You are on page 1of 11

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5

TRƯỜNG MẦM NON 8

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP
GIÚP TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
MÀU XANH, ĐỎ, VÀNG
TẠI TRƯỜNG MẦM NON 8 QUẬN 5

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG


NĂM HỌC: 2022 - 2023
1

1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức là
một trong những lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức ban đầu cho trẻ góp phần vào việc hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho trẻ. Hoạt động nhận biết phân biệt về màu sắc là một
hoạt động thể hiện rất rõ sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh. Đối với
lứa tuổi nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi, trẻ chủ yếu nhận biết phân biệt được 3 màu
cơ bản đó là màu xanh, màu đỏ và màu vàng. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt
tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực
thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được

nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Biện
pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tại
trường mầm non 8 Quận 5”.
2. Giải quyết vần đề
2.1. Thực trạng giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt màu
xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non 8 Quận 5
Năm học 2022 – 2023, tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ 25 – 36 tháng.
Quan sát tình hình thực tế tại lớp, tôi nhận thấy có ưu điểm và hạn chế như sau:
2.1.1. Ưu điểm
- Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thởi và sâu sát của Ban giám hiệu nhà
trường trong việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm lớp. Cơ sở
vật chất lớp học được đầu tư, trang bị đầy đủ phù hợp với độ tuổi trẻ, môi
trường lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, luôn trao dồi học hỏi nâng
cao trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ,
có sự hòa đồng và phối hợp nhịp nhàng, đồng tình trong công tác phát triển vốn
từ cho trẻ.
- Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
2

2.1.2. Hạn chế


Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp, tôi luôn coi trọng việc tạo
ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, tổ chức các hoạt
động nhận biết phân biệt về màu sắc cho trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số hạn chế sau:
- Đa số trẻ chưa nhận biết phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng, nhiều trẻ
nhận biết phân biệt màu còn lẫn lộn và thậm chí chỉ thiên về một màu.
- Việc nhận biết và phân biệt màu xanh, đỏ, vàng của trẻ là không đồng
đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau.
- Một bộ phận không nhỏ phụ huynh còn bận công việc, ít có thời gian
quan tâm đến các con.
- Một số phụ huynh còn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo
dục phát triển nhận thức cho trẻ, chưa thực sự quan tâm đến việc cho trẻ làm
quen với nhận biết phân biệt màu sắc khi ở nhà.
2.2. Biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
Trong quá trình thực hiện, để giải quyết những vẫn đề trên nhằm giúp trẻ
nhận biết phân biệt tốt màu xanh, đỏ, vàng, tôi đã đề ra các biện pháp sau:
2.2.1. Trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt
động chủ đích
Ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân
biệt màu xanh, đỏ, vàng trong giờ học
nhận biết phân biệt màu( Lĩnh vực phát
triển nhận thức) thì còn có thể lồng ghép
nội dung nhận biết phân biệt( NBPB) màu
xanh, đỏ, vàng vào các giờ học khác:
nhận biết tập nói; tạo hình; thể dục; hoạt
Giờ học: NBPB màu xanh
động với đồ vật; kể chuyện...
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trực quan liên quan đến các tiết học: Tranh
ảnh, đồ vật bắt mắt trẻ và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản:
Xanh, đỏ, vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ.
3

Ví dụ: Thông qua giờ học “ Nhận biết tập nói” ( NBTN)
Đề tài: “ Đồ chơi bé thích”, tôi chọn trái banh( xe ô tô) màu đỏ, búp bê
màu vàng cho trẻ quan sát và tập nói. Giáo viên hỏi trẻ: “ Đây là gì?”, “Trái
banh này màu gì?” và cho trẻ tập nói nhiều lần “ Trái banh màu đỏ”; “Búp bê
màu vàng” từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu đỏ, màu vàng.
Ví dụ: Thông qua giờ học “ Hoạt động với đồ vật” ( HĐVĐV)
Đề tài: “ Xâu vòng tặng bạn búp bê”, tôi chọn các hạt màu vàng cho trẻ
xâu. Trong quá trình trẻ xâu tôi hỏi trẻ về màu sắc và cho trẻ tập nói “ Hạt màu
vàng” nhằm giúp trẻ nhận biết được màu vàng.
Hình ảnh: Giờ học NBTN Hình ảnh: Giờ học HĐVĐV

2.2.2. Trẻ nhận biết phân biệt màu: Xanh, đỏ, vàng thông qua các
hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Trò chuyện sáng:
Trò chuyện, gợi ý giúp trẻ nhận biết phân biệt các món đồ dùng, đồ chơi..
có màu Xanh, đỏ, vàng. Chơi những trò chơi nhỏ, vui nhộn với nhiều giáo cụ
sinh động, ngộ nghĩnh, sáng tạo thu hút được sự chú ý của trẻ và giúp trẻ giúp
trẻ nhận biết phân biệt các món đồ dùng, đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng.
Ví dụ: Trẻ học nhận biết về các loại hoa. Vào buổi sáng tôi cho trẻ xem
tranh, trò chuyện với trẻ về các loại hoa. Tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa
để cho trẻ nhận biết:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa cúc này màu gì?
4

