0  3;6;9
 abc
 Gọi số cần lập là abc suy ra 
 a  b  c  3
 Chúng ta coi như đếm cả trường hợp chữ số đầu bằng 0. Khi đó: hoặc 3 chữ số a, b, c cùng thuộc
một tập hoặc mỗi số thuộc một tập X 0 , X1 , X 2 .
 Suy ra số cách chọn trong trường hợp này là: A43  A33  A33  4.3.3  72 (số).
b  0; c  0
 Ta đếm trường hợp 0bc sao cho 
 b  c  3
 Suy ra: hoặc hai số cùng thuộc X '0 hoặc một số thuộc X 1 và một số thuộc X 2 . Suy ra số cách
chọn trong trường hợp này là: A32  C31C31  15 (số).
 Suy ra có:  72  15  57  (số). Chọn đáp án C.

Câu 18: [TDM32 – B] Cho một đa giác đều H có 20 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có đúng hai cạnh là cạnh của đa giác H?
A. 190 . B. 20 . C. 1140 . D. 60 .
 Giải:
 Để ý mỗi đỉnh của đa giác H có đúng một tam giác có hai cạnh là cạnh của đa giác H.

1
2 20

 Suy ra có tất cả là 20 tam giác thỏa mãn bài toán. Chọn đáp án B.
Câu 19: [TDM32 – C] Cho một đa giác đều H có 18 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có đúng một cạnh là cạnh của đa giác H?
A. 234 . B. 270 . C. 252 . D. 228 .
 Giải:

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 11
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

 Để ý mỗi cạnh của đa giác H sau khi bỏ đi 2 đỉnh kề sẽ nối với 14 đỉnh còn lại tạo thành 14 tam
giác thỏa mãn bài toán (có đúng một cạnh được chọn này là cạnh của H).

1
2 18

17
3

 Chúng ta chọn lần lượt 18 cạnh và để ý không có sự lặp lại, nên có tất cả là: 18.14  252 (cách).
 Chọn đáp án C.
Câu 20: [TDM32 – D] Cho một đa giác đều H có 15 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và không có cạnh nào là cạnh của đa giác H?
A. 294 . B. 312 . C. 261 . D. 279 .
 Giải:
 Chúng ta dùng phương pháp gián tiếp.
 Số tam giác có 3 đỉnh là các đỉnh của đa giác đều H là C153 (tam giác).

1
2 18

17
3

 Ta đi đếm số tam giác có 2 cạnh là cạnh của đa giác H: mỗi đỉnh của đa giác H cho ta đúng một
tam giác loại này, suy ra có 15 tam giác loại này.
 Ta đi đếm số tam giác có 1 cạnh là cạnh của đa giác H: mỗi cạnhcủa đa giác H cho ta đúng 11 tam
giác loại này, suy ra có 15.11  161 tam giác loại này.
 Suy ra có tất cả C153  15  161  279 (tam giác). Chọn đáp án D.
Câu 21: [TDM32 – A] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác đều có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 12 . B. 18 . C. 36 . D. 24 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một tam giác đều ABC như hình vẽ. Khi đó còn lại 33 đỉnh sẽ chia đều cho ba cung
nhỏ AB , BC , CA mỗi cung là 11 đỉnh.

12 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

 Suy ra cứ mỗi đỉnh của đa giác H luôn cho ta đúng một tam giác đều, các tam giác đều này được
kể ra 3 lần (tức là có sự lặp lại 2 lần).
A

k k

B C

36
 Suy ra số tam giác đều là:  12 (tam giác đều). Chọn đáp án A.
3
Câu 22: [TDM32 – B] Cho một đa giác đều H có 40 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác đều có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 40 . B. 0 . C. 13 . D. 30 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một tam giác đều ABC như hình vẽ. Sau khi chọn ra 3 đỉnh ABC thì còn lại 37 đỉnh
37
sẽ chia đều cho ba cung nhỏ AB , BC , CA mỗi cung có số đỉnh là  Z . Suy ra vô lí.
3
 Vì vậy khi số đỉnh của đa giác đều H không chia hết cho 3 thì không tồn tại tam giác đều có 3 đỉnh
là các đỉnh của đa giác H.
A

k k

B C

 Suy ra số tam giác đều là: 0 (tam giác đều). Chọn đáp án B.
Câu 23: [TDM32 – C] Cho một đa giác đều H có 32 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 16 . B. 32 . C. 8 . D. 0 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một hình vuông ABCD như hình vẽ. Sau khi chọn ra 4 đỉnh ABCD thì còn lại 28
28
đỉnh sẽ chia đều cho 4 cung nhỏ AB , BC , CD , DA mỗi cung có số đỉnh là  7.
4

