You are on page 1of 16

TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM

Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

LƯỢC DỊCH CUỐN SÁCH

“DUY TRÌ CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH THIẾU MEN G6PD”

Tác giả và sáng lập website G6PDDeficiency.org

DALE BAKER

Người dịch: TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM

Tài liệu mang tính chất tham khảo

Hà Nội, 2016

1
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

GIỚI THIỆU

Hiện nay trên thế giới có khoảng 10% dân số (khoảng 600 triệu người) chịu ảnh
hưởng bởi bệnh thiếu men G6PD. Về cơ bản, thiếu men G6PD là bệnh di truyền liên quan
đến gen nằm trên NST giới tính X khiến cơ thể tạo ra lượng ít hơn enzyme Glucose-6-
phosphate Dehydrogenase (G6PD) so với bình thường. Enzyme này tham gia vào quá
trình tạo glutathione là chất chống oxy hóa quan trọng trong cơ thể. Người mắc bệnh
thiếu men G6PD có tế bào hồng cầu dễ bị tổn thương trước các tác nhân stress oxy hóa.

Khi chúng ta sử dụng một loại thuốc, thực phẩm hoặc các chất có khả năng gây
stress oxy hóa, chúng có thể gây phá vỡ tế bào hồng cầu. Lượng tế bào hồng cầu bị phá
vỡ có thể gây tắc nghẽn mạch máu ở mắt, gây nên các vấn đề về mắt. Ngoài ra bilirubin
giải phóng từ hồng cầu bị vỡ đi vào dòng máu, tích tụ ở da và não gây nên hiện tượng
vàng da. Nếu lượng bilirubin tích tụ quá cao có thể gây vấn để nghiêm trọng ở não. Khi
cơ thể bị thiếu máu tán huyết (khi lượng tế bào hồng cầu bị vỡ nhiều hơn lượng tế bào mà
cơ thể có thể thay thế), số lượng hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy sẽ bị giảm. Tùy
thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi thiếu máu tán huyết, bệnh nhân có thể cần phải nhập
viện để truyền máu.

Các tác nhân stress oxy hóa gây nên rất nhiều vấn đề khi cơ thể không đủ khả năng
chống đỡ chúng như một số dạng ung thư. Bởi vậy việc học cách để phòng tránh chúng là
điều cần thiết cho mọi người.

Mục đích của cuốn sách này là hướng dẫn những người mắc bệnh và gia đình họ
cách để duy trì một cơ thể khỏe mạnh thông qua việc sử dụng các loại thức ăn không chỉ
ăn toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng. Để biết thêm thông tin về bệnh, bạn có thể truy cập
website http://g6pddeficiency.org

Cuốn sách gồm 12 chương chính:

- Chương 1: Viatamin và chất chống oxy hóa tốt cho người bị bệnh

- Chương 2: Các công thức thay thế, danh sách các chất chống chỉ định với người
bị bệnh thiếu men G6PD và sự thay thế các chất đó bằng những chất giàu dinh dưỡng
khác trong các công thức nấu ăn

- Chương 3: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh

- Chương 4-12: Công thức nấu các món ăn sáng, rau trộn, súp, bánh mì, bữa chính,
nước sốt, đồ uống và đồ ăn vặt tốt và phù hợp với người bị bệnh thiếu men G6PD

2
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Tác giả và là người bị bệnh thiếu men G6PD

Dale R.Baker

Giới thiệu về tác giả: Dale R.Baker là người sáng lập


và duy trì hoạt động của website
G6PPDDeficiency.org. Ông đồng thời cũng là người
mắc bệnh thiếu men G6PD dạng nghiêm trọng có liên
quan đến chứng thiếu máu tán huyết mãn tính. Ông
quyết định giúp đỡ những người mắc bệnh tương tự học
cách để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn và tránh
được những biến chứng liên quan đến bệnh, thúc đẩy
sự nhận thức và hiểu biết của mọi người về căn bệnh
này. Tác giả là người yêu thích nấu ăn và đã dành
nhiều năm để nghiên cứu về các món ăn tốt cho người
bị bệnh cũng như trả lời các câu hỏi về việc ăn gì và
không được ăn gì trên forum của g6pddeficiency.org

3
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

CHƯƠNG I: CÁC VITAMIN VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓACẦN THIẾT

CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THIẾU MEN G6PD

Đầu tiên bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một số thành phần được bôi đỏ, đó là bởi
vì chúng chứa các hợp chất vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự hình thành tế bào máu
mới hoặc các chống oxy hóa được biết đến có khả năng chống lại phản ứng stress oxy
hóa.

Vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo máu

1. Các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu

Vitamin B2 (hay riboflavin)

Là chất đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, sinh sản của cơ thể và trong
quá trình tạo máu. Nó cũng giúp quá trình tạo năng lượng từ nguồn thức ăn chứa
carbohydrat. Vitamin B2 có nhiều trong ngũ cốc, thịt, cá, các loại rau lá xanh, quả hạch,
hoa quả, ...

Vitamin B6

Vitamin B6 rất cần cho quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Đó là lý do vì
sao nhu cầu hấp thụ protein càng tăng cơ thể càng cần nhiều vitamin B6. Ngoài ra vitamin
đóng vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch tạo kháng thể, giúp cơ thể duy trì hoạt động thần kinh
bình thường và là hợp chất quan trọng cho việc tạo tế bào máu, hemoglobin (huyết sắc tố,
chất tạo nên màu đỏ của tế bào hồng cầu) cho cơ thể. Nó đồng thời giúp tăng lượng oxy
vận chuyển bởi hemoglobin. Khoai tây, chuối, ức gà và thịt lợn là những nguồn cung cấp
nhiều vitamin B6 nhất.
4
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Vitamin B9 (axit folic và folate)

Folate là dạng vitamin có trong thực phẩm tươi trong khi axit folic là dạng tổng
hợp có trong các loại thuốc, thực phẩm bổ sung. Cơ thể cần folate trong quá trình tái tạo
tế bào máu đồng thời nó cũng là thành phần của hệ thần kinh. Vitamin B9 thường được sử
dụng để điều trị thiếu máu do thiếu hụt folate và vitamin B12.

Axit folic hỗ trợ việc hình thành ADN và duy trì chức năng thần kinh bình thường.
Nó cũng đóng vai trò trong sinh trưởng tế bào và phát triển phôi. Phụ nữ mang thai nên
bổ sung axit folic đầy đủ để giảm thiểu bệnh khuyết tật ống thần kinh, giúp trẻ phát triển
cột sống và não hoàn hảo.

Vitamin B9 có nhiều trong các loại thịt, rau xanh và hạt hướng dương. Tuy nhiên
folate dễ bị phân hủy khi nấu quá lửa.

Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, trong quá trình
tạo máu và duy trì hoạt động tế bào thần kinh. Đây là một loại vitamin chỉ có trong cá, thịt
gia súc, gia cầm hoặc nguồn thức ăn hàng ngày.

Vitamin C

Là một trong những vitamin quan trọng nhất trong nhóm vitamin. Nó có vai trò là
chất chống oxi hóa bảo vệ các mô, cơ quan khỏi các phản ứng oxi hóa, các gốc tự do có
khả năng gây hư hại tế bào dẫn đến phát triển bệnh ung thư và tim mạch. Vitamin C cũng
được chứng minh chống tác nhân virus hiệu quả.

Axit ascorbic là dạng tổng hợp của vitamin C và có nằm trong danh sách chất
chống chỉ định, có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn bởi nếu sử dụng ở liều lượng
quá cao axit ascorbic có thể trở thành chất gây oxi hóa. Tuy nhiên theo hiểu biết của tôi
vitamin C tự nhiên không gây nguy hiểm với người bị bệnh thiếu men G6PD.

Vitamin A, D, E và K

Là những vitamin cần thiết hỗ trợ cho nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể .

- Vitamin A: hỗ trợ sự phát triển của trẻ, tốt cho xương, da, mắt và hệ miễn dịch. Nguồn
vitamin A tự nhiên đến từ sữa, phô mai, trứng và các loại rau quả có màu vàng cam như
cà rốt, bí đỏ…

5
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cho xương và răng khỏe mạnh. Nguồn
vitamin D tốt nhất không đến từ đồ ăn mà đến từ ánh nắng mặt trời; ngoài ra lòng đỏ
trứng, dầu cá và các chế phẩm từ sữa cũng có chứa vitamin D.

