You are on page 1of 16

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN.

Th.s Mai Thị Quỳnh Như.

Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về
quê làm việc sau khi tốt nghiệp của Đại học Duy Tân. Thông qua nghiên cứu, xác định các nhân
tố ảnh hưởng được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Cơ hội làm việc, Tình cảm
quê hương, Điều kiện kinh tế-xã hội, Thu nhập, Ảnh hưởng từ phía gia đình. Trên cơ sở của
nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng giúp địa phương thu hút nguồn
nhân lực đồng thời tạo cho sinh viên kĩ năng, sự tự tin và khả năng thích ứng với môi trường làm
việc mới.
Từ khóa: hồi hương, làm việc, sinh viên, Duy Tân.
1. Đặt vấn đề
Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học là một vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế tìm hiểu được nhu cầu,
nguyện vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề
“nóng” hiện nay của sinh viên. Nguồn nhân lực luôn là yêu cầu đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cần nhận thức một cách sâu sắc, toàn bộ các giá trị ý nghĩa quyết định của nhân tố con
nguời. Hằng năm có khoảng hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học tại Đà
Nẵng trong đó có Đại học Duy Tân.
Với đặc thù tỉ lệ sinh viên đến từ ngoại tỉnh cao hơn sinh viên ở tại Đà Nẵng tại Đại học
Duy Tân, cùng với đó điều kiện của sinh viên theo học tại Đại học Duy Tân có nổi trội hơn sinh
viên đang theo học tại những trường Đại học ở Đà Nẵng khác nên đa số sinh viên sau khi tốt
nghiệp đều mong muốn ở lại Đà Nẵng làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, thị trường sức lao
động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất cân đối giữa cung -
cầu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động bất hợp lý; tiền lương, tiền công chưa được xem là
vấn đề cạnh tranh... Vì thế cũng có không ít các sinh viên muốn về quê làm việc sau khi tốt
nghiệp. Nghiên cứu trình bày thực trạng sau khi tốt nghiệp của sinh viên cũng như đề xuất một
số giải pháp giúp cho các bạn sinh viên có thêm định hướng lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt
nghiệp và đồng thời giúp địa phương có biện pháp để thu hút người lao động ngày càng nhiều
hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của
sinh viên Duy Tân.
- Lượng hóa mức độ ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút
sinh viên quay về địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là các sinh viên thuộc năm ba,
năm cuối thuộc Đại học Duy Tân vì nhóm đối tượng này là chuẩn bị ra trường, cần chuẩn bị
những bước cần thiết để hòa nhập vào xã hội.
 Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Duy Tân
- Thời gian nghiên cứu: tháng 8, 2020 đến tháng 11, 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được vận dụng bằng hai phương pháp chính là: Định tính
kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể:
- Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá và bổ sung những tiêu chí đánh giá các
nhân tố quan trọng tác động đến quyết định về quê làm việc sau khi ra trường của sinh viên Đại
học Duy Tân. Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm để xác định các nhân tố
cơ bản ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc sau khi ra trường, điều chỉnh thang đo và xây dựng
bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá, kiểm định các thang đo về ý định về
quê làm việc sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Duy Tân. Thực hiện khảo sát thực
tế, phát bảng câu hỏi khảo sát đến các bạn sinh viên Trường Đại học Duy Tân để tìm hiểu và thu
thập các thông tin về thực trạng sự chuẩn bị của sinh viên đối với ý định về quê làm việc sau khi
ra trường.
- Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành kiểm định với phần mềm SPSS 22.0 qua các
bước sau:
+ Thống kê mô tả mẫu khảo sát
+ Kiểm định độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha
+ Đánh giá độ giá trị (Factor Loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis)
+ Kiểm định lại độ tin cậy của biến đo lường sau khi phân tích EFA
+ Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến: Xác định sự tác động của các biến độc lập đến biến
phụ thuộc.
Từ đó xác định mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định về quê làm
việc sau khi ra trường của sinh viên Trường Đại học Duy Tân.
5. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu
 Mô hình thái độ ba thành phần (Tricomponent Attitude Model_TAM)
Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhận thức
(Cognitive), Cảm xúc hay sự ưa thích (Affective) và Xu hướng hành vi (Conative).

