You are on page 1of 7

THỰC TRẠNG HÀNH VI GÂY HẤN THỤ ĐỘNG Ở SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Hoài Trâm Anh,
Đoàn Ngọc Minh Châu, Nguyễn Thị Huyền Chi
K72C, khoa Tâm lý - Giáo dục
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Thiện – Tâm lý - Giáo dục

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên 301 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nhằm khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ hành vi gây hấn thụ động của sinh viên, một
số nguyên nhân dẫn đến hành vi này. Kết quả cho thấy hành vi gây hấn thụ động không
chiếm đa số ở sinh viên nhưng hành vi này vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan
hệ xung quanh của sinh viên. Hình thức tránh né hoặc nói bóng gió, mỉa mai với người
bạn mình không thích được sinh viên sử dụng thường xuyên khi gây hấn thụ động.
Nguyên nhân của hành vi này được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là lý do từ sự giáo dục
gia đình, tiếp sau đó là lý do sợ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân khi thực hiện hành vi
gây hấn chủ động.
Từ khóa: hành vi gây hấn thụ động, sinh viên

TỔNG QUAN
Con người là sinh vật xã hội; và để trở thành con người xã hội, con người phải
trải qua quá trình xã hội hóa, phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ một cách một
cách ổn định và lành mạnh từ đó duy trì cuộc sống cá nhân của bản thân. Đa phần
chúng ta nhận ra việc sử dụng những từ ngữ hay hành động gây tổn thương người
khác đều là những hành vi gây “phá hoại” mối quan hệ đó. Tuy nhiên, khi một người
người cảm thấy rằng ý kiến của mình bị phớt lờ hoặc bị đối xử không công bằng, điều
này khiến họ khó chịu, giận dữ và hơn nữa họ muốn thực hiện những hành động gây
hấn và hung hăng.Trong xã hội hiện nay, nơi bạo lực bị nghiêm cấm, mọi người thay
vì bày tỏ sự thù địch một cách trực tiếp, họ lựa chọn sử dụng những lời nói và hành
động “không lời”. Kiểu gây hấn này còn được gọi là sự gây hấn gián tiếp hoặc sự gây
hấn thụ động (Young-OkLim & Kyung-Hyun Suh, 2022).
Hành vi gây hấn thụ động không phải là sự xen kẽ giữa hành vi gây hấn và hành
vi thụ động mà chúng kết hợp với nhau tạo ra một hành vi vừa gây nhầm lẫn, vừa gây
khó chịu cho người khác (Iqbal et al, 2019). Biểu hiện của hành vi gây hấn thụ động
gồm các hành vi chỉ trích, phá hoại hay tránh né người mà mình không thích. Đối với
độ tuổi sinh viên, hành vi gây hấn thụ động có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ
xung quanh họ, làm giảm sút kết quả học tập và tạo nên môi trường học tập không an
toàn.
Nhận thấy rằng khái niệm hành vi gây hấn thụ động đã tồn tại rất nhiều trong
tâm lý học nhưng những nghiên cứu về hành vi này còn ít. Chúng tôi lựa chọn đề tài
“Thực trạng hành vi gây hấn thụ động ở sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội” để nghiên cứu. Nhằm giúp nhà trường, gia đình thay đổi nhận thức và hành vi
của mình nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hành vi gây hấn thụ động của sinh viên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Mẫu khảo sát
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, bao gồm 301 sinh viên
thuộc các khoa của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Đặc điểm về khách thể
Về giới tính sinh học: 205 sinh viên nữ (68.1%), 96 sinh viên nam (31.9%).
Về năm học: 126 sinh viên năm thứ Hai (41.9%); 82 sinh viên năm thứ Nhất
(27.2%); 71 sinh viên năm thứ Ba (23.6%); 22 sinh viên năm thứ Tư (7.3%).
Về học lực: 160 sinh viên học lực Xuất sắc/ Giỏi (53.2%); 127 sinh viên học lực
Khá (42.2%); 12 sinh viên học lực Trung bình (4.0%); 2 sinh viên học lực Yếu
(0.7%).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi tiến hành tập hợp, hệ thống hóa các vấn đề tâm lý học có liên quan
đến hành vi gây hấn thụ động để xây dựng khái niệm công cụ cho đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhóm chúng tôi đã tiến hành xây dựng bảng khảo sát về HVGHTĐ và nguyên
nhân của hành vi và kết quả như sau: chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu và thang
