You are on page 1of 7

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

1. Trần Thị Kiều My


2. Võ Thị Thanh Thảo
3. Võ Thị Kim Uyên
4. Đỗ Thị Kim Oanh
5. Ngyễn Thị Hiếu
6. Tô Thị Kiều Oanh
7. Lê Thị Tha
8. Nguyễn Thị Lệ Quyên
9. Hoàng Thị Minh Ánh
10.Hồ Thị Hồng Ánh
11.Hồ Thị Na
12.Zơ Râm Thị Phượng
13.B Ríu Thị Mỹ Vân
14.Ka Phu Thị Liêng
CHƯƠNG IX: KẾ HOẠCH HỌC TẬP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
XẾP DÁN TRANH
 Xếp dán tranh:
- Là một loại hình hoạt động tạo hình mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều
bằng cách xắp xếp các bố cục mang tính nghệ thuật và gắn chúng lên một nền phẳng ( mặt giấy, gỗ,
bảng ..)
- Ngày nay trong giáo dục trẻ em, nguời ta mở rộng phương thức của hoạt động dán bằng cách phối hợp
thể hiện 2 chiều và 3 chiều, phối hợp nhiều loại vật liệu trong một sản phẩm tạo hình.
1. Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động xếp dán
- Trẻ nhỏ rất yêu thích hoạt động xếp ghép dán lên mặt phẳng hai chiều bằng các phiến, các mảng đủ
màu sắc. Vẻ rực rỡ, sặc sỡ của các mảnh hình dể cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác sắp đặt
gây cho trẻ hứng thú đặt biệt
- Các cơ hội xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, che lấp các mảnh hình, các chi tiết, bộ phận của hình tượng
trong hoạt động xếp dán tranh tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhiều điều về kích thước, tỷ lệ, cấu trúc
của các sự vật và tập sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gian hai chiều.
1.1. Đối với trẻ dưới 3 tuổi
- Có thể đặt ra nhiệm vụ tập cho trẻ định hướng trong không gian ba chiều và không gian hai chiều bằng
hoạt động sắp đặt các hình khối (trên mặt bàn, sàn nhà) rồi tiếp tới sắp xếp các hình mảng (trên mặt
bàn, trên tờ giấy) ở một số vị trí nhất định trên khung tranh,...
- Cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ở độ tuổi này nhận biết, phân biệt, củng cố hiểu biết về một số chuẩn
cảm giác (chuẩn cảm giác về hình dạng, màu sắc, kích thước,...).
- Tập cho trẻ quan sát quá trình xếp sắp sản phẩm hoạt động, và nhận biết một số hình ảnh những vật
quen thuộc qua các loại tranh ghép, tranh xếp dán. Gây hứng thú, sự ham thích đối với hoạt động xếp
dán.
1.2. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi
- Tiếp tục bồi dưỡng khả năng quan sát, "đọc" tranh xếp dán.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng sắp xếp, ghép tranh, định hướng trong không gian hai chiều. Cho trẻ
làm quen với các khái niệm không gian và sự sắp xếp không gian như: ở giữa, xung quanh, ở góc, ở
hai bên, phía dưới, phía trên, bên phải, bên trái, "nối đuôi nhau", "xếp thẳng hàng",...
- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về các chuẩn cảm giác hình, màu, kích thước; tập cho trẻ tích
cực sử dụng các chuẩn cảm giác để so sánh, xác định đặc điểm, thuộc tính của những vật xung quanh.
- Giúp cho trẻ xác định các nét đặc trưng riêng của một số hình ảnh thông qua tên riêng của chúng (ví
dụ " màu quả ớt", “màu hoa sen", "màu nho chín", "hình quả trứng", "hình mái nhà",...).
- Cho trẻ làm quen với một số dạng bố cục và cảm nhận tính nhịp điệu của sự sắp xếp:
 Bố cục theo hàng (thành dãy): tạo hình trang trí
 Bố cục khắp mặt phẳng: tạo hình theo đề tài.