Mô hình ba thành phần của thái độ


(Nguồn: Kretch và Crutchfield-Marketing căn bản-Christian, Lê Thị Đông Mai - NXB
Thanh niên)
Thành phần nhận thức liên quan đến sự hiểu biết (Knowledge) và niềm tin (Belief) của
một cá nhân về đối tượng. Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề
việc làm thông qua những thông tin nhận được từ các báo đài, người thân, bạn bè.
Thành phần cảm xúc hay sự ưa thích đại diện cho cảm giác chung của sinh viên về việc
thích hay không thích một đối tượng. Thành phần này thể hiện sự ưa thích nói chung về đối
tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng. Ví dụ, tôi thích làm việc cho công ty
hơn là cho Nhà nước. Sự đánh giá một cách chung chung này có thể chỉ là mơ hồ, hoặc có thể
chỉ là kết quả của việc đánh giá chung về sản phẩm dựa trên vài thuộc tính. Cảm xúc thường
được đề cập đến như là một thành phần chủ yếu của thái độ. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu
xem thành phần này chính là thái độ và hai thành phần còn lại mang chức năng hỗ trợ hoặc phục
vụ cho thành phần cảm xúc.
Thành phần xu hướng hành vi hay còn gọi là ý định lựa chọn công việc được thể hiện qua
xu hướng lựa chọn của họ. Họ có thể có xu hướng chọn làm việc ở quê nhà, Cần Thơ hay tỉnh
khác. Như vậy, thái độ của sinh viên đối với vấn đề định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp bao
gồm ba thành phần chính: nhận thức về việc làm, thích thú về lựa chọn việc làm và xu hướng
việc làm trong tương lai.

 Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ
chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về
kiểm soát hành vi.
Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein,
1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của
con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí.
Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của
cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Dự định về quê làm


việc

Thái độ với hành vi

Ý kiến người xung quanh Hành vi lựa chọn về quê làm


việc
Nhận thức kiểm soát
hành vi

Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)

6. Trình bày kết quả nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các sinh viên là những người đang theo học tại
khoa kế toán trường Đại học Duy Tân. Dựa trên 400 bản khảo sát được phát ra thì có 285
bảng hợp lệ thì chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu trên phần mềm SPSS 22.0
6.1 Phân tích tần số
 Về giới tính
- Thực hiện khảo sát 285 sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đai học Duy Tân thì có 104 sinh viên nam (chiếm
36,5%) ,và 181 sinh viên nữ chiếm 63,5%)
- Trong đó sinh viên nữ chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
GIỚI TÍNH
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid Nam 104 36.5 36.5 36.5
Nữ 181 63.5 63.5 100.0
Total 285 100.0 100.0
Bảng 4. 1 Thống kê mô tả về giới tính

Biểu đồ 4. 1 Giới tính của sinh viên

 Về bậc học


- Trong tổng số 285 sinh viên khảo sát thì có và 26 sinh viên năm 1(chiếm tỷ lệ 9.1%). 36
sinh viên theo học năm 2 (chiếm tỷ lệ 12.6%); 64 sinh viên theo học năm 3 (chiếm tỷ lệ
22.5%); 159 sinh viên theo học năm 4 (chiếm tỷ lệ 55.8%)
- Trong đó sinh viên theo học năm 4 chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
SV
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent
Valid Năm 2 37 13.0 13.0 13.0
Năm 3 64 22.5 22.5 35.4
Năm 4 158 55.4 55.4 90.9
Năm 1 26 9.1 9.1 100.0
Total 285 100.0 100.0

Bảng 4. 2 Thống kê mô tả về bậc học

Biểu đồ 4. 2 Bậc học của sinh viên

 Về hộ khẩu
- Trong tổng số 285 sinh viên khảo sát thì có 42 sinh viên có hộ khẩu ở Đà Nẵng ,chiếm (14.7%)
và 243 sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh thành khác chiếm (85.3%)
- Trong đó sinh viên có hộ khẩu ở tỉnh thành khác chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
HỘ KHẨU
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Đà Nẵng 42 14.7 14.7 14.7
Tỉnh thành
243 85.3 85.3 100.0
khác
Total 285 100.0 100.0

