You are on page 1of 8

1

Mẫu 3
UBND QUẬN BÌNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON 25A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Thạnh, ngày tháng 3 năm 2024

TÓM TẮT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP


ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CẤP QUẬN
ĐỐI VỚI CÁC CÁ NHÂN THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC QUẬN BÌNH THẠNH NĂM HỌC 2023-2024

Họ và tên,
Tên sáng Số quyết
Chức vụ,
Stt kiến, định Tóm tắt sáng kiến, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng
đơn vị công
giải pháp công nhận
tác
1. Hình thành Nguyễn Thị Số /QĐ- 1/ Nội dung của sáng kiến, giải pháp:
kỹ năng Minh Huyền, MN25A - Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục rèn kỹ năng vận động tinh cho trẻ phù hợp với
vận động Giáo viên, ngày độ tuổi, tâm sinh lý qua việc thiết kế nhiều hoạt động Tạo hình đáp ứng nhu cầu của trẻ.
tinh cho trẻ Trường Mầm - Chú trọng trong sưu tầm lựa chọn nguyên vật liệu mở có sự đa dạng về chất liệu,
19-24 non 25A phong phú về màu sắc và lên kế hoạch sử dụng vào các kỹ năng, các hoạt động hợp lý
tháng nhằm kích thích trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động.
thông qua - Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động rèn kỹ năng vận động tinh qua hoạt động Tạo
hoạt động hình như:
tạo hình. + Tổ chức hình thành kỹ năng vận động tinh cho trẻ qua các hoạt động tạo hình phong
phú, đa dạng mới lạ trong giờ học:
 Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: vẽ và tô màu tranh, kỹ năng luồn
dây, nặn lăn dài tạo con giun, in ngón tay bằng màu nước để làm nhuỵ hoa, cây nấm… .
 Rèn kỹ năng phối hợp tay và mắt qua hoạt động: đính hạt bắp, chấm đốm màu cho cánh
cam, …
+ Phát huy khả năng vận động tinh cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình trong giờ chơi:
tổ chức các trò chơi trong khu vực chơi Tạo hình trong lớp như: Tô màu, xâu vòng, vò
giấy, nặn, chơi in ngón tay với màu nước…. trong giờ vui chơi hằng ngày tại lớp.
- Phối hợp cùng phụ huynh rèn thêm cho trẻ tại nhà các hoạt động giáo dục kỹ năng vận
động tinh qua Tạo hình cũng như việc phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu mở, đồ dùng thông
2
qua bảng tin của lớp, qua trao đổi hằng ngày nhằm giúp ba mẹ vừa học vừa chơi cùng con
qua đó giúp trẻ rèn các kỹ năng khéo léo tạo sự gắn kết gia đình cũng như mối liên hệ giữa
gia đình với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
2/ Hiệu quả mang lại:
a/ Đối với giáo viên:
- Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng vận động tinh cho trẻ
thông qua hoạt động tạo hình một cách phù hợp và cụ thể. Nội dung, phương tiện dạy học
phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ và phù hợp điều kiện thực tế của nhà
trường.
- Giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động tạo hình đa dạng về hình thức và nội dung giúp
trẻ phát triển vận động tinh và hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình.
- Giáo viên tìm hiểu sáng tạo và học hỏi nhiều hơn về các hoạt động phát triển vận động
tinh cho trẻ nhà trẻ để lồng ghép vào trong giờ hoạt động tạo hình.
- Giáo viên sẽ nắm được khả năng phát triển vận động tinh của từng trẻ để lựa chọn hoạt
động phù hợp với cá nhân trẻ.
- Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục, thu hút được sự quan tâm của
cha mẹ trẻ vào việc hiểu và phối hợp cùng giáo viên trong việc rèn kỹ năng vận động tinh
cho trẻ thông qua các hoạt động Tạo hình.
b/ Đối với trẻ:
- 80% trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia tích cực trong giờ học tạo hình nhằm rèn kỹ năng
hoạt động tinh.
- 100% trẻ được tham gia đa dạng các hoạt động rèn kỹ năng vận động tinh trong khu vực
chơi Tạo hình Nhà trẻ, trẻ vừa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi vừa giúp trẻ phát triển các
kỹ năng vận động tinh.
c/ Đối với phụ huynh:
- Cha mẹ trẻ hỗ trợ một số nguyên vật liệu như: tăm bông, giấy A4, giấy màu các loại, bìa
catoon, foam, ống hút, nắp chai, hạt bắp khô….
