You are on page 1of 12

b.

Giáo cụ Montessori ở góc ngôn ngữ


Các hoạt động phát triển, mở rộng vốn từ, phát âm:

 Bộ chữ cái rời có hai màu xanh (phụ âm); đỏ (nguyên âm): Bộ chữ cái tiếng việt
và bộ chữ cái tiếng anh (nếu tiến hành dạy song ngữ cho trẻ).
 Hộp âm: hộp âm đơn; hộp âm ghép; hộp âm thanh điệu gồm: âm đơn.
 Bộ chữ nhám (viết thường, viết in).
Thẻ tranh, thẻ từ, thẻ ba phần

 Từ ghép vần đầu tiên: từ ghép giữa phụ âm với nguyên âm a. Từ ba ~ va, và
tranh ảnh.
 Từ ghép: bản đáp án, thẻ hình đối chiếu.
Hoạt động phát triển kỹ năng viết

 Bộ khuôn hình bằng kim loại (nhiều hình dạng khác nhau).
 Bộ chữ cát, khay cát.
 Bảng phấn: bảng phấn không có đường kẻ và bảng phấn có đường kẻ.
 Giấy.
 Vở tập viết.
Hoạt động ngữ pháp:

 Hộp ngữ pháp.


 Kí hiệu ngữ pháp.
 Nông trại động vật.
 Thư viện: tranh ảnh, sách, truyện

Góc ngôn ngữ trong montessori


Ngôn ngữ được coi là điểm nối trong tất cả các góc trong lớp học Montessori. Ví dụ như, trong quá
trình hoạt động của trẻ, bằng cách yêu cầu trẻ cầm muỗng, bút chì hoặc sắp xếp đồ chơi, đổ nước,
trẻ sẽ phát triển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp trẻ tự học và thực
hành, điều này sẽ tăng cường sự phát triển của trẻ trong lĩnh vực ngôn ngữ.

Trong góc khám phá giác quan, mỗi giáo cụ đều được kèm theo thẻ tên giúp trẻ biết tên của chúng.
Điều này giúp trẻ phát triển vốn từ của mình. Trong góc này, trẻ cũng được giao tiếp với các từ ngữ
liên quan đến so sánh, vị giác và những từ vựng cơ bản. Các từ ngữ như “to hơn”, “nhỏ hơn”, “ngọt”,
“đắng” và “chua” đều được trẻ học và củng cố trong tư thế. Chỉ trong một góc khám phá giác quan,
trẻ đã có nhiều cơ hội để sử dụng ngôn ngữ.

Góc ngôn ngữ là một cơ hội cho trẻ học tiếp thu vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ sẽ
nghe, đọc sách, nghe truyện, hát bài hát hàng ngày. Học cách đọc âm vị của chữ cái thông qua
phương pháp ngữ âm tự nhiên. Các bé sẽ bắt đầu học từ cơ bản bằng cách đánh vần từ. Phát triển
ngôn ngữ của trẻ được nhấn mạnh trong tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ
các đồ vật trong lớp.

GÓC NGÔN NGỮ TRONG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI

Ngôn ngữ là một lĩnh vực rất quan trọng trong Montessori. Với bất kỳ độ tuổi nào, việc phát triển ngôn ngữ
luôn gắn liền với sự phát triển của con người.

Theo triết lý của tiến sỹ Maria Montessori thì “giai đoạn quan trọng nhất của một con người không phải là
giai đoạn học đại học, mà là giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi”.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trên 4 phương diện: Nghe, nói, đọc, viết. Với mỗi phương diện này thì có
những phương pháp khác nhau để phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non dễ dàng tiếp thu, dễ học, dễ nhớ. Maria
Montessori cho rằng không nên tách rời việc dạy đọc, viết, phát âm trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Phương
pháp Montessori tạo nên một chương trình bài bản để hỗ trợ khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua các hoạt động
như bài hát, trò chơi, đọc thơ, truyện, các loại card…