- Hình thành và phát triển các xúc cảm thẩm mỹ (về sự cân đối, về tính nhịp điệu của hình, màu,..) và
hứng thú hoạt động.
- Trẻ 3 - 4 tuổi có thể bắt đầu làm quen với kỹ năng xé - dán
+ Xé bằng vận động thô - bằng cả bàn tay
+ Dán: bằng hai cách: bôi hồ lên giấy nền, rồi gắn hình hoặc bôi hồ lên mặt trái của hình và dán lên nền.
- Cần tập cho trẻ thói quen làm việc theo trình tự, làm việc cẩn thận, gọn gàng.
1.3. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi
- Cần giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tập phân biệt, gọi đúng tên
của các đặc điểm, dấu hiệu đặc biệt là tên hình và màu.
- Tập cho trẻ phân biệt tính chất, sự giống nhau và khác nhau của các hình: tròn với ô van, vuông với
chữ nhật, tam giác với tứ giác,...
- Tập phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình tự nhiên với hình có tổ chức (hình mang tính ước
lệ) và với các hình hình học.
- Tiếp tục cho trẻ ôn luyện khả năng cảm nhận và sử dụng 6 màu chủ yếu (đỏ - vàng - da cam - lục - lam
- tím) và 3 màu trung tính cùng một số sắc thái đậm nhạt của các màu.
- Tập sử dụng màu có suy nghĩ để tạo vẻ hấp dẫn cho tranh.
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, khả năng xác định và hiểu các quan hệ không gian
tương đối phức tạp: “ở giữa cái này với cái kia", “góc phải phía trên", “góc trái phía dưới", "từ ngoài ài
vào", "khoảng g cách đều nhau", "đối diện".
- Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc nhịp điệu để giúp trẻ chủ động xây dựng bố cục trong không gian
tranh. Tập sắp xếp có nhịp điệu các hình ảnh trên khắp mặt tranh.
- Tập tạo bố theo hàng với nhịp lặp đi lặp đi lặp lại và nhịp cục xen kẽ đều đặn.
- Ở tuổi này cần tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật xé: xé bằng 2 các vận động thô: như "xé toạc", "xé bứt";
xé bằng các vận động tinh của các đầu ngón tay: "xé bấm" theo đường thẳng và các đường cong,
lượn,...
- Vào học kỳ II của năm học có thể cho trẻ tập sử dụng kéo: tập cầm kéo đúng cách, điều khiển lưỡi kéo
giấy và điều khiển tờ giấy bằng tay trái. Tập cắt các đường thẳng và đường cong.
- Củng cố kỹ năng xếp và dán.
- Cho trẻ làm quen với hoạt động "cùng sáng tác" tập thể, tìm kiếm nội dung cho tranh tự do.
1.4. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi
- Cũng cố và phát triển hiểu biết về các tình hình học cơ bản và khả năng so sánh, phát hiện sự khác
nhau của các hình: hình vuông với hình thoi, hình bình hành với hình chữ nhật, hình chữ nhật với hình
thang,...
- Tập phân loại, gộp nhóm các hình tự nhiên theo dấu hiệu khái quát và theo mối liên hệ giữa chúng với
các hình hình học, theo mối liên hệ giữa những vấn các hình có tổ chức.
- Mở rộng và hệ thống hoá các màu sắc (theo thứ tự quang phổ). Phân biệt, gọi tên và xác định quan hệ
của các sắc thái màu. Tập liên hệ màu sắc với các trạng thái cảm nhận, cảm thụ: màu vui, màu buồn,
màu nóng - màu lạnh, màu xa - màu gần, màu sáng - màu tối, và tích cực sử dụng màu sắc để tạo nên
vẻ đẹp, gây sức truyền cảm cho tranh.
- Để bồi dưỡng khả năng định hướng không gian cần tạo điều kiện giúp trẻ hiểu và hình dung được các
khái niệm không gian như: "đối diện", "đối xứng", "cân đối", "từng cặp", "bất đối xứng", "ở cùng mức
độ", "một tầng cảnh", "hai tầng cảnh",...
