You are on page 1of 9

Thành viên

Trần Thị Ngọc Thi


Trần Hồng Ngọc
Nguyễn Thị Duyên
Phạm Thị Mỷ Lệ

Đề Bài:
Câu 1: Tìm 1 giáo án bất kì của mầm non. Phân tích giáo án đã thực hiện đúng các
nguyên tắc dạy học hay chưa? Đúng ở điểm nào? Sai ở điểm nào? Nêu hướng khắc phục?
* Giáo án
GIÁO ÁN DẠY TRẺ LỚP NHÀ TRẺ
KỂ CHUYỆN
Đề tài: Kể chuyện Cây táo
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức: Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu
chuyện: Cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc.
2. Kỹ năng: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, biết bắt chước một số động
tác mô phỏng sự lớn lên của cây qua trò chơi.
3. Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi. Trẻ biết bảo vệ và
chăm sóc cây.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng: Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnh vườn táo thật; một số cây, quả bằng nhựa:
đào, mận, lê; chậu cảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũ hình lá, quả, hoa
để trẻ đội khi chơi trò chơi.
2. Sơ đồ lớp: Trẻ ngồi ghế hình vòng cung.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức, tạo tình huống
Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên rất lạnh, các con đi học phải mặc
quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh.
- Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt, đào, mận.

- Cô cho trẻ đi thăm vườn cây.

- Cô giới thiệu quan sát và hỏi trẻ: Cây gì? Cây táo.


Cây táo có gì? (Thân, lá, quả).
- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Cây táo”.

2. Nội dung trọng tâm: Kể chuyện


* Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem băng hình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa
táo, ông trồng cây, bé tưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín.
* Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem tranh truyện Cây táo.
- Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); Bé đang làm gì? (tưới nước cho cây); Trời mưa:
Đang tưới nước cho cây; Mặt trời: Đang sưởi nắng cho cây.

Con gì xuất hiện? (Gà trống) Gà trống nói với cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau). Bướm nói gì
với cây? (Cây ơi cây lớn mau).

Ông, bé, gà, bướm mong cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau).

Nghe lời ông, bé, gà và đàn bướm, cây đã cho những trái chín vàng rơi vào lòng bé.

* Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát:


Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa đang khoe sắc đón nắng xuân về.

Ai đã trồng cây táo? (Cô gắn nhân vật ông và cây táo).

Ai đã tưới nước cho cây? (Cô gắn em bé).

Mưa tưới nước cho cây? (Cô kéo các mảng mây ra).

Mặt trời sưởi nắng cho cây? (Cô kéo hình mặt trời ra).

Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau! (Cô gắn gà trống) thế là những chiếc lá non bật ra,
cô mở những chiếc lá trên cây.

Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau! (Cô treo những chùm quả táo vào thân cây). Quả gì
đã hiện ra?

* Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn
cát theo tình tiết câu chuyện.
- Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn tay
con người. Muốn cây có nhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây. Khi ăn táo các
con nhớ rửa sạch, bỏ hạt.

3. Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm


- Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, quả đội lên đầu.

- Trẻ bắt chước động tác và nói theo: Xới đất, gieo hạt, nảy mầm.

1 nụ - 2 nụ; 1 hoa - 2 hoa; 1 quả - 2 quả.


Gió thổi - cây nghiêng, lá rụng - nhiều lá. Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

4. Kiến thức: Cô khen, động viên trẻ.


NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT
Đề tài: Các loại hoa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng.

- Dạy trẻ nói từ: Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánh hoa to tròn, thon dài…

- Dạy trẻ nói câu:

+ Hoa đào, hoa đào nở vào mùa xuân.

+ Hoa hồng, hoa cúc…

2. Kỹ năng
- Trẻ nói đúng từ, câu: Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, cánh hoa to tròn, thon dài…

- Phát triển khả năng quan sát, chú ý cho trẻ. Mở rộng thêm một số loại hoa mà trẻ biết.

3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ chúng.

II. CHUẨN BỊ
- Hoa đào, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc.

- Các loại hoa cắm sẵn trong bình.

- Bàn để trẻ trưng bày hoa.

- Tranh về hoa đào, hoa hồng, hoa đồng tiền và một số tranh ảnh các loại hoa khác để mở rộng
thêm kiến thức.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


1. Hoạt động của giáo viên
* Ổn định lớp
- Các con ơi, bây giờ cô và các con chơi trò Trồng hoa nhé!

- Cô nói: Trồng hoa (Cô làm động tác trồng hoa).


Một nụ

Hai nụ

Hoa nở

(Chơi hai lần)

Trẻ về ngồi theo hình chữ U, đàm thoại với trẻ:

- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loại hoa mà con biết?

