You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KỲ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM Tên học phần: Xác suất thống kê y học
Thời gian: 60 phút (40 câu trắc nghiệm)
Lớp: Y17 Mã đề
Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài. GP128
Câu 1: Biến là các đặc điểm:
A. Để đo đạc và có cách đo đạc B. Của nhóm nhỏ được phân tích
C. Dùng trong khám phá số liệu D. Được nghiên cứu quan tâm
Câu 2: Nhiệt độ khoang miệng là biến thuộc loại:
A. Định tính B. Định danh C. Liên tục D. Thứ tự
Câu 3: Một thông báo cho biết “70% y bác sĩ khuyên dùng sản phẩm X có lợi cho sức khỏe” dựa vào một
khảo sát ngẫu nhiên 10 người. Kết luận trên có điểm yếu là:
A. Thiếu thực nghiệm B. Không có sai số C. Cỡ mẫu quá nhỏ D. Thiếu tính xác định
Câu 4: Số liệu của biến có phân phối xấp xỉ chuẩn như sau: 185.6 187.1 189.2 186.3 175.6 189.1
186.7 177.1 178.2 180.9 188.6 183.4 175.8 178.2 179.2 181.4 184.5 180.7 183.3 179.9. Biết
rằng gần 100% trị số nằm trong khoảng 3 sigma từ trung bình, độ lệch chuẩn có thể xấp xỉ:
A. 7,5 B. 6,8 C. 1,1 D. 3,4
Câu 5: Đối với phân phối chuẩn, gần như 100% trị số nằm trong khoảng µ ± 3σ. Vì vậy dựa vào số liệu
thực nghiệm có thể ước lượng độ lệch chuẩn bằng:
A. 6 lần của Max - Min B. 0,167 lần của Max - Min
C. 0,25 lần của Max - Min D. 3 lần của Max - Min
Câu 6: Yếu vị (mode, giá trị có tần số cao nhất) của số liệu mẫu 79, 25, 79, 13, 25, 29, 56, 79 là:
A. 25 B. 48,1 C. 79 D. 42,5
Câu 7: Mật độ giao thông trên tuyến đường trước một trung tâm cấp cứu được đo bằng số xe qua lại trong
mỗi 15 phút. Số liệu thu được như sau: 23 25 23 26 26 23 28 25 33 29 29 27 22 29 23 18 13
25 25 25. Trung vị (median, giá trị ở vị trí chia đôi dãy số sắp thứ tự) là:
A. 26 B. 29 C. 25 D. 24,85
Câu 8: Nếu trung bình tổng thể xấp xỉ 12,5 ± 0,26 với độ tin cậy 95% thì thông tin “trung bình tổng thể
là 11,2” là: A. Rất đáng tin cậy B. Không thể tin được C. Hơi khó thuyết phục D. Có thể tin cậy
Câu 9: Nếu trung bình của Max và Min lớn hơn Q2 thì đặc điểm phân phối là:
A. 50% bên trái dày đặc hơn B. Không rõ lệch về bên nào
C. Hai bên Q2 cân đối nhau D. 50% bên phải tập trung hơn
Câu 10:
Biểu đồ phân vị (ở bên phải) nói lên đặc điểm phân
phối là số liệu tập trung dày hơn ở phía:
A. Phải của trung vị B. Phải của trung bình
C. Trái của trung vị D. Trái của trung bình

