You are on page 1of 9

THANG ĐO TRÍ TUỆ CỦA WECHLER DÀNH CHO TRẺ EM – WISC IV

1. Quan niệm của Wechler về trí tuệ

David Wechler (1896 - 1981) là tác giả của các bộ trắc nghiệm đo lường trí
tuệ nổi tiếng vẫn được phát triển và ứng dụng phổ biến hiện nay. Ông sinh ra trong
một gia đình Do thái tại Romania. Hồi còn nhỏ, ông theo gia đình tản cư sang Mỹ.
Ông đã theo học tại trường cao đẳng thành phố New York (City College of New
York) và trường Đại học Columbia (Columbia University). Năm 1917 ông nhận
bằng thạc sỹ và đến năm 1925 thì nhận bằng Tiến sĩ. Ông là giáo sư lâm sàng làm
việc tại Bệnh viện Tâm thần Bellevue (1932-1967). Trong Thế chiến I, Wechsler
làm việc cho quân đội Mỹ và phát triển các trắc nghiệm để sàng lọc tân binh dưới
sự hướng dẫn của Charles Spearman and Karl Pearson, vốn là những người rất
giỏi về thống kê.
Wechler định nghĩa trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhân và cách giải
quyết vấn đề ở những môi trường xung quanh. Đáng chú ý là Wechler không cho
trí tuệ là những khả năng về năng lực mà ông thiên về hiệu suất. Điều này có nghĩa
là thang đo của Wechler không có mục đích xấu kà đo số lượng của trí tuệ mà thay
vào đó là đo hiệu suất làm việc của trí tuệ. Lý do căn bản cho việc nhận thức về trí
tuệ như một biến số về hiệu suất là trí tuệ không thực sự quan trọng số lượng mà
quan trọng là sự thích ứng với môi trường. Điều đáng quan tâm ở đây là anh/cô ấy
làm thế nào để sử dụng trí thông minh của mình thật tốt. Ngoài ra, khi mà khả
năng về trí tuệ chưa được xác minh sự tồn tại thì nó chưa thể đo lường được một
cách đáng tin cậy. Hiệu suất có thể đo được và do đó nó nên là trọng tâm của bài
kiểm tra. Mặc dù Wechler đã viết rất nhiều bài để bổ sung cho quan điểm này của
mình nhưng các nhà phát triển trí tuệ khác vẫn đưa ra những quan điểm về trí tuệ
tương tự. Hầu hết những bài kiểm tra trí tuệ như Stanford Binet………. Có căn cứ
từ những bài kiểm tra hiệu suất trí tuệ. Thang đo của Wechler giống của Binet và
một số trắc nghiêm khác đó là đo hiệu suất của trí tuệ theo cấu trúc đa chiều.
Nghĩa là, thay vì quan niệm về trí tuệ như là một đặc tính duy nhất thì các bài
kiểm tra nên chưa nhiều phần để đánh giá hoạt động của trí tuệ.
2. Lịch sử hình thành thang đo
Về cơ bản, WISC được ra đời vào năm 1949 như một phần mở rộng của bài kiểm
tra IQ dành cho người lớn - Wechsler Bellevue. Thang đo này dựa trên mẫu chuẩn
gồm 2.200 trẻ em Mỹ da trắng, theo tỉ lệ điều tra dân số năm 1940. Do có những
tranh luận khi đo IQ ở trẻ em thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số hoặc con em ủa
những gia đình thuộc tầng lớp dưới. Thang này được sửa đổi vào năm 1974
(WISC-R) bởi Wechler. Đến năm 1991, công ty cổ phần về tâm lý đã chỉnh sửa và
công bố WISC III – Mẫu chuẩn cho phiên bản này là 2200, gồm 11 nhóm tuổi từ 6
đến 16, mỗi nhóm có 200 em, đại diện cho trẻ em nước Mỹ và được lựa chọn theo
điều tra dân số Mỹ năm 1988. Hiện nay phiên bản mới nhất của thang đo trí tuệ
dành cho trẻ em là WISC IV được chỉnh sửa vào năm 2003.
3. Giới thiệu thang đo
Gồm 4 chỉ số chính:
 Chỉ số nhận thức bằng lời nói (VCI): đo sự hình thành khái niệm bằng lời
nói. Bao gồm các trắc nghiệm về sự tương đồng, từ vựng và sự nhận thức.
Các phương án lựa chọn là từ thông tin và lý luận. Đánh giá khả năng của
trẻ em thông qua việc lắng nghe câu hỏi, rút ra thông tin chính thức và cả
thông tin không chính thức, lý do của việc chọn câu trả lời thể hiện rõ suy
nghĩ của mình.
 Chỉ số lý luận bằng cảm giác (PRI): đánh giá khả năng của trẻ em từ việc
giải quyết một số vấn đề liên quan đến sắp xếp hình khối, nhận diện khái
niệm, tư duy ma trận.
 Chỉ số về trí nhớ làm việc (WMI): Đánh giá khả năng ghi nhớ những thông
tin mới của trẻ. Giữ thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn, tập trung, và thao tác
thông tin đó để cho ra một số kết quả hoặc lý luận. Sự quan trọng ở đây là
sự tập trung cao trong suy nghĩ, học tập và thành tích. Nó có thể tập trung
khai thác khả năng lập kế hoạch, tính linh hoạt trong nhận thức, và
xác định trình tự kỹ năng. Khả năng làm việc hiệu quả với những ý tưởng
như chúng được trình bày trong các tình huống. Bao gồm những bài kiểm
tra về nhớ dãy số, nhớ dãy số - chữ cái, và số học.
 Chỉ số về tốc độ xử lý (PSI): Đo tốc độ xử lý thông tin. Bao gồm những bài
kiểm tra về mã hóa, tìm biểu tượng và tìm hình cho trước. Nó đánh giá khả
năng tập trung sự chú ý của trẻ em và tốc độ xử lý, phân biệt sự khác nhau,
và sắp xếp tuần tự thông tin thị giác. Nó đòi hỏi phải kiên trì và khả năng
lập kế hoạch, nhưng phải thích nghi với động lực, làm việc khó khăn dưới
áp lực thời gian. Yếu tố văn hóa dường như có ít tác động vào nó. Nó có
liên quan đến bộ nhớ làm việc trong đó tăng tốc độ xử lý có thể làm giảm
số lượng thông tin một đứa trẻ phải "giữ" trong bộ nhớ làm việc. Mặt khác,
giảm chế biến tốc độ có thể làm giảm hiệu quả làm việc bộ nhớ bằng cách
yêu cầu trẻ em "tổ chức" làm việc.
Gồm 15 tiểu nghiệm, trong đó 10 tiểu nghiệm chính:
Thời gian làm bài là khoảng 65 – 80 phút
1) Xếp khối(Block Design)
Năng lực phân tích và tổng hợp các kích thích thị giác trừu tượng.
Trẻ sử dụng 9 hình khối nhỏ có 2 màu đỏ, trắng để xếp thành hình lớn
theo mẫu cho trước. Có 14 mẫu với các mức độ khó tăng dần. Nếu trẻ
làm đúng và trong khoảng thời gian cho phép thì được điểm tối đa.
Những item khó thì điểm cao hơn. Nếu trẻ làm nhanh thì được thưởng
điểm. Tổng điểm cho bài này là 50 điểm chưa kể điểm thưởng.

