You are on page 1of 10

DINH DƯỠNG TRẺ EM

1- Các chất dinh dưỡng cần thiết? Trình bày nguồn gốc, vai trò, nhu cầu và hậu quả (thừa,
thiếu) của năng lượng “ Protid, Lipid, Glucid” kéo dài  Lập bảng nhu cầu Năng lượng
và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 0-6 tuổi của trẻ MN (Tính ra theo phần trăm
và theo Gram)?
Các chất dinh dưỡng cần thiết gồm: Protid, Glucid, Lipid,Vitamin, các chất khoáng và nước.
 Protid:
Nguồn gốc : Protid là yếu tố chính cấu tạo nên sự sống của các tế bào trong cơ thể. Protid được
cấu thành từ các acid amin, là thành phần chính của nhân và các nguyên sinh chất của tế bào.
Vai trò : Protid cung cấp nguyên liệu cần thiết cho sự tạo máu, các men và các nội tiết tố, trong đó
có hóoc môn tăng trưởng.
-…/34
-…/35
Nhu cầu: Nhu cầu tối thiểu về protid khuyến nghị cho người Việt Nam trưởng thành là 1.13
g/kg/ngày. Năng lượng do protid chiếm 13-20% tổng năng lượng. Nhu cầu protid thay đổi tùy
thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính, tình trạng sinh lý có thai, cho con bú… giá trị sinh học
của protid khẩu phần càng thấp thì lượng protid đòi hỏi càng nhiều. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng
cản trở sự tiêu hóa và hấp thu protid nên cũng làm tăng nhu cầu protid.
Hậu quả:
o Thừa: Khi thừa protid cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Chế độ dinh dưỡng thừa đạm lâu
dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận, kích thích hệ thần kinh và có thể gây ra các bệnh dị
ứng khác.
o Thiếu: Không cung cấp đầy đủ protid sẽ gây ra hàng loạt các rối loạn như ngừng lớn, còi
xương, thiếu vitamin, thiếu máu, giảm miễn dịch của trẻ đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Những
trẻ này thường mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác, bệnh thường
nặng và kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ.

