You are on page 1of 8

07/07/2021

Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu
giáo lớn ( 5-6 tuổi)
webmuanha.com - Với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xác định là
hoạt động chủ đạo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
Bạn đang xem: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)

Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” ở các lớp đơn đạt hiệu quả đòi hỏi phải có
sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục và việc theo dõi đánh giá chất lượng trẻ. Đối với lớp
mẫu giáo ghép, sự linh hoạt, mềm dẻo đó còn đòi hỏi ở việc lựa chọn nội dung
giáo dục phù hợp với trẻ nhiều độ tuổi trong lớp, trẻ dân tộc thiểu số hạn chế về
tiếng Việt.
*
Trường Mầm non Sín Thầu huyện Mường Nhé
Đặc điểm của các lớp mẫu giáo ghép Lớp mẫu giáo ghép là lớp gồm các trẻ
từ 3 đến 5 tuổi cùng tham gia vui chơi, học tập, sinh hoạt. Có các loại lớp mẫu
giáo ghép sau: lớp ghép hai độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi; 4 tuổi và 5 tuổi, 3 tuổi và 5
tuổi); lớp ghép ba độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi), trẻ trong các lớp mẫu giáo
ghép có sự khác nhau rõ rệt về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức và giao
tiếp. Mỗi lớp mẫu giáo ghép thường có một giáo viên. Giáo viên ít có cơ hội tiếp
cận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ở lớp mẫu giáo ghép vùng
dân tộc thiểu số, tiếng Việt của trẻ còn yếu; tiếng dân tộc thiểu số của giáo viên
dân tộc Kinh bị hạn chế, giáo viên dân tộc thiểu số ít sử dụng tiếng Việt do có
thói quen nói tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Cơ sở vật chất, thiết bị ở một số lớp
chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ
những đặc thù như vậy, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non ở lớp
mẫu giáo ghép theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” chúng ta cần chú ý xem
xét đến một số nội dung riêng có như sau: Việc lập kế hoạch thực hiện chương
trình giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép Đối với kế hoạch giáo dục năm
học: Xác định mục tiêu giáo dục phải căn cứ Chương trình giáo dục mầm non,
bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để xác định mục tiêu giáo dục riêng cho
từng độ tuổi có trong lớp ghép tương ứng. Đối với trẻ 5 tuổi, căn cứ vào bộ
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Đối với các lứa tuổi 3 tuổi, 4 tuổi, căn cứ vào kết quả
mong đợi của từng lứa tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non. Nội dung
giáo dục là các nội dung của các lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non.
Căn cứ nội dung giáo dục các độ tuổi để xác định nội dung giáo dục chung của
các độ tuổi và nội dung riêng có của các độ tuổi có trong lớp. Đối với kế hoạch
giáo dục chủ đề: Xác định mục tiêu giáo dục chủ đề: Là một phần của mục tiêu
giáo dục năm học, đảm bảo đủ các lĩnh vực phát triển, đồng thời cụ thể mức độ
đạt được của mục tiêu giáo dục dựa vào thời lượng, thời điểm triển khai chủ đề.
Ở các lớp có trẻ dân tộc thiểu số, khi lập kế hoạch giáo dục năm học giáo viên
cần chú ý đến mục tiêu và nội dung chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ. Đặc biệt là chú ý
căn cứ trình độ, khả năng tiếng Việt để xác định mục tiêu phù hợp, tác động đến
“vùng phát triển gần” của trẻ nhằm đạt hiệu quả tác động đến từng cá nhân trẻ.
Ví dụ: Chủ đề triển khai tại thời điểm đầu năm học thì mục tiêu phải có mức độ,
yêu cầu thấp hơn và được nâng dần ở những chủ đề tiếp theo. Nội dung giáo dục
của chủ đề: Là một phần nội dung giáo dục của năm học, đảm bảo đủ các lĩnh
vực giáo dục.
Xem thêm: Mẫu Cầu Thang Nhà Ống Hiện Đại Dễ Ứng Dụng, 50 Mẫu
Phòng Khách Đẹp Có Cầu Thang Hot Nhất 2020