Ngôn ngữ hiện diện ở tất cả các góc của lớp học áp dụng phương pháp giáo dục Montessori. Ở góc luyện tập
giác quan, mỗi giáo cụ đều có các thẻ tên tương ứng giúp trẻ biết tên gọi từng giáo cụ Montessori từ đó giúp trẻ
phát triển vốn từ. Cũng trong góc này trẻ sử dụng những từ vựng về so sánh hơn kém, so sánh nhất như to, nhỏ,
to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất… những từ vựng như ngọt, đắng, chua, thơm, bùi, lạnh, ấm, nhám, mềm, từ
chỉ màu sắc, hình dạng… được trẻ lĩnh hội và củng cố thông qua việc luyện tập năm giác quan.

Những trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú vốn từ
vựng trong những lĩnh vực khác nhau. Trẻ cũng phân biệt được những chữ giống nhau, những chữ khác nhau
thông qua công việc hay trò chơi xếp tiếp hình theo quy tắc, hình dạng nhất định.

Các bài tập trong lĩnh vực thực tế cuộc sống và lĩnh vực phát triển giác quan đã gián tiếp trang bị cho trẻ
những nền tảng cần thiết để tập viết sau khi các khớp ngón tay, bàn tay đã uyển chuyển, cứng cáp. Các kỹ năng
vận động được phát triển song hành cùng với khả năng phân biệt các âm tiết khác nhau để hình thành từ ngữ.
Trên nền tảng này, giáo viên mới bắt đầu giới thiệu các chữ cái và cách phát âm cho trẻ.

Trong phương pháp Montessori, trẻ không những nghe và nhìn thấy các chữ cái mà còn cảm nhận được chúng
qua các ngón tay tiếp xúc với chữ cái in trên nền giấy nhám. Các chữ cái có thể di chuyển được một cách dễ
dàng, tạo điều kiện cho trẻ tự tạo lập nên từ ngữ mới, cụm từ mới, câu mới hay thậm chí cả một câu chuyện.
Sự sáng tạo được khuyến khích và trẻ ngày càng thích thú với những điều mới lạ trong thế giới của ngôn ngữ.
3. Giáo cụ Montessori trong góc ngôn ngữ
Ngôn ngữ hiện diện ở tất cả các góc của lớp học áp dụng phương pháp giáo dục
Montessori. Ở góc luyện tập giác quan, mỗi giáo cụ đều có các thẻ tên tương ứng giúp trẻ
biết tên gọi từng giáo cụ Montessori từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ. Cũng trong góc này trẻ
sử dụng những từ vựng về so sánh hơn kém, so sánh nhất như to, nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to
nhất, nhỏ nhất… những từ vựng như ngọt, đắng, chua, thơm, bùi, lạnh, ấm, nhám, mềm, từ
chỉ màu sắc, hình dạng… được trẻ lĩnh hội và củng cố thông qua việc luyện tập năm giác
quan. Chỉ mới trong một góc, trẻ đã có rất nhiều cơ hội được lĩnh hội, sử dụng ngôn ngữ.
Nhờ vậy, những trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori có khả năng sử dụng
đa dạng, phong phú vốn từ vựng trong những lĩnh vực khác nhau. Vậy là trẻ đã được làm
quen với nhiều từ vựng thông qua các vật cụ thể trước khi được thao tác thực hành tại góc
ngôn ngữ nên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho trẻ khi tiếp xúc thực sự với ngôn ngữ tại góc
này. Trẻ cũng phân biệt được những chữ giống nhau, những chữ khác nhau thông qua công
việc hay trò chơi xếp tiếp hình theo quy tắc, hình dạng nhất định.