Câu 11: Yếu vị của một dãy số là: A. Trị số xuất hiện ít lần nhất B. Trị số xuất hiện nhiều nhất
C. Max của 50% trị số cao nhất D. Số lần xuất hiện cao nhất
Câu 12:
Hình dạng biểu đồ hộp (bên phải) có biểu
tượng x nói lên điều gì:
A. Có 2 trị số rất nhỏ
B. Có 2 trị số rất lớn
C. Có 2 mức ý nghĩa
D. Có 2 chữ số thập phân
Câu 13: Biểu đồ phân tán (ở bên phải) cho thấy hình ảnh
đám mây điểm có dạng ellipse. Căn cứ vào định hướng
trục dài của ellipse, khả năng nào sau đây là không thể:
A. Y và X cùng tăng B. Y và X cùng giảm
C. Y và X trái dấu D. Y và X tương quan
Câu 14: Nếu trung bình tổng thể µ xấp xỉ 10,5 ± 0,26 với độ tin cậy 95% thì thông tin “trung bình tổng
thể là 10,3” là tương đối đáng tin vì lý do:
Trang 1/3 - Mã đề thi 028
A. Không thể bác bỏ với độ tin cậy cao hơn B. Độ tin cậy được dùng không thể thấp hơn
C. Sai số của 10,3 so với 10,5 thấp hơn 0,26 D. Sai số ước lượng không thể nào thấp hơn
Câu 15: Một thăm dò tỷ lệ thuốc ngoại nhập tại 12 điểm phân phối thuốc sỉ cho biết số liệu: 32.95 24.95
26.95 28.95 18.95 28.95 30.95 22.95 24.95 26.95 29.95 28.95. Khoảng phân tán số liệu (range, Max
- Min) là: A. 12 B. 10 C. 8 D. 14
Câu 16: Phương trình hồi quy thực nghiệm cho biết Chất béo cơ thể(%) = 0,63.Vòng bụng(cm) – 39,28.
Vậy những người có vòng bụng 92 cm có tỷ lệ chất béo trong cơ thể là:
A. Xấp xỉ 18,8% B. Trung bình 18,8% C. Tin cậy cao 18,8% D. Không chính xác 18,8%
Câu 17: Đây là số liệu về tuổi của một số người: 22, 27, 41, 32, 19, 29, 35, 26, 26, 30, 38, 22, 33, 18, 26,
28, 28, 39, 44, 39, 32, 23, 32, 37, 33, 34. Mỗi khoảng chứa trị số đầu khoảng bên phải và không chứa trị
số đầu khoảng bên trái. Điền vào chỗ đánh dấu * trong bảng: A. 5, 8, 2 B. 7, 6, 1 C. 8, 4, 2 D. 7, 5, 2
Tuổi (năm) 18 – 23 24 – 29 30 – 35 36 - 41 42 – 47 48 - 53
Tần số * * *
Câu 18: Để đánh giá giả thuyết Ho “µ = 18,31” so với Ha “µ ≠ 18,31”, một nghiên cứu dùng phương
pháp miền bác bỏ/chấp nhận với độ tin cậy 95%. Phương pháp dựa vào độ chênh lệch giữa giả thuyết “µ
= 18,31” và kết quả thực nghiệm. Nếu độ chênh lệch này là T = 3,16 và mức chênh chấp nhận được cao
nhất là T0.05 = 2,13 thì kết luận hợp lý là:
A. Quá mức để cho rằng “µ ≠ 18,31” B. Thực nghiệm ủng hộ “µ = 18,31”
C. Thực nghiệm bác bỏ “µ = 18,31” D. Thực nghiệm có sai số quá cao
Câu 19: Để đánh giá giả thuyết “µ = 15,6” so với “µ > 15,6”, một nghiên cứu dùng phương pháp trị số p.
Phương pháp dựa vào tỷ lệ của các trị số lớn hơn mức chênh lệch giữa giả thuyết “µ = 18,31” và kết quả
thực nghiệm. Nếu tỷ lệ này là p = 0,35 thì:
A. Chênh lệch dù lớn cũng không phải là hiếm thấy, nên không đủ mạnh để ủng hộ “µ > 15,6”.
B. Kết quả thực nghiệm vẫn ủng hộ “µ = 18,31”, vì chênh lệch chưa thật sự lớn quá mức
C. Kết quả thực nghiệm bác bỏ “µ = 18,31”, vì chênh lệch thực nghiệm so với giả thuyết rất lớn
D. Thực nghiệm có sai số quá cao nên phương pháp được dùng là không thích hợp với vấn đề
Câu 20:
Hai biểu đồ bên cho thấy cùng
một đặc điểm số liệu nào:
A. Đồng biến
B. Tương quan
C. Gần chuẩn
D. Nghịch biến