- Trẻ bắt đầu làm quen với các bố cục trang trí theo mạng, bố cục trang trí đăng đối (đăng đối theo một
trục - đối xứng, theo một tâm và nhiều hệ trục).
- Để tạo tranh đề tài, cần tăng cường cho trẻ liên hệ giữa không gian ba chiều với không gian hai chiều
và tập thể hiện chiều sâu không gian tranh với nhiều tầng cảnh.
- Tập thể hiện trạng thái của sự kiện, chủ đề bằng sự thay đổi tư thế, vận động của hình ảnh.
- Tăng cường phát triển các kỹ năng và rèn luyện sự khéo léo của các kỹ xảo xé, cắt: trẻ tập xé, cắt theo
nhiều phương pháp: cắt, xé các hình hình học, cắt, xé hình từ tờ giấy gập đôi, từ tờ giấy gập nhiều lần
và xếp nếp, cắt, xé hình theo đường nét vẽ và cắt, xé hình đơn giản không theo nét vẽ.
- Tập phối hợp giữa kỹ thuật cắt với kỹ thuật xé để tạo nên chất thẩm mỹ cho tranh, thể hiện nội dung
nghệ thuật của ý định sáng tạo.
- Tăng cường bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chức hoạt động và hợp tác, phối hợp hoạt động trong các
giờ hoạt động nhóm và làm bài tập thể.
- Tăng cường cho trẻ phối hợp linh hoạt sáng tạo các chất liệu và phương pháp tạo hình.
* Hiệu quả và chất lượng của việc thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động xếp dán được xác định khi
so sánh với các yêu cầu cơ bản, các tiêu chuẩn giáo dục và phát triển sau:
1. Hoạt động xếp dán có tạo cho trẻ nhiều cơ hội để trẻ đươ thao tác, tìm hiểu, quan sát, thu thập thông tin
lĩnh hội các kiến thức và học hỏi các kỹ năng tạo hình?
2. Hoạt động xếp dán có tạo cơ hội cho trẻ phối hợp phương pháp "tạo hình hai chiều" với phương pháp
"tạo hình ba chiều"?
3. Hoạt động có tạo cơ hội cho phép trẻ trình bày các phương dán thể hiện theo các phong cách riêng của
trẻ?
4. Các kinh nghiệm đồ hoạ của hoạt động vẽ và kinh nghiệm tạo khối hình của hoạt động nặn và chắp
ghép có được trẻ và quân dân? do tranh xếp ứng dụng tích cực vào việc tạo tranh xếp dán?
5. Các hoạt động xếp dán có tạo khả năng cho trẻ trao đổi các ý tưởng của mình bằng sự biểu cảm qua
ngôn ngữ của nghệ thuật xếp dán tranh?
6. Hoạt động xếp dán tranh có dẫn dắt trẻ tới sự quan sát tìm hiểu mọi vật và phối hợp các chất liệu trong
quá trình tạo hình?
7. Trong hoạt động trẻ đã có khả năng tự chủ trong việc sử 139 dụng phối hợp các kỹ năng tạo hình?
8. Trong hoạt động trẻ đã có khả năng giải quyết các vấn đề về sự lựa chọn, sắp xếp một cách có thẩm mỹ
hay còn xếp - dán một cách lộn xộn, tạo các hình ảnh bâng quơ không rõ nghĩa?
9. Phần chương trình hoạt động xếp dán có được phối hợp (tích hợp) với các chương trình hoạt động khác
trong trường mầm rầm non (với hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh, hoạt động âm nhạc, phát
triển ngôn ngữ, làm quen với toán,...)?
10. Trong hoạt động, trẻ có được tự tổ chức cùng nhau thực hiện một công việc lớn như chế tạo các mẫu
hình, tổ chức môi tại trường cho hoạt động theo chủ theo chủ đề, trang trí trường lớp?
11. Hoạt động xép dán tranh có tạo điều kiện bồi dưỡng cho trẻ khả năng tri giác khả năng cảm nhận các
đặc điểm hình thái và bề mặt của mọi vật, phân biệt sự giống - khác nhau và biết phân loại phù hợp
với các tiêu chí về dấu hiệu, tính chất và chức năng của chúng ?