3/ Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn quận Bình Thạnh
2. Giải pháp Lê Thu Thủy, Số /QĐ- 1/ Nội dung của sáng kiến, giải pháp:
giúp trẻ 4-5 Giáo viên, MN25A ngày Tiếp nhận trẻ khuyết tật học hòa nhập tại lớp và đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ
tuổi chậm Trường Mầm thông qua hồ sơ tiếp nhận có chứng nhận của cơ sở y tế về mức độ, loại tật của trẻ để có thể
phát triển non 25A có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Sau đó, căn cứ vào việc đánh giá mức độ, khả năng học tập
trí tuệ phát của trẻ thông qua bộ công cụ đánh giá để biết chính xác độ tuổi trí tuệ của trẻ. Từ đó mới
triển tốt có kế hoạch chăm sóc, giáo dục cụ thể phù hợp với trẻ.
3
hơn trong Học hỏi và tìm hiểu thêm các phương pháp, hình thức, bài tập, trò chơi từ sách báo,
môi trường các trang mạng chính thống để lập kế hoạch dạy học phù hợp với khả năng của trẻ theo
giáo dục từng giai đoạn như:
hoà nhập + Thực hiện bài tập đánh giá khả năng học tập của trẻ khuyết tật là các đồ dùng học cụ đi
tại trường kèm phù hợp để khảo sát trẻ còn một số hồ sơ như: Hồ sơ can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật,
mầm non Sổ theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật học hòa nhập tại lớp, Phiếu điều tra dành cho trẻ
khuyết tật, Mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân
+ Kế họach giáo dục cá nhân có sự điều chỉnh mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn. Kế
họach giáo dục và các biện pháp thực hiện cụ thể để giúp trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra và
có sự trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ.
+ Tổ chức thực hiện tiết giáo dục cá nhân và kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, sử dụng và tự làm thiết bị đồ dùng đồ chơi phù hợp để tổ
chức môi trường giáo dục tốt cho trẻ chậm phát triển trong lớp.
 Khuyến khích, động viên trẻ tham gia chơi cùng các bạn thực hiện theo lộ trình: đầu
tiên cô sẽ lựa những bạn nhanh nhẹn, giỏi giao tiếp để ngồi bắt chuyện và làm quen với bé,
để bé dần quen với việc được ngồi chơi gần bạn, được nghe bạn hỏi và trả lời được các câu
hỏi đơn giản của bạn. Tiếp theo trong các giờ hoạt động vui chơi cô sẽ hỏi và gợi ý cho bé
để xem con thích chơi góc nào, tuy bé không nói được nhưng bé có thể chỉ vào góc mà bé
thích, vào bạn mà bé thích chơi chung. Từ đó sẽ giúp bé dần tiến bộ hơn trong việc giao
tiếp với các bạn, bé sẽ không cảm thấy bị lạc lõng trong lớp.
 Đề xuất thêm thời gian cho trẻ có thể tham gia phòng học chức năng dành riêng cho trẻ
có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh đó trong những giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động phòng
thư viện, âm nhạc, hoạt động ngoài trời... thì giáo viên tận dụng để giáo dục cá nhân cho trẻ
dưới nhiều hình thức linh động.
 Chia sẻ với phụ huynh về tầm quan trọng trong việc dành thời gian chơi và học cùng
con, việc này sẽ giúp con tiến bộ lên từng ngày, không chỉ quan trọng việc con phát triển
nhiều hay ít mà là sự cố gắng từng ngày để con có thể hòa nhập được với các bạn, với
trường học và xã hội sau này.
2/ Hiệu quả mang lại:
Về phía giáo viên:
+ Giáo viên đã nghiên cứu và xây dựng được nhiều hoạt động cá nhân phù hợp với trẻ
+ Phương pháp truyền đạt của giáo viên đã thu hút được trẻ trong mọi hoạt động
+ Thường xuyên trao đổi với tổ khối, hiệu phó chuyên môn về các hoạt động để thực hiện
tốt việc dạy học hòa nhập cho trẻ.