Từ mục tiêu của chủ đề để lựa chọn và cụ thể hóa nội dung trong chương
trình, một mục tiêu có thể chọn một, hai hoặc ba nội dung. Nội dung của tất cả
các chủ đề trong năm học phải chuyển tải đầy đủ nội dung của chương trình giáo
dục mầm non ở các độ tuổi của trẻ có trong lớp. Các hoạt động giáo dục dự kiến
tổ chức trong chủ đề phải đảm bảo chuyển tải hết các nội dung đã được xác định
và đảm bảo hướng tới mục tiêu chủ đề. Đối với kế hoạch giáo dục tuần Ở lớp
mẫu giáo ghép vùng dân tộc thiểu số, giáo viên cần dành thời gian để tổ chức
hoạt động tăng cường tiếng Việt, tạo cơ hội cho trẻ thực hành tiếng Việt. Việc tổ
chức thực hiện các hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo ghép Tổ chức các hoạt
động chơi: Về hình thức tổ chức chơi: Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp mà giáo viên
linh hoạt tổ chức cho trẻ chơi chung cả lớp hoặc chơi theo nhóm nhỏ. Chơi
chung cả lớp thường được tổ chức khi lớp học có địa điểm chơi hoặc sân chơi đủ
rộng, đảm bảo an toàn để cả lớp có thể vận động, di chuyển thoải mái; trẻ đã biết
cách chơi và có một số kĩ năng chơi để có thể chơi cùng nhau. Chơi nhóm nhỏ
thường được tổ chức khi: Có sự khác biệt về yêu cầu của trò chơi đối với từng
độ tuổi, loại trò chơi khác nhau; hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất như địa
điểm, diện tích chỗ chơi, đồ dùng, đồ chơi hoặc số lượng trẻ đông. Về cách tổ
chức chơi: Khi tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo ghép chơi, giáo viên nên để trẻ lớn
cũng như trẻ bé tự chọn trò chơi, nhóm chơi và bạn chơi. Khuyến khích trẻ lớn
và trẻ bé chơi cùng nhau. Với những trò chơi trẻ đã biết, giáo viên có thể yêu
cầu trẻ lớn hướng dẫn trẻ bé và những trẻ chưa biết. Với những trò chơi mới,
giáo viên cần hướng dẫn cho tất cả các trẻ. Bao quát trẻ trong khi chơi, chú ý
khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ, hướng dẫn trẻ bé trong khi chơi. Có thể phân công
trẻ lớn làm trưởng nhóm chơi/ điều khiển nhóm chơi của trẻ. Khuyến khích và
tạo cơ hội để kích thích sự tương tác của trẻ trong nhóm chơi và giữa các nhóm
chơi với nhau. Việc đánh giá, nhận xét sau khi chơi có thể tiến hành với từng
nhóm chơi, hoặc tập trung cả lớp. Giáo viên chú ý nhận xét sự phối hợp, hợp tác
cùng nhau, sự hỗ trợ của trẻ lớn đối với trẻ bé trong quá trình chơi. Lưu ý đối
với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số nên khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng
tiếng Việt, tăng cường các trò chơi ngôn ngữ. Đối với trẻ lứa tuổi 4 tuổi, 5 tuổi
trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần lưu ý đến mức độ
trẻ đạt được những mục tiêu ở lứa tuổi trước đó để có kế hoạch luyện tập bổ
sung kịp thời, làm tiền đề cho trẻ đạt những mục tiêu của lứa tuổi hiện tại. Tổ
chức các hoạt động học: Lớp mẫu giáo ghép có nhiều trẻ ở các độ tuổi khác
nhau nên việc tổ chức hoạt động học có những đặc điểm sau: Mục tiêu giáo dục/
yêu cầu của hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép được xác định riêng cho từng độ
tuổi có trong lớp; Nội dung học mang tính đồng tâm, phát triển, nghĩa là cùng
một nội dung học nhưng mức độ khác nhau đối với từng độ tuổi; Phương pháp
day - học được ưu tiên lựa chọn là những phương pháp mà trẻ ở các độ tuổi đều
được tham gia, tương tác với nhau và với giáo viên; Hình thức tổ chức hoạt
động học ở lớp mẫu giáo ghép đặc biệt hướng vào sự tương tác giữa các cá nhân
và các nhóm; Đánh giá hoạt động học của trẻ theo mục tiêu cần đạt cũng theo
từng độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ theo một độ tuổi như ở lớp đơn; Để có
thể tổ chức được hoạt động học cho trẻ ở lớp MG ghép, giáo viên cần thực hiện
các bước: chuẩn bị, soạn giáo án, thực hiện và đánh giá hoạt động học.
07/07/2021
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn
( 5-6 tuổi)

webmuanha.com - Với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xác định là
hoạt động chủ đạo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
Bạn đang xem: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)
Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” ở các lớp đơn đạt hiệu quả đòi hỏi phải có
sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục và việc theo dõi đánh giá chất lượng trẻ. Đối với lớp
mẫu giáo ghép, sự linh hoạt, mềm dẻo đó còn đòi hỏi ở việc lựa chọn nội dung
giáo dục phù hợp với trẻ nhiều độ tuổi trong lớp, trẻ dân tộc thiểu số hạn chế về
tiếng Việt.

