You are on page 1of 11

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN (TUẦN 1-2)


BÀI 1: BÉ MAI ĐÃ LỚN (TIẾT 1-4, SHS CTST, tr.10 – 12)
BÀI DẠY GỒM 2 PHẦN:
 Phần 1 (3 tiết): bao gồm đọc tích hợp với học từ ngữ chỉ hành động và từ chỉ sự vật.
 Phần 2 (1 tiết): tập viết hoa chữ A và chữ M & N (nhóm chữ có cùng nét) thay cho
chỉ tập viết mỗi chữ A theo SGK
MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Qua trải nghiệm sự việc, tình huống quen thuộc, HS xem xét, phán đoán và hình thành
ra hàm nghĩa (= khái niệm/ý niệm) của “lớn rồi” trong tiêu đề “Bé Mai lớn rồi!”
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được
lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc
3. Rèn kĩ năng tìm kiếm các thông tin chi tiết khi đọc để làm sáng tỏ ý niệm “lớn rồi”
4. Diển đạt kết nối các chi tiết đã tìm (kể) được các việc mà Mai và bản thân đã làm ở
nhà hoặc ở trường.để tỏ ra mình đã lớn rồi.
5. Thông qua ngữ cảnh bài đọc với Mai được viết hoa chữa M, HS hình dung ra mục đích
sử dụng của chữ viết hoa trong thực tế
6. Luyện viết đúng dạng, đúng quy trình kiểu chữ hoa A , M, N, 3 chữ có cùng nhóm nét,
và cụm từ, câu ứng dụng chứa A, M, N
7. Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và tạo câu với một
số từ ngữ ấy.
8. Thông qua HĐ thực hiện 7 mục tiêu trên, trau dồi cho HS:
 kĩ năng tư duy: quan sát, phân tích phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề
 kĩ năng chọn lọc, xử lí thông tin theo yêu cầu/mục đích đọc,
 kĩ năng diễn dạt ý tưởng bằng cách két nối, vận dụng thông tin đã đọc để giải
quyết vấn đề, để liên hệ thực tế cuộc sống, ứng xử của bản thân trong tiến trình
phát triển (lớn lên).
ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
 Sơ đồ
 Hình ảnh
 Phiếu Hoạt động
PHẦN 1 (3 TIẾT): ĐỌC TÍCH HỢP VỚI HỌC TỪ NGỮ CHỈ HÀNH ĐỘNG VÀ
TỪ CHỈ SỰ VẬT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: khai thác kinh nghiệm, quan sát, nhận diện, phân
tích, phát biểu hình thành concept (khái niệm, ý niệm): “Lớn rồi!”
Hình vật nhỏ- chuyển lớn (HS đồng thanh nói to)
Còn các hình này HS quan sát, chi nhận, diễn tả điều quan sát được & nhận xét
Bé lớn rồi! Cho hs biêt kiến thức này (bé 0-12 tuổi!)
 Hình ảnh Đứa bé nhỏ- chuyển thành lớn → Lớn về thể chất
 Hình ảnh Mẹ mang giày cho đứa bé → Bé tự mang giày → Lớn về ý thức bản
thân
 Hình ảnh mẹ quét nhà → Bé quét nhà → Lớn về quan hệ XH, quan tâm người
khác.
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ NỘI DUNG ĐỌC- TRAU DỒI KĨ NĂNG ĐỌC
GV kết nối vào bài Bé Mai lớn rồi & đọc bài HS nghe
- HS Đọc cá nhân (gạch chân từ mình chưa nhận ra được để đọc; giới hạn cho mỗi HS tố
đa là 5 từ)
- GV giúp đỡ luyện theo hướng phân hóa (tập trung số HS khó khăn, HS khá thì đọc trôi
chảy thậm chí diễn ...)
- Đọc theo nhóm, cho HS sử dụng mẫu sơ đồ đi tìm chi tiết chứng minh việc Lớn rồi”
của bạn Mai. (nhận xét/khen ngợi của bố mẹ bạn Mai “Bé mai lớn rồi”)