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 13
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

32
 Mỗi đỉnh của đa giác đều H (cùng với 3 đỉnh cách nó  8 đỉnh) cho ta một hình vuông. Các
4
32
hình vuông này được kể ra 4 lần. Suy ra số hình vuông là:  8 (hình vuông).
4
7
A D

7
7

B C

 Chọn đáp án C.
Câu 24: [TDM2 – D] Cho một đa giác đều H có 2023 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 2023 . B. 505 . C. 120 . D. 0 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một hình vuông ABCD như hình vẽ. Sau khi chọn ra 4 đỉnh ABCD thì còn lại 2019
2019
đỉnh sẽ chia đều cho 4 cung nhỏ AB , BC , CD , DA mỗi cung có số đỉnh là  Z . Suy ra vô lí.
4
 Tức là không tồn tại hình vuông nào có các đỉnh là đỉnh của đa giác H.

k
A D

k
k

B C

 Chọn đáp án D.
Câu 25: [TDM42 – A] Cho một đa giác đều H có 60 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình chữ nhật có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 435 . B. 870 . C. 1770 . D. 3540 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một hình chữ nhật ABCD như hình vẽ. Suy ra hai đường chéo AC và BD là đường
kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác H. Tức là H phải tồn tại đường kính đường tròn ngoại tiếp
đi qua hai đỉnh của nó. Suy ra số đỉnh của H phải chẵn.

14 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

 Cứ 2 đỉnh của H cho ta một đường kính của đường tròn ngoại tiếp H. Suy ra số đường kính là 30.

k
A D

k
k

B C
k

 Cứ hai đường kính cho ta một hình chữ nhật. Suy ra số hình chữ nhật là: C302  435 (hcn).

 Chọn đáp án A.
Câu 26: [TDM42 – B] Cho một đa giác đều H có 25 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình chữ nhật có các
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 300 . B. 0 . C. 66 . D. 150 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một hình chữ nhật ABCD như hình vẽ. Suy ra hai đường chéo AC và BD là đường
kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác H. Tức là H phải tồn tại đường kính đường tròn ngoại tiếp
đi qua hai đỉnh của nó. Suy ra số đỉnh của H phải chẵn.
 Bài toán cho số đỉnh của H lẻ. Suy ra không có hình chữ nhật nào có 4 đỉnh là đỉnh của đa giác H.

k
A D

k
k

B C
k

 Chọn đáp án B.
Câu 27: [TDM42 – C] Cho một đa giác đều H có 24 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác vuông có 3
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 216 . B. 180 . C. 264 . D. 552 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một tam giác vuông ABC như hình vẽ. Suy ra cạnh AB phải là đường kính của
đường tròn ngoại tiếp đa giác H. Suy ra đa giác H phải tồn tại đường chéo là đường kính của
đường tròn ngoại tiếp. Suy ra số đỉnh của H phải chẵn.

