You are on page 1of 21

Giảng dạy

bằng Nghiên cứu Tình huống

Nguyễn Hữu Lam


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
1 / 10 / 2003
Tình huống là gì?
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong
đó một viên chức hay nhà quản lý công
hoặc tư phải đưa ra quyết định… Các tình
huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh
khác nhau mà viên chức hay nhà quản lý
đó phải cân nhắc khi ra quyết định, và với
những thông tin thường không hoàn chỉnh
hoặc mâu thuẫn vào lúc đó” (Comez-
Ibanez, 1986).
Tình huống là gì?
“Tình huống là một câu chuyện, có cốt
chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn
cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm,
và thường là hành động chưa hoàn chỉnh.
Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết,
chuyển nét sống động và phức tạp của đời
thực vào lớp học.” (Boehrer, 1995)
Phương pháp NCTH là gì?
 Phương pháp NCTH là một kỹ thuật giảng dạy trong đó
những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu
được trình bày cho sinh viên với mục đích minh họa
hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
 Phương pháp NCTH là một phương pháp giảng dạy dựa
vào những ví dụ thực tế (Marsick, 1990), được dùng để
thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển
(Galbraith & Zelenak, 1991).
Phương pháp NCTH là gì?
 Tình huống nghiên cứu gồm ba thành
phần có liên quan lẫn nhau:
 báo cáo tình huống,
 phân tích tình huống, và
 thảo luận tình huống.
Những cách tiếp cận
sử dụng tình huống
 Giảng bài
 Lý thuyết hóa
 Minh họa
 Biên đạo (Choreographing)
Ưu điểm của phương pháp NCTH
1. Mang tính cá nhân.
2. Thực tế.
3. Cụ thể.
4. Đặt các thành viên vào một tình huống tập thể.
5. Tạo ý thức mạnh về sự tham gia và trao đổi.
6. Giúp các thành viên nhận ra rằng
– những người khác nhận định tình huống theo nhiều cách
khác nhau,
– những người khác gặp những vấn đề tương tự như họ, và
– những người khác gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.
Ưu điểm của phương pháp NCTH
7. Giúp nhận thức rằng những vấn đề được thảo luận không
chỉ về một chủ đề duy nhất hoặc không chỉ có một câu trả
lời duy nhất.
8. Phát triển cách đánh giá và khả năng tư duy độc lập và
chín chắn hơn.
9. Tạo kinh nghiệm thực hiện những phần chính yếu của công
việc giám sát hoặc quản lý.
10. Giúp hiểu rõ hơn về hành vi con người và tăng độ nhạy
cảm đối với những nguyên nhân đằng sau hành vi đó, giúp
nhận thức rõ về nhu cầu cần phải tìm kiếm những nguyên
nhân thật sự đó.
11. Phát triển kỹ năng giao tiếp.
12. Giảm thái độ cứng ngắc.
Nhược điểm của phương pháp NCTH
1. Không thật sự tạo ra kinh nghiệm thực tiễn.
2. Không hoàn chỉnh.
3. Đôi khi quá nhấn mạnh đến việc ra quyết định.
4. Người chủ trì thảo luận cần có kỹ năng cao hơn so với các phương pháp
khác.
5. Khác biệt.
6. Chậm.
7. Không phải tất cả các giảng viên và học viên đều thích nghi được.
8. Tạo thêm cơ hội cho “người quá nhiệt tình” chiếm độc quyền cuộc thảo
luận.
9. Khó kết hợp các kết quả của phương pháp này với những thực tiễn hoạt
động cụ thể.
10. Không hữu dụng khi mục đích chính là truyền đạt thông tin và sự kiện.
11. Có thể phí thời gian và công sức, nếu sử dụng không đúng cách.
Các mục tiêu của
phương pháp tình huống
 Nhạy cảm, đồng cảm, và các kỹ năng quan
hệ con người
 Cảm nhận chung (Common sense)
 Thói quen đặt câu hỏi
 Năng lực trí tuệ
 Định hướng hành động
Kiến thức từ NCTH
 Cụ thể hơn
 Gắn vào bối cảnh hơn
 Được phát triển thêm qua cách diễn dịch
của người đọc
 Dựa vào những tổng thể tham chiếu do
người đọc xác định
Chọn một tình huống
 Tiện dụng cho sư phạm
 Gây xung đột