...lớn rồi
(hình bé
gái)

HỌAT ĐỘNG: TÍCH HỢP HỌC TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT & HÀNH ĐỘNG
Chi tiết trong bài đọc Từ nào chỉ hành Từ nào chỉ sự vật ( = đồ vật,
Những việc Bé mai làm lúc đầu (thử động của bé Mai? người, con vật, cây cối, địa
cách để làm người lớn): điểm...) sau hành động ấy?
 Đi giày của mẹ
 Buộc tóc theo kiểu của cô
 Đeo túi xách và đồng hồ
Những việc làm của Mai về sau
(được bố mẹ khen):
 Quét nhà
 Nhặt rau
 Dọn bát đũa, xếp ngay ngắn
trên bàn
(Làm thành HĐ tương tác hoặc bài tập tương tác online, từ chỉ hành động màu xanh
dương, từ chỉ sự vật màu cam hoặc hồng)
- Tìm xong, HS trình bày lại những chi tiết mà theo em là chứng tỏ “bé Mai đã lớn rồi”?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG MỞ RỘNG TÍCH HỢP GIỮA ĐỌC VÀ HỌC TỪ
NGỮ
(1) Cho HS 1 giỏ từ (visualize) trong đó có từ chỉ sự vật và các từ loại khác, HS sẽ
chọn ra được từ sự chỉ vật thì reo “a đây rồi”, đọc lên và để vào một bên, còn các từ
không phải sự vật thì để một bên. (Nhóm 4 với mỗi giỏ từ)
(2) Chọn 1 trong 2 việc sau đây cho HS thực hiện thảo luận và phát biểu
- Cho HS phát biểu khi nào một bé (bé từ 0-12 tuổi ) được người khác/người lớn nhìn
nhận là lớn rồi?
- Theo con, mình sẽ làm gì, như thế nào để chứng tỏ rằng “mình đã lớn rồi?
Hướng dẫn thực hiện:
- HS ghi tiêu đề cho sản phẩm này: Bé ...(tên HS) lớn rồi nha!
- HS chọn lựa 1 số hình dưới đây cắt ra rồi dán (offline), sắp xếp thành ba chuỗi nhóm
(online kèm mặt cười càng tốt) theo thứ tự ý thích của mình, hình hành động nào thích
nhất trong chuỗi-nhóm thì đưa lên trước.
- Các em xếp thành ba chuỗi như , sau đó tô màu (online hoặc thủ công), ghi dưới mỗi
hình một cụm từ diễn tả hành động đó. Nhắc HS cho từ chỉ hành động màu xanh (online)
hoặc gạch dưới 1 gạch (offline); từ chỉ sự vật màu xanh (online) hoặc gạch dưới 1 gạch
(offline).
- Sau đó, cho HS trao đổi đặt tên (ý nghĩa khái quát) cho mỗi chuỗi/ nhóm/loại:
 Chuỗi nhóm 1: Tự phục vụ
 Chuỗi nhóm 1: Học tập
 Chuỗi nhóm 1: Lam việc nhà
- Khuyến khích HS viết 1-2 câu diễn tả cảm xúc của mình nếu như mình được ai trong
nhà khen là “Bé.... lớn rồi nha! Giỏi lắm! Mẹ?Ba tự hào vì con lắm...
PHẦN 2 (1 TIẾT): TẬP VIẾT HOA CHỮ A VÀ CHỮ M & N THAY CHO VIỆC
CHỈ TẬP VIẾT MỖI CHỮ A THEO SGK
Căn cứ thực hiện:
- 3 chữ A, M, N là NHÓM CHỮ CÓ CÙNG NÉT

