You are on page 1of 2

Việc ăn uống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh thừa đạm ?

- Đạm hay còn được gọi là protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa...
là một thành phần quan trọng góp phần cho cơ thể phát triển toàn
diện, trong quá trình tập thể hình thì protein sẽ đóng vai trò mấu chốt
cho các cơ của bạn. Nhưng không vì thế mà cứ ăn nhiều đạm thì cơ
thể sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bạn lạm dụng quá nhiều chất đạm
sẽ khiến cơ thể dư thừa protein dẫn đến béo phì hay các bệnh khác
có liên quan
- Chất đạm được chia thành hai loại là đạm động vật và đạm thực vật.
Thực phẩm giàu đạm động vật gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua,...Còn
các loại họ đậu như đậu xanh, đậu phộng, gạo, nấm, rau...sẽ cung
cấp đạm thực vật
- Cơ thể cần cung cấp đủ đạm nhưng bao nhiêu thì gọi là đủ? Câu trả
lời là nhu cầu đạm của cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và
tình trạng sinh lý. Cụ thể, trẻ em đang tăng trưởng mỗi ngày cần 2g
đạm cho 1kg thể trọng, người trưởng thành cần 0,8-1,2g/kg/ngày.
Phụ thuộc nữ mang thai đang cho con bú sẽ có nhu cầu đạm cao
hơn lúc bình thường, cụ thể cần từ 10g-15g/kg/ngày
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cả đạm động
vật và thực vật mỗi ngày với tỉ lệ 1:1 ở người lớn, 2:1 ở trẻ em. Việc
sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu đạm trong
chế độ ăn sẽ rất có lợi cho sự cung cấp đầy đủ các acid amin cho cơ
thể
- Lưu ý: Gam đạm không phải là gam thịt, cá và một số loại thực phẩm
giàu đạm thì không chỉ chứa chất đạm. Ví dụ như trong 100g thịt heo
nạc chỉ chứa 18g đạm, 7g béo, hay 100g đậu xanh chỉ chứa 20g đạm
và 51g bột đường. Như vậy, dù là ăn thịt nạc nhưng bạn cũngđã đưa
thêm vào cơ thể một lượng mỡ động vật và cholesterol có thể gây
nặng nề thêm tình trạng rối loạn mỡ máu sẵn có
- Ngành dinh dưỡng ngày nay khuyến cáo tăng cường sử dụng các
loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và
tăng cường các chất chống oxi hóa, giúp giảm các bệnh mãn tính
Cách để ăn ít Protein hơn
- Giảm dần lượng protein nạp vào: Bạn có thể giảm lượng protein
bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ trong cách chuẩn bị thức
ăn. Chẳng hạn như khi làm bánh mì kẹp gà thì thay vì dùng một
lượng lớn thịt gà thì hãy chỉ dùng một lát mỏng. Thêm nhiều rau, cà
chua, salad để cân bằng lượng thịt thiếu hụt và nhờ đó bạn vẫn được
ăn ngon và đủ no
- Giảm lượng protein giá trị cao:
+ Cân nhắc việc ăn chay bởi so với nguồn động vật, nhiều nguồn
protein thực vật có hàm lượng protein thấp hơn rất nhiều
+ Luôn tìm cách thay thế calo từ thịt bởi thực phẩm khác như ăn
nhiều rau và ngũ cốc hơn để bù lại lượng thịt bị cắt giảm. Dùng rau
và ngũ cốc nguyên hạt để làm no và nhớ dùng chất béo có lợi cho
sức khỏe mà không dùng protein (như dầu dừa, bơ...)
- Nếu cần hãy thêm thành phần tăng cường calo vào chế độ ăn: Nếu
giảm lượng protein thì bạn sẽ gặp rủi ro trong việc thiếu calo
+ Mật ong, mứt và những thực phẩm tạo ngọt khác để thêm vào
+ Tránh thêm quá nhiều carbonhydrate vào bữa ăn để tăng cường
calo
- Chế độ ăn cân bằng và duy trì việc uống nước: Khi cơ thể đủ nước
thì sẽ hạn chế được đồ ăn vặt

You might also like