You are on page 1of 8

Giữa kì

Câu 1.Kết quả so sánh cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh khi dùng hai loại thuốc A và B
khác nhau rõ rệt, với p < 0,001. Phân tích sâu hơn cho thấy một nhóm dùng thuốc
A có nhiều bệnh nhân cao tuổi hơn nhóm dùng thuốc B. Mặt khác, kết quả phân
tích cho thấy tuổi càng trẻ thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Do đó có thể cho rằng
kết quả so sánh mâu thuẫn với nhau. Nhận định như vậy đúng hay không?
Đúng
Sai

Câu 2. Để có nhận định trung bình số ngày nằm viện của tất cả bệnh nhân nói
chung có nhỏ hơn 20 hay không, cần thực hiện phép kiểm so sánh trung bình. Kết
quả tính toán cho thấy p < 0,05 nghĩa là có dấu hiệu khác biệt. Suy luận và diễn
giải kết quả sau đây có đúng hay không?
Suy luận: Có dấu hiệu khác biệt nghĩa là có dấu hiệu cho thấy trung bình nhỏ hơn
20. Không có dấu hiệu khác biệt nghĩa là trung bình không nhỏ hơn 20, hay là lớn
hơn hay bằng 20. Vì p < 0,05 nên trung bình ít nhất là 20, khó có thể ít hơn.
Diễn giải: Số liệu thực nghiệm cho thấy có khả năng cao trung bình số ngày nằm
viện ít nhất là 20 ngày.
Đúng
Sai

Câu 3. Phương trình hồi quy thực nghiệm về quan hệ giữa thể trọng X, kg và hàm
lượng đường huyết Y, mg/ml ở người bình thường là Y = 0,72.X + 59,74. Nếu anh
Trần Bình Thường tăng cân thêm 1 kg thì đường huyết của anh tăng lên bao nhiêu?
A. Khoảng 0,7
Đúng. Trung bình đường huyết tăng 0,72 đối với những người bình thường tăng
cân 1 kg.
B. 59,74
C. 0,72
D. 60,46
Câu 4. Nếu r = -0,38 thì các cặp số liệu có chiều hướng tập trung rất gần một
đường thẳng hướng lên.
Đúng
Sai

Câu 5. Tính toán thống kê trên số liệu cho thấy hệ số tương quan tuyến tính thực
nghiệm R khá gần 0. Một nhà nghiên cứu cho rằng không có mối liên quan nào
giữa 2 biến. Trong nhóm nghiên cứu có phản biện. Em hãy chọn ý kiến chính xác
nhất trong số ý kiến dưới đây.

A. Đúng. R quá nhỏ nên trong thực tế coi như bằng 0, nhĩa là X và Y không tương
quan.
B. Sai. Cần thực hiện kiểm định tồn tại tương quan để kết luận về tương quan giữa
2 biến số.
Đúng. Cần dựa vào R để suy đoán về φ, chỉ có thể nói có khả năng không có tương
quan nếu φ khác 0 không rõ rệt
C. Sai. Cần xét dấu của R để biết thêm chiều hướng tương quan, không thể chỉ dựa
vào độ lớn mà kết luận.
D. Sai. R dù nhỏ vẫn lớn hơn 0, nghĩa là vẫn tồn tại quan hệ giữa hai biến X và Y.

Câu 6. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ở một thành phố, dưa vào số liệu có thể cho rằng
khá chắc (mức độ tin cậy là 95%) với đánh giá rằng tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng
2% - 17%. Diễn giải sau đây đúng hay sai?
Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 2% và cao nhất là 17%.
Đúng
Sai

Câu 7. Nếu có sai lệch rất lớn giữa thống kê dựa trên số liệu thực nghiệm và giá trị
tham số thì có thể do yếu tố không ngẫu nhiên tác động.
Nhận định trên đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 8. Phương trình hồi quy quan hệ giữa liều dùng barbiturate X, mg/kg và số
giờ ngủ Y, h cho biết với X = 4 thì khoảng tin cậy 95% của Y là 1,6 - 2,7. Như
vậy, cô Lê Thị Mất Ngủ dùng liều 4mg/kg sẽ đủ chắc chắn ngủ được trên 1 giờ?
Đúng
Sai

Câu 9. Một nghiên cứu khảo sát quan hệ giữa số đo vòng bắp tay và chỉ số
cholesterol huyết thanh. Báo cáo kết quả hệ số tương quan R = 0,02. Điều này có
nghĩa là không có tương quan giữa hai biến, không thể suy đoán về lượng
cholesterol dựa vào số đo vòng bắp tay.
Đúng
Sai