Một số công việc được thực hiện với dụng cụ học tập Montessori:

– So tranh lớn, nhỏ;

– Nhận biết phương hướng ( theo học cụ quy định rõ về phương hướng);

– Tìm bóng của hình;

– Thẻ hình theo quy tắc; Thẻ hình ba bước; Đối chiếu thẻ chữ;

– Hộp tên gọi (hộp âm thanh): 5~6 vật trong mỗi hộp có tên bắt đầu bằng các phụ âm
trong bảng chữ cái;
– Từ ghép vần đầu tiên: từ ghép giữa phụ âm với nguyên âm a. Từ ba ~ va, và tranh ảnh;

– Chữ cát: phụ âm, nguyên âm bằng giấy nhám, hồ, bút chì màu, bút chì, giấy; Chữ gạo:
khung viết chữ gạo, gạo, thẻ chữ cái;

– Tập hợp chữ cái: phim phụ âm, nguyên âm, bảng tập hợp, bút chì, giấy, bút chì màu (đỏ,
xanh);

– Khung các loại hình dạng bằng kim loại (cái đỡ bút chì, giá đỡ, bút chì màu, giấy…);

– Nhóm hình tròn: 5 cái;

– Các loại hình khác nhau: 5 cái;

– Từ đồng âm khác nghĩa (chữ cái giống nhau nhưng hình vẽ khác nhau) ví dụ mực,
đường…;

– Từ ghép: bản đáp án, thẻ hình đối chiếu;

– Giống cái, giống đực, giống trung: bản đáp án, thẻ đối chiếu;

– Từ tượng thanh: bản đáp án, thẻ đối chiếu;

– Từ tượng hình: bản đáp án, thẻ đối chiếu;

– Từ tôn kính: bản đáp án, thẻ đối chiếu;

– Ngữ pháp: thẻ từ theo kí hiệu màu sắc: danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, bổ ngữ, từ liên
kết, thán từ…;

– Kí hiệu trong câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than…;

– Cấu tạo câu; Đọc câu; Viết truyện; Viết thơ.


4. Giáo cụ Montessori trong góc toán học
Trong góc toán học được áp dụng phương pháp giáo dục Montessori, trẻ có thể hiểu các
biểu tượng toán, khái niệm về lượng trong toán một cách dễ dàng thông qua các hoạt động
với giáo cụ Montessori. Qua đó, trẻ hiểu được nguyên lí cơ bản của toán và thực hiện được
những phép tính một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi làm việc với các giáo cụ Montessori trong
góc toán, trẻ phát triển khả năng tư duy, suy luận, trẻ hiểu rõ một quá trình thông qua việc
lặp đi lặp lại một công việc.

Một số giáo cụ Montessori trong góc toán như: gậy số 1,2,3; chữ số bằng cát 1,2,3; Gậy số
+ chữ số bằng cát; Hộp đũa 1,2,3; cờ vây chữ số (bảng đáp án); Quân cờ vây chữ số; Số
chẵn, số lẻ; Bảng cờ vây chữ số (bằng giấy); Làm chuỗi hạt màu, Bảng số 10, 100; Hệ thập
phân;

5. Giáo cụ Montessori trong góc văn hoá


Góc văn hóa gồm những công việc với các giáo cụ thuộc 3 lĩnh vực: lịch sử,địa lí, khoa học.
Ở góc văn hóa, trẻ tiếp xúc trực tiếp với những vật cụ thể, mô hình sống động liên quan đến
các lĩnh vực lịch sử, địa lí, khoa học, từ đó trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng trong từng
lĩnh vực. Những công việc với các giáo cụ Montessori trong góc văn hóa khơi gợi ở trẻ
niềm đam mê, cảm hứng tích cực với việc khám phá khoa học, tìm hiểu môi trường xung
quanh. Dụng cụ học tập Montessori trong góc văn hóa được sắp xếp thành từng lĩnh vực
lịch sử, địa lí, khoa học như sau:

1. Lịch sử
Khái niệm lịch sử luôn được gắn liền với khái niệm thời gian mà biểu tưởng là các đồng hồ
nên tại góc lịch sử bé sẽ được làm việc với các giáo cụ Montessori liên quan đến thời gian
như các loại đồng hồ, lịch,… Từ đó, trẻ dễ dàng tính thời gian cho 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần,…
cũng như biết được những sự việc xảy ra gắn liền với khoảng thời gian đó.