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 15
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

 Mỗi đường kính của H luôn tạo với 22 đỉnh còn lại một tam giác vuông. Suy ra số tam giác vuông
có 3 đỉnh là đỉnh của H là: 12.22  264 . Chọn đáp án C.
Câu 28: [TDM42 – D] Cho một đa giác đều H có 31 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác vuông có 3
đỉnh là đỉnh của đa giác H?
A. 210 . B. 420 . C. 180 . D. 0 .
 Giải:
 Giả sử tồn tại một tam giác vuông ABC như hình vẽ. Suy ra cạnh AB phải là đường kính của
đường tròn ngoại tiếp đa giác H. Suy ra đa giác H phải tồn tại đường chéo là đường kính của
đường tròn ngoại tiếp. Suy ra số đỉnh của H phải chẵn.
A

 Bài toán cho số đỉnh của H lẻ, suy ra không tồn tại tam giác vuông thỏa mãn bài toán.
 Chọn đáp án D.
Câu 29: [TDM42 – D] Cho một đa giác đều H có 21 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 189 . B. 203 . C. 210 . D. 196 .
 Giải:
21
 Số tam giác đều có 3 đỉnh là đỉnh của H là:  7 (tam giác).
3
 Chọn một đỉnh A của đa giác H để đếm số tam giác cân tại A. Dễ thấy còn lại 20 đỉnh của H chia
đều thành 10 cặp đối xứng hai bên đường kính đi qua A, mỗi cặp này tạo với A thành một tam
giác cân tại A. Suy ra mỗi đỉnh của H cho ta 10 tam giác cân.

16 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

 Để ý rằng các tam giác đều được đếm 3 lần. Suy ra số tam giác cân cần tìm là:
 21.10  2.7  196 (tam giác).
 Chọn đáp án D.
Câu 30: [TDM42 – A] Cho một đa giác đều H có 24 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 248 . B. 256 . C. 264 . D. 240 .
 Giải:
24
 Số tam giác đều có 3 đỉnh là đỉnh của H là:  8 (tam giác).
3
 Chọn một đỉnh A của đa giác H để đếm số tam giác cân tại A. Dễ thấy còn lại 23 đỉnh của H chia
đều thành 11 cặp đối xứng hai bên đường kính đi qua A, mỗi cặp này tạo với A thành một tam
giác cân tại A. Suy ra mỗi đỉnh của H cho ta 11 tam giác cân.
A

 Để ý rằng các tam giác đều được đếm 3 lần. Suy ra số tam giác cân cần tìm là:
 24.11  2.8  248 (tam giác). Chọn đáp án A.
Câu 31: [TDM42 – B] Cho một đa giác đều H có 25 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác cân có 3 đỉnh
là đỉnh của đa giác H?
A. 275 . B. 300 . C. 280 . D. 276 .
 Giải:
 Không tồn tại tam giác đều nào mà có 3 đỉnh là đỉnh của H, nên trong quá trình đếm số tam giác
cân có 3 đỉnh là đỉnh của H không có sự lặp lại.

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 17
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

 Chọn một đỉnh A của đa giác H để đếm số tam giác cân tại A. Dễ thấy còn lại 24 đỉnh của H chia
đều thành 12 cặp đối xứng hai bên đường kính đi qua A, mỗi cặp này tạo với A thành một tam
giác cân tại A. Suy ra mỗi đỉnh của H cho ta 12 tam giác cân.
A

 Suy ra số tam giác cân cần tìm là: 25.12  300 (tam giác). Chọn đáp án B.
Câu 32: [TDM52 – A] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và có một góc lớn hơn hoặc bằng 120 ?
A. 2376 . B. 792 . C. 2808 . D. 3432 .
 Giải:
 Chọn một đỉnh A bất kì, giả sử tam giác có một góc ACB  120  AB  240
 Dễ thấy cả vòng tròn 360 tương ứng với 36 cạnh, suy ra số cạnh trên cung AB lớn hơn hoặc
bằng 24 cạnh.
A
z

C
 120
O
x
y

 Ta gọi số cạnh trên các cung AB, BC , CA lần lượt là x  24, y  1, z  1


 Ta có tổng số cạnh trên các cung này bằng 36, tức là: x  y  z  36
 x  y  z  36
 Số bộ  x; y; z  thỏa mãn  là số tam giác thỏa mãn ứng với trường hợp ta chọn
 x  24, y  1, z  1
đỉnh A cố định.
 x  y  z  36
 Dễ dàng đếm được số bộ  x; y; z  thỏa mãn  là số bộ  a  x  23; y; z  thỏa
 x  24, y  1, z  1
(a  23)  y  z  36  a  y  z  13
mãn   , tức là có: C13311  C122  66 .
 a  1, y  1, z  1 a  1, y  1, z  1