Các câu hỏi 21-40 sử dụng kết quả phân tích số liệu của Case 10
Câu 21. Cỡ mẫu là 621, sau khi dọn dẹp còn 570. Như vậy kết quả phân tích có bị sai lệch không?
A. Không đáng kể B. Rất đáng kể C. Sai lệch hoàn toàn D. Không sai lệch gì
Câu 22. Chênh lệch tỷ lệ nam và nữ vào khoảng A. 14% B. 16% C. 18% D. 20%
Câu 23. Nhận định nhanh qua biểu đồ, tỷ lệ hút thuốc và không hút chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 24. Gộp nhóm nguy cơ thành 2 nhóm lớn “từ Cao trở lên” và “từ Trung bình trở xuống” sẽ thấy điều
gì? A. Tỷ lệ đồng đều B. Tỷ lệ tương đương C. Tỷ lệ xấp xỉ D. Tỷ lệ đồng nhất
Câu 25. Biến Tuổi có đặc điểm phân phối “Tỷ lệ dưới trung bình và trên trung bình xấp xỉ nhau”. Vì sao?
A. Quy luật phân phối chuẩn C. Phân phối tỷ lê đối xứng
B. Trung bình xấp xỉ trung vị D. Quy luật phân phối số lớn
Câu 26. Biến Vòng eo có thể có phân phối chuẩn hay không? Vì sao?
A. Không, vì S-W test có p < 0,05 C. Có, vì phân phối khá cân xứng
B. Có, vì sai biệt không đáng kể D. Không, vì Q-Q plot không thẳng
Câu 27. Biến Huyết áp tâm trương có đặc điểm gì?
A. 25% trường hợp thấp hơn 90 C. 75% trường hợp thấp hơn 70
Trang 2/3 - Mã đề thi 028
B. 50% trường hợp cao hơn 80 D. 80% trường hợp thấp hơn 100
Câu 28. Biến Cân nặng có sự phân tán số liệu quanh trung bình lớn nhất ở nhóm nguy cơ nào?
A. Rất cao B. Cao C. Trung bình D. Thấp
Câu 29. Nhận xét sau có đúng không? “Tỷ lệ tăng huyết áp có xu hướng tăng lên khá rõ theo mức độ
nguy cơ”. A. Đúng B. Sai
Câu 30. Nhận xét sau có đúng không? “Tỷ lệ đái tháo đường chênh lệch hơn 2 lần giữa nhóm nguy cơ
trung bình trở xuống và cao trở lên”. A. Đúng B. Sai
Câu 31. Nhận xét sau có đúng không? “Tỷ lệ đái tháo đường chênh lệch hơn 2 lần giữa nhóm nguy cơ
trung bình trở xuống và cao trở lên”. A. Đúng B. Sai
Câu 32. Quan sát Pie Chart thấy biểu đồ tỷ lệ đái tháo đường có thay đổi theo các nhóm nguy cơ khác
nhau. Như vây có thể nghi ngờ rằng đái tháo đường và nguy cơ có liên quan với nhau không?
A. Có B. Không
Câu 33. Kết hợp nhận xét tỷ lệ ở 2 câu trước và không cần kiểm định Chi-squared, số liệu có thể cho
bằng chứng rõ rệt về mối liên quan giữa nhóm nguy cơ và đái tháo đường hay không? A. Có B. Không
Câu 34. Giá trị p cho thấy các biến HDL, LDL, Triglyceride và Cholesterol đều không có khác biệt trung
bình rõ rệt ở 2 nhóm vastatin. Tuy nhiên ước lượng cho thấy có khác biệt khá rõ giữa hai nhóm đối với
biến HDL. Những thông tin trên có mâu thuẫn hay không? A. Có B. Không
Câu 35. Đồng nhất phương sai giữa 2 nhóm rosu và ator được thấy ở biến nào?
A. HDL B. LDL C. Triglyceride D. Cholesterol
Câu 36. Vì sao các biến LDL, HDL, Triglyceride, Cholesterol và Glucose đều đặc điểm chung “hai
khoảng ước lượng trung bình nhóm rosu và ator có độ rộng xấp xỉ nhau” ?
A. Vì SD xấp xỉ nhau C. Vì SE xấp xỉ nhau
B. Vì Mean xấp xỉ nhau D. Vì Median xấp xỉ nhau
Câu 37. Chênh lệch trung bình giữa 2 nhóm rosu và ator rõ nhất ở biến nào?
A. HDL B. LDL C. Triglyceride D. Cholesterol
Câu 38. Tuổi và vòng eo có liên quan gì với nhau không? A. Có B. Không
Câu 39. Có mối liên quan gì giữa hút thuốc lá và nhóm nguy cơ hay không? A. Có B. Không
Câu 40. Có mối liên quan gì giữa tăng huyết áp và nhóm nguy cơ hay không? A. Có B. Không

- HẾT -

Trang 3/3 - Mã đề thi 028

You might also like