Các dụng cụ học tập Montessori thuộc lĩnh vực lịch sử bao gồm: các loại đồng hồ và dụng
cụ liên quan đến đồng hồ như thẻ, con dấu,…những trang phục cổ xưa, búp bê đặc trưng cho
các nền văn hoá khác nhau,… Cùng với đó, bé sẽ được học cách làm lịch, lên lịch công việc,
tiếp xúc với các nền văn hoá, các đất nước hay so sánh giữa hiện tại và quá khứ.

2. Địa lý
Hình dạng, đặc điểm, vị trí, tên gọi các châu lục, các dạng địa hình đất, nước… được trẻ lĩnh
hội một cách dễ dàng khi làm việc với các giáo cụ Montessori sinh động thuộc lĩnh vực địa
lí, một phần của góc văn hóa.

Các công việc liên quan đến địa lý bé sẽ được thực hiện như nhận biết phương hướng, tiếp
xúc với các dạng bản đồ như quả địa cầu, bản đồ cát,… nhận biết quốc kì các nước, vị trí
các nước,…

Theo bà Maria Montessori, trẻ em từ sơ sinh đến sáu tuổi là độ tuổi trí não hấp thu. Liên hệ đến
ngôn ngữ, điều này nghĩa là trẻ em học ngôn ngữ chỉ đơn giản là hấp thụ và tiếp thu môi trường
ngôn ngữ xung quanh mình. Tôi không biết bạn thế nào, nhưng là một người nước sống ở Việt
nam gần mười năm thì tôi ước gì điều này cũng áp dụng với cả người lớn!
Vậy thì, làm thế nào chúng ta khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của bé con khi ở nhà? Và
quá trình này sẽ thế nào khi con dần lớn lên? Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những cách
chúng tôi đã và đang áp dụng để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của hai bé gái nhà tôi từ
lúc sơ sinh cho tới hai tuổi. Tôi cũng sẽ chia sẻ một vài phương pháp cũng như học cụ/ giáo
cụ được sử dụng trong lớp học Montessori dành cho phát triển ngôn ngữ khi bé lớn hơn, và làm
thế nào để sử dụng chúng tại nhà.
Từ sơ sinh tới chập chững biết đi
Trong những tháng đầu đời, các con không cần các thứ khác nhiều ngoài ba mẹ. Với khoảng
thời gian gắn bó này, bạn có vô số cơ hội trò chuyện với con. Nói chuyện với con và hát cho
con nghe là những cách hoàn hảo để trẻ bơi trong bể ngôn ngữ. Trong Montessori, chúng tôi tin
vào việc tôn trọng một đứa trẻ từ lúc mới sinh - một điều bạn có thể làm là nói chuyện với bé và
giải thích khi mình di chuyển cơ thể của con. Nếu bạn đã quen thuộc với phương pháp nuôi dạy
con cái Magda Gerber hoặc RIE thì có thể bạn đã thực hiện rồi đấy. Ví dụ nhé, nếu bạn cần đổi
tã cho bé, hãy nói với con bạn đang làm gì: “Được rồi nào, tới lúc đổi tã của con rồi nhé, con đã
tè rồi và giờ cái tã đã bị ướt. Bây giờ mẹ sẽ nhấc con lên đặt con nằm ở trên tấm thảm của con
nha. Rồi, giờ mẹ đang mở tã ra, và nhấc cái chân bé xinh của con lên - một, hai - con có hai cái
chân.” Hãy kể lại những gì bạn đang làm cho bé nghe. Bằng cách này, con bạn sẽ thành một
thành viên tích cực trong mỗi hoạt động đang diễn ra, và bạn sẽ dần hình thành thói quen để bé
tham gia vào tất cả các hoạt động diễn ra với con. Với một người luôn tự nói chuyện thành
tiếng với bản thân, điều này rất dễ làm! Nhưng nếu bạn không mấy khi kể lại một ngày của bạn
thành tiếng thì có thể bạn sẽ mất một thời gian để làm quen, thực hành, và sớm thôi nó sẽ trở
thành bản năng thứ hai của bạn.
Khi trẻ bắt đầu phát ra âm thanh, hãy nhớ rằng tất cả những tiếng bi bô đáng yêu đó là minh
chứng cho việc con đang cố gắng giao tiếp với chúng ta. Ngay từ thuở ban đầu, hãy dành thời
gian ngồi đối mặt với con, và tạo ra âm thanh bằng cách di chuyển miệng của bạn theo các hình
dạng khác nhau, bé sẽ cố gắng bắt chước theo. Luôn tôn trọng trí thông minh của trẻ - tránh
việc bắt chước ngôn ngữ trẻ con, thay vào đó hãy phản hồi và nói thành câu đầy đủ. Khi trẻ bập
bẹ từng tiếng, các phản hồi của bạn sẽ kích thích phản ứng của con bằng giọng nói, và trẻ sẽ cố
gắng tập nói. Hãy thử trò chuyện với con cả ngày, đặc biệt là để đáp lại những nỗ lực giao tiếp
của con với ba mẹ.
Sách, sách và sách. Hãy đọc sách cho bé con của bạn, thậm chí là từ lúc con mới sinh! Có một
số cuốn sách có độ tương phản cao dành cho thị giác còn rất ‘sơ khai’ của con. Đọc sách giúp
trẻ tiếp xúc với nhiều cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau, đó là chưa kể đến các hình ảnh minh
họa cũng cho con cơ hội khám phá ngôn ngữ nhiều hơn nữa. Khi bạn đọc, hãy nói với con về
các bức tranh trong sách, nói về nhân vật hoặc động vật trong hình, các màu sắc bạn thấy, đếm
đồ vật, nói cảm nhận về cuốn sách, bất cứ thứ gì bạn có thể kết nối tới để mang cuối sách liên
tưởng tới cuộc sống. Hãy nhớ rằng, ở tuổi này, bé có một trí tuệ thẩm thấu, và tất cả những gì
bạn nói đều nhằm xây dựng nên sự phát triển ngôn ngữ của con.