Các vitamin này có nhiều trong chất béo. Sữa ít béo là một ví dụ cần phải bổ sung
vitamin D trong khi sữa nguyên kem thì không cần. Chúng tôi không khuyến khích chế
độ ăn giàu chất béo tuy nhiên khuyến khích chế độ ăn với một lượng phù hợp các vitamin
từ các nguồn thức ăn tự nhiên.

Kết luận

Việc bổ sung các thành phần giàu vitamin và dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp nhiều chất
chống oxy hóa và cũng như các hợp chất hỗ trợ cơ thể trong việc tạo tế bào máu mới.

Danh sách những thực phẩm sau là nguồn cung cấp vitamin B cũng như vitamin A, D, E
và K

Các loại hạt Protein Rau xanh và hoa quả


- Lúa mạch - Thịt bò - Trứng - Astisô - Bưởi
- Lúa mạch đen - Thịt lợn - Cá ngừ - Măng tây - Nho
- Kiều mạch - Thịt gà - Cá hồi - Bông cải - Xoài
- Yến mạch - Thịt cừu - Cá trích xanh - Cam
- Diêm mạch - Thịt vịt - Trứng cá - Bắp cải - Đu Đủ
- Lúa mì - Gan muối - Ngô - Dứa
- Hạt hướng dương - Thịt bê - Sữa chua - Hạt Tiêu - Lựu
- Hạt dẻ - Bơ làm từ - Kem chua - Khoai tây - Dưa hấu
- Hạt phỉ sữa dê - Bí ngô - Khoai lang
- Rau bina - Các loại
- Bí đao quả mọng:
việt quất,
dâu tây…

6
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

CHƯƠNG II: THAY THẾ CÁC CÔNG THỨC NẤU ĂN

Hãy linh hoạt trong việc thay thế các thành phần trong công thức nấu ăn và đừng nghĩ
rằng một lượng nhỏ các chất chống chỉ định là không vấn đề gì. Tùy thuộc vào thể trạng
mắc bệnh của từng người đôi khi một lượng nhỏ chất chống chỉ định cũng có thể gây tán
huyết.

Làm thế nào để có công thức nấu ăn an toàn?

Có rất nhiều công thức nấu ăn dễ dàng và an toàn với người bị bệnh Thiếu men G6PD
nhưng làm chúng giàu dinh dưỡng hơn cũng rất quan trọng. Điều này có thể được thực
hiện thông qua 3 cách:

- Loại bỏ các thành phần độc hại

- Thay thế bằng các thành phần tốt cho sức khỏe hơn

- Bổ sung thêm các thành phần giàu dinh dưỡng

Ví dụ có một công thức để làm bơ thực vật (margarine) sử dụng bơ, dầu dừa, dầu olive
hoặc dầu cọ thay thế. Bạn có thể loại bỏ đậu hoặc lạc (đậu phộng) trong hầu hết các công
thức nấu ăn, thay thế chúng bằng các loại rau xanh giàu chất dinh dưỡng khác.

Các thực phẩm và phụ gia chống chỉ định

Việc liệt kê danh sách các thực phẩm và phụ gia cần chống chỉ định với người bị bệnh
thiếu men G6PD là điều hết sức quan trọng đặc biệt là khi nhiều chất phụ gia có nhiều tên
gọi khác nhau hoặc được làm từ các hợp chất cần chống chỉ định. Tuy nhiên, chúng tôi
chỉ liệt kê những thực phẩm và chất phụ gia phổ biến cần chống chỉ định đang được bày
bán và sử dụng hàng ngày.

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo

Hiện nay rất nhiều sản phẩm sản xuất tại Mỹ (bao gồm nhiều loại thuốc) có chứa chất tạo
màu thực phẩm nhân tạo – là chất cần tránh với những người bị bệnh thiếu men G6PD.
Đặc biệt chất tạo thực phẩm màu xanh biển (blue) đã được biết đến là chất gây tán huyết
ở người bị bệnh. Một cách an toàn hơn là tránh tất cả những chất tạo màu nhân tạo.