4
Về phía trẻ:
+ Trẻ đã chịu ngồi chơi cùng các bạn tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong việc dùng ngôn ngữ
+ Trẻ đã chủ động hơn trong việc tự phục vụ: tự đi vệ sinh, tự rửa tay lau mặt, tự trải nệm,
tự thay quần (vẫn chưa thay được áo còn nhờ cô hỗ trợ), tự mang giày dép, tự xúc ăn một
mình
Về phía phụ huynh:
+ Phụ huynh đã tin tưởng, cởi mở hơn và phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục trẻ
tiến bộ hơn mỗi ngày.
3/ Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn quận Bình Thạnh
3. Ứng dụng Nguyễn Thái Số /QĐ- 1/ Nội dung của sáng kiến, giải pháp:
Canva Uyên Trâm, MN25A ngày - Nghiên cứu, học cách sử dụng Canva để ứng dụng vào trong công tác giảng dạy:
trong dạy Giáo viên, + Tạo tài khoản và đăng nhập Canva.
học cho trẻ Trường Mầm + Ứng dụng để thiết kế các video dạy học như: giới thiệu phần mở đầu tiết dạy, hướng dẫn
5-6 tuổi. non 25A trẻ trong hoạt động tạo hình, chuyện kể cho tiết dạy LQVH, các hình ảnh hoạt động của trẻ
tại nhóm lớp trình chiếu cho PH xem trong các buổi họp…..từ các nguồn tài nguyên có sẵn,
dễ dàng lưu trữ và sử dụng.
Ví dụ: Thiết kế video hướng dẫn trẻ “Làm bè nổi”
- Bước 1: Đầu tiên tôi vào trang chủ canva.com-> Chọn biểu tượng video
- Bước 2: Chọn mẫu video có sẵn để thiết kế trang bìa
Bên trái màn hình chọn Thiết kế tìm kiếm các mẫu video có sẵn theo ý thích, đúng
chủ đề-> click chọn. Tiếp tục tìm kiếm hình ảnh chiếc bè-> click chọn.
Tải một số hình ảnh trong máy tính: Chọn tải lên->tải lên tệp-> chọn các hình ảnh chiếc
bè có trong máy tính-> open. Đưa các hình ảnh vào video ở các vị trí hợp lý. Có thể chèn
thêm sticker đồ họa vào cho video thêm sinh động bằng cách vào Thành phần-> tìm kiếm
sticker đồ họa theo ý thích-> đưa vào video.
-> thiết kế xong trang bìa cho video
- Bước 3: Thiết kế giới thiệu các nguyên vật liêu
Click vào ô vuông có dấu + phía bên dưới đế sang trang mới. Vào Thiết kế chọn mẫu->
Đưa mẫu vào video-> lần lượt click vào ô vuông có dấu + phía bên dưới đế sang các trang
mới đưa các hình ảnh nguyên vật liệu đã tải lên từ máy tính vào mẫu đã chọn, chỉnh sửa
văn bản trên mẫu cho phù hợp-> thiết kế xong phần giới thiệu nguyên vật liệu.
- Bước 4: Thiết kế phần hướng dẫn làm bè nổi
Click vào ô vuông có dấu + phía bên dưới đế sang trang mới làm trang chuyển tiếp ->
Chọn Thiết kế-> chọn mẫu-> đưa vào video-> chỉnh sửa văn bản cho phù hợp.
5
Click vào ô vuông có dấu + phía bên dưới đế sang trang mới-> chèn video đã tải lên từ
máy tính vào video đang thiết kế
- Bước 5: Chèn âm thanh vào video
Chọn nhạc từ máy tính đã tải lên-> đưa vào video-> canva tự động cắt nhạc vửa khớp với
thời lượng của video
Chọn hiệu ứng âm thanh->chọn nhỏ dần( chọn thời gian mong muốn)
- Bước 6: Lưu video về máy tính
Chọn biểu tượng chia sẻ nằm phía trên màn hình bên phải->tải xuống->chọn loại tệp->
chọn video mp4->Chọn trang-> tất cả các trang->tải xuống-> đặt tên cho video-> Save.
Vậy là tôi đã thiết kế xong.
