You are on page 1of 13

Nhóm trường: Lê Chí Thiện -21088811

Ngày 16/09/2023
Đề tài: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường
Chủ đề làm việc tuần: Viết đoạn tóm tắt cho từng tài liệu
Nhận xét Lê Chí Trần Thị Nguyễn Nguyễn Lê Đoàn
Thiện Minh Thư Hoàng Đức Quỳnh
Thành
Quyên Thành Như
viên
Lê Chí Thiện Aa A A C B
Trần Thị Minh Thư B Aa A A C
Nguyễn Hoàng Quyên C B Aa A A
Nguyễn Đức Thành A C B Aa A
Lê Đoàn Quỳnh Như A A C B Aa

Lê Chí Thiện
Tài liệu tiếng Anh
Kong Jun, tác giả của bài báo “Factors affecting job opportunities for university graduates in
China---the Evidence from University Graduates in Beijing”, xuất bản tác phẩm tại Bắc Kinh,
Trung Quốc năm 2011. Bài viết nhằm thực hiện việc nghiên cứu các yếu tố quyết định liệu
sinh viên tốt nghiệp có tìm được việc làm ở Trung Quộc hay không. Trong đó các yếu tố ban
đầu được dự đoán gồm: loại đại học và yếu tố cá nhân bao gồm giới tính và ngành học. Phương
pháp nghiên cứu của bài viết dựa trên dữ liệu được tổng hợp từ công ty MyCos thông qua việc
phân tích 27 tỉnh, 4 vùng đặc biệt gồm 2113 đại học khác nhau. Mô hình PSM, SPSM, NSM
và hồi quy Weilbull được dùng để phân tích dữ liệu và đưa ra những con số cụ thể dùng làm
minh chứng cho các yếu tố liên quan. Sau khi hoàn thành việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Trung Quốc, kết quả thu thập được khẳng
định: Nhân tố về “loại đại học” là nhân tố giúp sinh viên có việc làm nhanh hơn. Dựa vào
phương pháp hồi quy Weilbull cho thấy “trường đại học có danh tiếng cao” có tỉ lệ Haz: 1.368
và tỉ lệ thất nghiệp có biên độ giảm 103 % so với “trường cao đẳng 3 năm”. Nhân tố về “ngành
học” là ảnh hưởng đến mức độ cơ hội có được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cũng
theo kết quả của mô hình hồi quy Weilbull, tỉ lệ rủi ro của ngành mỹ thuật, khoa học xã hội,
pháp luật và khoa học có tỉ lệ khoảng 90%, 73% và 79% so với ngành kỹ sư. Biên độ ảnh
hưởng thất nghiệp tăng 34.26%, 108% và 78.70% của các ngành mỹ thuật, khoa học xã hội,
pháp luật và khoa học so với kỹ sư. Về giới tính, kết quả của khảo sát cho thấy sinh viên nữ
tìm được công việc một cách linh hoạt và tìm việc nhanh hơn sinh viên nam trước khi tốt
nghiệp. Sinh viên nam cũng có cùng tỉ lệ việc làm với nữ sau khi tốt nghiệp. Theo mô hình rủi
ro theo hệ số Cox, có tỉ lệ Haz của sinh viên nữ là 1.05 so với sinh viên nam sau tốt nghiệp.
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Trung Tiến, tác giả của bài báo “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm
được việc làm của sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long sau khi ra trường”,
xuất bản tác phẩm tại Vĩnh Long vào năm 2020. Tác phẩm hướng đến mục tiêu chính nhằm
phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng trong việc tìm được việc làm của những
sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng Kinh tế tài chính Vĩnh Long. Tác đã đã đi sâu vào phân
tích và chọn lọc ra những yếu tố để bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng có việc làm của sinh viên gồm trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng,
kết quả học tập và khả năng làm việc. Số liệu được thu thập thông qua việc khảo sát bằng bảng
câu hỏi được gửi cho các cựu sinh viên và kết quả thu được gồm 250 mẫu, đặc biệt số lượng
mẫu này đã áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau đó, tác giả đã tiến hành phân tích
số mẫu này dựa vào việc kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA, và thêm vào đó là mô hình hồi quy Binary Logistic. Theo kết luận của tác giả về các
nhân tố trên, kỹ năng cứng là nhân tố có sự tác động mạnh nhất đến khả năng tìm được việc
làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Theo kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’ alpha thì Kỹ năng
cứng có tỉ lệ bằng 0.779, hệ số Beta là 1.216 cùng với mức ý nghĩa 1%, tác động biên của
nhóm nhân tố này ảnh hưởng 17.94% khả năng tìm được việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp.
Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố kỹ năng mềm cao thứ hai so với nhóm yếu tố kỹ năng
cứng. Hệ số Beta của nhóm yếu tố này là đạt mức 0.977 với ý nghĩa 1%, sự tác động biên của
yếu tố này là 0.1442, và sự tác động 14,42% lên khả năng có được việc làm của sinh viên sau
tốt nghiệp. Khả năng này còn bị ảnh hưởng bới yếu tố khả năng làm việc. Từ hệ số Beta là
0.963 với mức ý nghĩa là 1%, tỉ lệ tìm được việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sẽ tăng lên
với xác suất 14,21% khi yếu tố này tăng 1 đơn vị. Tiếp đến về yếu tố trình độ ngoại ngữ, cùng
với hệ số Beta là 0.774, mức ý nghĩa là 1%, sự tác động biên là 0.1152, ảnh hưởng 11,42%
đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên. Và yếu tố cuối cùng là kết quả học tập, yếu tố
này có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp thấp nhất. Hệ
số beta của nhóm yếu tố này là 0.483 cùng với mức ý nghĩa là 5%, sự tác động biên là 0.0712,
ảnh hưởng tới 7.12% khả năng tìm được việc làm của sinh viên.
Trần Thị Minh Thư
Tài liệu tiếng Anh
Steven Devaney, tác giả của bài báo “Who gets the jobs? Factors influencing the employability
of property and construction graduates in the UK”, được xuất bản tại Anh vào năm 2012. Bài
báo thể hiện được công trình nghiêp cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
của sinh viên tốt nghiệp ngành bất động sản tại nước Anh. Từ đó, khi tiến hành thu thập và
phân tích số liệu, tác giả đã chọn lọc ra những nhân tố để bắt đầu nghiên cứu, những nhân tố
này gồm: Loại bằng đại học, phương thức học tập, giới tính, dân tộc và độ tuổi. Đó chính là
những nhân tố mà tác giả chọn lọc được dựa trên sự tổng hợp từ khảo sát gồm 12580 sinh viên
tốt nghiệp từ 4 loại chương trình môi trường và xây dựng trong bộ dữ liệu DLHE của HESA
từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 9 năm 2008. Sau đó tác giả đã dùng các mô hình probit đơn
biến, mô hình probit hai biến đệ quy đồng nhất để tiếp hành phân tích các nhân tố trên. Sau
khi phân tích và có kết quả cho việc nghiên cứu, tác giả kết luận rằng : Giới tính, dân tộc và
nhóm tuổi hưởng đến khả năng có được việc làm ở cấp độ sau đại học. Có hệ số tỉ lệ Haz lần
lượt là -0.081, -0.027, 0.066 trên mô hình hai biến và trên mô hình đơn biến thì các nhân tố
tên có tỉ lệ Haz lần lượt là -0.111,-0.048 và -0.040 ảnh hưởng đến khả năng có được việc làm
của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành bất động sản tại nước Anh. Bằng cấp tốt và bằng cấp
thấp có tỉ lệ Haz lần lượt là 0.274 và -0.291 trên mô hình hai biến, mô hình đơn biến thì chúng
có tỉ lệ Haz lần lượt là 0.277,-0.294 cho ta thấy được sự chênh lệch rõ rệt của nhân tố trên ảnh
hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành bất động sản tại nước Anh.