2) So sánh (Similarities)
Suy luận về ngôn ngữ và hình thành khái niệm.
Tìm điểm giống nhau của các sự vật như: bút mực và bút chì? Sữa và
nước, táo và chuối…..
Điểm được cho 2,1 hoặc 0 tùy theo mức độ khái quát của câu trả lời.
Điểm thô toàn bài là 44
3) Nhớ dãy số (Digit Span)
Đo năng lực nhớ máy móc, cơ học, trí nhớ, chú ý, xử lý thính giác, thao
tác tâm trí, trí nhớ hoạt động
Nhớ xuôi, yêu cầu trẻ nhắc lại đúng theo thứ tự dãy số vừa đọc. Nếu lần
1, trẻ tái hiện sai thì lần 2 đọc dãy số đự bị bên cạnh. Nếu trẻ tái hiện
đúng thì đọc tiếp. Nếu sai thì dừng. Điểm được tính theo số chữ cái dài
nhất tái hiện dúng.
2 2-9 4-6
3 3-8-6 6-1-2
4 8-1-7-0 6-1-5-8
5 6-8-3-5-1 5-2-1-8-6
6 5-7-2-9-3-8 7-9-6-4-8-3
7 1-6-8-3-8-0-3 9-8-5-2-1-6-3
8 1-6-0-4-2-8-5-7 2-9-7-6-3-1-5-4
9 5-3-5-8-9-1-0-4-2 4-2-6-9-1-7-8-3-5

