You are on page 1of 4

Định hướng để vận dụng phương pháp, cách thức sáng tạo

đó vào hoạt động dạy học và giáo dục học sinh phát triển tư
duy hình ảnh thông qua việc giáo dục học sinh.
Để hình thành cho con người tính tư duy trực quan hình ảnh thì chúng ta cần phải bỏ
ra thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, trong bài chia sẻ này chúng tôi sẽ đưa ra
những cách phát triển tư duy trực quan về hình ảnh được nhiều người áp dụng như
sau:
1. Cho học sinh đặc biệt là mầm non và tiểu học tiếp xúc với những đồ
vật có hình dạng.
Chúng ta hãy trực tiếp cầm nắm các khối hình đơn giản và những ô trống tương ứng
với các hình.

Hoặc đặt ra nhiệm vụ là ghép các khối hình sao cho phù hợp nhất.
Trong quá trình chơi, ta vừa tiến hành phép thử với các khối hình, vừa ghi nhớ hình
dạng của chúng.
Hay sắp xếp các khối hình vào ô tương thích chính là bước đầu để ta chuyển từ tư duy
trực quan hành động sang hình ảnh.
Tóm lại, đây đều là những hoạt động giúp con người phát triển cả về trí óc lẫn khả
năng quan sát toàn diện 1 cách nhanh chóng và hiệu quả mà mỗi chúng ta cần tham
gia.
2 Tư duy trực quan hình ảnh bằng các sách tô màu
Ở độ tuổi từ 3 – 6, các bé vẫn chưa biết đọc. Chính vì thế, phụ huynh nên mua sách
có hình ảnh đầy màu sắc.
Hãy diễn giải cho bé nhà mình từng bức tranh nó gắn với sự vật, sự việc gần gũi, thân
quen nào trong cuộc sống để giúp trẻ phát triển tư duy về thế giới xung quanh.
Ở các độ tuổi trung học, học sinh tiếp xúc với màu sắc và tranh ảnh sẽ tạo ra sự kích
thích não bộ, làm cho não bộ hoạt động và dễ tiếp thu bài học hơn, cũng như giúp cho
chất lượng học tập nâng cao hơn.

3 Tư duy trực quan hình ảnh bằng những đồ vật xếp hình
Hãy để học sinh thỏa sức thể hiện khả năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động
xếp hình đồ chơi. Lúc đầu, hãy yêu cầu học sinh xếp những hình dạng đơn giản nhất.
Thông qua hoạt động này, giúp các bạn chuyển hóa hình ảnh theo mẫu thành biểu
tượng lưu trữ trong bộ não của mình, đồng thời sự vào biểu tượng đó để tiến hành xếp
những hình tiếp theo.
Đối với cách tư duy về hình ảnh này, nó sẽ giúp học sinh chuyển biến từ tư duy trực
quan hình ảnh sang tư duy trực quan trừu tượng. Tức là sẽ kết hợp nhiều loại tư duy
với nhau để giải quyết vấn đề.
Sau đó hãy để các bạn thỏa sức sáng tạo, xếp thành các khối theo ý thích của bản thân
mình.
4. Một vài lưu ý khi cho học sinh tư duy bằng hình ảnh
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý khi cho con em mình tư
duy bằng hình ảnh là:

Luôn đặt học sinh vào trong tình huống để các bạn tư duy: Các bạn cần phải vận động
cả giác quan lẫn trực quan của mình để giải quyết các vấn đề. Ban đầu là những vấn
đề đơn giản, sau đó đến phức tạp, từ tư duy trực quan hành động sang đến tư duy bằng
hình ảnh.
Nên lặp lại trò chơi nhiều lần giúp các bạn nhớ lâu: Để tạo hứng thú, chúng ta nên
thay đổi nhiều loại đồ vật, nhiều trò chơi khác nhau. Nhờ vậy mà học sinh nhận biết
cũng như phân biệt được nhiều loại đồ vật, rèn luyện trí thông minh và sự nhanh
nhẹn.

VÍ DỤ:

VD1:
Cho các bạn học sinh các khối hình đơn giản và những ô trống tương ứng với các hình.
Nhiệm vụ của các bạn là ghép các khối hình sao cho phù hợp.
Trong quá trình chơi, học sinh vừa tiến hành phép thử các khối hình, vừa ghi nhớ hình dạng của
chúng.
Sắp xếp các khối hình vào ô tương thích là bước đầu để các bạn chuyển từ tư duy trực quan –
hành động sang hình ảnh.
 Đây là hoạt động giúp học sinh phát triển trí óc, khả năng quan sát toàn diện một cách
nhanh chóng và hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên cho con em mình chơi.

VD2:
Ở độ tuổi này, bé chưa biết đọc. Vì vậy hãy mua cho bé sách tranh ảnh đầy màu sắc. Hãy diễn
giải cho bé từng bức tranh một gắn với những sự vật gần gũi, thân quen

 để bé phát triển tư duy về thế giới xung quanh.

VD3:
Hãy để học sinh thỏa sức thể hiện khả năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động xếp hình.
Ban đầu, hãy yêu cầu các bạn xếp theo những hình dạng đơn giản nhất định. Thông qua quá trình
này, học sinh sẽ chuyển hóa hình ảnh theo mẫu thành biểu tượng lưu trữ trong não bộ, đồng thời,
dựa vào biểu tượng đó, các bạn tiến hành xếp các khối hình.

 Đây là bước chuyển biến từ tư duy trực quan – hình ảnh sang tư duy trực quan – trừu
tượng, tức là kết hợp nhiều loại tư duy khác nhau để giải quyết vấn đề. Sau đó, hãy để các
bạn thỏa sức sáng tạo, xếp các khối hình theo ý thích bản thân.

You might also like