You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHIỆT NHÔM

Câu 1. Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X trong khí
trơ, thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm hai phần:
– Phần 1 phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 5,04g
chất rắn không tan.
– Phần 2 (có khối lượng 39,72 gam) phản ứng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được
10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá
trị của m gần nhất
A. 50. B. 48. C. 40. D. 39.
Câu 2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có
không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai
phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất
rắn không tan. Phần hai tácdụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít
NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 101. B. 102. C. 99. D. 100.
Câu 3]. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong chân
không thu được 21,69 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần:
– Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 1,008 lít khí và 3,36 gam chất rắn không tan.
– Phần 2: trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu
được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc),
biết tỉ khối của Z với He là 6,1. Dung dịch T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu
được 147,82 gam kết tủa. Nồng độ % khối lượng FeCl2 có trong dung dịch T là
A. 3,6% B. 4,1% C. 3,2% D. 4,6%
Câu 4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 trong khí trơ,
thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất
không tan Z và 0,672 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan
hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2
(ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị gần nhất của m là
A. 10,259. B. 11,245. C. 14,289. D. 12,339.
Câu 5. Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 ( trong đó Al chiếm 41,12% về khối
lượng ), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn
hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ
có các muối và 0,021 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan
nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng
của T gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 14,15 gam B. 15,35 gam C. 15,78 gam D. 14,58 gam
Câu 6. Nung 5,54 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp
rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl dư thì lượng H2 sinh ra tối đa là 0,06 mol. Nếu cho
Y vào dung dịch NaOH dư thì thấy còn 2,96 g chất rắn không tan. % khối lượng của Al trong X
A. 29,24% B. 24,37% C. 19,50% D. 34,11%
Câu 7. Cho 10,8 gam bột Al và m gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe3O4 vào bình chân không rồi
nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với
dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol H2, đồng thời thu được 18,08 gam hỗn hợp chất rắn
không tan. Phần 2 cho tác dụng hết với HNO3 dư thu được dung dịch Z chứa 106,16 gam muối
và thoát ra 0,18 mol khí NO duy nhất. Khối lượng của Fe3O4 có trong m gam X là
A. 21,92 B. 24,32 C. 27,84 D. 19,21
Câu 8. Nung nóng 40,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí,
sau 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn x.Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dd NaOH
loãng dư, thấy thoát ra 4,032 lít H2. Phần 2 tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được 0,16 mol
khí NO duy nhất và dung dịch Y có chứa 97,68 gam muối. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm,
Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe. Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 phản ứng
A. 66,7% B. 75% C. 58,3% D. 25%
Câu 9. Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng cho phản ứng xảy ra một thời
gian, làm lạnh được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng
với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối
khan. Xác định giá trị a là
A. 28,326 B. 18,325 C. 27,965 D. 16,605
Câu 10. Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối
lượng), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn
hợp Y. Hòa hết Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các
muối và 0,021 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung
trong chân không đến KLKĐ thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần nhất
A. 14,15 gam B. 15,35 gam C. 15,78 gam D. 14,58 gam
Câu 11. Nung 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, chia chất rắn thu
được thành hai phần bằng nhau. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu 2,016 lít H2
(đktc), còn lại chất rắn Y. Hòa Y vào dung dịch HNO3 dư, thu 2,464 lít NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Phần hai phản ứng tối đa với 64,68 gam H2SO4 (đặc, nóng) trong dung
dịch, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%. B. 75%. C. 50%. D. 60%.
Câu 12. Nung 60,8 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO sau phản ứng được chất rắn X. Chia
X làm hai phần. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy NaOH phản ứng là 12,8 gam và thu
được 0,24 mol khí H2 và còn lại 11,84 gam rắn không tan. Hòa hết phần 2 trong dung dịch 0,38
mol HNO3 và 1,1 mol H2SO4 sau phản ứng được dung dịch chỉ chứa các muối có khối lượng
136,68 gam và hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O, H2 (trong đó H2 có số mol là 0,05 mol). Tỉ khối
của Z so với He là a. Giá trị a là
A. 8. B. 7,1. C. 5,5. D. 6,8.
Câu 13. Nung m gam hỗn hợp (Al, FexOy) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X làm 2 phần:
Phần 1: Có khối lượng bằng 40,2 gam. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu
được 20,16 lít SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sau phản ứng thu được 3,36 lit H2 (đktc) và
còn lại 5,6 gam chất rắn không tan. Tìm công thức oxit và giá trị m:
A. Fe3O4 và 26,9 B. Fe2O3 và 28,8 C. Fe2O3 và 26,86 D. Fe2O3 và 53,6
Câu 14. Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ, đến phản ứng hoàn toàn
thu được hỗn hợp rắn Y. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 cho vào dung
dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 6,4 gam; đồng thời thoát ra 0,06 mol H2. Phần 2
cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,252 mol H2; đồng thời còn lại 3,456 gam kim
loại không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là.
A. 53,7% B. 44,8% C. 59,6% D. 47,7%
Câu 15. Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí,
sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho
vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam chất rắn không tan.
Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và
0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí.
Tỷ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn dung dịch Y thu được 112,24 gam muối. Giá trị x là
A. 3,84 B. 5,12 C. 1,92 D. 2,56

You might also like