Hoạt dộng 1: Nhận biết, gọi tên, tập nói từ, câu
Cô giới thiệu

- Hôm nay, cô đem đến cho các con rất nhiều hoa. Các con nhìn xem đây là hoa gì?

- À, đây là hoa đào. Các con thấy hoa đào có màu gì không? Cô cho trẻ quan sát, sờ cánh hoa và
hỏi:

- Con thấy cánh hoa thế nào? (Cánh hoa mịn, cánh hoa tròn nhỏ).

Cô hỏi một vài trẻ, khuyến khích trẻ nói:

- Cánh hoa tròn nhỏ.

- Hoa đào màu đỏ.

Cô hỏi: - Hoa đào nở vào mùa nào?

- Mùa xuân hoa gì nở?

- À, mùa xuân hoa đào nở rất đẹp và dùng để trưng bày vào ngày tết.

(Cô cất hoa đào đi).

- Còn đây là hoa gì các con?

- À, đây là hoa đồng tiền.

- Hoa đồng tiền màu gì?

Cô cho trẻ quan sát, sờ.

- Con thấy cánh hoa như thế nào?


Cô giới thiệu: A, cánh hoa thon dài.

Cô hỏi lại một vài trẻ, khuyến khích trẻ trả lời.

- Bây giờ, cô đố các con nhé! Đây là hoa gì nào? (Cô đưa ra hoa hồng).

Cô giới thiệu: Đây là hoa hồng.

- Hoa hồng màu gì vậy con?

- Hoa hồng mọc ở đâu!

Cô nói: Hoa hồng thường mọc trong vườn.

Cô đưa cho trẻ quan sát, sờ và hỏi:

- Con thấy cánh hoa thế nào?

- Cô nói: - Cánh hoa hồng to tròn.

Cô hỏi lại một vài trẻ và khuyến khích trẻ trả lời.

Cô đưa hoa cúc ra:

- Đây là hoa gì? Hoa cúc màu gì?

- Cánh hoa cúc và hoa đồng tiền như thế nào?

- Cánh hoa đào to hơn hay nhỏ hơn cánh hoa hồng?

* Hoạt động 2: Quan sát vườn hoa.


- Bây giờ cô và các con đi thăm vườn hoa nhé!

Trong khi quan sát vườn hoa, cô cho trẻ nhắc lại tên loài hoa, màu sắc hoa, đặc điểm cánh hoa:
Tròn nhỏ, thon dài, to tròn.

- Các con ơi trong vườn hoa có rất nhiều chậu hoa đẹp, bây giờ các con hãy giúp cô đem các
chậu hoa này về trưng ở lớp mình nha!

- Các con xếp bình hoa cách thưa đều nhau. Mỗi loại hoa xếp trên bàn riêng.