- Tiêu đề bài đọc chứa tên Mai với chữ M viế hoa
- HS có thể vận dụng nhận biết về dạng nét, quy trình chung của 3 chữ này vào thực tế:
viết 3 như thực tế chỉ có 1 dạng nét+ 1 quy trình- tiết kiệm thời gian, gia tăng thách thức
rèn luyện tư duy vận dụng cho HS.
KHỞI ĐỘNG:
- Bắt đầu bằng từ “Mai” (chữ hoa theo font chữ tiểu học) trong tiêu đề “Bé Mai lớn rồi!”,
so sánh với mai trong “hoa mai” – hình hoa mai.HS chỉ ra chữ M & m- hình thành khái
niệm chữ hoa (so sánh với tên gọi chữ thường).
- Trình chiếu bảng chữ cái hoa cho HS xem.
- Đồng thời cho HS nhận ra ý nghĩa dùng chữ hoa trong ngữ cảnh bằng cách hỏi Tại sao
Mai trong bé Mai, chữ ghi âm mờ được viết hoa còn chữ ghi âm mờ trong hoa mai thì
khg.
- Thể hiện nét và quy trình chữ M, cho HS xem chữ M được viết theo quy trình dạng nét
giống với A – từ đây giới thiệu mục đích bài học là HS luyện viết chữ hoa M,N và A
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC VIẾT CHỮ A, M, N VÀ LUYỆN TẬP VIẾT
- Trình diễn (kết hợp thao tác với lời nói) cấu tạo nét & quy trình viết chữ A trước, cho
vừa nhắc quy trình & vừa viết trên không chữ A. → viết vào bảng con
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT CHỮ A HOA
https://www.youtube.com/watch?v=c2DV_gPRW5I
- Trình diễn (kết hợp thao tác với lời nói) cấu tạo nét & quy trình viết chữ A trước, cho
vừa nhắc quy trình & vừa viết trên không chữ A,. → viết vào bảng con, cho biết viết
chữ M có giống với chữ A kg, như thế nào.
Hướng dẫn viết chữ M hoa
https://www.youtube.com/watch?v=xS99xIMgm_k
- Trình diễn (kết hợp thao tác với lời nói) cấu tạo nét & quy trình viết chữ N, vừa nhắc
quy trình & vừa viết trên không chữ N → viết vào bảng con, cho biết viết chữ M có
giống với chữ A kg, như thế nào.
Hướng dẫn viết chữ N hoa
https://www.youtube.com/watch?v=ja-wYfvgMi4
(Lưu ý: hình ảnh + từ thể hiện trên slide, còn lời giảng để ở phần Note)
- Cho HS làm việc nhóm, trao đổi nhắc lại cấu tạo nét & quy trình viết chữ M. N và A.
Sau đó, cho vài HS thể hiện trên bảng, trước lớp (vửa nói vừa viết).
- HS luyện viết vào bảng con
- HS viết 1 hàng trong vở tập viết ở các bài A, M, N .
Cần tạo cảm giác HS tin tưởng có thể viết cả ba chữ vì cùng nét, cùng quy trình, khích lệ
các em “Tôi làm được!” và đặc biệt chủ động sắp xếp thời gian thêm cho HS luyện viết.
VẬN DỤNG MỞ RỘNG:
DANH SÁCH HS VỚI MẪU CHỮ DANH SÁCH HS VỚI MẪU CHỮ HOA
THƯỜNG – (hiện ra xong, dùng gạch (chuyển danh sách chữ thường thành chữ
chéo đè lên danh sách này- KHÔNG hoa- láp lánh đẹp)
ĐÚNG)

Có thể kết hợp HĐ offline, cho HS bắt chước viết tên mình dưới dạng chữ hoa, hay cắt
tên mình ra từ danh sách trên.
HS luyện viết tiếp trong trang chữ A tại lớp.
Sắp xếp cho HS thêm thời gian (bằng cách trích thời gian ở các tiết sau) luyện viết chữ
M, N ở vài tiết học sau đó.

You might also like