You are on page 1of 2

Mục tiêu chúng ta hướng tới trong bài học này là xây dựng được một loại hình

suy
luận rất phổ biến, đó là tam đoạn luận. Để đạt được mục tiêu đó, tôi chia bài học
thành 4 phần: Phần thứ nhất là chỉ ra các bước để xây dựng tam đoạn luận một
cách dễ dàng. Phần thứ hai, bằng ví dụ cụ thể, tôi sẽ minh họa các bước đó. Phần
thứ ba, các bạn sẽ thực hành xây dựng tam đoạn luận và nộp sản phẩm của mình
lên hệ thống được chỉ định. Phần cuối cùng, các bạn sẽ đánh giá sản phẩm của
những người học khác.

Để xây dựng được một tam đoạn luận, các bạn cần làm theo các bước sau: Bước
thứ nhất, hãy vẽ cấu trúc của loại hình tam đoạn luận mình muốn xây dựng. Bước
thứ 2, xây dựng các tiền đề của tam đoạn luận dựa vào các quy tắc riêng và cấu
trúc của tam đoạn luận ấy. Bước thứ 3, xây dựng câu kết luận dựa vào các quy tắc
chung có liên quan tới nó. Bước thứ 4, đối chiếu với những quy tắc chung còn lại
để kiểm tra tính đúng đắn của tam đoạn luận

Phần 2, các bạn hãy đến với phần minh họa xây dựng tam đoạn luận từ nhóm khái
niệm: Giáo viên, Thanh niên, Trí thức.
Bước 1, tôi chọn vẽ cấu trúc của tam đoạn luận loại hình số 1
Bước 2, hãy nhớ lại quy tắc riêng của loại hình 1 này để xây dựng các tiền đề. Loại
hình tam đoạn luận này có 2 quy tắc riêng, đó là: tiền đề lớn phải là phán đoán
toàn thể; tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định. Từ nhóm khái niệm trên,
chúng ta chỉ có thể xây dựng được 1 phán đoán toàn thể duy nhất đúng là phán
đoán “Mọi giáo viên đều là trí thức”. Dựa vào cấu trúc được vẽ ở trên, có thể chỉ
ra khái niệm “giáo viên” là M, trí thức là P. Tiếp theo, xây dựng tiền đề nhỏ, dựa
vào cấu trúc ở trên, hãy cho M đứng xuống cuối câu, S đứng đầu câu là khái niệm
chưa xuất hiện, đó là khái niệm thanh niên. Theo quy tắc riêng thì tiền đề nhỏ là
phán đoán khẳng định, nên giữa S và M sẽ được nối bằng từ “là”. Để hoàn thiện
phán đoán này, chúng ta điền lượng từ vào trước S để có 1 phán đoán đúng, và
lượng từ phù hợp là “một số”.
Dùng dấu gạch ngang để phân định tiền đề và kết luận, hãy thực hiện bước thứ 3:
xây dựng kết luận. Theo đúng cấu trúc, hãy cho S (thanh niên) đứng đầu câu và P
(trí thức) đứng cuối câu. Câu kết luận đang khuyết 2 bộ phận là lượng từ đứng
đầu câu và hệ từ nối giữa S và P. Theo quy tắc chung số 7 khi có 1 tiền đề là phán
đoán bp thì kết luận là phán đoán bp, nên lượng từ ở đây phải là “một số”. Theo
quy tắc chung số 8, khi cả 2 tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận là phán
đoán khẳng định, vì thế phải dùng hệ từ khẳng định “là” nối giữa S và P.
Bước thứ 4, đối chiếu với những quy tắc chung còn lại của tam đoạn luận cho thấy
suy luận này không vi phạm quy tắc nào, vì thế nó là suy luận đúng.

Bây giờ các bạn hãy lựa chọn 1 trong 2 nhóm khái niệm sau và thực hành xây
dựng suy luận của mình. Sau đó, hãy quét mã QR trên màn hình để truy cập vào
hệ thống Padlet và nộp sản phẩm của mình lên đó nhé.

Cuối cùng, chuyển sang phần đánh giá đồng đẳng: Bước 1, hãy quét mã QR để
chọn 1 bài làm bất kỳ để chấm điểm. Bước 2, hãy chấm điểm bài làm đó dựa vào
những kiến thức các bạn vừa được học. Bước 3, quét mã QR để truy cập và điền
thông tin bao gồm: Họ và tên của người chấm, bài được chấm và điểm số.

You might also like