Tài liệu tiếng Việt
Võ Văn Tài, tác giả của bài báo “Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên khoa khoa
học tự nhiên, trường đại học Cần Thơ”, xuất bản tác phẩm tại Cần Thơ vào năm 2016. Trong
bài báo trên, tác giả đã đi sâu vào việc phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ, khả năng
xin được việc làm của của sinh viên sau tốt nghiệp các ngành trong khoa Khoa học Tự nhiên
của trường đại học Cần Thơ. Các nhân tố được xác định cụ thể và được tác giả chỉ rõ là nhân
tố khách quan và nhân tố chủ quan trong đó, nhân tố khách quan bao gồm các thành phần: giới
tính, ngành học, khóa học và thời gian sau khi tốt nghiệp, nhân tố chủ quan bao gồm: xếp loại
tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, việc tham gia các hoạt động phong trào, tham
gia ban cán sự lớp hoặc chi đoàn và việc làm thêm. Dữ liệu được thu thập dựa trên phiếu khảo
sát từ khóa 32 tới khoa 36 đến từ các lớp thuộc khoa Khoa học tự nhiên trong trường đại học
Cần thơ. Phân tích các thông số trên nhờ vào các bài toàn ước lượng, kiểm định giả thiết về
tham số bao gồm: ước lượng trung bình, phân tích tham số phương sai đơn và đa biến, xây
dựng mô hình hồi qui logistic. Kết luận rút ra được từ kết quả phân tích trên: Tỉ lệ việc làm
không có sự khác biệt nhiều theo giới tính cũng như ngành học nhưng khóa học ảnh hưởng
đến tỉ lệ việc làm trong đó khóa 32 có tỉ lệ việc làm cao nhất. So sánh hai tỉ lệ của nhân tố giới
tính và kiểm định sự độc lập của nhân tô ngành học có nhân tố Sig lần lượt là 0.764 và 0.084
dẫn tới kết luận là không ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm. Kiểm định sự độc lập của nhân tố khóa
học và thời gian ra trường có nhân tố Sig lần lượt từ 0.039 và 0.002 dẫn tới kết luận rằng có
ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm. Xếp loại tốt nghiệp, Trình độ ngoại ngữ, nhóm ban cán sự lớp
và ban chấp hành chi đoàn, việc tham gia các hoạt động phong trào của sinh viên có được
kiểm định cho ra nhân tố Sig lần lượt là 0.000, 0.040, 0.015, 0.000 đưa tới kết luận rằng các
nhân tốt trên có ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp khoa Khoa học tự
nhiên của trường đại học Cần Thơ. Các nhân tố còn lại không ảnh hưởng đển tỉ lệ việc làm
của sinh viên đã tốt nghiệp gồm: trình độ tin học, đi làm thêm và không làm thêm có tỉ lệ sig
lần lượt là 0.070 với mức ý nghĩa là 5%, và 0.181 dẫn tới kết luận như trên.