Rất nhiều nhà sản xuất sử dụng chất tạo màu nhân tạo trong các sản phẩm hoa quả mà
không ghi chú trên nhãn bao bì bởi chúng chỉ được bổ sung với một lượng nhỏ, tuy nhiên
lượng nhỏ này cũng đủ để gây tán huyết ở người bị bệnh.

Thực phẩm chế biến sẵn


7
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Rất khó để liệt kê hết danh sách các thực phẩm này, đồ hộp, bánh mì, mì ống, …đều chứa
các chất độc hại. Điều quan trọng là cần đọc nhãn mác tất cả các sản phẩm để kiểm tra
xem có chứa các chất chống chỉ định hay không trước khi sử dụng trong chế biến.

Rượu vang

Có 2 vấn đề chính là chúng chứa sulfite (đặc biệt là rượu vang đỏ) và chứa cồn (alcohol).
Cả 2 hợp chất này đều gây tán huyết ở người bị bệnh.

Chất bảo quản thực phẩm (sulfites, axit ascorbic)

Qua thời gian có rất nhiều chất bảo quản như sulfite hoặc axit ascorbic được sử dụng
trong chế biến thực phẩm. Những hợp chất này chứng nhận an toàn bởi FDA (Cục quản
lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tuy nhiên chúng không hề an toàn với người bị
bệnh thiếu men G6PD vì có thể gây tán huyết.

Lựa chọn tốt nhất là nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ bởi chúng thường không chứa chất
bảo quản và luôn nhớ kiểm tra thành phần nhãn mác các loại thực phẩm trước khi mua.

Sulfite (không phải Sulfate) được sử dụng rất phổ biến và được báo cáo là gây tán huyết ở
nhiều người mắc bệnh. Nó có thể được tìm thấy trong các loại trái cây và rau sấy khô, thịt
chế biến sẵn, rượu vang, giấm và ở nhiều nơi được nó được ghi chú đầy đủ cẩn thận trên
nhãn mác sản phẩm. Sulfite không được chuyển hóa ở những người mắc bệnh thiếu men
G6PD. Tuy nhiên tránh nhầm lẫn giữa sulfite và sulfur – là chất có lợi cho sức khỏe, có
sẵn trong hành và tỏi.

Bầu đắng và mướp đắng: Là những loại cây được trồng ở Ấn Độ, Châu Phi, Trung
Quốc, khu vực Đông Nam Á và vùng Caribe. Loại cây này được sử dụng như thực phẩm
hàng ngày, trong súp, trà, cà ri và một số món khác. Chúng có thể gây tán huyết ở một số
người bị bệnh.

Menthol: Bạc hà từ cây bạc hà tự nhiên thì không gây tán huyết nhưng hợp chất tổng hợp
nhân tạo hương bạc hà (menthol) thì có và nên tránh sử dụng. Nếu trên nhãn sản phẩm ghi
menthol thì đó là dạng tổng hợp nhân tạo. Nếu trên nhãn sản phẩm ghi là tinh dầu bạc hà
thì đó là sản phẩm thu thập từ cây bạc hà và an toàn khi sử dụng.

Mayonnaise, dầu trộn salad và các loại dầu mỡ khác: Mayonnaise được làm từ dầu
đậu nành là chất không an toàn với người bị bệnh. Tuy nhiên bạn có thể tự làm
mayonnaise một cách đơn giản và an toàn tại nhà. Ngoài ra kem chua, sữa chua có thể
được thay thế mayonnaise trong các công thức nấu ăn.

8
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Các loại cây họ đậu

Là loại cây thuộc họ Leguminose, về cơ bản chúng là cây có chứa hạt nằm trong vỏ, hai
vỏ có thể tách đôi. Các loại cây họ đậu là thành phần khó có thể thay thế bởi chúng được
sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhiều người mắc bệnh thiếu men G6PD có hội
chứng “Favism” nghĩa là sẽ bị tán huyết nghiêm trọng khi ăn đậu tằm (fava beans). Với
những người mắc hội chứng này việc sử dụng các loại đậu khác cũng gặp nhiều vấn đề.

