You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Thực hành Tâm lý học Lâm sàng

1. Mã học phần: PSY3065


2. Số tín chỉ: 03 (20 giờ giám sát trên lớp, 90 giờ thực hành tại cơ sở)
2. Học phần tiên quyết: Tâm lý học Lâm sàng Đại cương (PSY2014)
3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
4. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
- Giảng viên 1: Trần Thu Hương, giảng viên, phó giáo sư, tiến sĩ, Khoa Tâm lý học,
ĐHKHXHNV.
- Giảng viên 2:
5. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
Kiến thức: Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong ứng dụng kiến thức lâm sàng được
học tại trường với thực tế hành nghề.
Kỹ năng: Hình thành ở sinh viên những kỹ năng về tiếp xúc, hỏi chuyện lâm sàng, quan
sát lâm sàng, thăm khám và đánh giá tâm lý; kỹ năng sử dụng các trắc nghiệm và các
thang đo đánh giá, các kỹ thuật và phương pháp trị liệu, kỹ năng xây dựng hồ sơ tâm lý
và nghiên cứu trường hợp.
Thái độ: Hình thành ở người học thái độ tôn trọng, chấp nhận, lắng nghe, thấu cảm với
thân chủ/người bệnh; thái độ tích cực trong công việc, hợp tác và có tinh thần làm việc
nhóm, tinh thần xây dựng với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác tại cơ sở. Tuân
thủ các nội quy của cơ sở, những quy tắc hành nghề của một nhà tâm lý học.
6. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
Kiến thức:
- Hiểu quy trình can thiệp tâm lý thực tế tại cơ sở mà sinh viên thực tập [CĐR 1.2.1
của CTĐT].
- Thông qua những tiếp xúc lâm sàng cụ thể, lý giải được các cơ chế tâm lý duy trì
hành vi kém thích ứng của thân chủ/bệnh nhân [CĐR 1.2.2 của CTĐT].
Kỹ năng:
- Hình thành khả năng tiếp xúc, hỏi chuyện, quan sát lâm sàng với thân chủ/bệnh nhân
[CĐR 3.1.1 của CTĐT]
- Nhận diện được một số triệu chứng điển hình của một số vấn đề rối nhiễu thường gặp
tại cơ sở thực tập [CĐR 3.1.2 của CTĐT].
- Thực hiện được 02 trắc nghiệm hoặc thang đánh giá tâm lý [CĐR 3.1.1 của CTĐT].
- Bước đầu đưa ra được cách giải quyết phù hợp cho một số tình huống can thiệp tâm
lý [CĐR 3.1.3 của CTĐT].
- Biết xây dựng hồ sơ tâm lý [CĐR 3.1.2 của CTĐT]
Tư duy:
- Đánh giá, đưa quan điểm cá nhân về các yếu tố duy trì hành vi kém thích nghi và
vấn đề rối nhiễu ở thân chủ/bệnh nhân [CĐR 2.2.1 của CTĐT].
Thái độ:
- Tập thói quen tự quan sát bản thân [CĐR 4.2.1 của CTĐT].
- Tập thói quen suy ngẫm về đạo đức trong hành nghề [CĐR 4.1.1 của CTĐT].
7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Đầu điểm Tỷ lệ Hình thức kiểm tra, đánh giá


Thường xuyên 10% - Điểm danh: tối đa 8/10, đi học đủ tất cả các buổi
(vắng hơn 20% thời lượng sẽ không được thi cuối
kì).
- Phát biểu: điểm cộng từ 1/10 đến 2/10.
- Điểm thường xuyên là điểm tổng của điểm điểm
danh và điểm phát biểu.
Giữa kỳ 30% - Tiểu luận cá nhân (10-12 trang gồm các nội dung
(1) mô tả về cơ sở thực tập; (2) mô tả về công việc
của nhà tâm lý; (3) mô tả, kèm theo các ví dụ lâm
sàng và đánh giá đạo đức nghề về các công việc mà
thực tập sinh đã làm tính tới thời điểm báo cáo.
Cuối kỳ 60% - Tiểu luận cá nhân (tối thiểu 20 trang) gồm các nội
dung (1) mô tả cơ sở thực tập; (2) mô tả công việc
của nhà tâm lý; (3) các công việc đã thực hiện kèm
theo ví dụ lâm sàng, (4) tình huống lâm sàng, ca
lâm sàng chính trong quá trình thực tập; (5) bàn
luận đạo đức nghề.
- Tiểu luận cá nhân là báo cáo thực tập, được nhà tâm
lý tại cơ sở nhận xét về kiến thức, kỹ năng, thái độ
khi thực tập.
8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
Nguyễn Thị Minh Hằng (chủ biên). (2017). Giáo trình Tâm lý học Lâm sàng. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Rogers Perron và cs. (người dịch: TS Văn Thị Kim Cúc). (2003). Thực hành Tâm lý học
Lâm sàng, Hà Nội: Phòng Tư liệu Khoa Tâm lý học.
9. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):
Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã
tích luỹ được từ các học phần khác thuộc lĩnh vực Tâm lý học Lâm sàng vào thực tiễn.
Sinh viên trực tiếp quan sát và thực hành tại các cơ sở trong vai trò của một nhà tâm lý
lâm sàng. Quá trình thực hành của sinh viên phải được diễn ra dưới sự giám sát/hướng
dẫn của một nhà Tâm lý học thực hành đang làm việc tại cơ sở và của giảng viên phụ
trách học phần. Những kỹ năng và công cụ hành nghề của nhà Tâm lý học Lâm sàng
được hướng dẫn trực tiếp tại cơ sở thực hành.
10. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
Học phần thực hành nên lịch trình trên lớp sẽ được triển khai thực tế như sau:

Buổi Nội dung triển khai Sản phẩm của sinh


viên
Buổi 1 - Giới thiệu chung về học phần Định hình lựa chọn về
- Giới thiệu các cơ sở thực tập (nhóm bệnh nhân/thân cơ sở thực tập
chủ, loại hình, các công cụ cận lâm sàng thường sử
dụng,…)
- Thảo luận về mong muốn của sinh viên về
 Nhóm bệnh nhân/thân chủ
 Loại hình cơ sở thực tập
 Chuẩn bị tâm thế
- Hướng dẫn viết kế hoạch thực tập cá nhân
- Hướng dẫn chuẩn bị về mặt hành chính khi đến cơ sở
thực tập
Buổi 2 Thảo luận, góp ý về kế hoạch thực tập. Sinh viên gửi Kế hoạch thực tập cá
kế hoạch qua email, GV góp ý. Hẹn gặp trực tiếp khi nhân (Mẫu 01). Viết
cần thảo luận nhiều hơn. sau khi đã tìm hiểu
thông tin về cơ sở.
Buổi 3 Thực hành tại cơ sở
Buổi 4 - Thảo luận Tình huống lâm sàng
 Sự thích ứng tại cơ sở thực tập
 Yếu tố lâm sàng chủ thể trong tiến hành đánh
giá hoặc can thiệp
 Hiểu về lâm sàng triệu chứng có lợi ích như thế
nào trong thăm khám, can thiệp
 Lần tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với bệnh
nhân/thân chủ (nếu đã được thực hiện)
- Hướng dẫn viết báo cáo giữa kì
Buổi 5 Thực hành tại cơ sở
Buổi 6 Thực hành tại cơ sở
Buổi 7 - Thảo luận Báo cáo thời gian thực
 Sinh viên gặp các tình huống lâm sàng cụ thể tập (Mẫu 02)
nào sau 01 tháng thực hành? Tình huống lâm sàng
 Vị trí, vai trò của nhà tâm lý. So sánh lý thuyết
và thực tế.
- Hướng dẫn
 Viết báo cáo tâm lý
 Lập hồ sơ tâm lý
Buổi 8 Thực hành tại cơ sở
Buổi 9 Thảo luận Báo cáo giữa kì (min
- Sinh viên gặp các tình huống lâm sàng cụ thể nào? 10 trang)

- Ứng dụng tiếp cận nào để giải thích các yếu tố trong Tình huống lâm sàng
những tình huống lâm sàng đã nêu?
Buổi 10 Thực hành tại cơ sở
Buổi 11 - Trả báo cáo giữa kì. Thảo luận các nhóm vấn đề Tình huống lâm sàng
chung rút ra từ báo cáo của cả lớp.
- Thảo luận
 Sinh viên gặp các tình huống lâm sàng cụ thể
nào?
 Ứng dụng tiếp cận nào để giải thích các yếu tố
trong những tình huống lâm sàng đã nêu?
- Hướng dẫn viết báo cáo cuối kì
Buổi 12 Thực hành tại cơ sở
Buổi 13 - Thảo luận Báo cáo thời gian thực
 Sinh viên gặp các tình huống lâm sàng cụ thể tập (Mẫu 02)
nào? Tình huống lâm sàng
 Ứng dụng tiếp cận nào để giải thích các yếu tố
trong những tình huống lâm sàng đã nêu?
- Hướng dẫn kết thúc thực tập
Buổi 14 Thực hành tại cơ sở

You might also like