You are on page 1of 11

BIỆN PHÁP: “RÈN KỸ NĂNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài:
Tạo hình là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non nó góp một phần
quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nhờ có hoạt động này mà trẻ
có điều kiện được phát huy năng khiếu về hội hoạ. Do vậy các cháu thường rất
say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình. Nhưng không phải là khi nào cũng được
như vậy vì hoạt động tạo hình ở trường mầm non không đơn thuần chỉ là vẽ hay
nặn mà nó còn có rất nhiều hoạt động khác…
Đặc biệt trong giờ học xé dán trẻ thích tự tay xé dán được một cái gì đó dù
các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô,......nhưng mang lại
cho trẻ cảm xúc thực sự thích thú khi tạo ra một sản phẩm. Qua thực tế khi tổ
chức hoạt động xé dán tôi thấy kỹ năng xé của trẻ còn hạn chế, còn rất lúng
túng, vụng về, nhiều khi có ý tưởng xong lại không thực hiện được, hoặc có trẻ
xé được nhưng tạo ra sản phẩm lại không đẹp, không có tính thẩm mỹ vì đôi tay
của trẻ còn yếu và chưa có kỹ năng xé dải, xé vụn, xé tua, xé cong, xé hình.
Ngay buổi học xé dán đầu tiên của lớp tôi thấy kỹ năng xé của đa số trẻ chưa tốt,
một số trẻ chưa chú ý vào hoạt động. Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm
vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động xé dán
không phải đơn giản là dạy trẻ xé theo ý của riêng cô mà phải tạo cho trẻ hứng
thú thật sự trong giờ học. Có như vậy sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết quả cao.
Vì vậy tôi đã chọn biện pháp “ Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ 5-6 tuổi trong
họat động tạo hình” để thực hiện ở lớp.
2. Thực trạng vấn đề:
Năm học 2020 - 2021 được sự phân công của nhà trường tôi phụ trách lớp
5-6 tuổi với số trẻ 31 cháu. Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tôi có
những thuận lợi như sau:
2.1: Thuận lợi, khó khăn:
+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất cũng như đồ dùng phục vụ hoạt động học.
+ Lớp có 2 giáo viên và đều đạt trình độ trên chuẩn, có khả năng sáng tạo
nghệ thuật.
+ Một số trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động xé
dán.

1
- Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi, tôi gặp một số khó khăn trong quá trình tổ
chức hoạt động tạo hình:
Các hoạt động tạo hình còn dập khuôn cố định, chưa mạnh dạn thay đổi
sáng tạo nội dung, phương pháp, hình thức, tiến trình tổ chức các HĐ: Chủ yếu
GV chọn bài trong vở tạo hình để xây dựng vào kế hoạch, sử dụng chủ yếu màu
sáp
+ Trong lớp còn nhiều trẻ nhút nhát, kỹ năng xé dán, cách chọn màu và sắp
xếp bố cục tranh còn yếu. Một số trẻ quá hiếu động nên không tập trung vào
hoạt động nên sản phẩm đơn điệu, chưa có tính thẩm mỹ.
+ Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của con.
2.2: Khảo sát thực tế:
Khảo sát tháng 9/2020 với số trẻ 31 cháu.

Nội dung Tổng số trẻ 31


khảo sát Tốt Khá TB Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
KN xé dải 5 16 6 19 10 32 10 32
KN xé vụn 6 19 6 19 10 32 9 29
KN xé bấm 5 16 5 16 11 35 10 32
Sắp xếp bố cục
5 16 5 16 10 32 11 35
tranh
Dựa trên số liệu khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp “ Rèn
kỹ năng xé dán cho trẻ” để trẻ có kỹ năng xé dán được tốt hơn.
II. Giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1: Rèn luyện vận động tinh cho trẻ thông qua các trò chơi
và rèn các kỹ năng xé giấy:
Đầu tiên muốn cho đôi bàn tay của trẻ cử động một cách linh hoạt, nhanh
nhẹn tôi cho trẻ tham gia rất nhiều trò chơi và các trò chơi này lặp đi lặp lại
thường xuyên trong ngày như: Gấp khăn, gấp quần áo, đóng, cởi cúc áo, luồn
dây, kẹp sách, kẹp quần áo, trò chơi hái quả, trò chơi những ngón tay nhúc
nhích, chơi cuộn - xoay tròn cổ tay, gập đan ngón tay vào nhau hoặc tết sợi
dây… Với việc hoạt động liên tục như vậy đôi tay của trẻ sẽ cứng cáp và linh
hoạt hơn
Khi cử động của đôi bàn tay trẻ đã khéo léo, linh hoạt tôi bắt đầu hướng
dẫn trẻ các kỹ năng xé giấy.
Tận dụng các loại: Giấy, sách, lịch, báo cũ vào các buổi chiều tôi hướng
dẫn trẻ các kỹ năng xé giấy:
+ Hướng dẫn trẻ xé giấy dải dài:

2
Đầu tiên tôi sẽ hướng dẫn cho trẻ cách cầm giấy bằng tay trái ngón tay cái
ở một bên - 4 ngón còn lại một bên, ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải sẽ xé
giấy, xé theo hướng thẳng, xé từ trên xuống dưới.

+ Hướng dẫn trẻ chia đoạn hoặc xé vụn:


Sau khi giấy đã được xé thành dải dài cô tiếp tục hướng xé từng đoạn tùy
vào yêu cầu ngắn khác nhau hoặc xé vụn giấy. Với trò chơi này ngón tay, cổ tay,
10 đầu ngón tay của trẻ thao tác liên tục và linh hoạt

+ Hướng dẫn trẻ xé bấm :


Xé bấm là một kỹ năng rất khó nên trẻ còn lúng túng, vụng về, chưa hình
dung ra cách xé, hướng xé...Vì vậy đầu tiên tôi sẽ cho trẻ vẽ, in các hình: Tròn,
vuông, tam giác, díc dắc..lên giấy sau đó hướng dẫn trẻ xé bấm dần dần theo
đường viền của hình đã vẽ (Dùng cả hai ngón tay cái, trỏ của hai bàn tay để xé
bấm từ từ sao cho hướng đi của tay theo hướng của viền hay nét vẽ). Vì kỹ năng

3
xé bấm khó nên tôi sẽ tổ chức cho trẻ thực hành nhiều hơn trong các buổi chiều,
hoạt động góc.

Sau khi trẻ đã thuần thục các kỹ năng xé giấy, tôi tin là trẻ sẽ chủ động xé
các hình theo yêu cầu của cô hay thỏa sức sáng tạo theo ý trẻ.
Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ xé dán theo từng bài và cách sắp xếp bố
cục tranh.
Sau khi trẻ đã có một số kỹ năng thao tác xé tương đối thuần thục. Tùy vào
từng bài dạy mà tôi đưa ra câu hỏi gợi mở và hướng dẫn trẻ cách xé khác nhau
như:
+ Tháng 9: Với đê tài “Xé dán đồ chơi ngoài trời” tôi cho trẻ quan sát quan
buổi hoạt động ngoài trời hôm trước để tạo biểu tượng cho trẻ. Sau đó hỏi trẻ
muốn xé được bập bênh con phải xé như thế nào? Cách cầm giấy như thế nào để
xé được dễ dàng. Còn xé thú nhún thì sao? Chúng mình sẽ xé hình gì? Xé như
thế nào?..Là tháng mới áp dụng biện pháp vào kỹ năng xé dán cho trẻ nên chủ
yếu trẻ sử dụng kỹ năng xé dải dài, chia đoạn hoặc xé vụn. Tuy nhiên sản phẩm
của trẻ tạo ra chưa được đẹp, bố cục chưa được hợp lý, sản phẩm tạo ra còn đơn
điệu chưa có tính sáng tạo.

+ |Tháng 11: Xé dán khu nhà của bé ( Đề tài)


Tôi hướng dẫn trẻ xé ngôi nhà bằng cách xé hình vuông làm khung nhà,
hình tam giác làm mái nhà, nhà là chi tiết chính nên xé to nhất, nhà có thể 1
tầng, 2 tầng…bé hơn là cây, bé nhất là cỏ, hoa.. chọn màu cho từng chi tiết hài

4
hòa, tươi sáng (Với những trẻ xé chưa thành thạo tôi hướng dẫn trẽ vẽ trước sau
đó xé theo viền của hình) . Với trẻ có ky năng xé dán tốt tôi khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm nhiều họa tiết khác như mây, ông mặt trời…

+ Tháng 12: Với để tài “Xé dán một số loại quả”


Cô cho trẻ quan sát tranh, đàm thoại về nội dung các bức tranh: Về tên
gọi, hình dáng, kích thước, màu sắc của các loại quả…cho trẻ nói lên ý tưởng
của bản thân với đề tài này, con thích xé quả gì? Quả đó có hình dạng, màu sắc
ra làm sao, cách xé, cách sắp xếp như thế nào để được một bức tranh đẹp.