Bảng 4. 3 Thống kê mô tả về hộ khẩu

6.2 Kết quả đo lường các nhân tố

6.2.1 Tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo
Bảng 4. 4 Kiểm định Cronbach Alpha
Trung bình
Phương sai Cronbach
thàng đo nếu Tương quan
Thang đo thang đo nếu alpha nếu
không loại biến tổng
loại biến loại biến
biến
Điều kiện kinh tế-xã hội ,α = .878
DK1 10.64 5.111 .739 .843
DK2 10.59 5.046 .709 .855
DK3 10.64 5.021 .742 .842
DK4 10.58 4.837 .759 .835
Cơ hội làm việc ,α = .852
CH1 11.82 1.948 .673 .819
CH2 11.79 1.932 .660 .825
CH3 11.80 2.025 .655 .826
CH4 11.81 1.830 .783 .771
Ảnh hưởng từ phía gia đình, α = .887
AH1 11.95 3.875 .835 .823
AH2 12.05 3.920 .734 .865
AH3 11.93 4.249 .711 .871
AH4 11.98 4.362 .745 .860
Tình cảm quê hương ,α = .911
TC1 12.72 4.419 .783 .890
TC2 12.76 4.295 .767 .896
TC4 12.80 4.273 .815 .879
TC4 12.80 4.189 .829 .874
Thu nhập,α = .904
TN1 12.69 4.242 .846 .853
TN2 12.68 4.506 .765 .883
TN3 12.64 4.584 .744 .890
TN4 12.66 4.422 .784 .876
Quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp ,α = .935
QĐ1 17.89 6.400 .796 .926
QĐ2 17.85 6.415 .832 .919
QĐ3 17.87 6.637 .773 .929
QĐ4 17.82 6.267 .909 .904
QĐ5 17.87 6.329 .825 .920
Căn cứ mô hình lý thuyết, bản câu hỏi thu thập thông tin bao gồm 25 biến quan sát kỳ vọng
có ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thang đo Likert với dãy
giá trị 1 ÷ 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của các
yếu tố tác động đến định hướng việc làm của sinh viên. Kết quả phân tích Cronbach alpha cho
thấy có 5 trong 5 nhóm nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp và sẽ được sử
dụng trong các phân tích tiếp theo.
6.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
 Kiểm định tính thích hợp của EFA
KMO and Bartlett's Test
Hệ số KMO .807
Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 3727.531
df 190
Mức ý nghĩa .000
Hình 4. 1 Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO and
Bartlett's Test)
Hệ số KMO = 0.807, thỏa mãn điều kiện: 0.5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là
thích hợp cho dữ liệu thực tế.
 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố

Total Variance Explained


Hệ số tải trọng bình
Hệ số Eigenvalues Hệ số tải nhân tố
phương
TT % % %
% Tích % Tích % Tích
Tổng Phương Tổng Phương Tổng Phương
lũy lũy lũy
sai sai sai
1 5.029 25.146 25.146 5.029 25.146 25.146 3.186 15.931 15.931
2 3.273 16.363 41.509 3.273 16.363 41.509 3.136 15.679 31.610
3 2.897 14.487 55.995 2.897 14.487 55.995 3.043 15.214 46.824
4 2.491 12.454 68.449 2.491 12.454 68.449 2.974 14.871 61.694
5 1.402 7.012 75.462 1.402 7.012 75.462 2.754 13.768 75.462
6 .616 3.082 78.544
7 .558 2.788 81.332
8 .485 2.423 83.755
9 .466 2.328 86.083
10 .413 2.066 88.149
11 .386 1.932 90.081
12 .347 1.737 91.818
13 .298 1.491 93.308
14 .277 1.384 94.693
15 .239 1.197 95.890
16 .227 1.134 97.024
17 .205 1.026 98.050
18 .148 .739 98.789
19 .139 .695 99.484
20 .103 .516 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Hình 4. 2 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học Duy Tân
Cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 75.462% điều này có nghĩa là các biến
quan sát giải thích được 75.462% sự thay đổi của các nhân tố. Hình 4.2, dòng 5, cho thấy có 6
nhân tố có giá trị Eigen lớn hơn 1.
Ma trận xoay các nhân tố
Nhân tố
1 2 3 4 5
TC4 .908
TC3 .882
TC2 .849
TC1 .849
TN1 .906
TN2 .867
TN4 .866
TN3 .850
AH1 .913
AH4 .855
AH2 .851
AH3 .821
DK4 .862
DK1 .841
DK3 .838
DK2 .829
CH4 .836
CH1 .789
CH3 .780
CH2 .744
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

6.2.3 Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA)