18 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các đề tự luyện của khóa học TDME – Tổ hợp xác suất Tuduymo.com

 Ta làm lần lượt với 36 đỉnh và nhận thấy không có sự lặp lại khi đếm và sẽ được:
 36.C122  2376 (tam giác). Chọn đáp án A.
Câu 33: [TDM53 - B] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và không có góc nào nhỏ hơn 30 ?
A. 6840 . B. 2280 . C. 3420 . D. 2560 .
 Giải:
 Chọn một đỉnh A bất kì, giả sử tam giác có ba góc  30 suy ra các cung của các cạnh  60
 Dễ thấy cả vòng tròn 360 tương ứng với 36 cạnh, suy ra các cung có số đo  60 sẽ có số cạnh
60
lớn hơn hoặc bằng .36  6
360
 Ta gọi số cạnh trên các cung AB, BC , CA lần lượt là x  6, y  6, z  6
 Ta có tổng số cạnh trên các cung này bằng 36, tức là: x  y  z  36
 x  y  z  36
 Số bộ  x; y; z  thỏa mãn  là số tam giác thỏa mãn ứng với trường hợp ta chọn
 x  6, y  6, z  6
đỉnh A cố định.
a  x  5
 a  b  c  x  y  z  15  36  15  21
 Đặt b  y  5  
c  z  5  a, b, c  Z 

 Suy ra số bộ  a; b; c  thỏa mãn là C21
31
1  C20
2

 Làm tương tự với 36 đỉnh và nhớ là mỗi tam giác sẽ được kể đến 3 lần. Suy ra số tam giác là:
36.C202
  2280 (tam giác). Chọn đáp án B.
3
Câu 34: [TDM52 – C] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và là tam giác tù ?
A. 1836 . B. 2754 . C. 4896 . D. 5508 .
 Giải:
 Chọn một đỉnh A bất kì, giả sử tam giác có một góc ACB  90  AB  180
 Dễ thấy cả vòng tròn 360 tương ứng với 36 cạnh, suy ra số cạnh trên cung AB lớn hơn 18 cạnh.
A
z

C
 90
O
x
y

 Ta gọi số cạnh trên các cung AB, BC , CA lần lượt là x  19, y  1, z  1


 Ta có tổng số cạnh trên các cung này bằng 36, tức là: x  y  z  36

Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Group: Cộng đồng tư duy mở TOÁN LÍ 19
Tuyển tập những đề tự luyện của khóa học TDME – Môn Toán Fanpage: Tư duy mở trắc nghiệm TOÁN LÍ

 x  y  z  36
 Số bộ  x; y; z  thỏa mãn  là số tam giác thỏa mãn ứng với trường hợp ta chọn
 x  19, y  1, z  1
đỉnh A cố định.
a  x  18
 a  b  c  x  y  z  18  36  17  18
 Đặt  b  y  
 cz  a, b, c  Z 

 Suy ra số bộ  a; b; c  thỏa mãn là C18311  C172
 Làm tương tự với 36 đỉnh và nhớ là các tam giác sẽ không bị lặp lại trong quá trình đếm. Suy ra số
tam giác là: 36.C172  4896
 Vậy có tất cả 4896 (tam giác tù). Chọn đáp án C.
Câu 35: [TDM52 – C] Cho một đa giác đều H có 36 đỉnh. Hỏi có tất cả bao nhiêu tam giác có các đỉnh là
đỉnh của đa giác H và là tam giác nhọn ?
A. 1632 . B. 768 . C. 1812 . D. 1200 .
 Giải:
 Ta có: (Số  nhọn) = (Số  bất kì) – (Số  vuông) – (Số  tù)
 Số  bất kì  C363
 Số  vuông  18.34
 Số  tù  36.C172
 Suy ra: Số  vuông  C363  18.24  36.C172  1812
 Chọn đáp án C.

--------- Hết ----------

20 | Đăng kí các khóa học online chất lượng của Tư duy mở Ecorp để có được những hỗ trợ tốt nhất.

You might also like