You are on page 1of 2

KHOA TÂM LÝ HỌC

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, 3 TÍN CHỈ
(Dành cho sinh viên hệ chất lượng cao_K68 Tâm lý học)
Câu 01: Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, một số chuyên ngành cơ
bản
Câu 02: Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lí học (quan sát, điều tra bằng
bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thực nghiệm) Định nghĩa? Cách tiến hành? Ưu và nhược điểm?
Câu 03: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể.
Câu 04: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.
Câu 05: Anh/chị hãy nêu quan điểm của một số trường phái tâm lý học trong thế kỷ 20:
Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn (các luận điểm cơ bản và đưa nhận xét cá nhân).
Câu 06: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động và phân tích cấu trúc của hoạt
động theo quan niệm của các nhà Tâm lý học hoạt động.
Câu 07: Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và
phát triển tâm lí con người.
Câu 08: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa cảm giác và các qui luật cơ bản của cảm giác.
Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.
Câu 9: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tri giác và các qui luật cơ bản của tri giác. Cho
ví dụ minh họa với từng quy luật.
Câu 10: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy.
Phân tích vai trò của tư duy đối với hoạt động nhận thức và đời sống con người.
Câu 11: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng
tượng. Phân tích vai trò của tưởng tượng đối với hoạt động nhận thức và đời sống con
người.
Câu 12: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ?
Làm thế nào để ghi nhớ và giữ gìn tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 13. Anh/chị hãy trình cách học điều kiện hóa từ kết quả (operant conditioning): Sự
củng cố; củng cố dương tính/tích cực; củng cố âm tính/tiêu cực; Sự trừng phạt. Nêu việc
vận dụng tri thức này trong hoạt động học tập của con người? (tr.257 – tr.267 – Q2- Những vấn
đề cơ bản của Tâm lý học)
Câu 14: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm. Ứng dụng việc hiểu
biết về các đặc điểm này trong cuộc sống của mình?
Câu 15: Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm. Nêu việc vận dụng từng quy luật
trong thực tiễn cuộc sống
Câu 16: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa ý chí. Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý
chí. Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất. Theo anh/chị, làm thế nào để nâng cao ý chí
của sinh viên trong học tập và trong cuộc sống?
Câu 17: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách? Nêu cách tiếp cận nhận thức –xã hội về
nhân cách?
Câu 18. Thế nào là tâm bệnh? Tiếp cận phân loại các rối loạn tâm thần? Định nghĩa rối
loạn tâm thền theo DSM? Nêu ý nghĩa của việc vận dụng tri thức với bản thân? (tr.22 –
tr.39, Chương 1, Tâm bệnh học_Đặng Hoàng Minh và cộng sự, 2022. Nxb.ĐHQGHN).

You might also like