You are on page 1of 12

Câu 1. Giới tính của bạn là?

Giới tính Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm
(%)
Nam 55 0.325 32.5

Nữ 114 0.675 67.5

Tổng 169 1.000 100

Bảng 1.1: Tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Bảng 1.2: Biểu đồ thể hiện giới tính người tham gia khảo sát.
Nhận xét: Trong tổng số 169 đối tượng khảo sát, người tham gia khảo sát có giới tính
nam là 55 chiếm 32.5%, trong khi đó, có 114 người là nữ chiếm 67.5% tổng số.
Câu 4: Anh/chị cho chúng tôi biết anh/chị có cảm thấy trân trọng các mối quan hệ
hiện tại như bạn bè, người thân của mình không, đánh giá mức độ từ 1 đến 5:
1. Hoàn toàn không trân trọng
2. Không trân trọng
3. Trung dung
4. Trân trọng
5. Hoàn toàn trân trọng

Mức độ trân trọng Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm
(%)
Hoàn toàn không 6 0.0355 3.55
trân trọng
Trung dung 7 0.0414 4.14

Trân trọng 43 0.2544 25.44

Hoàn toàn trân 113 0.6687 66.87


trọng
Tổng 169 1.0000 100

Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện mức độ trân trọng các mối quan hệ bạn bè và người thân
của sinh viên tham gia khảo sát.

Bảng 4.2: Biểu đồ thể hiện mức độ trân trọng mối quan hệ của sinh viên.
Nhận xét: Qua biểu đồ nhận thấy sinh viên hoàn toàn trân trọng mối quan hệ gia đình,
bạn bè chiếm tỉ lệ cao nhất với 66.87% (113 người) và sinh viên hoàn toàn không trân
trọng mối quan hệ của mình chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 3.55% (6 người). Có thể nói rằng
sinh viên hiện nay đa số trân trọng mối quan hệ gia đình, bạn bè. Điều này chứng tỏ trong
xã hội hiện đại, sinh viên hầu hết được sống trong môi trường giáo dục tốt và cảm nhận
được tình yêu thương từ ba mẹ nên họ trở nên trân trọng mối quan hệ của mình. Song,
vẫn còn số ít bạn sinh viên hoàn toàn không trân trọng hay trung dung với các mối quan
hệ hiện tại bởi vì sự áp lực từ công việc, học tập đã khiến họ thờ ơ với các mối quan hệ
xung quanh. Từ bảng 4.1 cho thấy tần suất phần trăm sinh viên trân trọng và hoàn toàn
trân trọng mối quan hệ của mình là 92.31%. Nghiên cứu khảo sát về sự trân trọng mối
quan hệ của giới trẻ được thực hiên bởi Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS)
vào năm 2023 cho thấy có 80% người trẻ cho rằng mối quan hệ là điều quan trọng
trong cuộc sống. Mục tiêu của nhóm em là kiểm định xem tỉ lệ sinh viên trân trọng
mối quan hệ của mình có lớn hơn 80% không. Giả thuyết không và giả thuyết đối
của kiểm định này như sau:
H0: p ≤ 0.8
Ha: p ¿ 0.8
Kiểm định với độ tin cậy là 95%.
p − p0
Giá trị thống kê kiểm định là: z ¿
√ p0 (1 − p0 ) ¿4.00075
n

Sử dụng phương pháp p-value:


+ Với z = 4.00075. Từ đó ta có, p-value = 0.000017 ¿ 0.05 (α = 0,05) => p–value < α
nên ta bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 0.05.
Do vậy, kết quả kiểm định đã cung cấp đủ bằng chứng thống kê ủng hộ cho kết luận rằng
phần trăm sinh viên trân trọng mối quan hệ là lớn hơn 80%
Câu 6: Bạn có hay lướt thấy những bài status khoe sự giàu có,trẻ đẹp của người yêu
và sự yêu thương của bố mẹ với người khác mà điều đó khiến bạn phải chạnh lòng?
Đánh giá mức độ chạnh lòng của bạn trên thang điểm từ 1 đến 10.

Số lượng khảo sát 169


Trung bình 3.9408
Trung vị 3
Mode 1
Giá trị lớn nhất 10
Giá trị nhỏ nhất 1
Tứ phân vị thứ nhất 5
Tứ phân vị tứ ba 7
Khoảng biến thiên 9
Độ trải giữa 2
Phương sai 6.0203
Độ lệch chuẩn 2.4536
Bảng 6.1: Bảng phân tích dữ liệu mức độ chạnh lòng của sinh viên.