Trẻ chập chững


Các bài thơ và bài hát đồng dao là một cách phát triển ngôn ngữ thú vị. Thông thường, các
bài đồng dao luôn có vần điệu, như vậy trẻ em sẽ phát triển được kỹ năng thính giác bằng cách
phân biệt giữa các âm thanh và lắng nghe nhạc trong lời hát. Khi con bắt đầu biết nói, sự lặp đi
lặp lại những vần điệu đơn giản này trong suốt bài đồng dao cùng với yếu tố âm nhạc khiến
chúng trở nên vui nhộn và dễ hát. Hoạt động này giúp rèn luyện các cơ miệng và lưỡi, khuyến
khích sự phát âm rõ ràng, một khi con học được một từ nào đó, bé sẽ muốn lặp lại nhiều lần để
hỗ trợ phát âm. Bên cạnh hát bài đồng dao, chúng ta sẽ bổ sung thêm các cử chỉ tay và ngón tay
để thu hút con vào bài đồng dao, trong khi phát triển thính giác, thị giác và xúc giác.
Chơi trò ‘I-spy’. Khi con bắt đầu quan tâm đến chữ in và chữ cái thì trò chơi “Bí mật theo dõi”
(I-spy) là một khởi đầu tuyệt vời. Chọn một đồ vật, ví dụ, một đồ chơi hình con bò và nói “Với
đôi mắt nhỏ này, mẹ đang bí mật theo dõi một thứ bắt đầu bằng âm ‘b-b-b’. Trẻ sẽ nhìn vào con
bò và nói “Con bò!”. Cùng với con, bạn có thể gọi tên cho những thứ khác bắt đầu bằng âm đó,
tất nhiên là bạn phải hướng dẫn trước rồi. Nhớ nhấn mạnh âm ‘b’ khi nói từng từ như ‘bô, ba,
bánh’.
Với tiếng Anh thì bạn cũng chuẩn bị đồ vật tương tự (ví dụ con heo nhé), nhưng lúc này, bạn sẽ
nói "I spy with my little eyes something that starts with the sound ‘p-p-p’', bé sẽ chỉ vào con
heo và nói 'pig'. Đầu tiên nên dạy trẻ nghe âm đầu, âm cuối, cuối cùng là âm giữa. Đây là bước
đệm đầu tiên tuyệt vời trước khi chuyển sang chữ cái.