Danh sách các loại đậu và sản phẩm có chứa chúng rất rộng và mỗi vùng miền đều có
những loại đậu riêng được sử dụng như lương thực chính. Đậu tằm hay còn gọi là đậu
răng ngựa được coi là lương thực chính ở vùng Ai Cập và Iran. Ở Mỹ loại đậu được sử
dụng chính là đậu xanh, đậu phộng, đậu nành, đậu Hà lan, đậu lăng.

Khi tôi (tác giả) bắt đầu tránh sử dụng các loại đậu, tôi đã rất nhiều lần rời khỏi cửa hàng
thực phẩm mà không mua được gì bởi vì tôi không thể tìm được sản phẩm tôi cần mà
không chứa dầu đậu nành hoặc đậu phộng (cả đậu nành và đậu phộng đều được liệt kê
trong danh sách 10 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất trên thế giới và thật ngạc nhiên là
chúng được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm). Tôi dần học cách sử dụng các loại gạo,
lúa mạch và ngũ cốc để thay thế cho các loại đậu. Hỗn hợp các loại ngũ cốc là lựa chọn
thay thế rất tốt cho sức khỏe.

Bảng dưới đây liệt kê các loại đậu phổ biến và sản phẩm có chứa đậu được sử dụng trên
khắp thế giới.

Một số thực phẩm chứa đậu nành và các


Các loại đậu phổ biến
loại đậu chống chỉ định
- Đậu xanh (mung bean) - Bánh nướng
- Đậu đỏ (red bean) - Kẹo
- Đậu đen (black bean) - Thịt, cá đóng hộp
- Đậu phộng (lạc – peanut) - Khoai tây chiên
- Đậu tằm (đậu răng ngựa – fava bean) - Sữa công thức
- Đậu đũa (cowpea) - Bơ thực vật Margarine
- Đậu cô ve (snap bean) - Xúc xích
- Đậu lăng (hay còn gọi là thiết đậu - - Nước sốt đóng hộp
lentils) - Dầu trộn salad
- Đậu hà lan (pea) - Đậu hũ
- Đậu nành (đậu tương – soy) - Sữa đậu nành

9
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

CHƯƠNG III. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ MẮC BỆNH

Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đúng cách có thể là một thách
thức khó khăn nhưng điều này có thể được thực hiện nếu bạn biết cách thuyết phục trẻ.

Đầu tiên và trên hết: đừng cố gắng giải thích với trẻ rằng thực phẩm bạn cho trẻ ăn là rất
giàu dinh dưỡng. Chúng sẽ ném đi và cố phớt lờ những gì bạn giải thích. Ít ra đây là kinh
nghiệm của tôi khi nuôi dạy 3 cậu con trai.

Thứ hai: đừng để chúng nhìn thấy rau và những chất bổ dưỡng bạn cố cho vào thức ăn
của chúng. Phản ứng chống đối sẽ xảy ra và chúng sẽ không thèm đụng đến thức ăn

Thứ ba: tránh các xung đột trong bữa ăn. Đừng cố gắng ép buộc trẻ trong việc ăn uống
và thử các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đứa trẻ
phải nhìn thấy loại thức ăn mới ít nhất 3-4 lần trước khi thử chúng.

Hãy cố gắng chế biến các loại thức ăn theo nhiều cách khác nhau, trình bày thật hấp dẫn
để thu hút trẻ.