Bảng 6.2: Biểu đồ hộp thể hiện mức độ chạnh lòng của sinh viên trên thanh điểm từ 1
đến 10.
Nhận xét: Từ kết quả có được từ bảng dữ liệu, nhìn chung, ta thấy trung bình mức độ
chạnh lòng của sinh viên, với µ=3.9408 trên thang đo 10. Điều này cho thấy rằng, khi
tham gia vào các trang mạng xã hội, việc lướt thấy các bài đăng về việc khoe người yêu
hay sự yêu thương với cha mẹ sẽ tác động một phần nào đó đến tâm trạng và cảm xúc của
nhiều người, khiến họ cảm thấy ganh tị và chạnh lòng, có thể là vì mình không được như
họ. Đồng thời, theo bảng dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát, giá trị trung vị bằng 3,
tức có nghĩa là trong số 169 sinh viên tham gia khảo sát, có 50% chọn mức độ chạnh
lòng là 3 và có giá trị Mode bằng 1 nghĩa là mức độ chạnh lòng thấp nhất 1 được nhiều
bạn sinh viên lựa chọn. Đây có thể được xem như một tín hiệu tích cực vì việc không bị
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, trạng thái của sinh viên bởi những vấn đề xuất phát từ
mạng xã hội là điều vô cùng quan trọng và cần thiết và để tránh tác động của những bài
đăng khoe mẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, mỗi người cần phải có ý thức nhận biết
những bài đăng có mục đích tốt hay xấu, nâng cao nhận thức, tránh việc so sánh bản thân
với những người khác và đặc biệt phải luôn luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong
cuộc sống.
Ở đây chúng em đặt ra câu hỏi: Liệu độ tuổi của sinh viên và mức độ chạnh lòng
của sinh viên khi xem những status này có liên hệ gì với nhau không? Chúng em sẽ
trả lời câu hỏi bằng cách tìm hệ số tương quan giữa câu 2 và câu 6.

Độ tuổi Mức độ chạnh lòng

Trung bình (Mean) 18.4024 3.9408

Trung vị (Median) 18 3

Mode 18 1

Phương sai (Variance) 0.9086 6.0203

Độ lệch chuẩn 0.9532 2.4536


(Std.Deviation)
Giá trị nhỏ nhất (Min) 17 1

Gía trị lớn nhất (Max) 22 10

Khoảng biến thiên (Range) 5 9


Σ ( xi − x )( yi − y ) s xy
Ta có : s xy= ; r xy= .
n −1 sx s y

Từ đó, ta tính được hiệp phương sai mẫu của hai biến:
s xy ¿ 0.4347 ¿ 0

Từ đó, ta tính ra hệ số tương quan mẫu:


r xy =¿ 0.1859

Kết luận:
Con số 0.4347 ¿ 0 cho thấy mối liên hệ tuyến tính thuận giữa hai biến, có nghĩa là, khi
độ tuổi tăng lên, mức độ chạnh lòng khi thấy những status khoe người yêu tăng theo. Giá
trị của r xy gần bằng 0 cho thấy mối liên hệ tuyến tính yếu giữa hai biến.

25

20

15
Độ tuổi

10

0
0 2 4 6 8 10 12
Mức độ chạnh lòng

Bảng 6.3: Biểu đồ phân tán của độ tuổi và mức độ chạnh lòng của sinh viên.

Ước lượng khoảng trung bình của tổng thể:


Sử dụng dữ liệu trong bảng 6.1, ta có trung bình mẫu x = 3.9408 và độ lệch chuẩn mẫu s¿
2.4536. Với độ tin cậy 95% và bậc tự do t ¿ n − 1 ¿ 168 ta tính được ước lượng khoảng
của trung bình tổng thể mức độ chạnh lòng:
s
x ± t α/ 2 = 3.9408 ± 0.3699
√n
Kết luận: Ta tin tưởng ở mức 95% rằng trung bình mức độ chạnh lòng cho tổng thể tất
cả sinh viên là nằm giữa 3.5709 điểm và 4.3107
Câu 7: Tần suất bạn lướt thấy những bài status này trong một ngày ?

Số lần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm


(%)

Không lần nào 32 0.1893 18.93

1-3 lần 97 0.5740 57.4

4-6 lần 30 0.1775 17.75

7-9 lần 5 0.0296 2.96

Nhiều hơn 9 lần 5 0.0296 2.96

Tổng 169 1.0000 100

Bảng 7.1: Bảng tần số thể hiện số lần sinh viên lướt thấy những bài status về tình yêu và
gia đình trong một ngày.
Bảng 7.2: Biểu đồ thể hiện số lần sinh viên lướt thấy những bài status về tình yêu và gia
đình trong một ngày.
Nhận xét: Từ biểu đồ và bảng tần số cho thấy phần trăm sinh viên lướt thấy những bài
status về tình yêu từ 1-3 lần chiếm tỉ lệ cao nhất (57.4%).Tỉ lệ sinh viên lướt thấy những
bài status này nhiều hơn 9 lần là 2.96% .Điều này cho thấy mối quan tâm về tình yêu của
các bạn sinh viên trên mạng xã hội là không đáng kể.
Câu 18: Trong năm qua bạn đã gặp mặt trực tiếp bao nhiêu người bạn online ?