Trường Mầm non Sín Thầu huyện Mường Nhé


Đặc điểm của các lớp mẫu giáo ghép Lớp mẫu giáo ghép là lớp gồm các trẻ từ
3 đến 5 tuổi cùng tham gia vui chơi, học tập, sinh hoạt. Có các loại lớp mẫu giáo
ghép sau: lớp ghép hai độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi; 4 tuổi và 5 tuổi, 3 tuổi và 5
tuổi); lớp ghép ba độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi), trẻ trong các lớp mẫu giáo
ghép có sự khác nhau rõ rệt về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức và giao
tiếp. Mỗi lớp mẫu giáo ghép thường có một giáo viên. Giáo viên ít có cơ hội tiếp
cận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ở lớp mẫu giáo ghép vùng
dân tộc thiểu số, tiếng Việt của trẻ còn yếu; tiếng dân tộc thiểu số của giáo viên
dân tộc Kinh bị hạn chế, giáo viên dân tộc thiểu số ít sử dụng tiếng Việt do có
thói quen nói tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Cơ sở vật chất, thiết bị ở một số lớp
chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ
những đặc thù như vậy, để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non ở lớp
mẫu giáo ghép theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” chúng ta cần chú ý xem
xét đến một số nội dung riêng có như sau: Việc lập kế hoạch thực hiện chương
trình giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép Đối với kế hoạch giáo dục
năm học: Xác định mục tiêu giáo dục phải căn cứ Chương trình giáo dục mầm
non, bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi để xác định mục tiêu giáo dục riêng
cho từng độ tuổi có trong lớp ghép tương ứng. Đối với trẻ 5 tuổi, căn cứ vào bộ
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Đối với các lứa tuổi 3 tuổi, 4 tuổi, căn cứ vào kết quả
mong đợi của từng lứa tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non. Nội dung
giáo dục là các nội dung của các lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non.
Căn cứ nội dung giáo dục các độ tuổi để xác định nội dung giáo dục chung của
các độ tuổi và nội dung riêng có của các độ tuổi có trong lớp. Đối với kế hoạch
giáo dục chủ đề: Xác định mục tiêu giáo dục chủ đề: Là một phần của mục tiêu
giáo dục năm học, đảm bảo đủ các lĩnh vực phát triển, đồng thời cụ thể mức độ
đạt được của mục tiêu giáo dục dựa vào thời lượng, thời điểm triển khai chủ đề.
Ở các lớp có trẻ dân tộc thiểu số, khi lập kế hoạch giáo dục năm học giáo viên
cần chú ý đến mục tiêu và nội dung chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ. Đặc biệt là chú ý
căn cứ trình độ, khả năng tiếng Việt để xác định mục tiêu phù hợp, tác động đến
“vùng phát triển gần” của trẻ nhằm đạt hiệu quả tác động đến từng cá nhân trẻ.
Ví dụ: Chủ đề triển khai tại thời điểm đầu năm học thì mục tiêu phải có mức độ,
yêu cầu thấp hơn và được nâng dần ở những chủ đề tiếp theo. Nội dung giáo dục
của chủ đề: Là một phần nội dung giáo dục của năm học, đảm bảo đủ các lĩnh
vực giáo dục.
Xem thêm: Mẫu Cầu Thang Nhà Ống Hiện Đại Dễ Ứng Dụng, 50 Mẫu
Phòng Khách Đẹp Có Cầu Thang Hot Nhất 2020
Từ mục tiêu của chủ đề để lựa chọn và cụ thể hóa nội dung trong chương
trình, một mục tiêu có thể chọn một, hai hoặc ba nội dung. Nội dung của tất cả
các chủ đề trong năm học phải chuyển tải đầy đủ nội dung của chương trình giáo
dục mầm non ở các độ tuổi của trẻ có trong lớp. Các hoạt động giáo dục dự kiến
