You are on page 1of 8

Họ và tên: Phạm Mai Anh

Lớp: GDMN D2021A

MSV: 221000663

MÔN ĐÁNH GIÁ TRONG GDMN

Câu 8. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường mầ m non gồm các bước sau:

1. Tự đánh giá của trường mầm non.

Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của
trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

Mục đích: Tự đánh giá trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.

*Quy trình tự đánh giá của trường mầm non bao gồm 7 bước:

Bước 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá

Bước 2. Lập kế hoạch tự đánh giá

Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Bước 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

Bước 5. Viết báo cáo tự đánh giá.

Bước 6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

Bước 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

2. Đánh giá ngoài trường mầm non.


Đánh giá ngoài trường mầm non là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước
nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường
mầm non.

*Quy trình đánh giá ngoài của trường mầm non gồm 6 bước:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

Bước 2: Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non.

Bước 3: Khảo sát chính thức tại trường mầm non.

Bước 4: Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

Bước 5: Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

Bước 6: Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài

3. Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy
chứng nhận chất lượng giáo dục.

*Cấp Chứng nhận chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo
dục

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá
ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt
kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường mầm non đạt được

2. Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị 05 năm. Ít nhất 05
tháng trước thời hạn hết giá trị của Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục, trường mầm non phải thực hiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tại
Điều 23 và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 26 của Quy định để được
công nhận lại. Việc công nhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy định

3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non được công bố công
khai trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo
18. Bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

*Bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi là sự phát triển các lĩnh vực cụ thể trong GDMN
với những mong đợi mà trẻ biết và có thể làm được đối với trẻ từ 60 tháng đến 72
tháng tuổi.

*Nội dung bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn

Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động

Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

Chuẩ n 6. Trẻ có hiể u biế t và thực hành an toàn cá nhân

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

Chuẩn 7. Trẻ thể hiê ̣n sự nhận thức về bản thân

Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

Chuẩn 9. Trẻ biế t cảm nhâ ̣n và thể hiện cảm xúc

Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn

Chuẩn 11. Trẻ thể hiê ̣n sự hợp tác với ba ̣n bè và mo ̣i người xung quanh

Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hơ ̣p trong ứng xử xã hội

Chuẩn 13. Trẻ thể hiê ̣n sự tôn trọng người khác

̃ h vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp


Các chuẩn thuộc lin

Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói


Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiế p

Chuẩn 16. Trẻ thực hiê ̣n mô ̣t số quy tắ c thông thường trong giao tiế p

Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc

Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết

Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức

Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên

Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội

Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình

Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo

Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian

Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biế t ban đầu về thời gian

Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết

Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận

Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo

Câu 3: Thiết kế bộ 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá nhận thức của trẻ
theo chủ đề, lứa tuổi

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Chủ đề: Thế giới động vật

Hoạt động: Làm quen với toán

Đề tài: Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5


Lứa tuổi: 4-5 tuổi

I.Mục đích đánh giá:

Đánh giá khả năng, mức độ đạt được của trẻ trong hoạt động làm quen với với toán về
chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5 của trẻ đến đâu, từ đó điều chỉnh kế
hoạch, phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học và có hiệu quả đối với trẻ, đạt được
mục tiêu bài học đã đề ra.

II.Miền đo/Mặt đo

-Thái độ: trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động cùng cô, hăng hái xung phong trả
lời câu hỏi của cô.

-Ngôn ngữ: trẻ đưa ra câu hỏi và trả lời giáo viên rõ ràng, mạch lạc, đủ chủ ngữ-vị
ngữ, câu từ có nghĩa

-Có kỹ năng tương tác với các bạn trong hoạt động học

-Mặt đo: Thông qua hoạt động trẻ làm quen với chữ số, số lượng và số thứ tự trong
phạm vi 5, giáo viên cần quan sát trẻ thực hiện các bài tập để đánh giá được khả năng,
mức độ trẻ nhớ và thực hiện được đến đâu, có đạt được mục tiêu hay không.

III.Xây dựng phiếu quan sát

Đánh giá theo tiêu chí tổng thể

1.Trẻ hãy khoanh tròn vào chữ số 5?


2.Trẻ đếm và trả lời có bao nhiêu thỏ và bao nhiêu cà rốt ở hình bên dưới, sau đó
khoanh vào chữ số tương ứng với số lượng thỏ và cà rốt?

3. Trẻ hãy đếm và nối hình với số tương ứng theo thứ tự từ 1 đến 5?

4.Trẻ hãy đếm số lượng của các hình dưới đây và nối chúng tương ứng với các chữ
số.
5.Trẻ hãy so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5, hỏi trẻ số lượng bên
nào nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau?

IV.Thang đo

Mức độ thể hiện:

1.Không đạt yêu cầu


2.Dưới trung bình

3.Trung bình

4.Khá

5.Tốt

Đánh giá khả năng của trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với chữ số, số lượng và
số thứ tự trong phạm vi 5?

1 2 3 4 5

Đánh giá mức độ trẻ tương tác trong quá trình tham gia vào hoạt động học?

1 2 3 4 5

You might also like