You are on page 1of 4

1.

Khái niệm:

Hội chứng khó học toán (Dyscalculia) là một dạng rối loạn gây khó khăn trong việc nhớ và
hiểu để thao tác tính toán các con số và các sự kiện toán học. Đây là một dạng rối loạn phát
triển cụ thể ảnh hưởng đến hơn 6% dân số trên toàn thế giới. Chứng khó học toán có thể xảy
ra ở với tất cả mọi người trên mọi phạm vi IQ – thường cao hơn ở mức IQ trung bình.

2.Biểu hiện:

1. Trẻ ở độ tuổi mầm non

Những bé trước tuổi đi học tuy chưa học toán một cách bài bản nhưng cũng sẽ có một số dấu hiệu
như:

– Gặp khó khăn trong việc học đếm và thường đếm sót số dù các bạn cùng trang lứa đã có thể đếm
chính xác.

– Gặp khó khăn trong việc nhận ra thứ tự sắp xếp các vật, ví dụ như trẻ không biết xếp đồ chơi từ
nhỏ tới lớn hoặc từ cao tới thấp.

– Gặp khó khăn trong việc đọc số, ví dụ trẻ không nhận ra số "7” có nghĩa là "bảy”.

– Trẻ có vẻ không hiểu ý nghĩa của việc đếm số. Ví dụ khi bạn yêu cầu trẻ đưa mình năm cái kẹo, trẻ
thường không đếm mà sẽ bốc đại.

2. Trẻ học cấp một

Khi mới bắt đầu học toán ở trường, trẻ sẽ có những dấu hiệu được coi là học dốt toán như:

– Gặp khó khăn trong việc học và ghi nhớ những bài toán cơ bản như 2 + 4 = 6.

– Khó xác định những ký hiệu toán học như "+” hay "-” cũng như khó dùng những ký hiệu này đúng
cách.

– Vẫn sử dụng ngón tay để đếm hay làm toán thay vì dùng những cách tính toán nâng cao hơn như
tính nhẩm.

– Khó hiểu các từ liên quan đến toán học như "lớn hơn” và "nhỏ hơn”.

– Gặp khó khăn với các cách biểu diễn số trực quan. Ví dụ như trẻ gặp khó khăn khi biểu diễn số lên
trục số.

3. Trẻ học cấp hai

Khi môn toán trở nên phức tạp hơn chứ không còn là các phép cộng trừ nhân chia đơn giản như cấp
một, bé mắc hội chứng dyscalculia có thể gặp các dấu hiệu sau đây:

– Gặp khó khăn khi theo dõi điểm số trong các trò chơi thể thao.
– Khó hiểu các khái niệm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục… Trẻ thường dễ nhầm lẫn những giá trị
này.

– Gặp khó khăn khi tính toán với phân số và khi đo lường mọi thứ. Ví dụ như trẻ không đo lường
được thành phần trong một công thức nấu ăn đơn giản.

4. Trẻ học cấp ba

Chứng khó học toán có thể ảnh hưởng khá nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ chứ không còn chỉ là ở
môn toán. Một số vấn đề có thể thấy ở trẻ cấp ba học dốt toán là:

– Khó nắm bắt thông tin được hiển thị dưới dạng biểu đồ.

– Gặp khó khăn trong việc tìm các cách tiếp cận khác nhau cho cùng một bài toán.

– Gặp khó khăn khi áp dụng toán học vào việc dùng tiền chi tiêu hàng ngày. Ví dụ như trẻ sẽ không
thể tính toán số tiền mình cần trả người khác khi mua đồ hay không biết tính tiền người bán hàng cần
thối lại cho mình.

3.Nguyên nhân:

Di truyền: thống kê cho thấy nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ những người đời
sau mắc bệnh cao hơn.

Khác biệt trong não bộ: Kết quả của một vài cuộc nghiên cứu cho thấy rằng bộ não của con
người có một khu vực nằm ở đỉnh chịu trách nhiệm thực hiện việc tính toán, các quy trình số và
những khu vực nắm vai trò thực hiện các hoạt động logic, chính xác để đối phó và giải quyết tốt
các vấn đề. Bên cạnh đó, khu vực nằm trong thùy thái dương, vùng trước trán, vỏ não hoặc
những vùng dưới vỏ cũng đảm nhiệm các vai trò tương tự.

