You are on page 1of 8

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI 1

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN

Tên người viết sáng kiến: NGUYỄN THỊ ANH

Chức vụ: Gíao viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Họa Mi 1

Tên Sáng kiến: “PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 25 - 36


THÁNG KHI TRẺ ĐI HỌC LẠI SAU KỲ NGHỈ ĐẠI DỊCH COVID-19 KÉO
DÀI”.

1.Đặt vấn đề:

Gần 2 năm qua, Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề
bởi dịch Covid-19, nhất là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, cũng như việc thực
hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng.
Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong
đó Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

 Vì vậy, ngành Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường nêu cao tinh
thần trách nhiệm với nghề, khắc phục khó khăn trước mắt, tất cả vì học sinh thân
yêu; đồng thời, thường xuyên động viên đội ngũ các thày cô giáo, các bậc phụ
huynh và học sinh, sinh viên chủ đồng tiếp cận, tiếp thu, ứng phó, tổ chức giáo dục
và đào tạo trong điều kiện bình thường mới. Trẻ không được đến trường 10 tháng
liên tục trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc và giáo
dục trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn
cho trẻ; nhiều phụ huynh phải sắp xếp công việc để chăm sóc con ở gia đình, ảnh
hưởng lớn tới thu nhập và phát triển kinh tế.

Việc hướng dẫn trực tuyến qua quay video gửi kênh Zalo cho cha mẹ trẻ mở cho
trẻ xem và thực hành tại nhà trong thời gian nghỉ dịch hạn chế về nội dung, phương
pháp, trang thiết bị và các chất liệu thực tiễn, trực quan sinh động, chưa bảo đảm
tương tác tích cực với trẻ mầm non. Những hạn chế nêu trên dẫn đến trẻ em giáo
dục mầm non giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển về ngôn ngữ và các
lĩnh vực khác.

Đối với trẻ em, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu
quan trọng trong chương trình giáo dục. Nhận thức được điều đó, khi được phân
công vào dạy lớp cơm thường 25 - 36 tháng tuổi, qua thời gian từ đầu tháng 3 năm
2022 các bé đi học trực tiếp tại lớp tôi quan sát, nhận thấy trong lớp có khoảng
60% trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường, khoảng 40% trẻ chậm về ngôn ngữ, khi
giao tiếp nói không rõ ràng, nói một từ chưa mạnh dạn tự tin nói ra suy nghỉ hay
trả lời câu hỏi, không thích nói chuyện, phát âm chưa chuẩn thậm chí có trẻ không
nói được và chỉ thể hiện yêu cầu bằng hành động. Bản thân đã băn khoăn suy nghĩ
làm sao để giúp các bé chậm hơn bạn tiến bộ về ngôn ngữ ? để cải tiến được vấn đề
này, tôi đã phối hợp cùng giáo viên trong lớp để tìm ra biện pháp giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng
khi trẻ đi học lại sau kỳ nghỉ đại dịch covid-19 kéo dài”.

2. Nội dung cơ bản

Từ thực tiễn nghiên cứu và tầm qua trọng của việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Vì

vậy cần đưa ra các biện pháp giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ, làm tốt công tác phối

hợp với phụ huynh và bản thân giáo viên mạnh dạn thử nghiệm phương pháp mới.

Để giúp trẻ hứng thú tham gia vào việc phát triển ngôn ngữ không đơn giản, sau

bao nhiêu suy nghĩ, tìm tòi tài liệu, tôi đã thực hiện giải quyết vấn đề như sau:
Biện pháp 1: Quan sát, trò chuyện cùng trẻ

Biện pháp 2: Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ : vật thật, âm thanh, hình ảnh...

Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi khi đi dã ngoại, lễ hội tại sân
trường

Biện pháp 4: Phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn

 Điểm mới của đề tài: Nội dung biện pháp được xây dựng trên thực tiễn và kinh

nghiệm giảng dạy. Bản thân giáo viên mạnh dạn thử nghiệm phương pháp mới sử

dụng các trò chơi lồng ghép vào hoạt động tham gia dã ngoại, lễ hội trên tinh thần

vẫn đảm bảo tốt phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại lớp để trẻ phát triển ngôn

ngữ một cách tốt nhất.