Giáo cụ Montessori
Có thể bạn đã thấy Bộ thẻ 3 phần Montessori (3-part Montessori cards) nổi tiếng? Chúng là
một bộ giáo cụ Montessori quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, có thể được sử
dụng trong giai đoạn sớm để phát triển ngôn ngữ nói cũng như nền tảng giúp trẻ phát triển khả
năng nhận diện chữ in. Nói một cái đơn giản, trẻ sẽ tìm cách ghép thẻ hình với thẻ tên cho đúng
với ‘thẻ đáp án’ (thẻ đầy đủ vừa có hình vừa có tên gọi). Ở giai đoạn ban đầu, cách sử dụng phổ
biến là bạn sẽ cho trẻ tìm và kết hợp một đồ vật thực với các thẻ hình ảnh tương ứng - nếu con
đang học về động vật nông trại, bạn có thể chuẩn bị các mô hình động vật trong một cái rổ đặt
cùng với thẻ hình ảnh của những con vật đó. Con có thể học tên của từng con vật khi chúng
ghép mô hình với ảnh trên thẻ. Giai đoạn tiếp theo, khi con đã hiểu về bảng chữ cái, bạn có thể
sử dụng các thẻ tên để ghép với thẻ hình, và sau đó kiểm tra với thẻ đầy đủ (đáp án) xem có
đúng hay không.
Còn nếu con bạn thể hiện sự thích thú với chữ cái và các chữ in, đã có nền tảng vững vàng
trong việc nhận biết các âm, thì đây có thể là thời điểm thích hợp để tiếp cận Bộ chữ nhám
(sandpaper letters). Ở trường, thường thì trẻ khoảng bốn tuổi sẽ được học bộ giáo cụ này, tuy
nhiên bạn phải đi theo sự hứng thú cũng như khả năng của con (follow the child). Bộ chữ nhám
như là những viên gạch lát sàn, với mỗi chữ cái được in trên một thẻ bằng giấy nhám rất mịn.
Đây là một nguồn thông tin xúc giác để con bắt đầu học chữ cái, phát âm, cũng như hình dạng
chữ. Các phụ âm được viết trên thẻ bằng màu hồng trong khi nguyên âm sẽ là màu xanh lam.
Các chữ cái được dạy bằng cách tiếp cận đa giác quan. Khi dò theo nét của các chữ cái, con sẽ
có được trí nhớ cơ bắp (muscle memory) về hình dạng của mỗi chữ cái khi nghe phát âm ra
từng từ - bắt đầu với những âm phổ biến nhất. Khi con đang học hình dạng chữ cái bằng trí nhớ
cơ bắp thì điều quan trọng là bé cần đồ chữ theo đúng hướng để giúp bé có nền tảng tốt cho
việc tập viết sau này. Bạn có thể tìm mua bộ chữ nhám, hoặc có thể tự chuẩn bị giáo cụ này tại
nhà chỉ với một ít giấy nhám, bìa cứng và keo dán!
Hộp âm thanh (Sound boxes) là một cách tuyệt vời khác để khuyến khích nhận thức về âm
đầu/ giữa/ cuối trong từ (với tiếng Anh nhé). Bạn có thể đặt một cái rổ với các món đồ vật khác
nhau tìm thấy xung quanh nhà mà có âm đầu giống nhau. Sau đó, chúng ta sẽ cùng con khám
phá món đồ trong rổ cũng như phát âm của mỗi từ. Đầu tiên, bạn sẽ hướng dẫn và tạo sự liên
kết bằng cách nói thành tiếng và con sẽ bắt đầu tham gia vào trò chơi. Nếu bạn muốn bắt đầu
một bộ sưu tập toàn bộ các bảng chữ cái, bạn có thể đặt các đồ vật vào cốc giấy và đặt vào khay
- sau đó bạn có thể viết chữ cái lên cốc giấy nha.