 Phân tích tương quan Pearson

Tương quan
QD DK CH AH TC TN
QD Tương quan
1 .368** .626** .249** .499** .309**
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 285 285 285 285 285 285
DK Tương quan
.368** 1 .334** .130* .089 -.005
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .000 .028 .133 .927
N 285 285 285 285 285 285
CH Tương quan
.626** .334** 1 .182** .383** .270**
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .000 .000
N 285 285 285 285 285 285
AH Tương quan
.249** .130* .182** 1 .001 .025
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .028 .002 .992 .680
N 285 285 285 285 285 285
TC Tương quan
.499** .089 .383** .001 1 .113
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .133 .000 .992 .056
N 285 285 285 285 285 285
TN Tương quan
.309** -.005 .270** .025 .113 1
Pearson
Sig. (2-tailed) .000 .927 .000 .680 .056
N 285 285 285 285 285 285
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Hình 4. 3 Kiểm định sự tương quan Pearson
Qua hình 4.4 ta thấy, giá trị Sig tương quan Pearson các biến độc lập DK ,CH, AH, TC,
TN với biến phụ thuộc QĐ nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc
lập này với biến QĐ. Giữa CH và QĐ có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.626, giữa
AH và QĐ có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.249. Sig tương quan Pearson các biến
độc lập DK, CH, AH, TC, TN với biến phụ thuộc QĐ nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ
tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến QĐ
Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng cao sẽ
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
 Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy
Coefficientsa
Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Thống kê cộng
hóa chuẩn hóa gộp
Nhân tố Giá trị T Sig.
Sai số Toleran
B Beta B
chuẩn ce
1 (Hằng
-.620 .287 -2.157 .032
số)
DK .171 .037 .199 4.649 .000 .873 1.146
CH .503 .067 .362 7.506 .000 .690 1.450
AH .144 .039 .152 3.718 .000 .956 1.046
TC .297 .040 .323 7.409 .000 .847 1.181
TN .156 .038 .172 4.102 .000 .916 1.091
a. Biến phụ thuộc: QD
Hình 4. 4 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficients a)
Kết quả tại bảng phân tích Coefficients có biến DK, CH, TC, TN đều có Sig < 0.05 tương
quan có ý nghĩa với quyết định về quê làm việc.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định quyết định về quê làm việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên đại học Duy Tân được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính mới
như sau:
QD =0.362*CH + 0.323*TC + 0.199*DK + 0.172*TN+0.152*AH
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các hệ số đều dương chứng tỏ đều tác động cùng chiều
đến nhận thức về quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp.
 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:
Mức độ giải thích của mô hình
Model Summaryb
R bình R bình phương Sai số ước tính Hệ số Durbin-
STT R
phương điều chỉnh tiêu chuẩn Watson
1 .743a .552 .544 .42397 1.907
a. Dự đoán (Hằng số), TN, DK, AH, TC, CH
b. Biến phụ thuộc: QD
Hình 4. 5 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ( Model Summary b)
Hình 4.6, mô hình có R2 = 0.552 và R2 hiệu chỉnh là 0.544. Nghĩa là, độ thích hợp của mô
hình là 55,2% hay nói cách khác 54,4% là độ biến thiên của mức độ ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm được giải thích bởi 5 nhân tố ảnh hưởng, còn 45,6% được giải thích bới biến
nằm ngoài mô hình chưa được đề cập.
. Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định định về quê làm
việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học Duy Tân
Qua kết quả phân tích các nhân tố và mô hình, có 5 giả thuyết đều được chấp nhận
thể hiện ở Bảng 4.12
Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định định
về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học Duy Tân

STT Giả thuyết Kết quả

H1: Có sự tác động tích cực của điều kiện kinh tế-xã
Chấp nhận giả
1 hội đến quyết định định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp
thuyết
của sinh viên đại học Duy Tân.

H2: Có sự tác động tích cực của cơ hội làm việc đến
Chấp nhận giả
2 quyết định định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh
thuyết
viên đại học Duy Tân

H3: Có sự tác động tích cực của ảnh hưởng từ phía gia
Chấp nhận giả
3 đình đến quyết định định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp
thuyết
của sinh viên đại học Duy Tân.