Câu 10. Nếu trung bình tổng thể xấp xỉ 12,5 ± 0,26 với độ tin cậy 95% thì thông
tin “trung bình tổng thể là 11,2” là thế nào?
a. Không thể tin được
b. Hơi khó thuyết phục
Giá trị trung bình theo thông tin có chênh lệch rõ rệt so với giá trị dựa vào thực
nghiệm không? Có chắc chắn hoàn toàn về thông tin dựa vào số liệu hay không?
c. Có thể tin cậy
d. Rất đáng tin cậy

Câu 11. Các trị số ngoại vi lớn hay nhỏ bất thường cần xử lý ra sao?
A. Kiểm tra
B. Xóa bỏ
C. Chỉnh sửa
D. Tách riêng

Câu 12. Để kiểm tra trung bình số ngày nằm viện có trên 20 hay không, có thể
dùng Student T-test. Nhận định trên đúng hay sai?
Đúng Sai
Câu 13. Một nghiên cứu cần so sánh 2 trung bình của 2 nhóm độc lập. Dựa vào kết
quả tính toán sau để chọn test đúng. Shapiro-Wilk test: p = 0,49; Equal. Variance
F-test: p = 0,004.
A. Paired T-test
B. Student t-test
C. Mann-Whitney test
D. Welch t-test

Câu 14. Khoảng giá trị ước lượng hiệu số hai trung bình nằm dưới 0. Như vậy đó
là dấu hiệu khá chắc chắn là hai trung bình mẫu khác nhau. Nhận định này đúng
hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Đúng.

Câu 15. Đây là số liệu về tuổi của một số người: 22, 27, 41, 32, 19, 29, 35, 26, 26,
30, 38, 22, 33, 18, 26, 28, 28, 39, 44, 39, 32, 23, 32, 37, 33, 34.
Tần số của các khoảng 24-29, 30-35, 42-47 lần lượt là bao nhiêu?
a. 8, 4, 2
b. 7, 5, 2
c. 7, 6, 1
d. 5, 8, 2

Câu 16. Để so sánh tác dụng của 1 phương pháp điều trị mất ngủ đối với 3 nhóm
bệnh nhân có đặc điểm khác nhau, cần so sánh 3 trung bình giờ ngủ của 3 nhóm.
Phương pháp kiểm định cần dùng là gì?
A. T-test
B. Anova
C. Z-test
D. Chi-squared test
Câu 17. Thống kê là một ước lượng xấp xỉ của tham số. Chẳng hạn trường hợp
khảo sát tỷ lệ người ủng hộ thủ tướng Nhật Bản, tỷ lệ thấy được trong mẫu là xấp
xỉ tỷ lệ trên toàn bộ người dân Nhật Bản.
Nhận định trên đúng không?
Đúng
Sai

Câu 18. Trong một nghiên cứu điển hình có đề cập đến tỷ số chênh OR.
Tỷ số chênh được nói đến là số đo gì?
A. Số đo mức độ liên kết giữa các biến số quan sát và biến cố bệnh
B. Số đo mức độ liên kết giữa yếu tố gây bệnh và kết quả quan sát
C. Số đo mức độ liên kết giữa các yếu tố nguy cơ và nguy cơ mắc bệnh
D. Số đo mức độ liên kết giữa phơi nhiễm và nguyên nhân sự việc

Câu 19. Cần phân loại biến số chủ yếu vì lý do nào sau đây :
A. Không có biến số nào như nhau
B. Có những biến số đặc điểm như nhau
C. Có phương pháp xử lý khác nhau
D. Không có phương pháp xử lý hoàn hảo

Câu 20. Một công đồng dân cư có chiều cao trung bình 1,62 m và độ lệch chuẩn
0,6 m. Chiều cao của cộng đồng có thể xấp xỉ phân phối chuẩn hay không? Vì sao?
a. Không. Vì không đủ dấu hiệu thống kê để nhận biết đặc điểm phân phối.
b. Có. Vì hai thống kê trên là đủ mô tả phân phối chuẩn.
c. Không. Vì không đủ dấu hiệu thống kê để thỏa mãn quy tắc thực nghiệm.
Theo quy tắc 1-2-3, giá trị nhỏ nhất xấp xỉ Mean - 3SD. Nếu biến này có phân phối
chuẩn thì Min sẽ nhận giá trị âm. Đó là điều không thể có, vì chiều cao chỉ có giá
trị dương.
d. Có. Vì số liệu của đặc tính sinh học có phân phối chuẩn
Câu 21. Để so sánh tác dụng điều trị của 3 loại thuốc, một nghiên cứu được thực
hiện theo thiết kế song song và phân tích số liệu để so sánh trung bình. Cần sử
dụng kiểm định thống kê nào sau đây?
A. Mann-Whitney
B. Student
C. Wilcoxon
D. ANOVA
Đúng. Đối với so sánh trung bình của 3 nhóm độc lập, cần dùng ANOVA. Không
dùng kiểm định Student đối với từng cặp trung bình.