 Lipid:
Nguồn gốc : Lipid trong thực phẩm chủ yếu là triglycerit trung tính, là các hợp chất hữu cơ phức
tạp gồm glyxerin và các axit béo no, chưa no.
Vai trò : Lipid cung cấp năng lượng, 1g lipid cung cấp 9kcal.
-Chất béo có tác dụng bảo vệ cơ thể.
-Tham gia vào cấu tạo tế bào thần kinh, não, tim, gan, tuyến sinh dục, tham gia vào quá trình dinh
dưỡng của tế bào.
-Là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết đối với cơ thể .
-Làm cho thức ăn trở nên hấp dẫn, đa dạng.
Nhu cầu: Nhu cầu lipid phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, điều kiện thời tiết… Trẻ càng nhỏ
nhu cầu lipid càng cao để phát triển về hệ thần kinh. Do cơ thể trẻ em đang phát triển nhanh , rất
cần axit arachidonic, đó là một axit béo không no có nhiều trong mỡ động vật, nên đối với khẩu
phần ăn của trẻ lipid động vật nên chiếm khoảng 70%, lipid thực vật chiếm 30% tổng số lipid.
Hậu quả:
o Thừa: Khi khẩu phần ăn thừa chất béo lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ, gây nên
bệnh béo phì và là nguyên nhân của các bệnh tiểu đường, tim mạch, giảm tuổi thọ.
o Thiếu: Thiếu chất béo ngăn cản sự phát triển của trẻ, đặc biệt khi kết hợp với thiếu protid. Cơ
thể trẻ không hấp thu được vitamin A, D dẫn đến các bệnh còi xương, khô mắt, suy dinh
dưỡng. Khẩu phần thiếu lipid lâu dài sẽ làm cơ thể trẻ giảm sức đề kháng đối với các bệnh tật,
loạn dưỡng da, lở loét, rụng toc, bệnh eczema…
 Glucid:
Nguồn gốc: Các thức ăn thực vật là nguồn cung cấp glucid chính trong khẩu phần, còn các thực
phẩm động vật hầu như không có vai trò cung cấp glucid.
Vai trò:
- Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể người, 1g glucid cung cấp 4kcal.
- Tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô nhưng không đóng vai trò chính như
protid.
- Ăn uống đầy đủ glucid sẽ làm giảm phân huỷ protid tới mức tối thiểu.
Nhu cầu: Glucid phụ thuộc vào sự tiêu hao năng lượng, lao động thể lực càng cao thì nhu cầu lipid
càng cao và ngược lại. Theo khuyến cáo của Chương trình Giáo dục mầm non, xây khẩu phần ăn
cho trẻ với tỷ lệ năng lượng như sau:
Hậu quả:
o Thừa: Khi chế độ ăn thường xuyên dư thừa glucid, cơ thể sẽ chuyển hoá glucid thành lipid dự
trữ, gây ra béo phì.
o Thiếu: Cơ thể sẽ tăng cường phân huỷ protid để sinh năng lượng.
2- Phân biệt giá trị dinh dưỡng của Thịt và Cá? Cho 1 VD? Và Cách chọn Thịt, Cá, Trứng?
THỊT CÁ TRỨ
Giá trị DD -Thịt ĐV cung cấp cho cơ thể các axit -Cá chứa hàm lượng Protid cao - Trứng là loại thực
amin cần thiết. So với TV, thịt có độ (15-24%) giống như thịt, cá có giá trị sinh học
đồng hóa cao hơn. Thịt có thể chịu chất lượng tốt và đầy đủ các axit chứa đầy đủ các
đựng dễ dàng chế biến nóng và chế amin cần thiết ở tỉ lệ cân đối và với tỷ lệ cân đối
biến thành nhiều loại món ăn với hợp lý, dư thừa Lysin và yếu tố Trứng được dùng
những hương vị khác nhau hạn chế là Methionin trong thang hóa
-Thịt ĐV thường chứa nhiều nước (70- -Lipid chứa nhiều axit béo không Mitchell và Blo
75%). Thịt của con vật béo chứa ít no cần thiết cho sự phát triển của sánh, đánh giá
nước hơn (60%) trẻ Protid khác
-Protid chiếm 14-20% trọng lượng -Cá chưa nhiều chất khoáng và - Trứng chứa hầu h
tươi, trong thịt Protid chứa tất cả các Vitamin hơn thịt, trong gan cá có khoáng và Vitami
axit amin cần thiết. Ngoài ra thịt chứa nhiều Vitamin A,D,B12. Cá biển cho cơ thể (trừ Vit
dư thừa lượng Lysin để bổ sung rất tốt còn là nguồn cung cấp iot cho cơ - Protid của trứng
cho ngũ cốc. Yếu tố hạn chế của thịt thể riêng thì có giá t
là Methionin -Thịt cá dễ tiêu hóa nên cá là thức cá nhưng để hỗ tr
-Lipid trong thịt dao động nhiều (2- ăn tốt cho trẻ. Vì cấu trúc lỏng thì kém hơn thịt, c
30%), tùy thuộc vào thịt của từng loại lẻo nên cá dễ bị hỏng, ngoài ra dư thừa Lysin
ĐV và vị trí miếng thịt có vị tanh nên cần cho trẻ ăn - Cần ăn kết hợp t
-Glucid trong thịt gần như không có, nóng tăng khả năng
chỉ có 1 lượng nhỏ Glycogen trong - Tôm, cua, lươn có hàm lượng Protid cho cơ thể
thịt ngựa và trong gan Protid không kém thịt cá. Protid
-Trong thịt còn chứa Vitamin nhóm B, của chúng dễ tiêu hóa và hấp thu,
các Vitamin tan trong chất béo có dùng cung cấp chất đạm cho trẻ
nhiều trong các phủ tạng (thận, gan) nhỏ
-Thịt còn chứa nhiều muối khoáng
(Sắt, Kali và nhiều yếu tố vi lượng
khác)
-Thịt chim, gà, vịt có giá trị DD
(Protid cao) nên thích hợp cho trẻ
Cách chọn -Chọn
và vệ thịt tươi, không nhiễm bệnh, - Khi mua cá cần chọn cá tươi, - Cần chọn trứng
và vệ sinh chọn thịt dựa vào (màu sắc, mùi) không nên cho trẻ ăn cá không không có tiếng óc
- Trạng thái thịt: màng ngoài khô, mỡ tươi vì có chất Histamin gây dị đỏ còn nguyên kh
có mùi vị bình thường ứng cho trẻ => Soi trứng dướ
-Vết cắt: màu hồng tươi, khô - Thân cá: cứng, để trên lòng bàn có vết máu, kí
-Độ rắn, đàn hồi: lấy ngón tay ấn vào tay cá cứng không thõng xuống hay giun sáng khô
và nhấc ngón tay lên không tạo vết - Mắt cá: nhãn cầu lồi, trong suốt - Trứng đẻ ra không
lõm - Mang cá: đỏ tươi, ít nhớt không hợp vệ sinh
-Tủy: bám chặt vào thành ống xương - Vảy cá: vảy tươi, óng ánh dính nhiễm khuẩn từ m
-Nước canh đung sôi để lắng: nước chặt vào thân bên ngoài => C
canh trong, mùi vị thơm ngon, mỡ nổi - Bụng cá: bình thường trứng gà thay vì t
trên bề mặt lớn - Miệng cá: ngậm chặt trứng gà thường
- Thịt cá: cứng và đàn hồi, thịt nơi khô ráo còn tr
dính vào xương ở nơi ẩm ướt
Ví dụ - - -