+ Con biết những loại hoa gì? Những hoa nào có màu vàng?
- Vui chơi trong lớp: ( VCTL)
Chuẩn bị những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với từng góc
chơi và độ tuổi của trẻ. Trong quá trình chơi nếu trẻ chưa biết cách chơi hay
thực hiện chưa đúng với yêu cầu của trò chơi thì giáo viên có thể chơi cùng trẻ
để gợi mở hướng dẫn trẻ chơi đúng cách.
Ví dụ: Trò chơi “ Bé so mảu”
Giáo viên chuẩn bị nền bài tập bằng nỉ gắn trên tường và các thẻ hình rời
( Có màu màu Xanh, đỏ, vàng). Trẻ chọn và gắn thẻ hình có màu tương ứng với
màu cùa bảng nỉ trên mảng tường( Xanh, đỏ, vàng )
Ví dụ: Trò chơi “ Chọn bom bi theo màu”
Giáo viên chuẩn bị các bom bi, 3 ly giấy dán 3 bông hoa có màu xanh,
đỏ, vàng. Trẻ chọn các bom bi có màu xanh, đỏ, vàng và bỏ vào ly tương ứng
với màu bông hoa gắn trên ly.

Hình ảnh: Trò chơi “ Bé so màu” Hình ảnh: Trò chơi “ Chọn bom bi theo màu”
- Vui chơi ngoài trời:
Tạo điều kiện để trẻ được qua sát các sự vật hiện tượng mới, gợi hỏi để
trẻ nói lên màu sắc qua sự vật hiện tượng trẻ được nghe và nhìn thấy một cách
tự nhiên, thoải mái, đơn giản. Trẻ chơi các trò chơi vận động; Chơi tự do với cát
nước, cầu tuột, xe đạp......
Ví dụ: Khi trẻ dạo chơi đến vườn hoa. Cô cho trẻ quan sát và tìm bông
hoa nào màu đỏ, bông hoa nào màu vàng…Trẻ nhận biết màu sắc của cây và
5

màu của hoa từ đó sẽ khắc sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận biết phân biệt màu
xanh, đỏ, vàng.

Hình ảnh: Trẻ quan sát những bông hoa


- Sinh hoạt chiều:
Sử dụng một số bài hát, đồng dao, trò chơi, bài tập tăng cường kỹ năng
nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.
Tạo tình huống, khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện các bài
tập, trò chơi. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ nói, trả lời câu hỏi nhằm giúp trẻ nhận
biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay có ba
màu xanh, đỏ, vàng thì tôi đều hỏi trẻ. Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi có
màu gì?... để trẻ trả lời.
2.2.3. Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng.
- Môi trường xã hội
Giáo viên luôn tạo bầu không khí vui vẻ, gần gũi để thu hút trė vào lớp.
Quan tâm, dành nhiều thời gian hơn cho những trẻ nhút nhát. Khi trẻ đến lớp,
cô nhẹ nhàng trò chuyện giúp trẻ có cảm giác an toàn, gần gũi từ đó trẻ sẽ thoải
mái trò chuyện, giao tiếp với cô và bạn mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động
học tập và vui chơi tại lớp.
- Môi trường trong lớp.
Thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục của lớp theo quan điểm “ lấy trẻ
làm trung tâm” có nhiều hình ảnh sinh động, các đồ dùng đồ chơi phong phú đa
6

dạng, với nhiều chủng loại màu sắc nhằm thu hút trẻ và phụ huynh khi đến lớp.
Chủ yếu của các đồ chơi vẫn là màu xanh, đỏ, vàng và thay đổi thường xuyên.
- Môi trường ngoài lớp.
Phối hợp với nhà trường và các cô giáo trong trường tạo một sân chơi
thoáng mát sạch sẽ gọn gàng: Sân chơi nhà trẻ, vườn cây của bé, góc chơi cát
nước... để trẻ tìm hiểu khám phá trải nghiệm các sự vật hiện tượng…
Ví dụ: Tận dụng vườn cây của bé, cây cảnh quanh sân trường...cho trẻ
quan sát.

Hình ảnh: Môi trường trong lớp Hình ảnh: Sân chơi nhà trẻ
2.2.4. Dạy trẻ phân biệt màu thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả
năng tư duy nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ.
Quan sát trẻ ghi lại những trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng cùa
trẻ đang ở mức độ nào. Dựa trên kết quả quan sát để thấy được khả năng nhận
biết phân biệt màu của từng trẻ từ đó có biện pháp phát triển phù hợp với từng
cá nhân giúp cho trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
Ví dụ: Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2 - 3 trẻ ở hoạt động vui chơi
trong lớp, sau mỗi buổi làm việc tôi dành ra 2 - 3 phút ghi lại những gì quan sát
được ở trẻ. Qua các kết quả tôi điều chỉnh phương pháp dạy trẻ nhận biết phân
biệt màu xanh, đỏ, vàng và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu
cầu, khả năng của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động,
tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích, không gò bó, áp đặt trẻ.
7