5
Qua việc hướng dẫn trẻ cách xé dán qua từng bài học tôi thấy những trẻ có
kỹ năng xé dán trung bình, yếu trẻ chủ động hơn, tích cực hơn, sản phẩm tạo ra
cũng đẹp hơn rất nhiều. Với những trẻ có kỹ năng xé dán tốt trẻ tao ra nhiều sản
phẩm đẹp sáng tạo.

Biện pháp 3. Đi sâu bồi dưỡng những cháu có năng khiếu tạo hình tốt
và rèn những trẻ có kỹ năng xé dán còn yếu thông qua hoạt động góc.

Trong lớp trình độ nhận thức, khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ là
hoàn toàn khác nhau. Vì vậy ngoài việc dạy trẻ trên tiết học tôi còn thường
xuyên để ý đến từng trẻ: Giỏi, khá, trung bình, yếu để luyện tập mọi lúc mọi nơi.

* Đối với trẻ có kỹ năng tạo hình tốt:


Đối với những trẻ có kỹ năng tạo hình tốt tôi chỉ cần đưa ra đề tài trẻ có thể
tự nghĩ ra ý tưởng và cách thể hiện ý tưởng của mình, mỗi trẻ có một cách thể

6
hiện sản phẩm riêng biệt, sáng tạo, sản phẩm tạo ra có những nét riêng biệt rõ
nét rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

* Với những trẻ có kỹ năng xé dán yếu:


Đối với những trẻ có kỹ năng xé dán yếu tôi thường cho trẻ xem tranh từ
những bức đơn giản đến nâng cao, hướng dẫn trẻ cách xé, cách sắp xếp các chi
tiết sao cho đẹp, hài hòa...
Ví dụ; Với đề tài “Xé dán hoa” cho trẻ chọn giấy màu mà trẻ thích, tôi
hướng dẫn trẻ xé dán hoa cánh tròn trước (nếu trẻ thao tác xé chưa chuẩn cho trẻ
vẽ lên giấy hình tròn rồi xé bấm theo đường viền của hình) thân hoa xé dải…
Sau khi trẻ đã xé thành thạo cánh hoa hình tròn tôi cho trẻ xé tiếp cánh hoa
dài…Hỏi trẻ để bức tranh đẹp hơn cần xé thêm gì: Mây, cỏ… mây thì xé như thế
nào, cỏ thì xé ra sao…cách bôi hồ để dán cho đẹp, mịn, lì. Do được thực hành
thường xuyên nên kỹ năng của trẻ tiến bộ rõ rệt. Tôi thấy trẻ hứng thú và tự tin
hơn khi đến giờ xé dán và trẻ đã tạo ra sản phẩm có bố cục ,chi tiết, màu sắc đẹp
hơn. Một số sản phẩm của trẻ tôi cho trẻ mang về để trẻ hào hứng khoe với ông,
bà , bố, mẹ đó là động lực giúp trẻ sẽ cố gắng hơn ở các hoạt động tiếp theo.

7
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện làm
giầu cảm xúc và sáng tạo cho trẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần
hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với
trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên
trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường các góc và
hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi
trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích
cực của trẻ. Với những góc chơi tôi cũng muốn tạo điều kiện cho trẻ được tham
gia trang trí cùng cô để trẻ cảm nhận và thấy được vai trò của mình ở lớp học.
Cho trẻ cảm nhận sự thay đổi hàng ngày của lớp: Từ sự sắp xếp đồ dùng đồ
chơi, sự bài trí lớp học, rồi là các hình ảnh trang trí, những hình ảnh của chủ đề
mới....
Khi bức tranh có bàn tay góp sức của trẻ được treo lên để trang trí lớp, tôi
cảm nhận thấy niềm vui sướng của trẻ, trẻ quan sát, cùng nhau nhận xét và có ý
thức hơn, mong muốn được góp sức cùng cô làm tranh trang trí.
Những sản phẩm của trẻ được trang trí lớp lại phục vụ được nhu cầu vui
chơi của trẻ tôi cảm giác trẻ tự tin vui vẻ hơn khi tới lớp, cũng từ đây ý thức giữ
gìn lớp học cũng được nâng lên, trẻ biết giữ gìn những hình ảnh, đồ dùng, đồ
chơi xung quanh lớp, biết cùng nhau chơi, cất và sắp xếp đồ dùng đúng như theo
hướng dẫn của cô. Biết ngắm nhìn sắp xếp lại đồ chơi khi chưa gọn gàng…
Với tháng 10 nặn người thân trong gia đình, tôi trưng bày sản phẩm của trẻ
tại cửa lớp để trẻ và phụ huynh cùng xem được.