+ Ứng dụng thiết kế các bài giảng sinh động với các mẫu thiết kế sẵn và các tài nguyên
phong phú, đa dạng
Ví dụ: Thiết kế bài giảng: LQCV: Chữ N,G
- Bước 1: Đầu tiên tôi vào trang chủ canva.com-> Chọn biểu tượng video
- Bước 2: Chọn mẫu slide có sẵn để thiết kế trang bìa. Chỉnh sửa nội dung văn bản theo
ý muốn. Chọn hiệu ứng xuất hiện cho các dòng văn bản( tên đề tài, tên trường, lớp…)
- Bước 3: Nhấn thêm trang để tạo slide mới. Tiếp tục chọn mẫu và trang trí nội dung với
tiêu đề “Hoạt động 1”. Nhấn thêm trang tạo slide mới-> chọn mẫu-> trang trí với tiêu đề
“Trò chơi đoán hình”-> nhấn thêm trang tạo slide mới-> thêm hình ảnh con gà trống-> kéo
thả vào trang thiết kế-> Vào thành phần chọn hình chữ nhật-> kéo 4 hình vào( mỗi hình 1
màu)->Văn bản-> đánh số thứ tự từ 1-4 để lên các hình chữ nhật->Click chọn hình chữ
nhật + nhấn shift chọn số 1->click chuột phải-> chọn nhóm. Thực hiện tương tự với các
hình chữ nhật và các chữ số còn lại.
Tiếp tục nhấn thêm trang để tạo các slide để tạo nội dung tiếp theo -> Kéo thả các hình
ảnh, văn bản vào trang thiết kế(gà trống,bếp ga, bạn gái; từ: gà trống, bếp ga, bạn gái, chữ
G )-> chọn hiệu ứng, chuyển động cho các đối tượng.
Thực hiện tương tự cho các slide giới thiệu chữ N
Thực hiện như bước 2 để tạo các slide có các tiêu đề “Hoạt động 2”, “Trò chơi đi
chợ”, “Hoạt động 3”, “Thử tài bé yêu”
- Bước 4: Sau khi thiết kế xong chọn “Chia sẻ” ở góc phải màn hình-> chọn loại tệp->
Powerpoint->tải xuống-> đặt tên-> Save
+ Ứng dụng thiết kế phiếu bài tập như: làm quen với toán, môi trường xung quanh, làm
quen chữ viết để giúp trẻ củng cố lại kiến thức bằng cách tận dụng các mẫu phiếu bài tập có
sẵn, sử dụng các hình ảnh từ kho tài nguyên để thiết kế đa dạng các bài tập mà không tốn
6
quá nhiều công sức và thời gian. Tất cả chỉ cần thao tác kéo thả là đã thiết kế xong phiếu
bài tập có giao diện bắt mắt, thu hút trẻ.
2/ Hiệu quả mang lại:
a/ Đối với trẻ :
- 100% trẻ hứng thú tích cực khi tham gia vào giờ học
- Trẻ tiếp thu nội dung các bài học một cách dễ dàng, nhanh chóng
- Với những bài giảng được thiết kế bắt mắt, những video sinh động, âm thanh rõ ràng,
chân thực sẽ giúp trẻ hình dung ra các sự vật, hiện tượng. Từ đó, kích thích sự phát triển
diện về các giác quan và tư duy của trẻ.
b/ Đối với giáo viên :
- - Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
- Tiết kiệm được công sức và thời gian trong việc thiết kế bài giảng, video dạy học, thiết
kế các phiếu bài tập.
- Sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng sinh động, bắt mắt, thu hút trẻ nhờ vậy
mà hiệu quả tiết dạy được nâng cao; góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Bản thân đã thiết kế được 6 bài giảng, 8 video và 15 phiếu bài tập và đưa vào giảng dạy
tại nhóm, lớp.
- Các thiết kế đã thực hiện được chia sẻ trong tổ khối và đưa vào sử dụng trong kho học
liệu của tổ Lá.
3/Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn quận Bình Thạnh.
