You are on page 1of 5

So sánh nguyên liệu thịt gia súc, gia cầm với nguyên

liệu thủ sản.

Giống nhau: Cả thịt và cá đều là nguồn protein chính và quan trọng cho cơ thể,
đồng thời cung cấp lượng chất béo động vật đáng kể.
- Đây là phần thực sự quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh và cân
bằng cho tất cả mọi người, vì những thực phẩm này đều là nguồn cung cấp
protein vô cùng dồi dào. Đồng thời, chúng cũng chứa rất nhiều vitamin và
khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Đối với cá, đặc biệt là cá béo, cũng rất tốt đối với sức khỏe tim mạch vì
chúng cung cấp một nguồn axit béo omega-3 vô cùng bổ dưỡng. Bạn nên ăn
cá ít nhất một lần trong tuần để có thể làm giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ
hoặc đau tim – hai yếu tố gây tử vong trên thế giới.
- Những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến (trên 90g mỗi
ngày), nên hạn chế ăn và giảm lượng tiêu thụ trung bình xuống không quá
70g mỗi ngày.
- Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng cung cấp rất nhiều chất dinh
dưỡng thiết yếu như sau:
- Protein: giúp tăng trưởng và duy trì cơ bắp bình thường, đồng thời cải thiện
sức khỏe xương.
- Sắt: thường có nhiều trong các loại thịt đỏ, góp phần vào sự hình thành của
các tế bào hồng cầu và giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
- Kẽm: cũng có nhiều trong các loại thịt, giúp duy trì sức khỏe làn da, tóc,
móng tay, thị lực và giúp hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
- Vitamin B12: có nhiều trong thịt và cá. Nó có vai trò quan trọng trong việc
duy trì các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh và giúp ổn định các chức năng
thần kinh khác.
- Vitamin D: có nhiều trong cá nhiều dầu; đảm bảo cho răng, xương và cơ
khỏe mạnh.
- Axit béo omega-3: cũng được tìm thấy trong cá nhiều dầu, giúp duy trì một
trái tim bình thường và khỏe mạnh.
Khác nhau:
- Nguyên liệu thủy sản:
+ Cá và động vật có vỏ đều là những nguồn thực phẩm cung cấp nhiều
vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, các loại cá có
dầu được xem là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên vô cùng dồi dào,
và cũng rất giàu axit béo omega-3 chuỗi dài, có thể giúp ngăn ngừa bệnh
tim.
Để có những lựa chọn lành mạnh hơn đối với cá, bạn nên thử các loại cá
nướng, hấp hoặc luộc hơn là ăn cá chiên. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý
đến những sản phẩm cá ở dạng bột, bánh ngọt hoặc ruột bánh mì vì chúng có
thể chứa nhiều chất béo và muối.
Chúng ta nên ăn ít nhất hai phần (tương đương 2x140g trọng lượng đã nấu
chín) cá vào mỗi tuần, trong đó bao gồm một phần cá dầu. Tuy vậy, các
chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị về lượng tiêu thụ tối đa với cá nhiều
dầu, một số loại cá trắng và cua, bởi chúng có thể chứa một hàm lượng chất
ô nhiễm có khả năng tích tụ trong cơ thể sau khi ăn.
Dưới đây là một số khuyến nghị tiêu thụ cá đối với mỗi đối tượng khác
nhau, bao gồm:
 Các loại cá có dầu: chúng ta không nên tiêu thụ quá 4 phần cá có dầu mỗi
tuần, đặc biệt là đối với phụ nữ có ý định mang thai, phụ nữ đang mang thai
hoặc đang cho con bú không nên ăn quá hai phần cá có dầu mỗi tuần.
 Cá kiếm: đối với nhóm dân số trưởng thành nói chung (bao gồm cả phụ nữ
đang cho con bú) không nên ăn quá một phần cá kiếm mỗi tuần. Đối với trẻ
em (dưới 16 tuổi) và phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang mang thai không
nên ăn cá kiếm vì nó chứa nhiều thủy ngân hơn các loại cá khác.
 Cá trắng (gồm cá mập và cá cờ xanh): đối với dân số trưởng thành nói
chung (bao gồm cả phụ nữ đang cho con bú), không nên tiêu thụ quá một
phần mỗi tuần. Bên cạnh đó, trẻ em (dưới 16 tuổi) và phụ nữ có ý định mang
thai hoặc đang mang thai cũng không nên tiêu thụ cá cờ xanh vì nó có chứa
nhiều thủy ngân hơn các loại cá khác.
 Cá trắng (gồm cá tráp biển, cá vược, cá bơn, và cá nhám góc): đối
với dân số nói chung (gồm những người thường xuyên ăn cá), nên
giảm tần suất ăn những loại cá trắng này.

