You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ NVĐCBTLH (BẢN RÚT GỌN)

1. Tâm lý học nghiên cứu gì và để làm gì? Giới thiệu khái quát về các chuyên ngành
của Tâm lí học và các nơi làm việc.

2. Trình bày các cách tiếp cận trong Tâm lí học, các trường phái (học thuyết) Tâm lí
học và xu hướng của Tâm lí học hiện đại?

3. Tư duy phản biện là gì? Mối quan hệ giữa tư duy phản biện và nghiên cứu khoa
học?

4. Dựa vào đâu mà có các tri thức, kĩ năng trong lĩnh vực Tâm lí học? Các bước
nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lí học?

5. Vai trò của việc phân tích dữ liệu và thống kê toán học trong xử lý dữ liệu nghiên
cứu?

6. Trình bày về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Tại sao phải quan tâm
đến vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học?

7. Các loại tế bào thần kinh. Điện thế hoạt động là gì và cơ chế lan truyền điện thế
hoạt động trong tế bào thần kinh?

8. Sự dẫn truyền xung thần kinh giữa các neuron diễn ra như thế nào và nhờ những
cấu tạo nào? Có những nhóm chất dẫn truyền thần kinh nào? Đặc điểm của mỗi
nhóm?
9. Trình bày ngắn gọn về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ngoại biên?

10. Trình bày ngắn gọn về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương (tủy
sống và não bộ)?

11. Cảm giác là gì? Trình bày các giai đoạn cơ bản của quá trình cảm giác?

12. Mã hóa là gì? Quá trình mã hóa diễn ra ở đâu và phụ thuộc vào những yếu tố
nào? Cho ví dụ?

13. Đại diện của hệ thống cảm giác là gì và đặc điểm chung của các đại diện đó?

14. Phân tích quá trình cảm giác thị giác?


Nêu cấu tạo bổ trợ thị giác và đặc điểm?/ Cơ cấu biến đổi và đường dẫn truyền
của quá trình thị giác?/ Đặc điểm của vùng đại diện thị giác?/ Các lý thuyết về sự
cảm nhận màu sắc?

15. Tri giác là gì? Trình bày các cách tiếp cận lý giải tri giác?

16. Trình bày các cách đo lường tri giác của Tâm vật lý (Ngưỡng tuyệt đối, tính nhạy
cảm, đánh giá sự khác biệt, đánh giá cường độ). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tri giác?

17. Tổ chức thế giới tri giác là gì? Những quá trình cơ bản và qui luật của sự tổ chức
tri giác?

18. Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của các loại tri giác: tri giác thính giác, tri
giác vị trí và khoảng cách, tri giác chiều sâu, tri giác vận động (chuyển động)? Cho
các ví dụ?
19. Sự ổn định của tri giác là gì? Tri giác có sự ổn định về những mặt nào? Nêu các
VD?

20. Trình bày các cách lý giải quá trình nhận biết thế giới tri giác? Những yếu tố nào
ảnh hưởng đến quá trình nhận biết thế giới?

21. Sự chú ý là gì? Con người điểu khiển và phân phối sự chú ý như thế nào?

22. Học tập là gì? Vai trò của học tập?

23. Trình bày quá trình nhận biết và phản ứng với các kích thích riêng lẻ (Thói quen
và sự nhạy cảm)?

24. Trình bày quá trình nhận biết và phản ứng với các kích thích có liên kết với nhau
(điều kiện hóa cổ điển và việc học được 1 phản xạ có điều kiện/ điều kiện hóa từ
kết quả và sự hình thành và củng cố hành vi)

25. Trình bày quá trình nhận biết và phản ứng với các tình huống thông qua việc học
tập qua quan sát? Con người có thể học được những gì thông qua quan sát và bắt
chước?

26. Nêu một số phương pháp học tập hiệu quả (lớp học xuyên văn hóa, học tập chủ
động, học các kỹ năng)

27. Trí nhớ là gì? Các quá trình cơ bản của trí nhớ? Các cách phân loại trí nhớ? Nêu ví
dụ minh họa?
28. Trình bày ngắn gọn về các mô hình lý giải trí nhớ (mô hình xử lý thông tin, mô
hình các cấp độ xử lý, mô hình quá trình chuyển hóa phù hợp, mô hình phân phối
và xử lý song song, mô hình hệ thống đa trí nhớ).

29. Trình bày ngắn gọn về trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ làm việc, trí nhớ
dài hạn, và mối quan hệ giữa chúng.

30. Trình bày về sự tái hiện trí nhớ, sự xây dựng trí nhớ, sự quên, và nêu các nhân tố
ảnh hưởng đến chúng.

31. Trình bày các khía cạnh sinh học của trí nhớ. Những vùng cấu tạo nào của não
tham gia vào quá trình trí nhớ? Vai trò của từng vùng đó?

32. Trình bày các cách giúp cải thiện trí nhớ?

33. Trình bày khái niệm và chức năng cơ bản của tư duy? Phân tích các giai đoạn tư
duy theo mô hình xử lý thông tin.

34. Trình bày về các biểu tượng tâm lý - các nguyên liệu của quá trình tư duy - khái
niệm, mệnh đề, lược đồ, kịch bản, mô hình tâm lý, hình ảnh tâm lý và bản đồ
nhận thức. Cho ví dụ minh họa cho mỗi loại biểu tượng trên?

35. Phân tích các chiến lược tư duy: Lập luận hình thức, lập luận phi hình thức và các
loại suy nghiệm. Cho ví dụ minh họa?

36. Phân tích các chiến lược giải quyết vấn đề và những cản trở trong quá trình giải
quyết vấn đề? Cho ví dụ?
37. Phân tích quá trình ra quyết định và những thiên vị, sai sót trong quá trình ra
quyết định. Cho ví dụ minh họa?

38. Trình bày một số chức năng, các cấp độ, các trạng thái của ý thức?

39. Trình bày những giai đoạn của giấc ngủ, chức năng của giấc ngủ. Lý giải việc xuất
hiện giấc mơ.

40. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến trạng thái ý thức của con người?

41. Trình bày ngắn gọn các lý thuyết về nguồn gốc của động lực thúc đẩy. Cho ví dụ
minh họa?

42. Sự cần thiết của những thành tích trong cuộc sống. Mối liên hệ giữa việc thiết lập
mục tiêu và động cơ đạt thành tích, giữa thành công và hạnh phúc của con người.

43. Trình bày ngắn gọn các học thuyết về cảm xúc (Thuyết ngoại vi của James, Thuyết
trung tâm của Canon, Các học thuyết nhận thức)

44. Con người giao tiếp bằng cảm xúc như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng
đến cảm xúc và việc thể hiện cảm xúc?

You might also like