2.2.5 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết
phân biệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ở lớp, ở trường, ở
nhà.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những đặc điểm tâm lí, các biện
pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tại lớp cũng như ở nhà.
Giáo viên giới thiệu và trao đổi với phụ huynh những nội dung trong
ngày trẻ được học tại lớp, tuyên truyền khuyến khích phụ huynh ôn luyện, củng
cố phát triển thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi giúp trẻ giúp trẻ nhận biết phân biệt
màu xanh, đỏ, vàng một cách tốt hơn.
Hình ảnh: Phụ huynh làm thiệp cùng bé
Ví dụ: Tại lớp cô dạy trẻ nhận biết
màu vàng. Sau giờ học giáo viên trao đổi,
giới thiệu với phụ huynh và yêu cầu phụ
huynh củng cố, dạy trẻ nhận biết màu vàng
qua các đồ dùng, đồ chơi có ở nhà.
Vận động phụ huynh cùng tham gia
chuẩn bị, cùng làm, hỗ trợ các phương tiện
để xây dựng môi trường hoạt động, môi
trường vui chơi cho trẻ hoạt động tại lớp
giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt về nhận
biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.
Tuyên truyền, giới thiệu với phụ
huynh những đồ chơi, trò chơi giúp trẻ nhận
biết tốt màu xanh, đỏ, vàng thông qua bảng
thông tin tuyên truyền, gruop Zalo của lớp để
phụ huynh cùng chơi với trẻ tại nhà.
Ví dụ: Thường xuyên thay đổi hình
thức bảng thông tin đa dạng, thu hút sự chú ý
của phụ huynh,... Hình ảnh: Bàng tin của lớp
8

Vận động sự tham gia của cha mẹ trẻ vào các hoạt động tổ chức tại
trường: Họp cha mẹ học sinh; ngày hội “ ba mẹ là cô giáo”; “năng lượng mới-
cả ngày vui”; các hoạt động lễ hội 20/11, noel, tết, 8/3...
Khuyến khích phụ huynh dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ, cho trẻ quan
sát sự vật hiện tượng xung quanh nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt các màu
xanh, đỏ, vàng.

Hình ảnh: Trang trí trường ngày 20/11 Hình ảnh: Ngày hội “ Ba mẹ làm cô giáo”
2.3. Hiệu quả đạt được:
Sau khi sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo nên
trong năm học vừa qua, lớp tôi đạt kết quả như sau:
- Hiệu quả giờ học nhận biết phân biệt được tăng lên rõ rệt. Trẻ hào hứng
tham gia, lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ chủ định. Trẻ tham gia học tập các giờ
nhận biết màu sắc với tâm lý thoải mái, hứng thú hơn.
- Trẻ ngày càng thích đến lớp, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt
động do các cô tổ chức.
- Đa số trẻ nhận biết phân biệt được tốt các màu xanh, đỏ, vàng. Trẻ
mạnh dạn và tự tin khi được hỏi về màu sắc.
- Đa số cha mẹ trẻ đã dần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục
phát triển nhận thức cho trẻ. Quan tâm, dành nhiều thời gian hơn đến việc chơi
cùng trẻ, cho trẻ làm quen với nhận biết phân biệt màu sắc khi ở nhà.
- Giáo viên nắm được phương pháp, linh hoạt, chủ động khi dạy trẻ nhận
biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng.
9

2.4. Bài học kinh nghiệm


Sau khi thực hiện các biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi nhận biết
phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tại lớp, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần nắm chắc những kiến thức về việc cung cấp màu sắc cho
trẻ như thế nào để tạo hứng thú cho trẻ, tận dụng những gì gần gũi và thiết thực
trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo viên phải kiên trì, bền bỉ trong việc sửa sai, luyện tập khả năng
nhận biết phân biệt màu cơ bản cho trẻ.
- Biết cách tạo ra môi trường xã hội và môi trường vật chất “ Xanh, sạch,
đẹp” thân thiện, gần gũi với trẻ theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung
tâm”.
- Quan sát, trò chuyện với trẻ để biết nhu cầu, khả năng nhận biết phân
biệt màu xanh, đỏ, vàng của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm,
tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo khả năng, sở thích mà không gò bó, áp đặt
trẻ.
- Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trực quan sinh động mang màu sắc đặc
trưng cơ bản của lứa tuổi nhà trẻ.
- Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình với giáo viên để thống
nhất phương pháp rèn luyện khả năng nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
cho trẻ một cách có hiệu quả.
3. Kết luận
Việc giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi nhận biết và phân biệt tốt 3 màu xanh,
đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy để giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt
màu xanh, đỏ, vàng thì bản thân với trách nhiệm là một người giáo viên trực
tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải hiểu được tầm
quan trọng của hoạt động nhận biết phân biệt nói chung và nhận biết phân biệt
màu nói màu sắc đặc trưng riêng có ảnh hưởng rất lớn đến với sự phát triển toàn
diện của trẻ. Giáo viên cần biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia
10

đình, luôn tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các biện pháp, các đồ dùng trực
quan sinh động, quan sát, trò chuyện, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái tham gia vào
các hoạt động giáo dục tại lớp theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung
tâm” nhằm giúp trẻ hiểu và nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng một cách tốt
nhất.

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2023


NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

You might also like