12. Thông qua hoạt động, trẻ có thể hiện mức độ phát triển kỹ t động, trẻ có thể Đi năng: xé, cắt, dán, xếp
đặt, gắn ghép, lựa chọn, phân loại?
13. Trẻ có gìn giữ được hứng thú đối với hoạt động khi phải sử dụng những chất liệu, vật liệu không quen
thuộc và khá phức tạp?
14. Trẻ có biểu hiện mức độ phát triển của sự nhanh nhạy, sâu sắc trong khả năng hiểu, xác định và thể
hiện tư thế, vị trí, kích thước và tỷ lệ của các hình ảnh?
15. Trẻ có tiến bộ trong khả năng vận động và khả năng điều khiển các thao tác tạo hình bằng mắt?
16. Trẻ có hiểu và sẵn sàng tuân thủ những quy định trong việc tổ chức hoạt động, phân loại và sắp xếp
vật liệu, dụng cụ; tổ chức môi trường hoạt động?
17. Trong quá trình hoạt động, trẻ đã có khả năng nhận thức được tiềm năng tạo hình cũng sự hạn chế của
các loại chất liệu, vật liệu? Trẻ có được khuyến khích, động viên tìm kiếm, thể đưa vào hoạt động các
loại vật liệu từ ngoài trường mầm non (từ gia đình, từ các nơi khác,...)?
18. Giáo viên có cung cấp cho trẻ những loại vật liệu mới để kích thích việc sử dụng sáng tạo của trẻ?
19. Giáo viên có tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các tác phẩm nghệ thuật của các họa sỹ, nghệ
sỹ?
20. Trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên có động viên trẻ tích thế cực làm việc để nhanh chóng hoàn
thành sản phẩm hay giáo viên không trù tính tới việc đó?
2. Gợi ý về điều kiện vật chất của hoạt động xếp dán tranh
Với xu hướng tích cực phối hợp "sự thể hiện hai chiều" với "sự thể hiện ba chiều" bằng nhiều vật liệu,
chất liệu phong phú trong trường mầm non cần trang bị cho hoạt động của trẻ các loại vật liệu, công cụ
sau:
- Vật liệu xếp dán:
 Giấy làm nền tranh: các loại giấy dày, không quá mềm, bìa, giấy phế liệu. Giấy làm hình: giấy thủ
công, giấy phế liệu (báo, họa báo, sách,...) không quá cứng và không quá bóng.
 Bột màu.
 Các mảnh nhựa, vải, sợi, len vụn (đôi khi cả mảnh gốm ). .
 Các phiến gỗ mỏng.
 Các vật liệu thiên nhiên: vỏ cây, lá cây, cánh hoa, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, một số hạt cây,...).
 Hồ dán, giẻ ẩm lau tay
Dụng cụ cho hoạt động xếp dáng
Không gian hoạt động :
 Tăm bông hoặc chổi phết hồ.
 Các bút màu, bút lông, bàn chải.
 Kéo, kim khâu.
 Búa nhỏ, kìm, đinh ghim,... thực phẩm)
 Trong phòng lớp: không gian chung và các góc (trên bàn và sàn nhà).
 Ngoài lớp học: ngoài sân, vườn, trong các cuộc dạo chơi ngoài thiên nhiên.
- Một số điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ, vật liệu:
 Tuỳ theo loại vật liệu và tính chất của chúng (giấy, các loại vải, vật liệu thiên nhiên,...) mà sử dụng
hoặc phối hợp các kỹ thuật cắt hay xé và các kỹ thuật tạo hình khác.
Đặc biệt chú ý cho trẻ rèn luyện kỹ thuật cắt bằng kéo: cầm kéo tay phải đúng cách, giữ và xoay giấy
bằng tay trái,... .