3- Tính ưu việt của sữa mẹ (Những nguy cơ ảnh hưởng đe dọa đối với trẻ nếu không được nuôi bằng
sữa mẹ) và các biện pháp khắc phục và bảo vệ sữa mẹ?
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không thể có một loại sữa nào tốt hơn. Hiện nay tính ưu
việt của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ em được công nhận trên toàn thế giới, để bảo vệ sức khỏe
cho trẻ em cần phải đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ không được bú mẹ hoàn toàn có thể tăng nguy cơ tử vong khi
mắc phải một số bệnh trong những năm tháng đầu đời  như: 45% tử vong do nhiễm trùng sơ sinh, 30%
tử vong do tiêu chảy cấp, 18% tử vong do nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các thống kê cũng
cho thấy những trẻ không được bú mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu.
Những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn thường dễ mắc tiểu đường tuýp 2 hơn so với trẻ được bú sữa
mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, dị ứng, viêm phổi,
các bệnh về đường ruột… do sữa công thức không thể cung cấp những kháng thể cũng như nhiều loại
men tiêu hóa tự nhiên như sữa mẹ..
Đối với người mẹ, việc không nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú,
buồng trứng. Bởi việc cho con bú còn có khả năng giảm số chu kỳ rụng trứng lại, đảm bảo nội tiết của
mẹ sẽ ổn định khi đến tháng. Khi nội tiết được ổn định cũng góp phần giúp mẹ có hệ sinh sản khỏe
mạnh hơn
Biện pháp khắc phục và bảo vệ sữa mẹ:
 Chăm sóc nguồn sữa mẹ:
-Chú ý chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú
-Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để
nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ bà mẹ sẽ phải sử dụng
chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động; bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng.
-Bà mẹ ăn uống đầy đủ sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.
-Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc
vừng, rau xanh và quả chín.
 Cách cho con bú:
-Tư thế: Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ
đều ở tư thế thoải mái, thư giãn. Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng. Bụng trẻ áp
sát vào bụng mẹ. Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú. Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ
-Cách ngậm bắt vú đúng: Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
Miệng trẻ mở rộng. Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
4- Trình bày dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi, 4-6 tuổi (1-6 tuổi)?
Dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi
1. Đặc điểm sinh lí
- So với trẻ dưới 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng về cân nặng và chiều cao ở lứa tuổi này chậm đi,
nhưng trẻ vẫn tiếp tục lớn và tăng trưởng mạnh.
- Cơ thể biến đổi rất nhanh, nhưng chưa hoàn thiện.
- Hệ tiêu hóa có những biến đổi nhanh chóng trong giai đoạn này, trẻ mọc răng sữa nên cuối
thời kì nhà trẻ khả năng tiêu hóa tăng lên. Dinh dưỡng trẻ em ở độ tuổi này có sự mâu thuẫn
lớn : đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu cao do đòi hỏi của sự phát triển, hoạt đọng cơ thể trẻ và
khả năng tiếp thu thức ăn, khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng còn chưa hoàn chỉnh.
Mặt khác lứa tuổi này trẻ tiếp xúc nên dễ bị bệnh tật do nhiễm khuẩn làm giảm hấp thu các
chất dinh dưỡng. Đây là một giai đoạn phát triển rất quan trọng ở trẻ em nếu trẻ em không
được nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến SDD và các bệnh tật khác có liên quan.
2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
- Nǎng lượng: Cung cấp đủ năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện, sự tiêu hao nǎng lượng
của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều. Nhu cầu nǎng lượng ở lứa tuổi này là 100-
110Kcal/kg cân nặng, trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg thì nǎng lượng cung cấp là 900 - 1300 kcal.
Nǎng lượng được cung cấp đủ qua bữa ǎn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, chất đạm,
chất béo, sữa... Tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng nên là: Đạm: Béo: Đường bột =
15: 20: 65.
- Chất đạm: Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, cần ưu tiên các loại đạm động vật
có giá trị cao, đủ acid amin, giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin: thịt, sữa, trứng,
cá, tôm…. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ǎn của trẻ nên đạt từ 50 - 60%. Nên phối
hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc...) sẽ tạo được sự cân đối giúp hấp
thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm là 35-44g/ ngày. Chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm
cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu trẻ ǎn quá nhiều đạm sẽ là
gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm
gây thối rữa, độc hại.
- Chất béo: Dầu mỡ cung cấp nǎng lượng cao, làm tǎng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp
thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E. Mỗi bát bột, bát