H4: Có sự tác động tích cực của tình cảm quê hương
Chấp nhận giả
4 đến quyết định định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của
thuyết
sinh viên đại học Duy Tân
H5: Có sự tác động tích cực của thu nhập đến quyết
Chấp nhận giả
5 định định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên
thuyết
đại học Duy Tân

7. Kết luận và kiến nghị

7.1 Kết luận


Thông qua việc tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã tổng hợp được 5 nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học Duy Tân: điều kiện
kinh tế-xã hội, cơ hội việc làm, ảnh hưởng từ phía gia đình, tình cảm quê hương, thu nhập với
20 biến quan sát. Bằng các kỹ thuật phân tích hỗn hợp giữa định tính và định lượng, các nhân tố
theo khía cạnh tiếp cận khác nhau được tiếp tục xây dựng và phát triển, gồm 20 biến độc lập,
phân thành 5 thang đo. Kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô
hình nghiên cứu có 5 nhân tố ảnh hưởng. Nhân tố “Cơ hội” là có ảnh hưởng nhiều nhất (hệ số =
0.379).
7.2 Kiến nghị
 Đối với sinh viên
Đầu tiên, mỗi bạn sinh viên cần tạo cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có
thể làm tốt công việc của mình. Tạo cho bản thân một niềm đam mê công việc, một sự nhiệt tình
khao khát thể hiện bản thân. Sinh viên ngoài những kiến thức được học trên lớp còn phải học
những kỹ năng trong công việc và cuộc sống. Nó cũng là một trong những nhân tố không thể nào
thiếu khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sinh viên có thể học các kĩ năng này bất kì đâu từ trong
hoạt động giao tiếp hàng ngày, trong các tổ chức, trong các hoạt động chung của trường (trong
các câu lạc bộ, các cuộc thi,..). Tất cả đều tạo cho sinh viên những kĩ năng, sự tự tin và khả năng
thích ứng với môi trường mới.
Bên cạnh một kiến thức chuyên môn sâu và chắc chắn các bạn cần phải có kiến thức về
ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng làm việc, cách trình bày diễn đạt tự tin
và niềm đam mê nghề nghiệp. Điều đó thật sự không thể thiếu đối với các bạn sinh viên sau khi
tốt nghiệp ra trường, đặc biệt là sinh viên Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
 Đối với nhà trường
Nhà trường cố gắng đào tạo và trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường để sinh viên có được hành trang vững chắc để bước vào một cuộc
hành trình lớn của cuộc đời.
Nên tổ chức các buổi Seminar cho sinh viên và tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng mềm.
Liên kết, cam kết với doanh nghiệp để đảm bảo sinh viên giỏi chuyên môn, thành thạo
nghề.
 Đối với các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp
Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý để đạt được sự hài lòng cho cả 2 phía. Chính điều này mới
tạo ra động lực và kích thích óc sáng tạo, hăng say làm việc từ phía bản thân sinh viên. Điều này
không chỉ mang lại lợi ích hữu hình cho sinh viên mà còn mang lại lợi ích vô hình cho chính các
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện, giúp đỡ cho sinh viên có nhiều cơ hội để tiếp cận với
công việc. Từ đó sinh viên sẽ có thể đóng góp công sức và gắn bó với các doanh nghiệp hơn.
Bên cạnh đó cần có một cầu nối linh hoạt hiệu quả giữa các trung tâm giới thiệu việc làm để sinh
viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

[1] Huỳnh Trường Huy & La Nguyễn Thùy Dung (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ,
17 b,130 -139.

[2] Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa & Mã Bình Phú (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ, 25, 30-36.

[3] Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), Lao động nông thôn di cư ra thành
thị, thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Kinh tế & Phát Triển, trang 58 – 65,Số 193 tháng 7/2013.
[4] Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung, (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi
làm việc của sinh viên tốt nghiệp, Đại học Kinh tế TPHCM: Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát
Triển (IDR).

[5] Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) , Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về
địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
[6] Nguyễn Thị Minh Phượng (2009). Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau tốt
nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đông Đô.

Tiếng Anh

[1] Everett S.Lee (1966), A theory of Migration, Springer, Demography , pp. 47 – 57, Vol. 3 (1)
https://econpapers.repec.org/article/sprdemogr/v_3a3_3ay_3a1966_3ai_3a1_3ap_3a47-57.htm

[2] MirzaNaveedShahzad, Syeda Takdees Fatima and MirzaAshfaq Ahmed (2018).


International Journal of Contemporary Applied Researches, Vol. 5, No. 6, .

http: www.car.net/assets/pdf/Vol5-No6-June2018/01.pdf

[3] Natalie M. Ferry, (2006), “Factors Influencing Career Choices of Adolescents and Young
Adults in Rural Pennsylvania”. Journal of extension, Volume 44, number 3, 36-40

[4] Nitchapa Morathop (2010), “Intention to Work in One’s Hometown: Seniors at Naresuan
University, Phitsanulok Province” . Journal of Demographics, Volume 26, number 3, 30-35.

You might also like