đo gây hấn thụ động (PAS) của Young-Ok Lim và Kyung-Hyun Suh (2022) với độ tin
cậy Cronbach alpha = 0.93 để xây dựng bảng khảo sát biểu hiện HVGHTĐ của sinh
viên. Chúng tôi đã chuyển dịch ngôn ngữ và chỉnh sửa 21 items sao cho phù hợp với
khách thể là sinh viên Việt Nam. Thông qua kiểm định Spss cho thấy bảng khảo sát
của nhóm nghiên cứu có độ tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.897 ở mức cao, chứng tỏ
bảng khảo sát đáng tin cậy và có thể sử dụng được. Bảng khảo sát hành vi GHTD của
nhóm nghiên cứu chia biểu hiện của hành vi GHTD thành 3 yếu tố là Chí trích, Tránh
né, Phá hoại và tương ứng với việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Những câu hỏi 5 mức độ trả lời lời nhóm nghiên cứu quy ước mức điểm như
sau:
Mức 1: 1 điểm; Mức 2: 2 điểm; Mức 3: 3 điểm; Mức 4: 4 điểm; Mức 5: 5 điểm
Ứng với cách cho điểm như trên chúng tôi quy ước như sau:
 Mức 5: (Cao nhất), ĐTB từ 4.21 đến 5.0 (Luôn luôn).
 Mức 4 (Cao), ĐTB từ 3.41 đến 4.20 (Thường xuyên).
 Mức 3 (Trung bình), ĐTB từ 2.61 đến 3.40 (Thỉnh thoảng)
 Mức 2 (Thấp), ĐTB từ 1.81 đến 2.60 (Hiếm khi)
 Mức 1 (Rất thấp), ĐTB từ 1.0 đến 1.8 (Không bao giờ)
Đối với bảng khảo sát về Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi gây hấn thụ động
của sinh viên nhóm nghiên cứu tiến hành đọc tài liệu, quan sát và kiểm tra thử lần đầu
bằng chương trình Spss với 4 items cho thấy bảng khảo sát có giá trị và phù hợp với
Cronbach's Alpha = 0.673 > 0.6 và các biến quan sát đều có tương quan biến - tổng
(Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3. Những câu hỏi 5 mức độ trả lời
nguyên nhân được chúng tôi quy ước mức điểm như sau:
Mức 1: 1 điểm; Mức 2: 2 điểm; Mức 3: 3 điểm; Mức 4: 4 điểm; Mức 5: 5 điểm
Ứng với cách cho điểm như trên chúng tôi quy ước như sau:
 Mức 5 (Cao nhất), ĐTB từ 4.21 đến 5.0 (Hoàn toàn đồng ý).
 Mức 4 (Cao), ĐTB từ 3.41 đến 4.20 (Đồng ý).
 Mức 3 (Trung bình), ĐTB từ 2.61 đến 3.40 (Đồng ý một phần)
 Mức 2 (Thấp), ĐTB từ 1.81 đến 2.60 (Không đồng ý)
 Mức 1 (Rất thấp), ĐTB từ 1.0 đến 1.8 (Hoàn toàn không đồng ý)
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 23.0) để xử lý kết quả khảo sát với các
phép phân tích thống kê mô tả như điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), hệ
số tương quan Pearson, T - test và phép thống kê suy luận.
Công cụ nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ HVGHTĐ của sinh viên, nguyên nhân chủ
quan và khách quan ảnh hưởng đến hành vi đó theo đánh giá từ phía sinh viên, chúng
tôi sử dụng 2 công cụ nghiên cứu sau:
“Thang đo gây hấn thụ động” (The Passive Aggression Scale (PAS) với 21
items được Young-OkLim & Kyung-Hyun Suh phát triển và chứng minh độ tin cậy
vào năm 2022, chúng tôi đã thực hiện chuyển ngữ và khảo sát thử trên 36 sinh viên và
cho ra độ tin cậy Cronbach alpha = 0.92 tức ở mức rất cao. Thang đo được thực hiện
chính thức trên 301 sinh viên cho thấy độ tin cậy Cronbach alpha ở mức cao (0.89)
Dựa trên những nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân dẫn đến hành vi gây hấn
thụ động, chúng tôi tiến hành chuyển ngữ và xây dựng bảng khảo sát “Nguyên nhân
thực hiện hành vi gây hấn thụ động” theo đánh giá chủ quan của sinh viên với 5 items
và thực hiện khảo sát thử trên 36 khách thể cho ra độ tin cậy ở mức cao = 0.74 và độ
tin cậy = 0.67 khi tiến hành khảo sát thực tế trên 301 sinh viên.
Kết quả và thảo luận
Kết quả
Đánh giá chung thực trạng hành vi gây hấn thụ động của sinh viên Trường
ĐHSPHN
Từ bảng khảo sát 1 nhóm nghiên cứu thu được kết quả sinh viên thực hiện
HVGHTĐ ở tất cả các hình thức và biểu hiện, giữa ba biểu hiện hình thành HVGHTĐ
có sự khác nhau về mức độ thực hiện hành vi. Nhóm hành vi Né tránh được sinh viên
thực hiện nhiều nhất với ĐTB = 3.36, tiếp đến là hành vi Phá hoại với ĐTB = 1.99 và
hành vi Chỉ trích với ĐTB = 1.84 xếp thứ ba.
Bảng 1. Đánh giá chung về thực trạng HVGHTĐ của sinh viên Trường ĐHSP
Hà Nội
STT Nhóm biểu hiện ĐT ĐLC Thứ bậc
B
1 Hành vi Chỉ trích 1.84 0.75 3
2 Hành vi Né tránh 3.36 0.92 1
3 Hành vi Phá hoại 1,99 0.79 2
Tổng 2.40