cháo cần cho thêm 1 -2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ lợn, mỡ gà có các axit béo không no cần
thiết như: axit linoleic, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, nhất là
não bộ. Nếu trẻ đã ǎn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ǎn để trẻ ǎn
được (20-40g dầu mỡ/ ngày)
- Các chất khoáng: Có vai trò quan trọng trong sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt
động chức nǎng sinh lý của cơ thể. Can xi và photpho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ,
khoảng 500 - 600mg/ngày. Canxi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc,
trai...). Photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/
photpho = 1/1,5-1/1,8. Chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin
D, vitamin D lại có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền
vitamin D dưới dạng dự trữ dưới da sẽ chuyển thành vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ǎn
uống đủ, cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 8h sáng.
Chất sắt tham gia vào quá trình tạo máu. Mỗi ngày trẻ cần 7-8 mg/ngày thức ǎn. Nguồn sắt
tốt có trong thức ǎn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục, ở thực vật là đậu đỗ và các
loại rau có màu xanh sẫm: rau muống, rau ngót. Sắt trong thức ǎn động vật hấp thu tốt hơn
trong thức ǎn thực vật. Vitamin C trong rau giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả
hơn.
Kẽm là 1 vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến qua trình tăng trưởng và tiêu hóa. Trẻ em thiếu
kẽm thường còi cọc, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nôn trớ, rối loạn giấc
ngủ… Nhu cầu kẽm khoảng 8-10mg/ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật
như: hải sản, trai, hến, sò huyết, thịt cá…
- Vitamin: Lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A, D, C, chúng cần cho sự phát triển
xương, răng, sự tạo máu, tǎng sức đề kháng cho cơ thể. Nhu cầu Vitamin A: 400-450
mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày, Vitamin A có trong các trứng,
gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa
là nguồn cung cấp vitamin C. Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ǎn rau, quả thường
xuyên.
Dinh dưỡng trẻ em từ 4-6 tuổi
-Vai trò: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4-6 tuổi là vô cùng quan trọng và cấn thiết để trẻ phát
triển toàn diện về thể chất, chiều cao, trí thông minh và cân nặng, giúp bé luôn khỏe mạnh.
Chính vì vậy, trong nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn hằng ngày của trẻ các mẹ nên đặc biệt
quan tâm đến những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, da đạng bữa ăn cho trẻ
với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau kết hợp cùng một chế độ dinh dưỡng cho bé
thật hợp lý khoa học và phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ
-Nhu cầu dinh dưỡng:
Về chất: Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của một trẻ trong một ngày là: 1230 –
1320kcal. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày (chiếm
50-55% nhu cầu cả ngày): 615-726kcal.
Về lượng: Tùy vào từng độ tuổi mà bé sẽ có khẩu phẩn ăn khác nhau. Số bữa ăn tại cơ sở
giáo dục mầm non: tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Và trong mỗi bữa ăn của bé cần
đảm bảo có đầy đủ các nhóm thực phẩm sau: Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc, Rau xanh,
Hoa quả, Sữa, Sữa chua và phomat.
Về đặc điểm sinh lý: Ta cần tìm hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ có thể ăn, uống, hấp thụ được
các món ăn trong khẩu phần mà ta đưa ra hay không.
-Giá trị:
Trong tinh bột có chứa chất xơ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và các loại đường phức
giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong tinh bột còn chứa nhiều Vitamin,
Hoa quả và rau xanh cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin A-C, và Kali cho trẻ.
Trong các loại rau quả đều có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bé tăng cường sức đề
kháng, chống lại bệnh tật, nhất là ung thư và tim mạch.
Các loại sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, phomat, các loại hạt chứa nhiều Protein để cơ thể trẻ
phát triển, ngoài ra chúng còn chứa nhiều kẽm, sắt và Vitamin B.
5-Em hiểu thế nào là 1 khẩu phần ăn cân đối và hợp lý cho trẻ ở trường MN? Cho VD
minh họa?
Khái niệm khẩu phần: Là một suất ăn của một người trong một ngày nhằm đắp ứng các nhu
cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Sự cân đối và hợp lý của khẩu phần ăn:
Một chế độ ăn cân đối và hợp lý cần thoả mãn các yêu cầu sau:
o Cung cấp đủ năng lượng.
o Đủ các chất cần thiết.
o Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý.
-Đủ nhu cầu năng lượng cho từng cơ thể…/128
-Đầy đủ chất dinh dưỡng…/129
-Cân đối tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng…/129,130
 Cân đối về Protid…/130
 Cân đối về Lipid…/131
 Cân đối về Glucid…/131
 Cân đối về Vitamin…/131
 Cân đối về chất khoáng…/131
6-Trình bày nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và biện pháp phòng tránh thiếu máu, thiếu sắc,
còi xương và thiếu vitamin

