You are on page 1of 3

BỘ ĐỀ ÔN TẬP 1

1. Khảo sát điểm trung bình học tập của 10 sinh viên lớp A và 10 sinh viên lớp B, số
liệu ghi nhận như sau:

Lớp A: 7 8 9 10 5 7 9 9 10 2
Lớp B: 5 6 7 5 5 5 6 7 7 5

Hãy tính các giá trị đo lường độ tập trung và phân tán của 2 bộ dữ liệu trên.

2. Khảo sát mức độ thường xuyên đọc tài liệu chuyên ngành, kết quả ghi nhận như
sau: (Nguồn: Thống kê lớp 02)

Mức độ Tần suất % % lũy tiến


1. Hằng ngày 100
2. Tuần vài lần 150
3. Tuần 1 lần 175
4. Ít hơn 1 lần 125
5. Không bao giờ 100
Tổng

- Hãy lập bảng phân phối tuần suất?


- Hãy tính các giá trị đo lường độ tập trung và phân tán dữ liệu trên.

3. Phân bố điểm kết quả học tập môn thống kê của sinh viên lớp A như sau:

Nhóm điểm Số lượng SV % % lũy tiến


0 – 30 50
31 – 49 75
50 – 60 100
61 – 79 120
80 – 100 80
Tổng

Hãy xác định giá trị trung vị, yếu vị, tính giá trị trung bình, tính giá trị IQV (nếu có)
BỘ ĐỀ ÔN TẬP 2

1. Hãy xác định thang đo của các câu hỏi sau đây:

1. Hãy cho biết mức độ yêu thích môn Thống kê cho khoa học xã hội?

A – Rất thích B – Thích C – Không thích D – Rất không thích

2. Số lần đi thư viện: ………… (lần)


3. Đánh giá về nhận định “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

1 2 3 4 5 6 7
(rất không đồng tình) (rất đồng tình)
4. Bạn thường đi học bằng phương tiện gì?

A – Xe buýt B – Xe máy cá nhân C – Xe đạp D – Khác

2. Hãy tính dung lượng mẫu sinh viên cần khảo sát về “đánh giá chất lượng đào tạo”, biết
quy mô tổng thể là 8.000 sinh viên. Độ tin cậy giả định là 95%.

3. Thống kê về vấn đề sử dụng thư viện của sinh viên, kết quả cho thấy, quý 1 có 3500 lượt;
quý 2 có 1550 lượt; quý 3 có 2000 lượt; quý 4 có 5.000 lượt. Hãy lập bảng phân phối tần
suất, phần trăm và lũy tiến.

4. Khảo sát mức độ thường xuyên tham gia sinh hoạt Đoàn của 700 sinh viên, kết quả như
sau:

Rất thường xuyên: 150 SV; thường xuyên: 200 SV; thỉnh thoảng 100 SV; hiếm khi: 150
SV. Còn lại là không bao giờ.

a, Hãy lập bảng phân phối tần suất phần trăm và lũy tiến.

b, Hãy cho biết thang đo, tên biến và tên giá trị.

c, Hãy tính giá trị đo lường độ tập trung và phân tán.

5. Khảo sát khoảng cách từ nhà đến trường của 10 SV lớp A và 10 SV lớp B, số liệu ghi
nhận như sau: (đơn vị: km)
Lớp A: 5 8 6 7 5 4 9 10 10 6
Lớp B: 7 8 6 9 10 8 9 10 7 6

Hãy tính các giá trị đo lường độ tập trung và phân tán của 2 bộ số liệu trên
BÀI TẬP ÔN TẬP
1. Tổng số lượng sinh viên đang theo học năm thứ 3,4 tại trường ĐH.KHXH&NV là 5.000
sinh viên. Hãy tính quy mô mẫu với độ tin cậy 95% (gợi ý : sử dụng công thức tính quy mô
mẫu)

3. Khảo sát về thái độ học tập của 600 sinh viên trường Nhân văn đối với các môn đại
cương, kết quả cho thấy: 200 SV “rất thích” với các môn đại cương; 120 SV cho biết
“thích”; 95 SV cảm thấy “bình thường”; 70 SV cho là “không thích”; còn lại là “rất không
thích”.

a, Hãy lập bảng phân phối tần suất phần trăm và lũy tiến.

b, Hãy xác định thang đo của biến số trên.

c, Hãy tính các giá trị đo lường độ tập trung của biến.
5. Khảo sát điểm trung bình học tập của 20 sinh viên lớp A và 20 sinh viên lớp B, số liệu
ghi nhận như sau:

Lớp A: 7 7,5 4 5,5 4,5 8 9,5 9 9 10


6 6 5,5 7 8 9 10 3 10 8

Lớp B: 10 1 9 10 8 6 7 6,5 6,5 5,5


4 3 2,5 10 4,5 10 8 9 10 7

a, Hãy xác định thang đo của các biến số trên.

b, Các giá trị đo lường độ tập trung của biến điểm trung bình trên theo từng đơn vị
lớp (tính các giá trị yếu vị, trung vị, trung bình)

c, Các giá trị đo lường độ phân tán của biến điểm trên theo từng đơn vị lớp (tính cách
độ, phương sai, và độ lệch chuẩn).

d, Bài toán này có tính giá trị IQV không? Tại sao?

6. Khảo sát về mức độ xem tivi của các nữ sinh viên trường Nhân văn, với các phương án
(hàng ngày, tuần vài lần, tháng vài lần, hiếm khi, không bao giờ), số đếm được của các trả
lời trên như sau: 100, 200, 150, 76, 15.

a, Hãy xác định thang đo của biến số trên


b, Hãy tính các giá trị đo lường độ tập trung
c, Bài toán này có tính được giá trị IQV không? Tại sao? Nếu được, hãy tính giá trị
IQV.
d, Bài toán này có tính được giá trị độ lệch chuẩn không? Tại sao? Nếu được, hãy
tính giá trị độ lệch chuẩn (s).

You might also like