Bộ chữ cái di động (Moveable alphabet) là một hộp các chữ cái nhỏ bằng gỗ, ghép các chữ
nhỏ này với nhau để thành từ. Trẻ em sẽ sử dụng những kiến thức tích lũy được trước đó từ
hoạt động với bộ chữ nhám và sự hiểu biết về âm thanh chữ cái từ các trò chơi như Tôi gián
điệp (I spy) hoặc Hộp âm thanh (Sound boxes) để hình thành nên từ. Tôi từng thấy các nguồn
giáo cụ tương tự tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đã mua trước đây - mặc dù các bộ giáo
cụ này thường là chữ in thay vì chữ thường (chữ thường sẽ được ưu tiên sử dụng hơn). Bộ chữ
cái di động cũng áp dụng cùng quy luật màu sắc như giấy nhám - nguyên âm là màu xanh lam,
và phụ âm là màu đỏ. Một lần nữa, trẻ có trải nghiệm đa giác quan trong việc xây dựng từ khi
vừa nghe, phân biệt từng âm, và sắp xếp chữ cái gỗ để ghép thành từ. Thường chúng ta sẽ bắt
đầu với các nguyên âm trước (với tiếng Anh thì sẽ là nguyên âm đơn) và mình sẽ tìm các đồ
vật, mô hình tương tự với âm đó cho con.
Ví dụ, bạn đang giới thiệu với con âm /a/, bạn có thể lấy một vài đồ vật quanh nhà phát âm có
chữ này như cái ca, quả na ; hoặc âm /ô/ thì có thể là ô tô (đồ chơi), cái tô, cái bô,... (Tùy theo
vùng miền mọi người sẽ có cách tiếp cận và ví dụ khác nhau cho bé). Còn với tiếng Anh, ví dụ
khi học âm /o/, bạn có thể chuẩn bị một vài món đồ như cái nồi (pot), cây lau nhà (mop),... Bé
sẽ gọi tên đồ vật, tách riêng từng âm, và ghép chữ cái tương ứng với mỗi âm. (Lưu ý: nên dạy
các con chữ viết thường trước chữ viết hoa, vì phần lớn các con sẽ gặp chữ viết thường trong
cuộc sống xung quanh).
Hãy luôn nhớ rằng bé con của bạn có một trí não hấp thu, và các con học ngôn ngữ khi con
được bao quanh bởi ngôn ngữ. Cần tránh suy nghĩ rằng bạn phải đơn giản hóa ngôn ngữ nói với
con - thay vào đó bạn hãy sử dụng vốn từ ngữ phong phú nhé. Ví dụ, khi bé biết tới từ ‘chim’,
hãy bắt đầu gọi tên các loài chim khác nhau khi nói với con về các con chim trong tranh ảnh
hoặc ngoài đời thực. Gần đây, tôi đã may mắn có một kỳ nghỉ dài ở ven biển Mũi Né với con
gái. Chúng tôi dành phần lớn thời gian bên ngoài, và ngắm những con chim đã trở thành một
hoạt động yêu thích buổi sáng của chúng tôi. Con gái tôi, lúc ấy là 23 tháng tuổi, đã tỏ ra rất
thích chim chóc. Tôi đã đi theo sự ‘dẫn dắt’ của con và tìm hiểu thêm tên của một số loài chim
địa phương. Chẳng bao lâu, bé đã có thể chỉ vào những con chim và gọi tên, bé nói “Nhìn con
chim khách kìa”, hoặc “Con nghe thấy tiếng chim bìm bịp lớn” khi chúng tôi đi dạo buổi sáng.
Ngôn ngữ không bao giờ là quá khó, hay quá nâng cao với các bé, qua cách xây dựng vốn từ
phù hợp, bạn có thể giúp bé trên hành trình xây dựng và phát triển ngôn ngữ. Hãy cho bộ não
bọt biển của con hấp thu thật nhiều nhé!

You might also like