Trung bình 2.8994

Độ lệch chuẩn 0

Giá trị nhỏ nhất 0

Tứ phân vị thứ 1 0

Trung vị 0

Tứ phân vị thứ 3 3
Giá trị lớn nhất 52

Mode 0

Khoảng biến thiên 52

Độ trải giữa 2

Bảng 18.1: Bảng phân tích dữ liệu số người bạn online mà các bạn sinh viên đã gặp mặt
trong năm 2023

Bảng 18.2: Biểu đồ hộp thể hiện số người bạn online mà các bạn sinh viên đã gặp mặt
trong năm 2023.
Nhận xét: Từ biểu đồ box-plot cho thấy có 8 giá trị ngoại lệ nên giá trị trung bình 2.8994
là không còn chính xác. Từ bảng phân tích dữ liệu ta thấy có giá trị nhỏ nhất là 0 và mode
là 0, điều này chứng tỏ hầu hết các bạn sinh viên không gặp mặt trực tiếp người bạn
online mà họ chưa gặp bao giờ gặp trước đây. Theo nghiên cứu được thực thực hiện bởi
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 cho thấy họ
không gặp bạn online trực tiếp vì họ không cảm thấy an toàn khi gặp người lạ, họ không
có thời gian hoặc khả năng để gặp mặt hoặc họ không thấy cần thiết để gặp mặt. Song,
bảng tần số thể hiện giá trị lớn nhất là 52 nghĩa là có những bạn sinh viên hoàn toàn thoải
mái khi gặp mặt bạn online ngoài đời thực. Ngày nay, mạng xã hội đã ít nhiều tác động
đến đời sống tinh thần của sinh viên.

Số người đã gặp mặt Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
(%)

0 88 0.5207 52.07

Nhiều hơn 0 81 0.4793 47.93

Tổng 169 1.0000 100

Bảng 18.3: Bảng tần số thể hiện số người bạn online mà các bạn sinh viên đã gặp mặt
trong năm 2023.
Từ bảng 18.3 ta thấy phần trăm sinh viên gặp mặt bạn online ít nhất một người là
47.93%. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế -
Xã hội (ISDS) vào năm 2020 cho thấy 76% thanh niên Việt Nam đã từng kết bạn
online. Trong số những người này, 56% đã gặp bạn online của họ ít nhất một lần
trong đời. Mục tiêu của nhóm em là xác định xem tỷ lệ giới trẻ gặp mặt bạn online
của họ ít nhất một lần trong đời có nhỏ hơn 56% không. Giả thuyết không và giả
thuyết đối của kiểm định này như sau:
H0: p≥0.56
Ha: p ¿0.56
Kiểm định với độ tin cậy là 95%.
p − p0
Giá trị thống kê kiểm định là: z ¿
√ p0 (1 − p0 ) ≈ -2.11
n

Sử dụng phương pháp p-value:


+ Với z ≈ -2.11. Từ đó ta có, p-value = 0.0174
+ Theo quy tắc p-value, ta có 0.0174 ¿ 0.05 (α = 0,05) => p–value < α nên ta bác bỏ
giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 0.05.
Do vậy, kết quả kiểm định đã cung cấp đủ bằng chứng thống kê ủng hộ cho kết luận rằng
phần trăm sinh viên gặp mặt ít nhất một người bạn online ngoài đời là nhỏ hơn 56%.
Câu muốn về nhà và câu mức độ trân trọng
Ở đây chúng em đặt ra câu hỏi: Liệu mức độ trân trọng mối quan hệ của sinh viên
và mức độ của sinh viên muốn về nhà trò chuyện chăm sóc bố mẹ khi xem những
status về tình cảm gia đình có liên hệ gì với nhau không? Chúng em sẽ trả lời câu
hỏi bằng cách tìm hệ số tương quan giữa câu 4 và câu 19.

Mức độ trân trọng mối quan Mức độ muốn trò chuyện,


hệ chăm sóc bố mẹ

Trung bình 4.5207 3.9763

Độ lệch chuẩn 0.8735 0.8861

Σ ( xi − x )( yi − y ) s xy
Ta có : s xy= ; r xy= .
n −1 sx s y

Từ đó, ta tính được hiệp phương sai mẫu của hai biến:
s xy ¿ 0.3636 ¿ 0

Từ đó, ta tính ra hệ số tương quan mẫu:


r xy =¿ 0.47

Kết luận:
Con số 0.3636 ¿ 0 cho thấy mối liên hệ tuyến tính thuận giữa hai biến, có nghĩa là, khi
mức độ trân trọng mối quan hệ tăng lên, mức độ muốn về nhà chăm sóc bố mẹ khi thấy
những status về tình cảm gia đình, quê hương tăng theo. Giá trị của r xy gần bằng 0.5 cho
thấy mối liên hệ tuyến tính trung bình giữa hai biến.
Bảng 19.3: Biểu đồ phân tán của mức độ trân trọng mối quan hệ và mức độ muốn về nhà
chăm sóc bố mẹ.

You might also like