Làm mềm và trộn lẫn các loại rau hay thức ăn có lợi khác vào thức ăn ưa thích của trẻ như
bánh pizza, kem để trẻ có thể dễ dàng ăn chúng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Nếu có thể hãy cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ
sinh đều chứa lượng đường cao và tất cả đều chứa các chất chống chỉ định (đậu nành, axit
ascorbic cũng như các thành phần vitamin nhân tạo). Nhưng nếu việc nuôi con bằng sữa
mẹ là không thể, sữa dê hoặc sữa bò toàn phần có thể được sử dụng thay thế.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo quá trình chuyển sang thức ăn dạng rắn nên bắt đầu từ
6 tháng tuổi. Ngũ cốc, gạo là những thực phẩm tốt nhưng hãy cố gắng cho trẻ ăn những
thức ăn mà bạn cũng ăn càng sớm càng tốt theo như khuyến cáo của bác sĩ. Đừng lo sợ
việc tự mình chế biến thức ăn thay vì việc mua chúng ngoài cửa hàng. Nếu con bạn bắt
đầu ăn những thức ăn bạn ăn càng sớm, quá trình chuyển đổi càng dễ dàng. Hãy cố gắng
càng sớm càng tốt tìm ra món ăn ưa thích của con bạn và bổ sung một lượng nhỏ rau
xanh, hoa quả, gan vào đó nếu con bạn không chịu ăn riêng những thực phẩm này.

Viatamin và các chất bổ sung

Hầu hết các chất bổ sung đều có nguồn gốc nhân tạo nên hãy chỉ bổ sung các chất khi cần
thiết và không phải tất cả khi con bạn khỏe mạnh, ăn uống tốt.

10
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Để tổng kết lại tôi xin đưa ra những lới khuyên sau:

1. Nếu bạn không thể nuôi con bằng sữa mẹ hãy sử dụng sữa dê hoặc sữa bò toàn phần.

2. Cho con bạn ăn những gì gia đình bạn ăn càng sớm càng tốt. Nếu có thể cả gia đình đều
nên tránh sử dụng các chất chống chỉ định và ăn uống hợp lý. Cách này sẽ khiến con bạn
không cảm thấy có sự khác biệt.

3. Các chất bổ sung và vitamin chỉ sử dụng khi cần thiết và thận trọng khi sử dụng.

4. Hãy đảm bảo gia đình, bạn bè, trường học không được tùy ý cho trẻ ăn các loại thức ăn
trừ khi được sự cho phép của bạn.

5. Nói cho con bạn biết về bệnh thiếu men G6PD và tầm quan trọng của việc tránh xa các
chất cần chống chỉ định. Đừng cố gắng giữ bí mật. Mỗi người đều có vấn đề: có những trẻ
dị ứng với một số chất hoặc bị tiểu đường, ung thư hay một chứng bệnh nào đó…Có rất
nhiều thứ đáng lo lắng hơn là việc phải tránh sử dụng một số chất và ăn uống đúng cách.

11
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

CHƯƠNG IV. CÁC LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Lưu ý: Phần lớn nội dung sau của cuốn sách liệt kê công thức chế biến các món ăn dánh
cho người mắc bệnh thiếu men G6PD. Tuy nhiên đây là các món ăn phù hợp với người
phương tây với các nguyên liệu ít phổ biến ở Việt Nam nên chúng tôi xin phép chỉ lược
dịch và liệt kê tên một số lưu ý chính trong số đó.

BỮA ĂN SÁNG

Đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ
protein, chất chống oxi hóa cho cơ thể.

Tránh sử dụng các loại ngũ cốc thuộc cây họ đậu (như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu phộng,
…) và nước hoa quả có chứa màu thực phẩm nhân tạo (đặc biệt là màu xanh), sulfite, axit
ascorbic và các chất chống chỉ định khác.

Ngũ cốc là một gợi ý tốt cho bữa ăn sáng. Hỗn hợp các loại ngũ cốc cơ bản được sử dụng
thường gồm: 50% lúa mì, 10% mỗi loại ngũ cốc khác.

Một số loại ngũ cốc có lợi và tác dụng của chúng:

- Yến mạch – có lợi cho hệ tuần hoàn

- Gạo lức – giảm cholesterol

- Lúa mì – giảm nguy cơ ung thư

- Lúa mạch – giảm hen suyễn

- Hạt kê – có lợi cho hệ tiêu hóa

- Hạt diêm mạch – chữa đau nửa đầu

- Lúa mạch đen – kích thích ngon miệng

SALAD VÀ CÁC LOẠI RAU TRỘN

Rau trộn nên được thêm vào bữa ăn hàng ngà có thể là trái cây, rau củ hoặc hỗn hợp cả
hai.