Còi xương:
 Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. vitamin D là yếu tố giúp
tạo xương. Các nguyên nhân thiếu vitamin D:
+ Sữa mẹ và sữa động vật rất nghèo vitamin D. Trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, trẻ
không được bú mẹ hoặc bú mẹ nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do ít tiếp xúc với
ánh nắng, bà mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong tình trạng mang thai.
+ Thiếu ánh sáng mặt trời: những trẻ sinh vào mùa đông ở miền ôn đới thường không có đủ
ánh nắng mặt trời để tạo vitamin D. Còn ở nước ta thì ánh nắng mặt trời chiếu quanh năm
nhưng do điều kiện ở chật hẹp, phong tục tập quán không cho trẻ nhỏ tắm nắng, kiêng không
ra ngoài trời 3 tháng sau khi sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em.
+ Khầu phần ăn nghèo nàn, thiếu các chất giàu vitamin D như trứng, cá, mỡ, gan… thiếu các
chất canxi, tỷ lệ canxi – phospho không hợp lý. Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm – nhiều (gây ức
chế hấp thu canxi). Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng
sữa hoắc các thực phẩm có bổ sung vitamin D.
+ Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy cũng làm giảm hấp thu vitamin D và canxi.
Người có hội chứng kém hấp thu ở ruột. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan
tắc mật, suy giảm chức năng thận hoặc một số bệnh di truyền gây giảm chuyển hóa vitamin
D.