Nguyễn Hoàng Quyên
Tài liệu tiếng Anh
Ai Tran Huu là tác giả của bài báo “The reason why the unemployment rate of college
graduates is increasing: case study in Ho Chi Minh city, Vietnam” được đăng trên tạp chí
International Journal of Multidisciplinary Research and Development số 9, được xuất bản vào
năm 2022. Tác giả thực hiện bài báo này nhằm nghiên cứu 7 nguyên nhân chính dẫn đến khả
năng thất nghiệp ở sinh viên tốt nghiệp, bao gồm: yếu tố trình độ chuyên môn, thiếu định
hướng nghề nghiệp, kỹ năng việc làm, chất lượng đào tạo sinh viên, điều kiện thị trường, công
việc không phù hợp và tuyển dụng không minh bạch. Tác giả đã phỏng vấn 375 sinh viên mới
tốt nghiệp từ ngày 15/8/2021 đến ngày 4/ 9/2021 bằng bảng 75 câu hỏi để thu thập thông tin
liên quan đến đặc điểm như: nhân khẩu học, hành vi học tập, nhận thức về nghề nghiệp sau
khi tốt nghiệp. Sau đó, để phân tích các dữ liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp
đánh giá sơ bộ, phương pháp kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha,
mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả phân tích đã cho thấy trình độ chuyên môn và
kỹ năng làm việc có ảnh hưởng khá lớn đến cơ hội việc làm của sinh viên. Bởi vì, phần đông
các sinh viên Việt Nam được các nhà tuyển dụng đánh giá rất giỏi về lý thuyết nhưng thiếu kỹ
năng mềm và 81% người được khảo sát cho rằng điểm yếu chính của sinh viên mới tốt nghiệp
là kỹ năng giao tiếp. Hơn nữa, việc sinh viên thiếu định hướng về nghề nghiệp và lựa chọn
công việc không phù hợp cũng là một vấn đề lớn cần phải đối mặt. Một số sinh viên khác chọn
ngành "hot" theo xu hướng đám đông, nhưng không thực sự hứng thú và không phù hợp với
năng lực của mình. Các nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn người tham gia đều đồng ý rằng
chất lượng đào tạo sinh viên kém dẫn đến khả năng làm việc kém cũng gây ảnh hưởng đáng
kể. Ngoài ra, điều kiện thị trường đóng một vai trò quan trọng khi mà rủi ro của sự suy thoái
kinh tế và các thay đổi chính sách cũng làm tăng mức độ không chắc chắn của khả năng tìm
việc. Các yếu tố tuyển dụng không minh bạch cũng không phải là nguyên nhân nhỏ gây thất
nghiệp ở sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam. Bởi vì, các sinh viên có hoàn cảnh bình thường sẽ
phải cạnh tranh hơn trong quá trình tìm việc làm trong khi đó một số bạn nhờ vào các mối
quan hệ và tiền bạc để có được công việc ổn định.
Tài liệu tiếng Việt
Phạm Xuân Quỳnh là tác giả của bài báo “Ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tìm việc
làm của sinh viên tốt nghiệp” được đăng trên tạp chí Khoa học Đồng Tháp số 33, xuất bản vào
tháng 8 năm 2018. Tác giả thực hiện bài báo này với mục đích nghiên cứu sự tác động của các
mối quan hệ xã hội đến cơ hội việc làm của sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp. Bài viết đã
đưa ra 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên, đó là:
yếu tố mạng lưới gắn bó ( là các mối quan hệ gia đình), yếu tố mạng lưới bắc cầu ( gồm các
quan hệ thầy cô, bạn bè) và yếu tố mạng lưới kết nối ( gồm quan hệ tổ chức, tôn giáo, xã hội).
Thông tin được thu thập bằng cách khảo sát 304 các sinh viên tốt nghiệp đã gia nhập thị trường
từ 1 đến 2 năm. Đây là thời điểm mà hầu hết những sinh viên này mới tìm được công việc đầu
tiên của mình. Tác giả đã áp dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định
mối liên hệ biến tính và phương pháp kiểm định mức độ tin cậy của thang đo Cronbach’s
Alpha đê phân tích các dữ liệu thu thập được. Thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic,
các mối quan hệ từ mạng lưới bắc cầu, mà cụ thể là thầy cô và bạn bè có tác động mạnh nhất
đến cơ hội có được việc làm của sinh viên. Thông qua các bảng số liệu, trên 34% các sinh viên
tìm được việc làm khá phù hợp nhờ vào các mạng lưới quan hệ. Phần đông sinh viên dựa vào
quan hệ xin được những công việc ở các doanh nghiệp tư nhân trong đó, 62,7% sinh viên tìm
việc thông qua gia đình; 83,9% và 100% nhờ vào bạn bè và thầy cô, 69,7% thông qua các mối
quan hệ xã hội. Hầu hết những sinh viên này đều kiếm được thu nhập trung bình là từ 3 đến 6
triệu VNĐ/ tháng. Số sinh viên đạt được trên 9 triệu VNĐ/ tháng khá thấp, cụ thể: sinh viên
tìm được việc làm nhờ vào gia đình khoảng 4,0% và 4,6 % là thông qua các mối quan hệ xã
hội. Trong khi đó, không có trường hợp nào tìm được công việc thông qua bạn bè – thầy cô
có mức lương hơn 9 triệu.