Câu 22. Để so sánh tác dụng điều trị của 3 loại thuốc, một nghiên cứu được thực
hiện theo thiết kế song song và phân tích số liệu để so sánh trung bình. Cần sử
dụng kiểm định thống kê nào sau đây?
A. ANOVA
Đúng
B. Wilcoxon
C. Mann-Whitney
D. Student
E. Student từng cặp

Câu 23. Dựa vào số liệu, có thể ước lượng với độ tin cậy 95% tỷ lệ đáp ứng thuốc
là 25,3%- 33,4%. Khi đó phỏng đoán rằng tỷ lệ đáp ứng khoảng 17% là thấp hơn
nhiều so với thực nghiệm. Do đó phỏng đoán này không thuyết phục.
Nhận định như thế có đúng không?
Đúng
Sai

Câu 24. Khi cần đánh giá xem tỷ lệ đáp ứng thuốc có đạt trên mức 20% hay
không, kết quả tính toán cho thấy p = 0,051 và khoảng tin cậy 95% là (19,87% ,
23,53%). Một nhà thực nghiệm cho rằng tỷ lệ có thể trên 20%, dù mọi người đã cố
gắng giải thích rằng p > 0,05 là dấu hiệu không đạt. Mặt khác, giá trị 20% nằm
trong khoảng tin cậy cho thấy khá chắc chắn rằng tỷ lệ đáp ứng có thể bằng 20%.
Nhận định nhà thực nghiệm này vô lý là đúng hay sai?
Đúng
Sai

Câu 25. Kết hợp hai biểu đồ cho thấy đặc điểm phân phối số liệu ra sao?

a. Gần chuẩn
b. Đồng biến
c. Nghịch biến
d. Tương quan

Câu 26. Nói chung, mọi vấn đề thực nghiệm cần vận dụng hiểu biết thống kê. Tuy
nhiên có sự khác biệt giữa người nghiên cứu số liệu như Igarashi và người dùng
kết quả như fan cứng của anh ta. Cô không hiểu Igarashi anh đề cập đến thống kê
trên cương vị của nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng quy trình khai thác và
khám phá số liệu. Đối với người tiêu dùng thông tin như cô thì không cần quy trình
khai thác và khám phá số liệu.
Nhận định trên có đúng không?
Đúng
Sai

Câu 27. OR là công cụ giúp xác định yếu tố nguy cơ, dấu hiệu của một yếu tố
nguy cơ là OR > 1.
Giả sử kết quả tính toán thống kê trên số liệu cho biết OR = 1,63, nghĩa là giá trị
OR > 1.
Giá trị ước lượng của OR trên biến số là 0,96 - 2,03.
Như vậy, dựa vào số liệu có thể đặt vấn đề phát hiện một yếu tố nguy cơ.
Nhận định trên đúng hay sai?
Đúng
Sai

Câu 29. Số liệu của biến có phân phối xấp xỉ chuẩn như sau: 185.6 187.1 189.2
186.3 175.6 189.1 186.7 177.1 178.2 180.9 188.6 183.4 175.8 178.2 179.2
181.4 184.5 180.7 183.3 179.9. Biết rằng gần 100% trị số nằm trong khoảng 3
sigma từ trung bình, độ lệch chuẩn có thể xấp xỉ bao nhiêu?
a. 11.1
b. 17.5
c. 13.4
d. 16.8
Câu 30. Kiểm định giả thuyết khả năng mắc bệnh đồng nhất trên 4 nhóm tuổi. So
sánh 4 tỷ lệ mẫu cho két quả tính toán χ2 =12,5, χ20.05 = 11,07 và p = 0,15. Dựa
vào kết quả tính toán trên, diễn giải hợp lý nhất là
A. Có dấu hiệu khác nhau giữa các tỷ lệ
B. Có khả năng cả 4 tỷ lệ đều bằng nhau
Đúng.
C. Kết quả chưa đủ để kết luận
D. Chưa thấy dấu hiệu gì để suy đo

You might also like