* Hoạt động 3: Quan sát tranh


Kết thúc giờ học tự nhiên, không gò ép trẻ. Cô cho trẻ xem tranh về các loại hoa (hoa đào, hoa
đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc).
Trả Lời:
- Những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân
cách và phát triển năng lực tư duy của trẻ. Chính vì vậy giáo dục mầm non cũng có
những nguyên tắc riêng của nó để đảm bảo có một phương pháp giáo dục trẻ toàn diện.
Trên bài giáo án trên, đã thực hiện đúng và đủ các phương pháp giáo dục. Bất cứ phương
pháp nào thì việc chăm sóc trẻ, các chương trình giáo dục phải đảm bảo được mục tiêu do
Bộ GD&ĐT ban hành về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non. Giáo án trên có mục
tiêu, kiến thức “Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu
chuyện: Cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc”. Tiếp theo đó là phải
đảm bảo được tính khoa học, phù hợp với khả năng của trẻ, vừa sức với trẻ, thời gian
hoạt động phải vừa sức với trẻ và dạy đúng kiến thức, trọng tâm không đưa vào những
kiến thức sai.
- Giáo án trên đúng ở chỗ:
 Đảm bảo được tính khoa học, vì là lớp nhà trẻ nên hoạt động tổ chức là những hoạt động
như cho trẻ chơi trò chơi tại chỗ cô làm trẻ làm theo, hay quan sát vườn hoa ngay tại
trường để trẻ hình dung được dễ hơn và quan sát tranh ảnh một cách linh động hơn. Giáo
án đưa đúng trọng tâm, mục đích của bài học, các hoạt động đưa ra đều đúng kiến thức
không có hoạt động nào sai và lệch hướng. Như cô kể chuyện về cây táo thì hoạt động
tiếp theo cô sẽ cho chơi một cho trò về “Gieo hạt mầm” sau đó để nhận biết phân biệt thì
từ nội dung đang học về cây cô sẽ tiếp tục cho trẻ nhận biết một số loài hoa theo một
trình tự liên kết mà không bị lạc hướng.
 Tiếp theo là nguyên tắc đảm bảo tính trực quan: giáo án trên đã áp dụng được nguyên tắc
đảm bảo tính trực quan vào bài dạy học được thể hiện đó là cô cho trẻ đi tham quan vườn
cây, vườn hoa. Bằng những hình ảnh sống động, trực tiếp thì trẻ sẽ phát huy được vai trò
bằng nhận thức cảm tính trong dạy học. Phát triển năng lực quan sát , óc tò mò, hứng thú
của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, còn giúp phát triển khả
năng quan sát cũng như tư duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngôn ngữ của trẻ.
 Bên cạnh đó, chính là đảm bảo tính giáo dục: giáo án đã thể hiện được sự tôn trọng trẻ,
các nội dung dạy học và học cụ đảm bảo tính nhân văn, cô giúp trẻ nắm được kiến thức
về cây táo và các loài hoa một cách văn minh thông qua nhiều giác quan chứ không để trẻ
cầm, nắm, chơi đùa với trái táo còn nguyên vẹn hay vò, bóp những bông hoa tươi thắm.
 Đảm bảo tính hệ thống: phải bắt đầu từ các dễ đến cái khó, cái sau phải liên quan đến cái
trước. Như giáo án trên, giáo viên đã bắt đầu cho trẻ bằng những cây truyện về cây táo,
sau đó cho trẻ chơi trò chơi để nhận biết. Về phần nhận biết phân biệt, cô bắt đầu cho trẻ
từ những trò chơi đơn giản, sau đó giới thiệu hoa cho trẻ cũng như cho trẻ tham quan và
quan sát tranh ảnh. Nhưng vẫn đảm bảo và liên quan mật thiết đến nhau kể chuyện về
loại cây đan xen với nhận biết các loại hoa.
 Phát huy tính chủ đạo của cô và chủ động của trẻ: chủ đạo của cô góp phần rất lớn tới trẻ
có chủ động hay không. Để trẻ chủ động trong mọi hoạt động người giáo viên cần phải
tạo hứng thú cho trẻ, trẻ thật sự thích thú tiết học đó, môn học đó. Cô giáo cũng cần phải
xây dựng môi trường học trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và
sáng tạo. Bên cạnh đó giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của
từng trẻ, trên cơ sở đó lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm từng cá
nhân để tổ chức carc hoạt động đặt trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục, cho trẻ được
học qua thực tế, được khám phá tìm tòi, gây hứng thú trực tiếp. Từ đó giáo viên sẽ phát
huy được tính chủ đạo của bản thân cũng như tính chủ động ở trẻ.
- Giáo án trên không có lỗi sai và không cần đề xuất hướng khắc phục.
Câu 2: Tìm một giờ dạy trên mạng và phân tích
Link giờ dạy: (3) Trẻ mầm non học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài trung tâm ngoại ngữ Tân Âu. -
YouTube
- Giờ dạy trên thực hiện đúng 4/5 nguyên tắc dạy học. Đó là các nguyên tắc sau:
 Đảm bảo tính khoa học:
 Đảm bảo tính trực quan:
 Đảm bảo tính giáo dục:
 Phát huy tính chủ đạo của cô và tính chủ động của trẻ:
