You are on page 1of 4

BÀI TẬP MỆNH ĐỀ

Bài tập 1: Xét xem các phát biểu sau có phải là mệnh đề không? Nếu là mệnh đề
thì cho biết đó là mệnh đề đúng hay sai?
a) A: 2 là một số nguyên dương.
b) B: Brazil là một nước thuộc Châu Âu phải không?

c) C: Phương trình x 4 + 5 x − 6 = 0 vô nghiệm.


d) D: Chứng minh bằng phản chứng khó thật!
e) E: –5x–6 là một số âm.
f) F: Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 4.
g) G: Nếu n chia hết cho 4 thì n là số chẵn.
h) H: n là số chẵn nếu và chỉ nếu n2 chia hết cho 4.

i) I: n  , n8 − n không lầ bội của 3.

k) K: x  , x 2 − x + 1  0 .

Bài tập 2: Các mệnh đề sau đúng hay sai, vì sao?

a) x  , 3x 2 – 5 x + 2 = 0. b) x  , ( x – 4 )( x + 2 )  0 .

c) Nếu ΔABC có G là trọng tâm thì GB + GC = −GA


Bài tập 3: Xét tính đúng, sai của các mệnh đề sau và chứng minh điều đó:
A: “Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau”.
B: “n  , ( n + 3)( n + 4 ) là số nguyên tố”.

C: “Trong ΔABC, nếu góc A nhọn thì AI>BI (với I là trung điểm của BC)”.

Bài tập 4: Xét tính đúng, sai của mệnh đề sau:


a) Nếu 3<5 thì 3<7.
b) Nếu 45 tận cùng bằng 5 thì 45 chia hết cho 25.
c) Nếu 2 không phải là một số vô tỉ thì 22 không là một số vô tỉ.
d) (–5)2=52 ⇔–5=5.
e) Tứ giác ABCD là hình bình hành ⇔ Tứ giác ABCD có các góc đối bằng nhau.
Bài tập 5: Cho tam giác ABC. Xét hai mệnh đề P: “Tam giác ABC vuông”
và Q: “AB2+AC2=BC2”. Phát biểu và cho biết mệnh đề sau đúng hay sai?
a) P⇒Q.
b) Q⇒P.

Bài tập 6: Cho tam giác ABC. Lập mệnh đề P⇒Q và mệnh đề đảo của nó, rồi xét
tính đúng sai của chúng khi:
a) P: “Góc A bằng 90o” và Q: “Cạnh BC lớn nhất”.
b) P: “A=B” và Q: “Tam giác ABC cân”.

Bài tập 7: Phát biểu mệnh đề P⇒Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai
của nó.
a) P: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật” và Q: “Tứ giác ABCD có hai đường
thẳng AC và BD vuông góc nhau”.

b) P: “ − 3  − 2 ” và Q: “ (− 3)5  (− 2)5 ”.
c) P: “Tam giác ABC có A=B+C” và Q: “Tam giác ABC có BC2=AB2+AC2”.
d) P: “Tố Hữu là nhà toán học của Việt Nam” và Q: “Galois là nhà thơ lỗi lạc của
thế giới”.

Bài tập 8: Cho mệnh đề A: “Nếu 3n+2 là số nguyên lẻ thì n là số nguyên lẻ”. Hãy
viết mệnh đề đảo của A. Chứng minh mệnh đề đảo là mệnh đề đúng bằn phương
pháp phản chứng.

Bài tập 9: Phát biểu mệnh đề P⇒Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai
của nó.
a) P: “Tứ giác ABCD là hình thoi” và Q: “Tứ giác ABCD có AC và BD cắt nhau tại
trung điểm của mỗi đường”.
b) P: “2>9” và Q: “4<3”.
c) P: “Tam giác ABC vuông cân tại A” và Q: “Tam giác ABC có A^=2B^”.
Bài tập 10: Phát biểu mệnh đề P⇔Q bằng hai cách và xét tính đúng sai của nó:
P: “Tứ giác ABCD là hình thoi” và Q: “Tứ giác ABCD là hình bình hành có hai
đường chéo vuông góc với nhau”.

Bài tập 11: Lập mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương của hai mệnh đề sau
đây và cho biết tính đúng, sai của chúng:
P: “Điểm M nằm trên phân giác của góc Oxy” và Q: “Điểm M cách đều hai
tia Ox, Oy”.

Bài tập 12: Phát biểu mệnh đề P⇔Q bằng hai cách và xét tính đúng sai của nó.
a) Cho tứ giác ABCD. Xét hai mệnh đề:
P: “Tứ giác ABCD là hình vuông”.
Q: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo bằng và vuông góc với
nhau”.
b) P: “Bất phương trình x2–3x+1>0 có nghiệm” và Q: “Bất phương
trình x2–3x+1≤0 vô nghiệm”.

Bài tập 13: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM. Xét hai mệnh đề sau:
P: “Tam giác ABC vuông tại A”.
Q: “Trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC”.
a) Phát biểu mệnh đề P⇒Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai.
b) Phát biểu mệnh đề P⇔Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai.

Bài tập 14: Xét hai mệnh đề sau:


P: “120 chia hết cho 6 và chia hết cho 8”.
Q: “120 chia hết cho 6.8”.
a) Phát biểu mệnh đề P⇒Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai.
b) Phát biểu mệnh đề P⇔Q và cho biết mệnh đề này đúng hay sai.
CHỨNG MINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN CHỨNG

Bài 1: Nếu tích hai số tự nhiên là lẻ thì tổng của chúng là số chẵn.

Bài 2: Nếu x 2 + y 2 = 0 thì x = 0 hoặc y=0

Bài 3: Nếu nhốt 25 con thỏ vào 6 cái chuồng thì có ít nhất một chuồng có nhiều
hơn 4 con thỏ.

Bài 4: Cho hai số a và b. Chứng minh: Nếu a + b  2 thì một trong hai số đó nhỏ
hơn 1

 x  −1
Bài 5: Nếu  thì x + y + xy  −1
 y  − 1

Bài 6: Cho a,b,c là các số dương thỏa mãn abc=1. Chứng minh rằng
1 1 1
nếu a + b + c  + + thì có một và chỉ một trong ba số a,b,c lớn hơn 1.
a b c

a + b + c  0

Bài 7: Cho các số a,b,c thỏa các điều kiện: ab + bc + ca  0 . Chứng minh rằng cả
abc  0

ba số a,b,c đều dương.

Bài 4: Chứng minh rằng 2 là số vô tỉ.

You might also like