Trái cây và rau củ chứa một lượng lớn các vitamin, chất chống oxi hóa đã được bôi đỏ và
liệt kê ở Chương I. Hãy chọn bất kỳ loại hoa quả nào mà bạn sẵn có ngoại trừ loại thuộc
họ đậu để thêm vào món rau trộn sẽ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

12
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Lưu ý: Tránh sử dụng các loại rau trộn bán sẵn ngoài cửa hàng vì chúng có thể chứa nước
tương làm từ đậu nành hoặc những loại dầu ăn không đảm bảo chất lượng.

Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng rau củ tự trồng để tránh các loại rau chứa chất hóa
học có hại được bán trên thị trường. Ngoài ra bạn có thể tự chế biến sốt mayonnaise theo
công thức dưới đây thay vì mua loại có sẵn (có chứa đậu nành).

Công thức tự chế biến mayonnaise tại nhà

Thành phần:

- 2 lòng trắng trứng

- ½ thìa giấm

- 1 hoặc ½ thìa mù tạt

- ½ thìa đường

- 2,5 thìa nước cốt chanh

- 1 thìa dầu olive hoặc dầu dừa nguyên chất

Cách làm

1. Sử dụng máy xay cầm tay để làm hỗn hợp mayonnaise một cách nhanh chóng, dễ dàng
nhất

2. Cho hết các thành phần trên vào 1 âu

3. Sử dụng máy xay cầm tay để đánh nhuyễn hỗn hợp

4. Trữ lạnh và sử dụng trong khoảng 5 ngày

MÓN HẦM VÀ SÚP

Súp là một món ăn tuyệt vời dành cho những người bị bệnh G6PD, đặc biệt là súp được
làm từ nước hầm xương. Tế bào hồng cầu được tạo ra từ tủy xương, do vậy việc ăn món
làm từ nước hầm xương sẽ giúp người bị bệnh khỏe mạnh hơn.

Sau đây là một vài lưu ý cho một món súp hoàn hảo:

- Bất kỳ loại thịt gia cầm,gia súc hay cá đều có thể dùng làm súp hầm xương.

- Cho thịt gia súc, thịt gia cầm hay cá cùng xương vào một nồi lớn nước đun sôi.
13
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

- Có thể bỏ thêm hành hoặc tỏi.

- Thêm cà rốt, cần tây hay bất kỳ loại rau củ mà bạn có.

- Thêm các loại gia vị như muối, tiêu, lá nguyệt quế,…

- Đun nhỏ lửa đến khi thịt và xương nhừ (khoảng 30 phút đến 1 giờ).

- Đem súp đặt vào tủ lạnh. Chất béo có thể được loại bỏ dễ dàng sau khi súp được làm
lạnh bằng cách vớt lớp dầu mỡ đông lại phía trên.

- Bảo quản lạnh có thể giữ súp trong một vài ngày.

BÁNH MÌ

Bánh mì ngũ cốc là một loại thức ăn tuyệt vời chứa vitamin, protein, chất chống oxi hóa
rất tốt cho bạn.

Như đã giải thích bột ngũ cốc rất được khuyến khích thêm vào bữa ăn để tăng cường giá
trị dinh dưỡng. Nếu gia đình bạn không thích bánh mì được làm từ 100% bột mì nguyên
chất thì bánh mì làm từ hỗn hợp các loại bột ngũ cốc có thể là một giải pháp hoàn hảo.
Kết cấu mềm và hương vị hấp dẫn của nó rất phù hợp để làm bánh mì kẹp, cuộn hay
những công thức nấu ăn nhanh chóng của bạn.

Một số mẹo vặt hữu ích cho bạn:

Nếu lượng bột quá nhiều vào khuôn làm bánh, bánh mì sẽ dễ bị bung và khô.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy bổ sung thêm men (như men bia) vào bánh. Điều
này sẽ không làm ảnh hưởng tới hương vị của bánh mà giúp bánh nở nhanh hơn.

RAU CỦ VÀ TRANG TRÍ MÓN ĂN

Nếu bạn làm món rau của bạn hấp dẫn hơn, gia đình bạn sẽ ăn chúng nhiều hơn. Hãy
làm những bữa ăn của bạn trở nên đầy màu sắc và nhiều dinh dưỡng hơn.