 Biểu hiện:

Những dấu hiệu về biến đổi xương có thể xuất hiện trong vòng 2 tháng sau khi sinh.
- Dấu hiệu sớm;
+ Các dấu hiệu của hệ thần kinh: trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay
giật kình do thần kinh bị kích thích.
+ Ra nhiều mồ hôi trộm về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh trẻ cũng đổ mồ hôi.
+ Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy.
+ Trẻ thường vận động yếu, chậm phát triển thể lực, cơ não, da xanh.
- Dấu hiệu muộn:
+ Các biểu hiện rối loạn ở xương có thể xuất hiện ở những xương khác nhau, tùy theo tuổi
của trẻ và mức độ năng nhẹ của bệnh.
+ Trẻ chậm mọc răng và răng mọc không cân đối.
+ Thóp rộng, lâu liền thóp. Chậm biết lẫy, bò, đi.
+ Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm dẫn đến tình trạng đầu bẹt, ấn lõm, trở lại bỉnh thưởng
khi nhấc tay ra (dấu hiệu quả bóng bàn).
+ Hình thành bướu xương sọ ở vùng tar1n, vùng đỉnh.
+ Đầu xương cổ tay to, phì đại thành “vòng cổ tay”.
+ Hình thành chuỗi hạt ở xương sườn và biến dạng lồng ngực. Lồng ngực bị biến dạng, phần
dưới xương ức thường hay bị lõm vào có hình “ngực thợ giày” hoặc nhô ra như “ngực gà”
tùy theo tư thế nằm của trẻ.
+ Các xương dài phát triển chậm và chân bị công hình chữ X hoặc chữ O. Gù vẹo cột sống.
+ Cò thể bị co giật do hạ canxi máu.
+ Hẹp khung chậu.

 Tác hại:

- Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh.
Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận
động của trẻ.
- Bệnh còi xương còn có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất
là viêm phổi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ thường cho
rằng trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “ con mình” thì không thể
còi xương được . Điều này không đúng, vì nhiều trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương.

 Phòng bệnh:

Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:


- Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày
- Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung 1000 đến 1200UI/ngày hoặc
một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc
ánh nắng mặt trời.
Với bé:
- Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu
300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm
bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
- Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15' mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
- Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu
tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của
cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh
cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ.
- Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D
cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của
Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và
phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.
- Khi có dấu hiệu thừa/ thiếu vitamin D cần đưa trẻ đi bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Thiếu máu dinh dưỡng:


 Nguyên nhân:

- Do ăn không đủ chất.
- Do nhu cầu sử dụng sắt quá cao: trẻ em tăng trường nhanh, phụ nữ có thai,…
- Do mất máu: nhiễm giun móc, ký sinh trùng.
- Do cơ thể kém hấp thu sắt do các bệnh về đường ruột.

 Biểu hiện:
- Mệt mõi, kém vận động, kém tập trung.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Da xanh, niêm nhợt.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

 Tác hại:

- Mệt mỏi kéo dài: Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến bạn mệt mỏi đến mức không thể
hoàn thành các công việc hàng ngày.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị biến chứng,
chẳng hạn như sinh non.
- Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp
tim). Khi bạn bị thiếu máu, tim bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong
máu. Điều này có thể dẫn đến suy tim.
- Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Mất nhiều máu nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính, nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

 Biện pháp phòng chống:

- Giáo dục truyền thông: cải thiện bữa ăn gia đình, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần
thiết.
- Bổ sung viên sắt: đối với phụ nữ có thai mỗi ngày uống 1 viên từ lúc bắt đầu có thai cho tới
sau khi sinh khoảng 1 tháng tuổi. Đối với những phụ nữ không có thai, hằng năm tổ chức
những đợt uống viên sắt, mỗi tuần 1 viên trong vòng 4 tháng.
- Tẩy giun móc và tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường.