8
Với tháng 11 tôi cho trẻ làm khung tranh bằng nhiều nguyên liệu khác nhau
và tận dụng những sản phẩm mà trẻ làm được để trang trí các góc.

Với những sản phẩm bằng chính đôi bàn tay trẻ tạo nên sinh động và ngộ
nghĩnh trẻ thực sự rất thích thú, cuốn hút. Tôi cố gắng tạo môi trường góc tạo
hình có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống
thực hàng ngày của trẻ. Tùy từng thời điểm tôi sẽ lựa chọn cách trang trí góc tạo
hình phong phú, đa dạng để khích thích sự sáng tạo của trẻ.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
Công tác phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan
trọng nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Vì vậy tôi đưa vào buổi họp
phụ huynh đầu năm giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo
hình. Đặc biệt là kỹ năng xé dán cho trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể.
Tuyên truyền phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của gia
đình cũng như của địa phương nhất là đồ dùng phục vụ hoạt động tạo hình.
Yêu cầu phụ huynh quan tâm hơn đến trẻ khi ở nhà, thay bằng việc cho trẻ
xem ti vi, iphone thì mang giấy ra vẽ, xé dán bài cô đã hướng dẫn trên lớp để rèn
luyện kỹ năng xé dán thì phụ huynh nên quan tâm hỏi xem con đang làm gì đấy?
hay con đang xé gì đấy? Bức tranh này nói lên điều gì? Con sẽ tặng ai? Khi tặng
con sẽ nói như thế nào?...
Hằng ngày vào giờ đón và trả trẻ cô gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về
việc học tập và tiếp thu bài trên của con để phụ huynh nắm bắt tình hình con
mình.
Do thời gian áp dụng biện pháp chưa dài nên sản phẩm của trẻ chưa được
phong phú, kỹ năng xé dán của trẻ mới bước đầu thuần thục. Nhưng tôi tin nếu
như tôi duy trì áp dụng biện pháp thì trẻ sẽ chủ động và tích cực tham gia vào
hoạt động xé dán trẻ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm thú vị, đẹp mắt và sang tạo.

9
Kết quả khảo sát tháng 12/2020 - 31 cháu

Nội dung Tổng số trẻ 31


khảo sát Tốt Khá TB Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
KN xé dải 8 25 12 38 8 25 3 9
KN xé vụn 8 25 12 38 9 28 2 6
KN xé bấm 6 19 13 41 10 32 2 6
Sắp xếp bố cục 8 25 11 35 10 32 2 6
tranh

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


3.1 Kết luận
- Để thực hiện tốt việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ trước hết cô giáo cần
phải kiên trì, tỉ mỉ, sáng tạo trong mỗi bài dạy, luôn đổi mới trong phương pháp
và hình thức tổ chức các hoạt động.
- Rèn kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp.
- Chú ý đến trẻ cá biệt (Trẻ có năng khiếu, trẻ còn hạn chế) để có biện pháp
hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện tốt để trẻ có năng khiếu phát triển khả năng của
mình.
- Thường xuyên cho trẻ trau dồi kỹ năng xé dán trong và ngài giờ học.
3.2 Khuyến nghị
- Qua đề tài của mình tôi mong muốn ban giám hiệu trang bị thêm các thiết
bị để phục vụ hoạt động tạo hình.
- Đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học hỏi,
giao lưu nhiều hơn với các giáo viên trường bạn trong huyện và ngoài thành phố
để trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động về tạo hình
Trên đây là Biện pháp “Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ 5 -6 tuổi”. Rất mong
được sự đóng góp và bổ xung của quí ban giám khảo.

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài


10
11

You might also like