Thực trạng biểu hiện HVGHTĐ của sinh viên Trường ĐHSP
Thông qua khảo sát, chúng tôi thấy được mức độ chênh lệch giữa các biểu hiện
của HVGHTĐ ở sinh viên, sinh viên Sư phạm thực hiện hành vi Chỉ trích dưới tất cả
các hình thức cụ thể nhưng thực hiện ở mức thấp với ĐTB = 1.84, Hành vi sử dụng lời
nói nhằm chỉ trích đối phương nhiều nhất là Khi nói về người bạn mà tôi không thích
hoặc cảm thấy không thoải mái, tôi giả vờ khen ngợi điểm mạnh của họ nhưng cũng
gợi ý về điểm yếu của họ. với ĐTB = 2.203.
Có sự chênh lệch về mức độ thực hiện giữa hai nhóm hành vi của hành vi Né
tránh. Với sinh viên Sư phạm thì việc giữ im lặng với những người bạn mà tôi không
thích/ người tôi cảm thấy khó chịu là hành vi phổ biến và hay sử dụng nhất với ĐTB =
3.77 trong khi đó hành vi giả vờ như chưa bao giờ nhìn thấy câu hỏi khiến họ khó
chịu trên mạng xã hội lại ít được sử dụng nhất (ĐTB = 3.01).
Có sự tương đồng khi sinh viên Sư phạm thực hiện hành vi Phá Hoại và Chỉ
trích đều ở mức thấp, hành vi Phá hoại có ĐTB = 1.99 và không chênh lệch quá nhiều
với ĐTB của hành vi Chỉ trích.
Để tìm ra sự khác biệt về mức độ HVGHTĐ của sinh viên theo biến nhân
khẩu học chúng tôi đã tiến hành kiểm định T - test và nhận thấy không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ HVGHTĐ của sinh viên xét theo giới tính, học lực
(p>0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ được thể hiện ở phương diện năm học,
với F=2.840 và p=0.038 được thể hiện thông qua bảng:
Bảng 2. Tương quan của những yếu tố định danh tới HVGHTĐ của sinh viên
Trường ĐHSP Hà Nội
Giới tính Học lực Năm học
F 2.595 2.207 2.840
Sig. 0.108 0.087 0.038
Xét theo phương diện năm học có thể thấy nhóm sinh viên năm thứ ba có
hành vi GHTĐ nhiều nhất (ĐTB=2.56); sau đó là đến nhóm sinh viên năm thứ hai với
ĐTB=2.41 trong đó cao nhất là hành vi Né tránh (ĐTB=3.39), tiếp đó là nhóm sinh
viên năm thứ tư thực hiện hành vi GHTĐ ở mức ĐTB=2.32 và cuối cùng là sinh viên
năm nhất với mức độ GHTĐ ít nhất (ĐTB= 2.27), đa phần sinh viên biểu hiện thông
qua hành vi Né tránh (ĐTB=3.40), ít khi có hành vi Chỉ trích (ĐTB=1.62).
Bảng 3. Sự khác biệt mức độ HVGHTĐ theo phương diện năm học
Năm học Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư
Các biểu hiện GHTĐ ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Hành vi chỉ trích 1.62 0.56 1.83 0.77 2.07 0.82 2.03 0.96
Hành vi né tránh 3.40 0.83 3.39 0.96 3.44 0.80 2.90 1.29
Hành vi phá hoại 1.79 0.65 2.01 0.83 2.18 0.81 2.01 0.93
Tổng 2.27 0.52 2.41 0.65 2.56 0.63 2.32 0.94
Thứ bậc 4 2 1 3
Theo khảo sát của nhóm chúng tôi, nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi GHTĐ
của sinh viên Trường ĐHSPHN nhiều nhất được sinh viên lựa chọn là Được gia
đình dạy rằng việc thể hiện cảm xúc tiêu cực, hành vi hung hăng ra bên ngoài là
không nên/ không được phép (ĐTB = 3.65) và ít ảnh hưởng nhất Bên cạnh đó, nguyên
nhân được cho là ít ảnh hưởng nhất đến HVGHTĐ của sinh viên là Sợ phải chịu trách
nhiệm cho những hành vi hung hăng, lăng mạ người khác của mình (ĐTB = 3.22)
Vậy nguyên nhân chủ quan của hành vi này là gì? Trong số những nguyên nhân
chủ quan, nguyên nhân được sinh viên lựa chọn trả lời nhiều nhất đó là Tin rằng nếu
bộc lộ những cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài, nó sẽ ảnh hưởng đến hình tượng và tiếp
sau đó là nguyên nhân Sợ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi hung hăng, lăng
mạ người khác
Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, việc sinh viên đồng ý với nguyên nhân giáo
dục từ gia đình (ĐTB = 3.65) là nguyên nhân khách quan hàng đầu, đứng thứ nhất
trong các nguyên nhân dẫn đến HVGHTĐ có thể nằm trong suy đoán ban đầu của
nhóm nghiên cứu.
Thảo luận
Thông qua đề tài, nhóm chúng tôi đưa ra kết luận rằng hầu hết sinh viên Sư
phạm ít khi thực hiện HVGHTĐ. Điều này có thể khẳng định được sinh viên Trường
ĐHSPHN có khả năng tự nhận thức, bày tỏ cảm xúc, ý kiến cá nhân với người khác ở
một mức độ nhất định. Và đa phần HVGHT Đ được sinh viên lựa chọn nhiều nhất
cũng là hành vi ít nguy hại nhất trong ba hành vi là Né tránh. Điều này cho thấy sự
khác biệt với nghiên cứu trước đó của Phạm Thị Kim Yến (2019) trên khách thể học
sinh, khi HVGHTĐ phổ biến nhất của học sinh là nói xấu và đổ lỗi. Đây là một phát
hiện mới đối với bài nghiên cứu, tuy nhiên cũng cần thêm nhiều nghiên cứu khác để
làm rõ sự khác nhau này giữa hai đối tượng khách thể bởi tại Việt Nam chưa có nhiều
nghiên cứu đi sâu để tìm hiểu về hành vi này.
Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng đưa ra những giải thích cơ bản về nguyên
nhân ảnh hưởng nhiều nhấtt đến HVGHT Đ theo sự tự đánh giá của sinh viên đó là do
giáo dục từ gia đình. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác khi
nhận định rằng sự giáo dục từ gia đình theo cách quá nghiêm khắc hay quá bạo lực
đều là nguyên nhân từ thời thơ ấu ảnh hưởng đến HVGHTĐ ở hiện tại của người đó
(Andrea Brandt, 2017). Tuy nhiên để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhằm xác nhận
thực chất nguyên nhân vấn đề đến từ đâu và ảnh hưởng như thế nào đối với người
thực hiện HVGHTĐ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Khảo sát này cho thấy hành vi gây hấn thụ động tuy không chiếm đa số ở sinh
viên bởi những phát triển tâm lý về mặt nhận thức cũng như tình cảm, nhưng vẫn có
ảnh hưởng không nhỏ trong mối quan hệ giữa sinh viên với mọi người. Tránh né là
hình thức gây hấn thụ động được sinh viên thực hiện nhiều nhất với ĐTB 3.01 - 3.77.
Trong hình thức tránh né, sinh viên có xu hướng thường xuyên giữ im lặng với người
bạn mà họ không thích với 34.6% sinh viên lựa chọn thường xuyên thực hiện hành vi
này với người họ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, sinh viên còn chủ yếu thực hiện hành
vi gây hấn gián tiếp bằng cách sử dụng lời nói bóng gió để mỉa mai (khen đểu, tiết lộ
bí mật xấu hổ, hỏi khó người mình không thích,..) hoặc cố tình trì hoãn công việc,
nhiệm vụ gây bất lợi cho đối phương (Quên mất người đó, làm việc một cách qua loa,
giả vờ giúp đỡ người bạn không thích,...).
Đề tài đã đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến sinh viên thực hiện hành vi gây hấn thụ
động: Giáo dục gia đình; trường học/ lớp học không phải nơi để gây ra những hành vi
gây hấn chủ động; sợ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi gây ra những hành vi gây
hấn; sợ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi hung hăng, lăng mạ người khác của
mình. Trong đó lý do giáo dục gia đình được sinh viên lựa chọn đồng ý nhiều nhất.
Sau đó là lý do sợ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân khi thực hiện hành vi gây hấn
chủ động, đây cũng là nguyên nhân mà các bạn sinh viên đồng ý một phần nhiều nhất
trong những nguyên nhân kể trên.
Từ kết quả trên, nhằm giảm bớt hành vi gây hấn thụ động ở sinh viên, đề tài có 3
kiến nghị như sau:

a. Đối với nhà trường:

Nhà trường cần chú ý đến vai trò của mối quan hệ bạn bè, xây dựng môi trường
học tập thân thiện, có những hoạt động trải nghiệm giúp tăng sự đoàn kết và gắn bó
giữa các sinh viên. Ngoài ra, nhà trường cũng cần lắng nghe, thấu hiểu và có những
biện pháp hỗ trợ sinh viên kịp thời khi họ gặp khó khăn, áp lực; đặc biệt cần có sự can
thiệp kịp thời đối với các sinh viên có hành vi gây hấn thụ động để tránh gây ra hậu
quả nghiêm trọng và kéo dài trong môi trường giáo dục

b. Đối với gia đình

Gia đình cần tôn trọng ý kiến, cảm xúc của con em mình và đưa ra những gợi ý
về định hướng hành vi cho các em, tránh có những sự áp đặt mang tính tiêu cực, đó sẽ
là một trong những nguyên nhân gây nên hành vi gây hấn thụ động ở sinh viên. Ngoài
ra, gia đình cũng nên tạo điều kiện để con em mình được tham gia vào nhiều hoạt động
xã hội, giải trí lành mạnh để có thể trau dồi kĩ năng giao tiếp, ứng xử, giảm bớt căng
thẳng hay những cảm xúc và hành vi tiêu cực.

c. Đối với sinh viên

Cá nhân sinh viên cần phải tự ý thức rõ về vai trò của việc kiểm soát bản thân
trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn thụ động cũng như ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Từ đó, khi gặp những áp lực từ phía trường học, thầy cô và bạn bè, sinh viên cần chủ
động chia sẻ với mọi người xung quanh để tìm hướng giải quyết rõ ràng hay tìm đến
các phòng tham vấn tâm lý để được nhận hỗ trợ, tư vấn kịp thời; chăm sóc sức khỏe
tinh thần cần được chú trọng thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Kim Yến, Thạch Thị Mỹ Phương, Bùi Thị Kim Tuyến, & Nguyễn
Trần Cẩm Linh. (2022, 04 15). Bạo lực học đường của học sinh tại
trường trung học phổ thông thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm
2019.
Tài liệu tiếng Anh
2. Brandt, A. (2017, 4 12). How to Stop Passive Aggression from Ruining
Your Relationship.
3. Iqbal, Z., Courtney, M., & Rashid, N. (2019). Understanding student
teacher relationships and the passive-aggressive behavior of students:
Reduction of malevolence in Pakistani classrooms. Pakistan Journal of
Distance and Online Learning, 233-255.
4. Lim, Y. O., & Suh, K. H. (2022). Development and validation of a
measure of passive aggression traits: the Passive Aggression Scale
(PAS). Behavioral Sciences, 12(8), 273.

You might also like