Thiếu Vitamin A:
 Nguyên nhân:

- Trẻ không được bú sữa non: sữa non chứa rất nhiều vitamin A nên cần cho trẻ bú sớm trong
giờ đầu sau sinh để bổ sung vitamin A.
- Trẻ bú mẹ không đủ, hoặc bản thân bà mẹ bị thiếu vitamin A nên sữa không đủ vitamin A
cho trẻ. Chính vì vậy các bà mẹ cũng phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời uống
bổ sung vitamin A sau sinh để phòng thiếu vitamin A cho trẻ em.
- Trẻ ăn dặm không đúng cách: thiếu chất dinh dưỡng giàu vitamin A trong khẩu phần ăn,
thiếu chất béo.
- Trẻ bị bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm giun sán: làm tăng hao hụt vitamin A.

 Biểu hiện:

- Quáng gà: Trẻ có các biểu hiện sớm như thường vào lúc chập choạng tối trẻ hay bị vấp ngã,
tưởng nhầm người khác là mẹ, trẻ thường ngồi yên một chỗ không dám đi lại vì sợ ngã.
- Khô, loét giác mạc: Khi thiếu vitamin A nặng giác mạc sẽ bị khô, trên lòng trắng của mắt
xuất hiện một đám bọt màu trắng như bọt xà phòng, khi nhỏ thuốc nhỏ mắt cũng không hết,
người ta gọi đó là bệnh Bitot. Vệt Bitot lan rộng dần ra che lấp con ngươi gây loét giác mạc
dẫn đến mù lòa.

 Tác hại:

- Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ em nếu thiếu vitamin A trẻ sẽ ngừng lớn.
- Thiếu vitamin A cơ thể thường bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị các bệnh nhiễm
khuẩn thì những bệnh này thường diễn biến nặng và kéo dài.
- Thiếu vitamin A sẽ gây tổn thương ở mắt, đặc biệt là giảm thị lực làm cho mắt không nhìn
thấy được ánh sáng hoàng hôn hay người ta còn gọi là bệnh quáng gà. Nếu không bù vitamin
thì sẽ diễn biến nặng với các triệu chứng như khô, loét, nhuyễn giác mạc và dẫn đến mù lòa
vĩnh viễn.
- Chế độ ăn nghèo các thức ăn động vật, chế độ ăn quá ít chất béo.

 Biện pháp phòng chống:

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu vitamin A và beta-caroten như
rau xanh, lòng đỏ trứng, dầu mỡ, gan cá, thực hiện tô màu bát bột cho trẻ. Nên cho trẻ bú sữa
mẹ vì trong sữa mẹ có nhiều vitamin A, nếu trẻ <6 tháng không được bú sữa mẹ, cần bổ sung
vitamin A liều lượng 50 000 IU. Các bà mẹ được bổ sung một liều vitamin A 200 000 IU
ngay sau khi sinh để tăng hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ.
- Không cho trẻ ăn uống quá kiêng khem theo tập quán cũ khi trẻ bị bệnh. Tẩy giun định kì
cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
- Cho trẻ đi uống bổ sung vitamin A theo định kì của các trung tâm y tế.
7-Bằng những kiến thức đã học ở bài “Suy dinh dưỡng, Béo phì và trong chương trình DDTE”
Em hãy đánh giá tình trạng dinh dưỡng của 3,4 bé trên. Hãy cho lời khuyên dinh dưỡng hợp
lý, đề xuất các biện pháp phòng chống (nếu cần)

You might also like