You are on page 1of 2

MUỐI SUNFUA TÁC DỤNG VỚI AXIT HNO3

Câu 1: Hỗn hợp A gồm x mol FeS 2 và y mol Cu2S. Hòa tan hoàn toàn A bằng dd HNO 3 loãng, đun nóng, thấy giải
phóng khí NO duy nhất. Để phần dd thu được sau phản ứng chỉ chứa muối sunfat của các kim loại thì x : y có tỉ lệ là
A. 1 : 1,5 B. 1 : 1 C. 1 : 2 D. 2 : 1
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư thu
được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO 2. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt
khác, nếu thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a
gam chất rắn. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 112,84 và 167,44 B. 112,84 và 157,44
C. 111,84 và 157,44 D. 111,84 và 167,44
Câu 3: Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là
A. 80. B. 20. C. 60. D. 40.
Câu 4: Cho 7,18 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z (có hóa trị không đổi) tác dụng hoàn toàn với bột lưu huỳnh ở nhiệt
độ thích hợp thì thu được 27,66 gam hỗn hợp muối sunfua. Hòa tan hết lượng muối này bằng dung dịch HNO 3 dư, thu
được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch Ba(NO 3)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 149,12 gam B. 116,5 gam C. 144,46 gam D. 139,8 gam
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp gồm S; FeS; FeS2 trong HNO3 dư thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch X
. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 17,545gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gam
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS 2 và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 6,72
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH) 2 dư vào Y thì thu được m gam kết tủa. Giá
trị m là
A. 11,65 B. 33,05 C. 24,1 D. 21,4
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS và S bằng dung dịch dư, thu được 6,72 lit khí NO (đktc là
sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 34 B. 32,3 C.10,7 D. 23,3
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm FeS 2, CuS, FeS bằng dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch X chỉ
chứa hai muối và 4 mol NO 2, không có kết tủa tạo ra. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa đem
nung đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 21,4. B. 16,0. C. 24,0. D. 32,0.
Câu 9: Trộn 12,0 gam hỗn hợp bột Cu, Fe với 8,0 gam S thu được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có không
khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO 3 đặc nóng, vừa đủ thu được khí NO 2
và dung dịch chỉ chứa 2 muối sunfat. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là
A. 61,36% B. 53,33% C. 63,52% D. 55,14%.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,18 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung
dịch X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 26,88 lít D. 33,6 lít
Câu 11: Chia m gam hỗn hợp X gồm FeS và CuS thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng với dung dịch HCl
(dư), thu được 2,24 lít khí (đktc). Hóa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO 3 loãng (dư) sinh ra 15,68 lít NO (sản phẩm
khử duy nhất, đktc. Giá trị của m là .
A. 46,4 B. 58,0 C. 23,2 D. 34,8
Câu 12: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS (tỉ lê ̣ mol 1:2; M là kim loại có số oxi hóa không đổi trong các hợp chất). Cho
71,76 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đă ̣c,nóng thu được 83,328 lít NO2 (đktc,sản phẩm khử duy
nhất). Thêm BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 111,84 gam B. 178,56 gam C. 173,64 gam D. 55,92 gam
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS 2 và Cu2S vào axit HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch
X chỉ chứa 6,8 gam hai muối sunfat và 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,0. B. 3,6. C. 2,4. D. 3,4.
Câu 14: Hòa tan hỗn hợp gồm FeS2 0,24 mol và Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X (chỉ chứa
2 muối sunfat) và V lít khí NO duy nhất (đktc).Giá trị của V là
A. 35,84 lít B. 34,048 lít C. 25,088 lít D. 39,424 lít
Câu 15 : Hòa tan hết một lượng S và 0,01 mol Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng hoàn toàn dung
dịch thu được chỉ có 1 chất tan và sản phẩm khử là khí NO 2 duy nhất. Hấp thụ hết lượng NO 2 này vào 200 ml dung
dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 12,64. B. 13,92. C. 15,2. D. 18,4.
Câu 16: Hoà tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO 3 dư, kết thúc các phản ứng
không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H 2 là
20,33. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 36,67%. D. 33,33%.