Danh sách các loại rau dưới đây đều có lợi cho quá trính tạo tế bào máu. Đừng quên làm
món ăn của bạn trở nên đầy màu sắc, như vậy bạn có thể có được tất cả các vitamin mà cơ
thể cần.

14
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

Atisô Tiêu xanh


Măng tây Khoai tây
Bông cải xanh Bí ngô
Cải bắp Rau bina
Ngô Bí ngòi
Nấm Khoai tây ngọt
Đậu bắp Bí đỏ

MÓN ĂN CHÍNH

Do phần lớn những người bị bệnh G6PD không thể ăn các thức ăn thuộc họ đậu nên họ
bắt buộc phải sử dụng protein từ thịt, gia cầm và hải sản.

Thịt gia súc, gia cầm và hải sản cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của
tế bào máu, đặc biệt là tủy xương và gan. Gan nên được thêm vào thực đơn đều đặn, như
món súp hoặc các món khác làm từ nước hầm xương.

ĐỒ UỐNG VÀ SINH TỐ

Thay vì nước cam buổi sáng, tại sao bạn không sử dụng sinh tố hoa quả hay rau củ? Gia
đình bạn có thể không thích ăn rau và trái cây nhưng hầu hết mọi người lại thích “uống”
chúng.

Nếu có thể, khi làm đồ uống hoa quả và rau củ, cố gắng cho nhiều thứ thay vì chỉ có nước
hoa quả. Mẹo mà tôi làm để giúp việc này trở nên dễ dàng hơn đó là cắt và rửa sạch rau
và trái cây, sau đó để vào trong túi nhựa rồi đông lạnh chúng (đây là một cách rất tuyệt để
xử lý những quả chuối đã quá chín). Sau khi đông lạnh, bạn có thể chọn những gì bạn
muốn bỏ vào máy xay sinh tố cùng với một ít đá và nước. Một vài giây sau bạn đã có một
loại đồ uống ngon tuyệt. Để tạo sự lạ mắt cho bạn bè, bạn có thể bỏ thêm vào lá bạc hà
hoặc một ít trái cây tạo màu sắc.

Dưới đây là danh sách một số loại rau và trái cây phổ biến mà bạn có thể bắt đầu thực
hiện. Những loại được bôi màu đỏ là những loại có chứa các chất dinh dưỡng tham gia
quá trình tạo máu.

Táo Cần tây Rau diếp Dứa


Chuối Nam việt quất Xoài Rau chân vịt
Củ cải Dưa chuột Cam Khoai lang
Dâu Bưởi Đu đủ Cà chua
Cải bắp Nho Lê Dưa hấu
Cà rốt Cải xoăn Hồ tiêu Khoai ngọt
15
TRUNG TÂM SÀNG LỌC SƠ SINH BIONET VIỆT NAM
Tầng 2 - Tòa nhà GP Invest – Số 170 Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 024-66-86-1304; Hotline: 01216188898/0975067766; Email: sanglocsosinh@bionet.vn

MÓN TRÁNG MIỆNG VÀ SNACK

Tráng miệng bằng hoa quả hay bánh quy yến mạch với trái cây sấy khô đều tốt và góp
phần cung cấp các chất chống oxi hóa từ khẩu phần ăn. Đây là một cách tốt hơn nhiều để
thỏa mãn sở thích ăn ngọt thay vì dùng kẹo.

Như một nguyên tắc chung, người bị bệnh G6PD nên tránh ăn đường tinh luyện nhưng
không nhất thiết là phải tránh toàn bộ. Các công thức nấu ăn có thể sử dụng đường không
tinh luyện, mật mía hay một số các loại làm ngọt tự nhiên khác. Nên tránh sử dụng các
chất làm ngọt nhân tạo.

Bạn nên lưu ý đến thành phần màu thực phẩm nhân tạo được in trên hộp trái cây hoặc các
sản phẩm từ trái cây. Tốt nhất nên sử dụng các loại trái cây trồng theo phương pháp hữu
cơ.

16

You might also like