Nhớ ngược: yêu cầu trẻ tái hiện theo thứ tư ngược với thứ tự đọc.
Điểm thô tối đa là 18

4) Nhận diện khái niệm ( Picture concepts)


Cho trẻ xem 2 hoặc 3 hàng tranh, chọn 1 tranh để tạo thành nhóm tranh
có những đặc điểm chung.
5) Mã hóa (Coding)
Tốc độ xử lý, trí nhớ thị giác ngắn hạn, tốc độ tâm – vận động, điều phối
vận động – thị giác
Trẻ sao chép lại các kí hiệu tương ứng theo mẫu/đáp án cho trước. Có 2
phần A và B. Trong phần A, nếu trẻ làm nhanh thì được thưởng điểm.
Phần B không có điểm thưởng.
Điểm được cho theo số biểu tượng vẽ đúng. Tổng điểm A là 59, nếu đủ
cả điểm thưởng, điểm tối đa sẽ là 65. Điểm tối đa phần B là 119
6) Từ vựng (Vocabulary)
Kiến thức về hình thành từ ngữ và khái niệm
Trẻ em gọi tên các tranh hoặc định nghĩa/ giải thích từ.
Item 1-4: hình vẽ. câu hỏi: Cái gì đây?
Item 5-36: từ. Câu hỏi: Cái này là cái gì? Có nghĩa là gì?
Tùy theo mức độ khái quát của câu trả lời, điểm được cho là 2 hoặc 1
hoặc 0. Riêng câu 1-4, điểm tối đa là 1.
Điểm tối đa của cả bài là 68 điểm.
7) Nhớ chuỗi số - chữ cái (Letter – Number Sequencing)
Yêu cầu trẻ sau khi nghe xong một dãy có các số và chữ cái thì nhắc lại
theo sự sắp xếp: nhắc các số trước, cữu cái sau; các số tăng dần, các
chữu cái theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Điểm tối đa là 30 điểm.
8) Tư duy ma trận (Matrix Reasonning)
Trí tuệ linh hoạt, năng lực không gian, tổ chức thị giác và xử lý đồng
thời.
Trẻ quan sát và lựa chọn hình còn thiếu. Tất cả có 35 hình và điểm tối
đa cũng là 35.
9) Hiểu lời nói (Comprehension)
Tre phải trả lời 21 câu hỏi. Mỗi câu được cho 2 hoặc 1 hoặc 0 tùy theo
mức độ hiểu biết. Điểm tối đa là 42.
Ví dụ như: Tại sao lại phải đánh răng? Tại sao mọi người nên ăn rau?...
10) Tìm biểu tượng (Symbol Seach)
Trẻ được quan sát một/một số hình/ biểu tượng sau đó tìm trong số
những hình/ biểu tượng đã cho có những hình/ biểu tượng đó không?
Đánh dấu vào ô CÓ hoặc KHÔNG.
Điểm tối đa: 60
Ngoài ra, có 5 tiểu test phụ: Hoàn thành tranh, Tìm hình cho trước,
Thông tin, Số học, Tư duy từ ngữ.
4. Cách tính điểm
Điểm tổng FSIQ bằng tổng điểm của 4 chỉ số VCI, PRI, WMI, PSI

Điểm Phân loại


130 trở lên Rất cao
120–129 Cao
110–119 Cao trung bình
90–109 Trung bình
80- 89 Thấp trung bình