 Chú ý kỹ thuật dán: trước khi dán cần sắp xếp thành bố cục tranh từ các phần đã được cắt (xé), sau khi
chỉnh sửa bố cục, lần lượt nhẹ nhàng dán các hình theo bố cục đã xếp. Bôi hồ mặt trái cẩn thận bằng
đầu ngón tay hoặc bằng công cụ (tăm bông, que giấy chổi phết hồ,…).
 Giúp cho trẻ tập nhận biết và sử dụng các loại keo, hồ tùy theo loại chất liệu của hình (keo dùng cho
vải khác hồ dùng cho giấy,...).
 Cho trẻ làm quen và tích cực sử dụng các kỹ thuật mới: gấp, tắt mở cuốn, vô nắm, vo viên.
 Cần nghiên cứu, tổ chức "góc lưu trữ vật liệu" và dạy trẻ những cách thức sắp xếp, bảo quản các loại
vật liệu giấy, vải, vật liệu thiên nhiên,...) ở nơi thích hợp (trong các loại túi, phong bao, hộp, chai lọ,..),
có trật tự và tiện cho việc sử dụng, dọn dẹp.
 Tuỳ theo tính chất, hình dạng, kích thước của các vật liệu có thể tạo hình theo ý muốn (giấy, vải,...) và
các vật liệu có thể được tận dụng theo hình dạng tự nhiên có sẳn (lá, cánh hoa…). Là vì lý do này, cần
cho trẻ tập so sánh, phân loại, tìm kiếm mà lựa chọn vật liệu thích hợp để tạo nên các loại sản phẩm
xếp dán khác nhau: từ những loại "tranh tường" cỡ lớn đến các tranh có kích thước trung bình rồi cả
các bức tranh nhỏ, các thiếp chúc mừng cho tới các cuốn "sách truyện" nhỏ của trẻ.
3. Tổ chức hoạt động của trẻ
3.1. Tạo động cơ cho hoạt động xếp dán
- Nguồn cảm hứng cho sự thể hiện trong hoạt động xếp dán có thể xuất phát từ chính những trò chơi,
đặc biệt các trò chơi xếp hình, ghép tranh bằng các bộ đồ chơi chất liệu cứng.
- Những tìm kiếm, khám phá các hình dáng đa dạng của một vật trong môi trường xung quanh trẻ cũng
là xuất phát điểm của các ý tưởng tuyệt vời.
- Động cơ của hoạt động còn xuất phát từ các tình huống thú vị xảy ra trong các cuộc dạo chơi ngoài
thiên nhiên, các câu chuyện, những sự kiện, tượng xung quanh.
- Nội dung các chủ đề giáo dục trong trường mầm non cũng là nguồn nội dung phong phú cho hoạt
động của trẻ.
3.2. Tổ chức hoạt động cho trẻ dưới 3 tuổi
- Trẻ ở độ tuổi này chủ yếu chơi với đồ chơi xếp ghép hình khối và một số đồ chơi xếp hình dạng phiến
mỏng cỡ lớn để phát triển các kỹ năng xếp đặt và định hướng không gian. ng xếp đã.
- Dùng các trò chơi mà chúng ta có thể phát triển khả năng nhận biết, phân biệt, gọi tên.
- Sử dụng biện pháp "cùng kể chuyện" theo tranh ghép có thể thu hút sự chú ý của trẻ, tạo không khí vui
vẻ, phát triển ngôn ngữ và gợi sự liên tưởng.

3.3. Tổ chức hoạt động cho trẻ 3 – 4


- Hoạt động xếp dán là một hoạt động liên quan tới nhiều kỹ thuật (vẽ, cắt, xé, xếp đặt, dán,...) sử dụng
nhiều dụng cụ, vật liệu, bởi vậy cần có chuẩn bị và tổ chứ tổ chức tốt không gian hoạt động.
- Ở lớp mẫu giáo bé các giờ hoạt động xếp dán nên tổ chức theo nhóm nhỏ, mang tính tự do, tùy theo
hứng thú và khả năng vận động của trẻ t
-Trước các hoạt động thể hiện, cần cho trẻ chơi với các đối tượng miêu tả để bằng các giác quan trẻ có
thể làm quen với đặc điểm của mọi vật.