3. Kết quả áp dụng

So với lúc đầu chưa cải tiến, tôi nhận thấy:

Về phía trẻ:
-90% Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- 90% Trẻ phát triển rõ rệt về ngôn ngữ.


-80% Trẻ mạnh dạn, tự tin, nói rõ ràng, diễn đạt câu mạch lạc.

- Những trẻ chậm về ngôn ngữ nay đã tiến bộ hơn nhiều, nói được 3-4 từ, sử dụng
câu đúng ngữ cảnh, mạnh dạn hơn khi giao tiếp.
Trẻ phát triển ngôn ngữ giúp cho trẻ mạnh dạn hơn, phát triển toàn diện hơn về tâm

lý và nhân cách.
Về phía giáo viên, có thêm động lực khi tổ chức hoạt động, linh hoạt, có thêm những

suy nghĩ mới để sáng tạo hơn gây hứng thú cho trẻ, thêm vốn kinh nghiệm và những

bài học để dạy trẻ tốt hơn.

Về phía phụ huynh: Biểu hiện vui hơn, yên tâm khi con phát triển về vốn từ. Phụ

huynh có sự phối hợp tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, quan tâm đến các giờ học

của con nhiều hơn.

4. Mức độ làm lợi bằng tiền (nếu tính được) hoặc lợi ích xã hội mang lại trong
năm áp dụng

Từ quá trình tìm hiểu và áp dụng các biện pháp trên “phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 25 - 36 tháng khi trẻ đi học lại sau kỳ nghỉ đại dịch covid-19 kéo dài” đã đạt
được kết quả như sau:

98 % các lớp nhà trẻ chủ động tư duy tích cực trong mọi hoạt động.
90% Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- 90% Trẻ phát triển rõ rệt về ngôn ngữ.


-80% Trẻ mạnh dạn, tự tin, nói rõ ràng, diễn đạt câu mạch lạc.

Như vậy sau khi sử dụng các biện pháp nêu trên chúng ta thấy mức độ đạt được đã

tăng lên rõ rệt. Điều đó khẳng định một điều rằng các biện pháp được sử dụng là

đúng đắn và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục giúp trẻ học tốt hoạt

động.

5.Các đơn vị/lĩnh vực khác có thể áp dụng sáng kiến


- Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường và trong
Quận, huyện cùng thực hiện.
6.Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến

- Đạt hiệu quả trong phạm vi đơn vị và những năm tiếp theo.

7.Các chứng cứ đính kèm để minh họa về phạm vi ảnh hưởng

- Hình ảnh được minh họa trong sáng kiến kinh nghiệm.

Bộ phận/Đơn vị áp dụng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 03 năm 2022
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Anh

GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ MẦM NON HỌA MI 1


Trường Mầm non Họa Mi 1 được chuyển đổi từ trường Mẫu giáo Họa Mi 1
năm 2010Trường nằm trên địa bàn Phường Thới An - Quận 12

- Tổng số trẻ: 516 cháu.

- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: 16 (nhóm trẻ: 04; lớp mẫu giáo: 12)

+ 6 – 18 tháng (01 nhóm): 10 trẻ/ 2 giáo viên

+ 19 - 24 tháng ( 01 nhóm): 20 trẻ/ 02 giáo viên

+ 25 - 36 tháng ( 02 nhóm): 53 trẻ/ 05 giáo viên

+ 3 - 4 tuổi ( 04 lớp): 113 trẻ/08 giáo viên

+ 4 - 5 tuổi ( 04 lớp): 146 trẻ/08 giáo viên

+ 5 - 6 tuổi ( 04 lớp): 174 trẻ/08 giáo viên

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên

+ Cán bộ quản lý: 3

+ Giáo viên: 35 (NT: 09, MG: 25)

+ Nhân viên: 25

- Đảng Viên: 20 người

- Trình độ chuyên môn

THSPMN: 05GV , 02 NV

ĐSPMN : 2 CBQL , 23 GV , 2 NV

CĐSPMN: 01 CBQL, 06 GV

- Trình độ chính trị

TCCT: 13

Sơ cấp CT: 9

You might also like