- Giờ dạy trên chưa đúng ở nguyên tắc 4: Đảm bảo tính hệ thống. Nhóm em đưa ra 2 lập
luận như sau:
 Đầu tiên, có thể do đoạn clip đã bị cắt ghép và chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng
cũng như tính hấp dẫn của video nên khiến cho các nội dung dạy học không liên
quan với nhau. Nội dung 1 là dạy cho trẻ cách chào hỏi trong Tiếng Anh và cách
trả lời khi được hỏi nhưng đến Nội dung 2 lại học về các con vật và chữ cái có
cách phát âm tương tự nhau, cuối cùng là Nội dung 3 củng cố bằng bài hát đếm số
hoàn toàn không liên quan đến hai nội dung trước đó. (Nguyên nhân chủ quan)
 Cách lí giải thứ 2 là do Nội dung 2 phát âm về con vật và chữ cái mới là nội dung
chính của bài học, Nội dung 1 và 3 chỉ là phần phụ, phần chào và phần kết buổi
học nên giáo viên chỉ chú trọng đảm bảo các nguyên tắc cho Nội dung 2 (Vẫn đảm
bảo dạy từ dễ đến khó, củng cố bằng trò chơi phù hợp) mà chọn bất kì nội dung
nào đó để dạy nên vô tình làm mất đi sự liên kết của giờ dạy. Trẻ vừa học xong về
cách phát âm lại chuyển qua học đếm số, mặc dù Nội dung 2 có trò chơi cũng cố
nhưng đến Nội dung 3 sẽ khiến trẻ bị phân tâm và quên đi cách phát âm ở Nội
dung 2. (Nguyên nhân khách quan)
- Đề xuất hướng khắc phục:
 Đối với lí giải thứ nhất: Giáo viên có thể làm cho 3 Nội dung liên kết với nhau
bằng cách thêm nhân vật bạch tuộc, chim đà điểu, con bò, chữ O vào câu hát “How
are you?”, ví dụ “How are you octopus?”. Sau đó chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm
hỏi, 1 nhóm trả lời “I’m fine, thank you, and you?” cứ vậy lần lượt thay phiên nhau
đến nhân vật cuối cùng. Đến Nội dung 2 thay bằng bài hát đếm số lượng các nhân
vật nêu trên. Giáo viên chuẩn bị những hình ảnh về số lượng các nhân vật đã học
tức là trong 1 tấm hình có 10 con bạch tuộc thì trẻ đếm từ one đến ten rồi thêm
octopus vào cuối câu hát. Như vậy cả 3 Nội dung bài dạy sẽ liên quan đến nhau.
 Đối với lí giải thứ 2: Nếu ý đồ của giáo viên là tập trung vào Nội dung số 2 thì Nội
dung 1 và Nội dung 3 phải liên quan với nhau và bổ túc cho giờ học. Ví dụ: Nội
dung 1 hát bài hát về Chào hỏi (How are you) thì Nội dung 3 hát bài hát Tạm biệt
(Good bye).
- Đảm bảo tính khoa học:
+ Dạy học phù hợp với khả năng của trẻ: trong tiết dạy vừa xem ta có thể thấy được
thời lượng học của một giờ dạy không quá dài chỉ diễn ra khoảng từ 20p – 25p bởi vì trẻ
em sẽ có một khoảng thời gian tập trung nhất định, nếu giờ học có thời lượng quá dài thì
trẻ sẽ trở nên lơ là không còn chú tâm vào bài học được nữa vì thế trong chương trình
dạy các giáo viên cần phải sắp xếp một cách hợp lí thời gian học để trẻ có thể tiếp thu
một cách hiệu quả nhất những kiến thức.
+ Dạy đúng: giáo viên đưa ra các hình ảnh tương ứng chính xác với các từ khoá sẽ
học, điều này giúp cho trẻ có thể hình dung được ý nghĩa của từ khoá, gây hứng thú nhờ vào
hong ảnh sinh động, màu sắc rực rỡ, dễ tiếp thu.
- Đảm bảo tính trực quan:
+ Đảm bảo tư duy của trẻ là tư duy trực quan: trẻ sẽ cảm nhận được kiến thức môn
học qua nhiều giác quan như là:
• Dựa vào thị giác trẻ có thể quan sát được các hình ảnh mà giáo viên đã chuẩn bị
để dạy cho trẻ, hay là dùng hình thể để diễn tả các đặc điểm mang tính đặc trưng, trẻ sẽ quan sát
bằng mắt và nhận biết được sự vật.
• Dựa vào thính giác để nghe được cách phát âm và nhận biết được các từ ngữ một
cách chính xác.
- Đảm bảo tính giáo dục:
+ Lấy trẻ là m trung tâm: trong tiết dạy vừa xem qua ta thấy được thầy giáo không
chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà còn tạo cho trẻ các cơ hội, điều kiện để
mọi đứa trẻ được chủ động sáng tạo, tích cực hoạt động,.. (vd qua clip: thầy giáo làm những
hành động, cử chỉ theo bài giảng để trẻ tự trả lời được nội dung...)
+Tôn trọng trẻ, không ép buộc chửi bới trẻ: nhìn qua clip ta thấy được thầy giáo để
trẻ thoải thích làm những hành động cử chỉ mà bản thân trẻ thích (vd qua clip: làm những con
vật; múa hát lắc lư theo thầy...)
+Cung cấp kiến thức dạy học: qua clip đã thấy được thầy giáo cung cấp kiến thức
cho trẻ về những con vật (bạch tuột, chim đà điểu, con bò), chữ O
- Phát huy tính chủ đạo của thầy và của trẻ:
+ Thầy giáo là người hỗ trợ trẻ để trẻ là người chọn hoạt động
+Đặt câu hỏi giúp trẻ địch hướng và lựa chọn (Vd qua clip: thầy giáo hỏi “How are
you...? thì trẻ biết cách trả lời “im fine thank you and you,..)

You might also like