- Tích cực dùng các tranh ảnh, đặc biệt là các hình vẽ màu ở dạng hình mảng mang tính ước lệ để kích
thích hoạt động so sánh đối chiếu, khái quát hoá.
- Sử dụng có hiệu quả các trò chơi học tập để củng cố hiểu biết của trẻ về các chuẩn cảm giác, (hình
dạng, màu sắc, kích thước, vị trí không gian...) và tìm hiểu về cấu trúc các bộ phận của các vật thể đơn
giản.
- Sử dụng tranh mẫu (chủ yếu là đối với thể loại xếp dán trang trí) cũng là một phương pháp tích cực, tuy
nhiên, các mẫu nên được đưa ra với nhiều phương án (bắt đầu từ 2 phương án) với mục đích trưng bày,
hạn chế sao chép mẫu.
- Chỉ dẫn trực quan các phương pháp, kỹ thuật sắp đặt gắn ghép là khâu quan trọng để tạo hiệu quả cho
hoạt động. Đối với trẻ ở tuổi này cần chỉ dẫn tỉ mỷ, chi tiết theo trình tự cụ thể, giải thích rõ ràng, ngắn
gọn đ để trẻ dễ theo dõi.
- Kỹ thuật dán cũng cần được tập dượt nhiều lần. Nên cho trẻ dùng chính ngón tay trỏ của mình phết hồ
lên mặt trái của hình (đã được úp mặt phải xuống miếng giấy lót) sau đó đặt mặt hình đã phết hồ
xuống nơi cần dán và đặt tờ giấy lót sạch lên trên, dùng tay ấn nhẹ.
- Việc làm mẫu cho trẻ quan sát cần thực hiện trên mặt phẳng dựng đứng, cao hơn tầm nhìn của trẻ để
mọi trẻ đều nhìn thấy rõ hơn các thao tác của cô.
chú ý tới các biện pháp giáo dục cá biệt: có 1 ý lần chỉ dẫn, giải thích cho một số trẻ hoặc thay đổi kích
thước tăng số mặt tranh và giấy nền.
Để bồi dưỡng khả năng quan sát cảm thụ thẩm mỹ cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội để quan sát bao quát toàn
bộ các sản phẩm hoạt động của cả nhóm, giúp trẻ so sánh, cảm nhận được vẻ rực rỡ, phong phú của
các “tác phẩm" để cùng nhau vui sướng thưởng thức thành quả hoạt động của mình.
- Trong đánh giá,cần tích cực động viên những nhận xét phê phán để tránh làm thui chột hứng thú của trẻ.
3.4. Tổ chức hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi
- Thời gian đầu năm học, các hoạt động của trẻ được tổ chức chủ yếu bằng các phương pháp mang tính
ôn luyện để củng cố các kỹ thuật xếp và dán, sau đó là kỹ thuật xé và cắt.
- Để sự ôn luyện không bị nhàm chán, cần thay đổi yêu cầu, tăng dần mức độ phức tạp của kỹ thuật và
chất lượng của hình. Có thể bổ sung, cung cấp thêm cho trẻ một số hình do giáo viên cắt sẵn để tăng
hứng thú và gợi sự tưởng tượng, sự tìm hiểu nội dung mới.
- Kỹ thuật dùng kéo cũng được cung cấp thông qua các phương pháp thông tin - tiếp nhận: ban đầu bằng
biện pháp mang tính “biểu diễn” của cô nhằm gây cho trẻ hứng thú, sau đó dùng phương pháp chỉ dẫn
trực quan để cung cấp cho trẻ kỹ năng cắt.
- Biện pháp chỉ dẫn trực quan có thể được phối hợp với biện pháp ôn luyện (ví dụ: cắt trong không khí,...)
và biện pháp mang tính vui chơi để giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng, hình thành kỹ xảo.
- Các kỹ thuật cắt cần được sắp xếp từ dễ đến khó:
 Cắt đường thẳng để tạo nên các dải giấy mảnh rồi tới các băng giấy rộng dần, tiếp đó cắt băng giấy
thành các hình tứ giác, tam giác nhỏ.