Nguyễn Đức Thành
Tài liệu tiếng Anh
Bài báo "Hệ thống Giáo dục Đại học và Sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp tại Tanzania" của tác
giả Lyata Ndyali đã được xuất bản trong tạp chí Journal of Education and Practice, số 7 vào
năm 2016. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các kết quả quan trọng về tầm quan trọng
của chất lượng giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp hàng tháng và
hàng năm của sinh viên tại Tanzania, bao gồm giới tính, địa điểm sống và kỹ năng của sinh
viên. Bài báo đã sử dụng các phương pháp kinh tế định lượng khác nhau để ước tính khả năng
tiếp cận việc làm. Một phương pháp thông thường là sử dụng mô hình probit để xác định việc
tham gia vào việc làm hoặc không. Tuy nhiên, do có sẵn dữ liệu khảo sát chi tiết, tác giả đã
ưu tiên sử dụng mô hình lựa chọn đa lựa chọn để giữ lại số lượng thông tin cao nhất. Tất cả
dữ liệu được trích từ "Khảo sát lực lượng lao động tích hợp Tanzania (ILFS) năm 2006", bởi
vì không có khảo sát nào được tiến hành vào năm 2011. Kết quả cho thấy, trong số sinh viên
tốt nghiệp đang hoạt động, 48,1% là nam và 51,9% là nữ. Điều này cho thấy rằng sinh viên
nam có khả năng tìm việc làm cao hơn so với sinh viên nữ. Kết quả này tương đồng với các
nghiên cứu trước đó, ví dụ như nghiên cứu của Isengard (2003) ở Đức và Mlatsheni & Rospabe
(2002), cũng chỉ ra rằng giới tính là một yếu tố quan trọng đối với tình trạng thất nghiệp của
sinh viên tốt nghiệp. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên tại Tanzania
là địa điểm sống. Số lượng sinh viên sống ở khu vực thành thị có khả năng thất nghiệp cao
hơn năm lần so với sinh viên có việc làm. Có khoảng 33,1% sinh viên hoạt động sống ở khu
vực thành thị và 66,9% sống ở khu vực nông thôn. Điều này cho thấy sinh viên dễ dàng tìm
việc làm ở khu vực nông thôn hơn là ở khu vực thành thị của Tanzania, đặc biệt là trong lĩnh
vực nông nghiệp do tính phi chính thức của việc làm ở khu vực nông thôn. Ở khu vực thành
thị, sinh viên gặp nhiều ràng buộc về yêu cầu công việc chính thức như kỹ năng và kinh nghiệm
mà hầu hết không có. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Mpanju (2012) trong nước,
cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị của
Tanzania. Yếu tố cuối cùng là sinh viên tốt nghiệp và không có kỹ năng có khả năng thất
nghiệp thấp hơn 23% so với có kỹ năng. Điều này cho thấy tốt nghiệp sinh không có kỹ năng
có khả năng được tuyển dụng hơn so với tốt nghiệp sinh có kỹ năng. Với hệ thống giáo dục
của đất nước, kỹ năng chỉ được đạt được trong các trường đào tạo nghề. Những người trẻ chỉ
hoàn thành đại học hoặc cao đẳng thông thường không sở hữu bất kỳ kỹ năng nào cần thiết
trên thị trường lao động, do đó họ tham gia vào việc làm phi chính thức ngay sau khi hoàn
thành học vấn.