tổ chức trong chủ đề phải đảm bảo chuyển tải hết các nội dung đã được xác định
và đảm bảo hướng tới mục tiêu chủ đề. Đối với kế hoạch giáo dục tuần Ở lớp
mẫu giáo ghép vùng dân tộc thiểu số, giáo viên cần dành thời gian để tổ chức
hoạt động tăng cường tiếng Việt, tạo cơ hội cho trẻ thực hành tiếng Việt. Việc tổ
chức thực hiện các hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo ghép Tổ
chức các hoạt động chơi: Về hình thức tổ chức chơi: Tuỳ điều kiện cụ thể của
lớp mà giáo viên linh hoạt tổ chức cho trẻ chơi chung cả lớp hoặc chơi theo
nhóm nhỏ. Chơi chung cả lớp thường được tổ chức khi lớp học có địa điểm chơi
hoặc sân chơi đủ rộng, đảm bảo an toàn để cả lớp có thể vận động, di chuyển
thoải mái; trẻ đã biết cách chơi và có một số kĩ năng chơi để có thể chơi cùng
nhau. Chơi nhóm nhỏ thường được tổ chức khi: Có sự khác biệt về yêu cầu của
trò chơi đối với từng độ tuổi, loại trò chơi khác nhau; hạn chế về điều kiện cơ sở
vật chất như địa điểm, diện tích chỗ chơi, đồ dùng, đồ chơi hoặc số lượng trẻ
đông. Về cách tổ chức chơi: Khi tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo ghép chơi, giáo
viên nên để trẻ lớn cũng như trẻ bé tự chọn trò chơi, nhóm chơi và bạn chơi.
Khuyến khích trẻ lớn và trẻ bé chơi cùng nhau. Với những trò chơi trẻ đã biết,
giáo viên có thể yêu cầu trẻ lớn hướng dẫn trẻ bé và những trẻ chưa biết. Với
những trò chơi mới, giáo viên cần hướng dẫn cho tất cả các trẻ. Bao quát trẻ
trong khi chơi, chú ý khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ, hướng dẫn trẻ bé trong khi
chơi. Có thể phân công trẻ lớn làm trưởng nhóm chơi/ điều khiển nhóm chơi của
trẻ. Khuyến khích và tạo cơ hội để kích thích sự tương tác của trẻ trong nhóm
chơi và giữa các nhóm chơi với nhau. Việc đánh giá, nhận xét sau khi chơi có
thể tiến hành với từng nhóm chơi, hoặc tập trung cả lớp. Giáo viên chú ý nhận
xét sự phối hợp, hợp tác cùng nhau, sự hỗ trợ của trẻ lớn đối với trẻ bé trong quá
trình chơi. Lưu ý đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số nên khuyến khích trẻ giao
tiếp với nhau bằng tiếng Việt, tăng cường các trò chơi ngôn ngữ. Đối với trẻ lứa
tuổi 4 tuổi, 5 tuổi trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần
lưu ý đến mức độ trẻ đạt được những mục tiêu ở lứa tuổi trước đó để có kế
hoạch luyện tập bổ sung kịp thời, làm tiền đề cho trẻ đạt những mục tiêu của lứa
tuổi hiện tại. Tổ chức các hoạt động học: Lớp mẫu giáo ghép có nhiều trẻ ở các
độ tuổi khác nhau nên việc tổ chức hoạt động học có những đặc điểm sau: Mục
tiêu giáo dục/ yêu cầu của hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép được xác định
riêng cho từng độ tuổi có trong lớp; Nội dung học mang tính đồng tâm, phát
triển, nghĩa là cùng một nội dung học nhưng mức độ khác nhau đối với từng độ
tuổi; Phương pháp day - học được ưu tiên lựa chọn là những phương pháp mà
trẻ ở các độ tuổi đều được tham gia, tương tác với nhau và với giáo viên; Hình
thức tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép đặc biệt hướng vào sự tương
tác giữa các cá nhân và các nhóm; Đánh giá hoạt động học của trẻ theo mục tiêu
cần đạt cũng theo từng độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ theo một độ tuổi như
ở lớp đơn; Để có thể tổ chức được hoạt động học cho trẻ ở lớp MG ghép, giáo
viên cần thực hiện các bước: chuẩn bị, soạn giáo án, thực hiện và đánh giá hoạt
động học.

You might also like