Khi trẻ nhỏ bị thiếu hụt về mặt nhận thức thì các chức năng cơ bản trong não bộ cũng sẽ không
thể hoạt động tốt, dẫn đến việc trẻ không thể hiểu và thực hiện được các phép tính. Bộ não của
những đứa trẻ mắc phải hội chứng khó học toán sẽ khác với não bình thường khi thực hiện các
phép tính, tiếp nhận các thông tin có liên quan đến con số cũng bởi những kết nối thần kinh
không được đảm bảo trong cùng một quy trình logic.

Điều kiện phát triển: Điều này có thể liên quan đến những vấn đề trong thời gian mang thai và
sinh nở, chẳng hạn hội chứng rượu bào thai do mẹ uống quá nhiều rượu bia khi mang thai. Ngoài
ra trẻ sinh non, thiếu cân cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng này.

Chấn thương não: chấn thương ở một số bộ phận của não cũng có thể gây dyscalculia, tuy nhiên
để thích hợp hơn người ta thường dùng thuật ngũ acalculia cho trường hợp này.
Một số vấn đề khác: trí nhớ ngắn hạn hoặc tâm lý ghét toán, ghét những con số hoặc chịu những
áp lực âm ỉ có liên quan đến những con số hay tính toán cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng
dẫn tới hội chứng khó học toán. Tuy nhiên nguyên nhân này vẫn chưa hoàn toàn được xác thực.

4.Biện pháp:

 Gia đình và nhà trường:

– Giúp trẻ khám phá những điểm mạnh khác của mình. Chẳng hạn có thể phát triển kỹ năng cho trẻ
về văn học, mỹ thuật hay thậm chí là thể thao, những vấn đề không bị ảnh hưởng bởi các con số hay
phải tính toán. Thường những trẻ khiếm khuyết về vấn đề này thường có năng lực nổi trội trong lĩnh
vực khác, phụ huynh và nhà trường nên dựa vào đó để giúp trẻ trở thành một người có ích cho xã hội.

– Giúp trẻ xây dựng sự tự tin bằng cách khen ngợi khi có tiến bộ.

– Tìm hiểu các dụng cụ, phần mềm, ứng dụng, trò chơi giúp trẻ học toán và giải toán tốt hơn.

- Chia sẻ, lắng nghe, trao đổi với trẻ hằng ngày để hiểu về tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ của trẻ.

- Không gây áp lực cho trẻ, hãy tạo môi trường lành mạnh và thoải mái nhất để trẻ có thể tiếp
xúc tốt với những con số.

- Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc, căng thẳng khi phải đối diện với những bài toán khó, những
tình huống đòi hỏi đến việc tính toán.

-Nhà trường có thể xem xét giảm tải việc học toán hay cho thêm thời gian làm bài thi.

 Trị liệu tâm lý

Đôi khi những đứa trẻ mắc phải hội chứng sợ học toán cũng cần phải được trị liệu tâm lý để
ổn định hơn về mặt tinh thần. Cũng bởi, người bệnh thường cảm thấy tự ti, xấu hổ về khả
năng toán học của mình, nhiều người tự thu mình lại và không tiếp xúc với những người
xung quanh, khả năng bị trầm cảm và rối loạn lo âu tăng cao. Chính vì thế, họ cũng cần được
chăm sóc tinh thần, điều chỉnh những cảm xúc, suy nghĩ sai lệch của bản thân.

Quá trình trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ được những khúc mắc, cảm xúc tồi tệ
trong lòng. Chuyên gia tâm lý giúp họ tìm ra được giải pháp để kiểm soát và khắc phục
những suy nghĩ tiêu cực của bản thân để dần có cái nhìn lành mạnh, đúng đắn hơn. Bệnh
nhân sẽ dần hiểu rõ hơn về chính mình, lấy lại sự tự tin nhất định, hiểu rõ và tập trung hơn về
những điểm mạnh vốn có của bản thân.

You might also like