Câu 17: Nung m gam hỗn hợp X gồm bột sắt và lưu huỳnh thu được hỗn hợp Y gồm FeS, Fe, S. Chia Y thành 2 phần
bằng nhau. Cho ph ần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra 2,8 lít hỗn hợp khí (ở đktc). Cho phần 2
tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO 3 đặc, nóng thấy thoát ra 16,464 lít khí chỉ có NO 2 (ở đktc, sản phẩm khử
duy nhất). Giá trị m là
A. 14,00. B. 17,84. C. 8,92. D. 7,00.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS 2 và Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch
X chỉ chứa hai muối sunfat và 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 3,0. B. 3,6. C. 2,0. D. 2,4.
Câu 19: Có 12 gam bột X gồm Fe và S (có tỉ lê số mol là 1:2). Nung hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí,
thu đươc hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dich HNO 3 đặc, nóng (dư) thấy chỉ có môt sản phẩm khử Z duy
nhất. Thể tích Z (đktc) thu được lớn nhất là
A. 33,6 lít . B. 44,8 lít. C. 11,2 lít. D. 3,36 lít.
Câu 20: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS 2 và S vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được dung dịch Y
(không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO 2 nặng 85,2 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,4 gam. B. 9,36 gam. C. 24,8 gam. D. 27,4 gam.
Câu 21: Cho 2,52 gam hỗn hợp gồm Cu 2S, CuS, FeS2 và S vào lượng dư dung dịch HNO 3 đặc nóng, thu được dung
dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với
dung dịch BaCl2 dư, thu được 3,495 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH 3 dư, thu được 0,535 gam kết
tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là
A. 15,12. B. 5,264. C. 13,16. D. 5,404.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H 2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí
SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được
dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO 3 đặc, dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E (không chứa NH 4+).
Khối lượng muối dạng khan có trong E là m gam. Giá trị lớn nhất của m là
A. 20,57 B. 18,19 C. 21,33 D. 21,41.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu; CuS; FeS; FeS 2; FeCu2S2; S thì cần 2,52 lít O2 và
thấy thoát ra 1,568 lít SO 2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu được V lít NO 2
(là sản phẩm khử và cũng là khí duy nhất) và dung dịch A . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu
được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 13,216 và 7,13. B. 22,4 và 30,28. C. 13,216 và 23,44. D. 11,2 và 30,28.
Câu 24: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm FeS 2, Cu2S và Cu trong V ml dung dịch HNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối sunfat và 5,376 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của
V là
A. 960. B. 240. C. 120. D. 480.
(Trường THPT Chuyên ĐH Vinh /thi thử lần 1/2014)
Câu 25: Cho 20,80 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS 2, S tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu được V lít
khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được
91,30 gam kết tủa. Giá trị V và số mol HNO 3 cần để oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X lần lượt là
A. 53,76 (lít) ; 3,0 (mol) B. 17,92(lít) ; 3,0 (mol)
C. 17,92 (lít) ; 1,5(mol) D. 53,76 (lít) ; 2,4 (mol)
Câu 26: Cho 5,52 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 và FeS2 tác dụng với V lít dung dịch HNO3 1M (lấy dư), đến phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,704 lít NO 2 ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với
270 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa, nung kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
5,6 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,39. B. 0,21. C. 0,44. D. 0,23.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 gam dung dịch HNO3 a% vừa đủ thu được 15,344 lít
hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a

A. 46,24 B. 43,115 C. 57,33 D. 63
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS trong 200 ml dung dịch HNO 3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và
một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy
nhất của N+5
đều là NO. Giá trị của m là
A. 12,8 B. 6,4 C. 3,2 D. 9,6
Câu 29: Hỗn hợp A gồm Fe3O4; FeS2. Hòa tan 73,68 gam A trong 3 lít dung dịch HNO 3 1M thu được 18,592 lít khí
NO duy nhất (đktc) và dd B . Thêm tiếp vào B dung dịch NaOH 1M đến khi thấy xuất hiện kết tủa thì cần V ml. Giá
trị của V là
A. 200 B. 460 C. 160 D. 2170

You might also like