 Buộc phải ra quyết định

 Tính khái quát

 Ngắn gọn

(Robyn, D. 1986)
Một tình huống tốt
 “Một tình huống tốt là một phương tiện
chuyển tải một mảng thực tế vào phòng học
để cả lớp và giảng viên cùng bàn luận."
(Donham & Lawrence)
 Phần lớn các tình huống yêu cầu các sinh
viên đóng vai của nhân vật chính và ra một
hoặc nhiều quyết định quan trọng. Thông tin
thường được cố tình bỏ sót, cho phép có
nhiều phương án khả dĩ.
Một tình huống tốt
 ngắn gọn, viết tốt
 mang tính khiêu khích,
 đầy những mâu thuẫn, mơ hồ và có thể có
nhiều phản ứng mâu thuẫn nhau
 gây thích thú cho sinh viên
 có thể phân tích từ nhiều hướng lý thuyết
 có trọng tâm, và tự thân tương đối hoàn
chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm nhiều
thông tin.
Một tình huống dở
 quá rõ ràng: kết quả được xác định và quá rõ ràng ngay từ ban
đầu
 dài dòng lê thê, chứa quá nhiều chi tiết
 chỉ có một cách diễn dịch,
 trình bày toàn bộ sự việc, hoặc chứa đựng tất cả những khía
cạnh để tự phân tích,
 nhàm chán đối với sinh viên,
 thiếu những thông tin căn bản,
 trình bày rườm rà, luôm thuộm với những bảng số liệu khó hiểu,
 tập trung quá nhiều vào một cá nhân ra quyết định chính sách,
 thể hiện ý kiến thiên lệch,
 thiếu vẻ mơ hồ, tính căng thẳng hay hồi hộp,
 quá cá biệt nên khó liên hệ với những phần khác của môn học
Dạy Tình huống:
Bước chuẩn bị của giảng viên
 Hiểu rõ các lập luận và vấn đề trong tình
huống
 Hiểu rõ các nhu cầu và đặc điểm của người
học, các mục tiêu của lớp học, phương
pháp truyền đạt, và phương pháp đánh giá
việc học
 Phác thảo sơ đồ các chủ đề, luồng tư duy,
trình tự, và cấu trúc
 Phân công câu hỏi học tập cho sinh viên.
Dạy Tình huống: Sinh viên

 Vai trò của sinh viên trong việc chuẩn bị và


tham gia thảo luận.
 Những bước cơ bản:
 đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt
yếu mà người ra quyết định đương đầu,
 xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn
và để tổng hợp thành các giải pháp,
 đưa ra, phân tích, và so sánh những giải pháp
khác nhau, và
 đề xuất phương hướng hành động.
Dạy Tình huống
Lý tưởng nhất là sinh viên nên làm việc
theo nhóm để chuẩn bị một bài viết báo
cáo và/hoặc trình bày về tình huống trước
lớp. Sau đó sinh viên nên tự đánh giá tình
huống và hiệu quả học tập đạt được từ
tình huống đó.
Dạy Tình huống
 Một buổi học nghiên cứu tình huống
hiệu quả nên có bốn phần:
 Hướng về ra quyết định
 Phân tích

 Cấu trúc

 Kết thúc

(Rangan, 1995)
Dạy Tình huống
 Giảng viên nên biết cách kiểm soát
những vấn đề sau đây:
 sắp xếp phòng học,
 chia nhóm cho sinh viên,
 xác định rõ các vai trò,
 quản lý tình huống.
Dạy Tình huống
Giảng viên có thể đóng những vai:
1. Người hỗ trợ:
tạo ra bầu không khí trong đó sinh viên có thể đưa ra câu trả lời của chính mình
phân tích, tổng hợp, và đánh giá
2. Huấn luyện viên:
nhận nghĩa vụ tiến hành buổi học nhưng để cho sinh viên thi đấu trận đấu của mình
áp dụng, phân tích, và tổng hợp
3. Thủ quân:
lãnh nghĩa vụ và định hướng, nhưng sinh viên có nghĩa vụ đưa ra câu trả lời đúng
hiểu, áp dụng, và phân tích
4. Người minh họa:
Trình bày phần phân tích và làm sáng tỏ các luận điểm cho sinh viên, còn sinh viên
chủ yếu nghe và ghi chép
kiến thức và hiểu
(Gitman et al.)

You might also like