You are on page 1of 11

LÝ THUYẾT BÀI TẬP:

-Ôn lại cách viết ĐP của hidrocacbon thơm, ancol, ankin:


+Đồng phân: bao gồm đồng phân cấu tạo và ĐP hình học
+Nếu đề bài hỏi “đồng phân cấu tạo” thì không tính đồng phân hình học.
*Đồng phân hình học:

-Là chất có công thức cấu tạo như trên với x khác y, z khác t (x,y,z,t là H và gốc hidrocacbon)
Ví dụ:

-Ôn lại kĩ lí thuyết Ankin, Ancol,…


*BÀI TẬP DUNG DỊCH ANCOL TÁC DỤNG VỚI KL KIỀM HOẶC ĐỘ RƯỢU:
-Ancol tác dụng với KL kiềm:
Nếu đề bài cho “Na (dư)” vào dung dịch rượu x độ thì

=>Tổng số mol khí H2 = số mol H2 bay lên từ (1)+(2)


-Độ rượu:

*BÀI TẬP ANCOL TÁCH NƯỚC (xt: H2SO4 )


-Với to ≥ 170o : Sản phẩm tạo thành là hidrocacbon không no

-Với to ≤ 140o : sản phẩm tạo thành là ete:


*NHẬN BIẾT CHẤT HÓA HỌC:
TỔNG QUÁT:
NHẬN BIẾT CÁC NHÓM HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Hydrocarbon no (ankan, xicloankan)
*Có thể nhận biết ankan và xicloankan(sốC ≥ 5) bằng tính trơ hóa học với hầu hết các thuốc thử
thông thường như không làm mất màu dd nước Br2, KMnO4... và cũng không tan trong axit loãng
như H2SO4
*Các xicloankan (số C≥ 4) tan trong H2SO4 đặc, làm mất màu Br2 trong CCl4 nhưng không làm
mất màu dd KMnO4
Các hidrocacbon có 1-4 nguyên tử C tồn tại ở thể khí, từ 5-11 nguyên tử C tồn tại trạng thái lỏng, đa
số từ 12C trở lên là các chất rắn.
2. Hydrocarbon không no (anken, ankadien, ankin):
*Tan trong H2SO4 đặc
Nhận biết tính không no (tính chất của liên kết đôi) : làm mất màu dd Br2 (vàng), dd KMnO4 (tím)
do phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
*Nhận biết ank-1-in (nối ba đầu mạch) : tạo kết tủa màu vàng với dd AgNO3/NH3, tạo kết tủa màu
đỏ với dd CuCl/NH3*Xác định cấu tạo của anken bằng phản ứng ozon phân hoặc oxi hóa bằng
KMnO4/H+. Dựa vào cấu tạo của các chất sản phẩm suy ra cấu tạo của anken
3. Aren - Hydrocarbon thơm (benzen và các chất đồng đẳng)
*Nhận biết benzen: chất lỏng không màu, không tan trong nước (tỉ khối nhỏ nổi lên trên), có mùi
đặc trưng, không làm mất màu dd Br2 và KMnO4
*Nhận biết đồng đẳng benzen: không làm mất màu dd Br2, không tan trong nước, làm nhạt màu dd
KMnO4 khi đun nóng (do phản ứng oxy hóa C mạch nhánh)
5. Rượu (ancol và polyancol):
*Rượu nguyên chất: cho Na vào có hiện tượng tan và sủi bọt khí không màu
*Dung dịch rượu: cho axit axetic vào và đun nóng trong H2SO4 đặc có mùi thơm của este tạo
thành.
*Phân biệt bậc của rượu bằng thuốc thử Lucas (hỗn hợp HCl đặc và ZnCl2 khan):
+ Rượu bậc 3: phản ứng ngay tức khắc, tạo dẫn xuất halogen làm vẩn đục dung dịch
+Rượu bậc 2: tạo ra sản phẩm sau vài phút (dung dịch phân lớp)
+ Rượu bậc 1: không phản ứng
*Có thể phân biệt bậc của rượu bằng cách oxi hóa rượu trong ống đựng CuO đun nóng sau đó
nghiên cứu sản phẩm.
+ Nếu sản phẩm tạo ra là andehit: rượu ban đầu là bậc 1
+ Nếu sản phẩm tạo ra là xeton: rượu bậc 2.
+ Nếu rượu không bị oxi hóa: rượu bậc 3.
*Rượu đa chức có ít nhất 2 nhóm chức OH ở 2 nguyên tử C cạnh nhau có thể hòa tan
Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam trong suốt.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: C9H10 có mấy đồng phân thơm?
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 2:
BÀI TẬP ANCOL TÁC DỤNG VỚI KL KIỀM HOẶC ĐỘ RƯỢU:
https://thptsoctrang.edu.vn/cac-dang-bai-tap-ancol-va-phuong-phap-giai-bai-tap/
link tham khảo
BÀI TẬP TÁCH NƯỚC
BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT HÓA HỌC:
Bài trình bày mẫu:
Ví dụ: (chưa trình bày)

https://sangkienkinhnghiem.net/skkn-phuong-phap-giai-bai-tap-nhan-biet-mot-so-hop-chat-huu-co-
trong-chuong-trinh-hoa-hoc-lop-11-trung-hoc-pho-thong-1231/
link tham khảo
-Tự luyện viết đồng phân và gọi tên
DƯƠNG KHÔNG ĐOÁN ĐƯỢC BÀI MỨC VDC NÊN KHÔNG CÓ HƯỚNG DẪN

You might also like