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Thị Thúy, tác giả của bài báo “Vấn đề việc làm của sinh viên Việt Nam sau khi ra
trường hiện nay dưới góc nhìn của cặp phạm trù khả năng và hiện thực.” Được đăngn tải trên
tạp chi TNU Journal of Science and Technology vào năm 2021. Tiến hành nghiên cứu, tác giả
sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, kết hợp với sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng
hợp tài liệu, logic và sử dụng bảng thống kê dữ liệu từ Tổng cục Thống kê phân tích nguyên
nhân sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm. Cuộc nghiên cứu này có hai mục tiêu
chính là cặp phạm trù khả năng - hiện thực và những bài học cho sinh viên khi lựa chọn công
việc hiện tại, cũng như tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với cặp phạm trù
khả năng - hiện thực và những bài học cho sinh viên khi lựa chọn công việc hiện tại, sinh viên
cần phân loại và lựa chọn những khả năng mình có, xác định khả năng gần và xa, khả năng
thực tế và hình thức, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên. Ví dụ, nếu sinh viên muốn trở thành
nhà quản lý mảng thuốc thú y cho tập đoàn Đức Hạnh Marphaves, nhưng yêu cầu là phải có
ba năm kinh nghiệm làm thị trường thuốc và một năm làm quản lý, thì sinh viên vừa ra trường
không thể đáp ứng được. Thay vì từ bỏ ước mơ đó, sinh viên có thể lập kế hoạch hành động
như làm việc trong thị trường thuốc thú y qua hội chợ việc làm của các nhà tuyển dụng trong
những năm đầu ra trường, sau chuyển sang mảng quản lý nhân sự khi có kinh nghiệm, và sau
vài năm tích lũy điều kiện, xin vào công ty Marphaves. Cô Nguyễn Thị Thúy nêu lên thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn việc làm cho sinh viên.Ưu tiên, lực lượng lao động
có bằng cấp/chứng chỉ. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I năm 2021, có 13,26 triệu người
trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ, trong có hơn 6
triệu người có trình đại học trở lên. Tỷ lệ lực lượng lao động có bằng/chứng chỉ là 26%, tăng
so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Trong quý I năm 2021, có 729,8 nghìn người không
có bằng cấp/chứng chỉ bị thất nghiệp, số này cao hơn rất nhiều so với nhóm có trình trung học,
cao đẳng và đại học trở lên. Cụ thể, nhóm có trình đại học có 173,9 nghìn người thất nghiệp,
nhóm có trình cao đẳng có 78,5 nghìn người thất nghiệp, trong khi nhóm có trình trung cấp
chỉ có 42,8 nghìn người thất nghiệp. Nguyên nhân của thực trạng này có hai mặt. Rất nhiều
sinh viên hiện nay không căn cứ vào khả năng, hoàn cảnh thực tế của bản thân và gia đình,
hoặc không căn cứ vào đam mê hoặc sở trường cá nhân, mà dựa theo lựa chọn của bố mẹ hoặc
theo xu hướng thị trường. Vì vậy, khi họ bước vào học, không có điều kiện theo đến cùng,
không có hứng thú học tập và thường có tâm lý phản đối, dẫn đến kết quả học tập không cao.
Giải quyết vấn việc làm cho sinh viên, có một số giải pháp có thể được áp dụng. Các khóa học
nghề nghiệp, thực tập và các chương trình học tập có liên quan khác cần được thúc đẩy và
tăng cường. Các trường đại học và các tổ chức hỗ trợ nghề nghiệp có thể cung cấp tư vấn và
các dịch vụ tương tự giúp sinh viên tìm hiểu về các ngành nghề, khám phá sở thích và khả
năng của mình, và phát triển kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm và xây dựng sự
nghiệp. Các chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức giúp sinh viên
phát triển và rèn luyện những kỹ năng này. Cuối cùng, tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện
với sinh viên và tạo ra cơ hội việc làm dễ dàng hơn cũng có thể giúp giảm thiểu vấn việc làm
cho sinh viên. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp
tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, đẩy mạnh việc hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp tạo ra cơ hội thực tập và việc làm, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa phát triển và tuyển dụng nhân lực.