70-79 Thấp

Dưới 69 Cực thấp


 Độ tin cậy: Độ tin cậy của WISC IV được kiểm tra bằng cách tính toán các
giá trị nội bộ hoặc qua việc thi lại qua 23 ngày. Các lỗi tiêu chuẩn đo lường
được sử dụng để tính toán độ tin cậy với phương sai là 0,05. Độ tin cậy
kiểm tra-kiểm tra lại đã được tính toán dựa trên 243 trẻ em trên 11 nhóm
tuổi, kiểm tra hai lần trong 32 ngày trên trung bình (13-63). Kết quả là ở
mức tối thiểu 0,76, nhưng hầu hết ở khoảng 0,8. Đáng chú ý, các độ tin cậy
dựa trên toàn bộ mẫu, và ở độ tuổi cụ thể. Vì vậy, điểm subscale là kém ổn
định hơn so với điểm số chỉ số và các FSIQ.
 Độ hiệu lực: Hiệu lực cho các Wisc IV được đánh giá bằng một số
cách. Nội dung Giá trị được thành lập bởi nhà phê bình và các chuyên gia,
cũng như việc tạo ra nội dung tương tự, kiểm tra thiết lập khác để mở rộng
các cơ sở thẩm định của Wisc IV. Quá trình phản ứng đã được kiểm tra
cũng như với nhiều định dạng lựa chọn để phát hiện các lỗi phổ biến, giải
thích phản ứng của họ để làm nổi bật câu trả lời chấp nhận thay thế, và thay
đổi kích thích như một kết quả.

5. Ứng dụng tại Việt Nam


Việc sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Wechsler ở nước ta hiện nay chưa có sự
thống nhất chung. Do trắc nghiệm có phần dùng lời nên việc chuyển ngữ không
thể đơn thuần là dịch. Hiện có một số bản tiếng việt như : Bản được giới thiệu
trong Những trắc nghiệm tâm lý do Ngô Công Hoàn làm chủ biên, Bản của Viện
sức khỏe tâm thần quốc gia, Bản của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bản của
viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trắc nghiệm Wechsler, phiên bản thứ tư (WISC-IV) là phiên bản mới nhất
mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng để đánh giá trí tuệ của trẻ từ 6 đến 16
tuổi. Thang đo này đã được Đại Học Giáo Dục Hà Nội mua bản quyền và tiến
hành qúa trình thích ứng trên bẩy trăm trẻ em Việt Nam. Có thể coi như lầ đầu
tiên, một thang đo giá trị trên thế giới được nghiên cứu thích ứng cho trẻ em Việt
Nam.
Với chứng nhận sử dụng thang đo WISC-IV, từ năm 2012, công ty Medel-
Việt Nam sẽ chính thức đưa hoạt động đo trí thông minh của trẻ bằng thang đo
WISC-IV này để hỗ trợ phụ huynh và nhà trường hiểu được năng lực trí tuệ của
trẻ, để sớm xác định các vấn đề về đọc và học từ đó kịp thời có những kế hoạch
học tập thích ứng cho từng học sinh

6. Đánh giá
 Ưu điểm:
• Thang đo WISC-IV được thế giới hiện nay áp dụng vì những ưu điểm là
được chuẩn hóa cao, quy trình thực hiện tốt, cung cấp các thông tin hữu ích
cho việc chẩn đoán, có độ tin cậy cao. Có khả năng thực hiệt tốt cho các đối
tượng khác biệt là trẻ em tài năng, thiểu năng trí tuệ, khó khăn ngôn ngữ,
khó khăn vận động , tự kỷ, chấn thương não…
• Nội dung kiểm tra của thang đo luôn được cập nhật, chỉnh lý, và bổ sung
qua các giai đoạn. Tính đến nay thang đo này ddax được chỉnh lý và bổ
sung lần thứ 4

 Nhược điểm
• Thang đo có 4 phần và gồm nhiều tiểu test vì thế nên hơi phức tạp, tốn
nhiều thời gian làm bài.
• Thời gian tập trung của trẻ em ngắn nên có nhiều trẻ sẽ không làm được
đúng thời gian quy định.
Tài liệu tham khảo:
• http://www.psychpage.com/learning/library/intell/wisciv_hx.html
• http://www.iupui.edu/~flip/wiscdescription.pdf
• http://www.powershow.com/view/3c872-
MDdiM/Making_the_Switch_Unlocking_the_Mystery_of_th
e_WISC-IV_powerpoint_ppt_presentation
• Bài giảng Đánh giá tâm lý, PGS. TS Nguyễn Sinh Phúc

You might also like