4. Thiết kế Phạm Thị Số /QĐ- 1/Nội dung của sáng kiến, giải pháp:
bài tập trò Hiền, Giáo MN25A ngày - Thiết kế các bài tập trò chơi phù hợp với các biểu tượng toán sơ đẳng cần cung cấp cho
chơi nhằm viên, Trường trẻ có sự lựa chọn từ thấp đến cao, từ dễ đến khó cho việc hình thành biểu tượng số lượng,
hình thành, Mầm non 25A số đếm, hình dạng, đo lường, định hướng không gian, thời gian, xếp tương ứng, sắp xếp
củng cố theo quy tắc: Dạng bài tập đếm số lượng trong các ô và nối vào chữ số; dạng bài tập đếm
các biểu và khoanh tròn vào chữ số; dạng bài tập đếm và điền chữ số tương ứng; dạng bài tập trò
tượng toán chơi thêm bớt; dạng bài tập trò chơi điền số phù hợp dạng tách gộp; dạng bài tập trò chơi
cho trẻ 5-6 tìm và nối số phù hợp với hình, sắp xếp hình hình học tạo hình mới, sáng tạo dãy qui tắc…
tuổi. - Ứng dụng một số phần mềm mới giúp trẻ tương tác nhiều với các trò chơi, bài tập
nhằm hình thành, củng cố các biểu tượng Toán cho trẻ 5-6 tuổi qua bảng tương tác, Ipad,
máy vi tính như:
+ Ứng dụng phần mềm ActiveInspire: Sử dụng phần mềm giúp trẻ củng cố kiến thức
ngay trong hoạt động học. Trẻ được tổ chức với hình thức tham gia chơi theo nhóm, gúp trẻ
tăng cường hoạt động nhóm, kích thích trẻ hoạt động nhằm củng cố nhận thức như: Team
7
bạn trai, bạn gái, Hái quả theo số lượng, Đi chợ…
+ Ứng dụng phần mềm Paint over photos: Phần mềm vẽ dễ sử dụng, phù hợp với độ tuổi
trẻ, với công cụ tải các dạng bài tập dưới dạng ảnh, hỗ trợ trẻ được thử sức cá nhân với đa
dạng các loại hình bài tập, việc tải bài tập trò chơi lên phần mềm cũng rất dễ dàng cho giáo
viên, phụ huynh. Giáo viên, phụ huynh có thể kiểm tra, thay đổi bài tập cho trẻ sau khi trẻ
hoàn thiện các bài tập trò chơi được giao như: Viết số, nối hình, khoanh số lượng, ….
+ Sử dụng góc chơi Kidmart: Nhận thấy được sự thuận lợi của lớp khi được nhà trường
trang bị máy tính, bản thân đã thường xuyên tổ chức cho trẻ được tham gia tại góc chơi
Kidmart của lớp. Trẻ được tham gia chơi các bài tập trò chơi sau hoạt động học.
- Thiết kế các bài tập, trò chơi trực quan cho trẻ tại góc chơi dưới hình thức sử dụng sản
phẩm trẻ giúp trẻ nhanh chóng ghi nhớ sâu các biểu tượng toán đã học, cũng như hình
thành các kỹ năng tư duy như: Nhanh trí tinh mắt, Giỏ học số... Đồng thời, thường xuyên
thay đổi, đổi mới các bài tập, trò chơi đã thiết kế để điều chỉnh mức độ chơi phù hợp với
từng trẻ.
- Nâng cao chất lượng phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
qua trao đổi với phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện các bài tập trò chơi
qua các app cài trên điện thoại, máy tính bảng. Hướng dẫn phụ huynh tải phần mềm Paint
over photos giúp trẻ hứng thú tham gia. Trẻ có thể chơi ở nhà với đa dạng các bài tập nhằm
củng cố thêm vốn kiến thức về các biểu tượng toán học sơ đẳng đã học tại lớp.
2. Hiệu quả:
+ Giáo viên nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng sáng tạo trong
thiết kế các trò chơi trong hoạt động học và chơi cho trẻ.
+ Giáo viên có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài tập các trò chơi trong các hoạt động cho
trẻ làm quen với Toán. Giáo viên chủ động lựa chọn các trò chơi đưa vào hoạt động phù
hợp với chủ đề và với trẻ lớp mình phụ trách, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình.
+ Trên 60 trò chơi thiết kế bổ sung vào nguồn tư liệu các bài tập trò chơi cho trẻ làm
quen với toán đã có sẵn ở trường.
+ 95% trẻ được rèn luyện, củng cố làm quen với các biểu tượng toán thông qua các trò
chơi một cách dễ dàng hơn, vui hơn mang tính tương tác cao giữa trẻ và cô giáo, trẻ được
phát triển tư duy, rèn trí nhớ có chủ đích, rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phát triển
tư duy cho trẻ.
- 98% trẻ thể hiện sự tiến bộ rõ rệt sau khi tham gia thực hiện các bài tập trò chơi. Việc
hình thành, củng cố các biểu tượng toán cho trẻ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng.
- 97% trẻ hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động làm quen toán qua các trò chơi do
8
giáo viên thiết kế mang tính giáo dục, giảm được thời lượng xem tivi, kênh youtube… khi
ở nhà. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với toán cho trẻ.
3. Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn quận Bình Thạnh.
HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Ngọc Trâm

You might also like