 Động vật có vỏ (thịt cua nâu): đối với dân số nói chung, không nên
ăn quá thường xuyên loại thực phẩm này.
 Cá ngừ đóng hộp: Phụ nữ có ý định mang thai và phụ nữ đang
mang thai không nên ăn quá 4 hộp cá ngừ một tuần.

=>> Cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết, đó là nguồn
protein quý, có đủ các các axit amin cần thiết. Mỡ cá có nhiều vitamin
A, D và axit béo không no (đây là những axit béo không gây hại và cần
thiết cho cơ thể). Cá, nhất là cá biển, có nhiều chất khoáng quan trọng
như canxi, photpho, clo, natri và các yếu tố vi lượng (đồng, coban, kẽm,
i-ốt…). Lượng i-ốt ở một số loại cá biển rất cao

- Nguyên liệu gia súc, gia cầm:


+ Thịt gia cầm và thịt gia súc là một phần quan trọng của chế độ ăn uống
lành mạnh và cân bằng vì nó là nguồn cung cấp protein, vitamin cũng như
khoáng chất dồi dào, bao gồm cả sắt và kẽm.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Anh đã khuyến cáo những người ăn nhiều hơn 90g (trọng
lượng đã nấu chín) thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày nên giảm xuống còn
70g. Điều này là do tiêu thụ quá nhiều hai loại thịt trên có thể làm tăng nguy
cơ mắc ung thư ruột (đại trực tràng).
Thuật ngữ “thịt đỏ” thường được dùng để chỉ các loại thịt, bao gồm thịt
bò, thịt cừu và thịt lợn. Đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt vô
cùng dồi dào. Đối với thuật ngữ “thịt đã qua chế biến” nhằm mô tả
những loại thịt đã được hun khói, qua xử lý, ướp muối hoặc thêm chất
bảo quản, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, hoặc
pate.
Thực tế, có một số loại thịt có chứa nhiều nhiều chất béo, đặc biệt là chất
béo bão hòa. Việc tiêu thụ quá mức loại chất béo này trong chế độ ăn uống
có thể làm tăng mức cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh
tim.
Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn có thể cắt giảm được lượng chất
béo bão hòa và có những lựa chọn lành mạnh hơn khi muốn ăn thịt. Cụ thể
là:
 Khi mua thịt: Bạn nên chọn những miếng thịt nạc, hoặc thịt băm nhỏ. Nếu
chọn gà tây, bạn hãy chọn phần không có da. Bên cạnh đó, nếu bạn mua các
loại thịt được đóng gói sẵn, bạn nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và chọn loại có
ít chất béo bão hòa hơn. Cố gắng hạn chế các sản phẩm thịt có trong bánh
ngọt, bột hoặc ruột bánh mì vì chúng có thể chứa nhiều chất béo và muối.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn nhiều các loại thịt đã qua chế biến, chẳng
hạn như xúc xích, bánh mì kẹp, hoặc pate, vì chúng cũng có chứa rất nhiều
muối và các chất béo không lành mạnh với sức khỏe.
 Khi chuẩn bị thịt: Trước khi chế biến các món từ thịt, bạn có thể làm giảm
chất béo bão hòa từ thịt thông qua các bước sau:
Bước 1: Cắt bỏ phần mỡ thừa của thịt
Bước 2: Bỏ lớp da đối với thịt từ gia cầm
Bước 3: Nếu ướp thịt, hãy sử dụng các loại dầu không bão hòa, chẳng hạn
như dầu thực vật hoặc hạt cải dầu, hay các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
 Khi chế biến thịt: Bạn nên cố gắng nướng hoặc luộc thay vì chiên thịt. Nếu
rang thịt, bạn có thể đặt thịt trên giá kim loại để mỡ chảy ra. Ngoài ra, bạn
cũng nên giảm thiểu việc sử dụng các loại chất béo như bơ hoặc dầu khi chế
biến thịt, đồng thời, sử dụng chảo chống dính. Bạn có thể tiêu thụ ít thịt hơn
và bổ sung thêm nhiều rau, đậu và các thực phẩm giàu tinh bột vào bữa ăn
của bạn, ví dụ như món cà ri hoặc món hầm.

=>> Thịt cung cấp cho cơ thể các axit amin, axit béo cần thiết giúp cho sự
phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, thịt còn có các chất khoáng,
vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm, đồng, coban,
selen… Thịt là nguồn vitamin nhóm B rất tốt (B1, B6, PP, B12…). Tuy nhiên,
thịt còn có mỡ, nhiều axit béo no và cholesterol, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng các
nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.

You might also like