 Cắt đường cong rồi cắt hình tròn, hình ô van bằng cách cắt lượn rời bốn góc của hình tứ giác.
 Phối hợp cách cắt thẳng và lượn để cắt theo các nét vẽ
- Đối với trẻ lớp mẫu giáo nhỡ, các phương pháp, biện pháp dùng là cần tăng dần, lời nói dần thay thế
cho chỉ dẫn trực quan; lời nói hình tượng ( các lời kể, bài thơ, bài hát, câu đố... được sử dụng tích cực
hơn để gọi sự liên hệ giữa các hình ảnh tạo hình và các sự vật thật. Bằng lời nói, giáo viên sẽ gợi ý,
kích thích trẻ tràn cực vận dụng những kinh nghiệm đã có để giải quyết ‘các vấn đề bỏ ngỏ’ trong tạo
hình.
- Tổ chức xem tranh, so sánh sản phẩm của trẻ với các tác phẩm nghệ thuật để giúp trẻ thấy được mối
liên hệ trong phương tiện truyền cảm cũng là một biện pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình tích cực.
- Cần tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho trẻ sử dụng sản phẩm của mình vào các trò chơi và các sinh hoạt
trong trường lớp (tổ chức lễ hội, trang trí môi trường,…).
3.5. Tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Tổ chức các quá trình quan sát, các hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân để trẻ tự tìm kiếm, tích luỹ thông
tin, mở rộng vốn biểu tượng hình tượng cho hoạt động (quan sát, dạo chơi, tham quan, xem tranh ảnh,
đồ chơi,...).
- Huy động sự tham gia của trẻ vào các cuộc đàm thoại, dùng các câu hỏi - trả lời để tăng cường tính tích
cực hoạt động lời nói, hoạt động trí tuệ của trẻ. Có thể cho trẻ kể về đối tượng miêu tả và trình bày,
trao đổi về cách thể hiện: cách chọn vật liệu, chọn kỹ thuật tạo hình thích hợp.
- Các tranh mẫu cho trẻ độ tuổi này chỉ được sử dụng khi trẻ phải thể hiện nội dung mới và nên đưa ra
nhiều phương án của mẫu để hạn chế khả năng sao chép thụ động, đồng thời tăng sức hấp dẫn cho hoạt
động.
- Phương pháp chỉ dẫn trực quan chỉ sử dụng để truyền đạt các kinh nghiệm mới. Với các phương thức
miêu tả quen thuộc cần động viên trẻ tham gia trình bày trước lớp, không chờ đợi sự hướng dẫn của
giáo viên.
- Ở độ tuổi này cần cho trẻ quan sát so sánh, phân loại các đối tượng miêu tả theo nhiều dấu hiệu (hình,
màu, kích thước, số lượng chi tiết,...) để tìm những phương pháp, kỹ thuật thể hiện chung cho nhóm
đối tượng và chuẩn bị vật liệu phù hợp.
- Trẻ 5 - 6 tuổi bắt đầu tập cắt các hình có cấu trúc đối xứng từ tờ giấy gấp đôi. Bởi vậy, cần thường
xuyên sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi để giúp trẻ tập hình dung ra "một nửa", cho trẻ thực
hiện các thao tác tập luyện "phác thảo" trong không khí đường viền bao của một nửa hình ảnh vật
mẫu, tiến tới thực hành gấp giấy và cắt một nửa sự vật.
- Khi tổ chức cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm trẻ không chỉ hoạt động cần giúp trẻ không chỉ quan
tâm tới thể hiện nghệ thuật (nội dung và hình thức của màu sắc, hình dáng, bố cục,...) mà còn đánh giá
được cả chất lượng của kỹ thuật tạo hình.
- Dùng các biện pháp "trò chơi hóa sản phẩm tạo hình" để tăng cường khả năng phối hợp hình tượng hai
chiều với hình tượng ba chiều, tạo nhiều cơ hội cho trẻ ứng dụng và cảm nhận, vui sướng về thành quả
hoạt động của mình.

You might also like