Lê Đoàn Quỳnh Như
Tài liệu tiếng Anh
Mohammad Imtiaz Hossain là tác giả của bài báo”Factors Influencing Unemployment among
Fresh Graduates:A Case Study in Klang Valley, Malaysia “ được đăng trên Tạp chí
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences số 9, xuất bản
vào năm 2018. Tác giả thực hiện bài báo này với mục đích nghiên cứu xem xét các nguyên
nhân và yếu tố khiến sinh viên mới ra trường phải đối mặt với thất nghiệp trong thị trường
cạnh tranh ở Klang Vally, Malaysia. Bài viết đã đưa ra 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến
khả năng tìm được việc làm của sinh viên, đó là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ở Thung lũng Klang, Malaysia, tìm mối quan hệ giữa
trình độ học vấn, đặc điểm tốt nghiệp và nạn thất nghiệp và cuối cùng xác định mối quan hệ
giữa kỹ năng làm việc, sự không phù hợp trong công việc và nạn thất nghiệp. Thông tin được
thu thập bằng cách khảo sát hai trăm bảng câu hỏi đã được phát cho
những sinh viên mới tốt nghiệp đặc biệt và tổng cộng nhận được 167 câu hỏi hoàn chỉnh từ
sinh viên. Tác giả đã áp dụng các phương pháp thống kê về phân tích giả thuyết về trình độ
học vấn, Thuộc tính sinh viên tốt nghiệp, Kỹ năng làm việc, sự không phù hợp trong công việc
của sinh viên mới ra trường. Thông qua các bảng số liệu, có 200 mẫu dữ liệu của sinh viên
mới tốt nghiệp được thu thập và phân tích bởi SPSS20 . Từ đó biết được qua Bằng Cử nhân
và Chứng chỉ, tương ứng là 45% và 43% tổng số sinh viên tốt nghiệp. Trong đó, 53% được
báo cáo là có việc làm, 18% quyết định theo đuổi các nghiên cứu cao hơn và 24% sinh viên
tốt nghiệp vẫn thất nghiệp. Trong số những sinh viên tốt nghiệp ở mọi trình độ, người có bằng
Cử nhân là những người có nhiều nhất không có việc làm (27,9%). ngoài tỉ lệ thất nghiệp dần
cao tại Malaysia, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5% trong tháng 3 năm 2016 so với 3,4% trong ba
quý trước đó. Và cuối cùng do môi trường và kĩ năng làm việc không phù hợp.
Tài liệu tiếng Việt
Ngô Thị Diễm Hằng là tác giả của bài báo” Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm
của cựu sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh ở Trường đại học An Giang “ được đăng
trên Tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ số 55, xuất bản vào năm 2019, Tác giả thực hiện
bài báo này với mục đích nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất việc
làm tìm kiếm cựu sinh viên Trường Kinh tế và Kinh doanhQuản lý, Đại học An Giang. Bài
viết đã đưa ra 5 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên,
đó là các mối quan hệ xã hội, xếp hạng của tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng
ứng dụng.Thông tin được thu thập bằng cách khảo sát qua 200 cỡ mẫu quan sát thông qua số
liệu của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang tốt
nghiệp giai đoạn 2012 – 2015. Đây là lúc sinh viên thường loay hoay kiếm việc làm sau khi
ra trường. Tác giả đã áp dụng các phương pháp thống kê qua thang đo Likert 5, Mô hình
nghiên cứu đề xuất, phương pháp phân tích hồi quy nhị phân để nhằm đánh giá và đo lường
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Thông qua các bảng số liệu, 75% cựu sinh viên
được khảo sát có việc làm và 25% chưa có việc làm. Đối với cựu sinh viên hiện chưa có việc
làm, 24% cựu sinh viên nộp hồ sơ dự tuyển nhưng chưa được mời phỏng vấn; 36% đã được
mời dự phỏng vấn nhưng chưa được tuyển dụng và 40% thất nghiệp tự nguyện với những lý
do như là công việc hiện tại không phù hợp với hoàn cảnh cá nhân nên xin nghỉ (16%), không
chấp nhận mức lương của công việc hiện tại nên nghỉ (14%) và không chấp nhận điều kiện
làm việc đưa ra đối với công việc hiện tại nên nghỉ làm là 10%

You might also like